QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘCÔNG NGHIỆP
Về việc phê duyệt Điều lệ Tổ chứcvà hoạt động của Công ty Da - Giầy Việt Nam
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị đinh số 74/CP ngày01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chứcbộ máy Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 76/2003/QĐ-BCN ngày06 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởngBộ Công nghiệp về việc thành lậpCông ty Da - Giầy Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức- cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyếtđịnh này Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Da - Giầy Việt Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lựcthi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, ChánhThanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ vàTổng giám đốc Công ty Da - Giầy Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày./.
ĐIỀU LỆ Tổ chứcvà hoạt động của Công ty Da - Giầy Việt Nam
(được phê duyệt kèm theoQuyết định
số 88/2003/QĐ-BCN ngày 14tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Côngnghiệp).
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
1. Công ty Da - Giầy Việt Nam (sau đây gọi tắtlà Công ty) là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Côngnghiệp, do Nhà nước thành lập, đầu tư quản lý với tư cách chủ sở hữu.
2. Công ty kinh doanh các mặt hàng sau:
a) Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng da, giầydép các loại, các sản phẩm chế biến từ da, giả da và các nguyên, phụ liệu khác;
b) Xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, phụliệu, vật tư, hóa chất, máy móc, thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải và cácloại hàng hóa khác phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong nước;
c) Hợp tác quốc tế xuất khẩu lao động, kinhdoanh hội chợ triển lãm, thông tin quảng cáo, cho thuê văn phòng làm việc;
d) Làm đại lý mua, bán, giới thiệu sản phẩm chocác tổ chức kinh tế trong và ngoài nước;
đ) Kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ khác theoquy định của pháp luật.
Điều 2. Công ty có:
1. Tên giao dịch đối ngoại là: THEVIETNAM LEATHER AND FOOTWEAR CORPORATION;
Viết tắt là: LEAPRODEXIM VIETNAM.
2. Trụ sở chính tại: 25 Lý Thường Kiệt, quậnHoàn Kiếm, Hà Nội;
Điện thoại (84.4) 8253937 - 8255780 - 8265694;Fax: (84.4) 8259216;
E-mail: leaprodexim@fpt.vn;
leaprovn@hn.vnn.vn;
Website: www.leaprodexim.com.vn.
3. Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
4. Có nhiệmvụ bảo toàn, phát triển vốn được giao, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế và xã hộivà làm đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trongphạm vi số vốn Nhà nước do Công ty trực tiếp nhận và quản lý.
5. Có condấu, có tài khoản mở tại các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy địnhcủa pháp luật.
6. Bảng cân đối tài sản các quỹ tập trung theoquy định của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tàichính.
7. Công ty có trách nhiệm bảo vệ doanh nghiệp,bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toànxã hội.
Điều 3. Công ty chịu sự quản lý nhànước của Bộ Công nghiệp và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộcTrung ương với tư cách là các cơ quan quản lý nhà nước; đồng thời chịu sự quảnlý của các cơ quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền của chủ sở hữuđối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Luật Doanh nghiệp nhà nước vàcác quy định khác của pháp luật.
Điều 4. Tổ chứcĐảng Cộng sản Việt Nam trong Công ty hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật củaNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quy định của Đảng Cộng sảnViệt Nam.
Tổ chứccông đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong Công ty hoạt động theoHiến pháp và pháp luật.
Chương II
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNGTY
Mục I. QUYỀNCỦA CÔNG TY
Điều 5.
1. Công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn, đấtđai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao theo quy định của phápluật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh được Nhà nước giao.
2. Công ty có quyền huy động vốn, đầu tư, liêndoanh, liên kết, góp vốn với các thành phần, tổ chức kinh tế trong và ngoài nướcđể thành lập các công ty theo quy định của pháp luật.
3. Chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tàisản thuộc quyền quản lý của Công ty, trừ những thiết bị, nhà xưởng quan trọngtheo quy định của Chính phủ phải được Bộ Côngnghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép trên nguyên tắcbảo toàn và phát triển vốn; đối với đất đai, tài nguyên thuộc quyền quản lý vàsử dụng của Công ty thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Công ty có quyền tổ chứcquản lý, tổ chức kinh doanh như sau:
1. Tổ chứcbộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nướcgiao.
2. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị.
3. Thành lập xí nghiệp, nhà máy, trung tâm, cửahàng tiêu thụ sản phẩm; đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty ở trongnước và ngoài nước theo quy đinh của pháp luật.
4. Kinh doanh những ngành nghề phù hợp với mụctiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao; mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng củaCông ty và nhu cầu của thị trường; kinh doanh bổ sung những ngành nghề khác đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Tự lựa chọn thị trường, được xuất khẩu, nhậpkhẩu theo quy định của Nhà nước.
6. Tự quyết định giá mua, giá bán vật tư, nguyênliệu, sản phẩm và dịch vụ, trừ những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá.
7. Xây dựng và áp dụng các định mức vật tư, laođộng, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm trong khuôn khổ các định mức, đơngiá của Nhà nước.
8. Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đàotạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng và có các quyền khác củangười sử dụng lao động theo quy định của Bộ LuậtLao động và các quy định khác của pháp luật; được quyền quyết định mức lương,thưởng cho người lao động trên cơ sở các đơn giá tiền lương trên đơn vị sảnphẩm hoặc chi phí dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Công ty.
9. Được mời và tiếp đối tác kinh doanh nướcngoài của Công ty tại Việt Nam; cử người của Công ty ra nước ngoài công tác,học tập, tham quan khảo sát theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Công ty có quyền quản lý tàichính như sau:
1. Được sử dụng vốn và các quỹ của Công ty đểphục vụ kịp thời các nhu cầu trong kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và cóhoàn trả.
2. Tự huy động vốn để hoạt động kinh doanh, nhưngkhông thay đổi hình thức sở hữu; được phát hành trái phiếu theo quy định củapháp luật; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộcquyền quản lý của Công ty tại các ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theoquy định của pháp luật.
3. Được lập và sử dụng Quỹ khấu hao cơ bản, Quỹđầu tư phát triển và các quỹ khác của Công ty để đầu tư phát triển và nâng caođời sống cán bộ công nhân viên theo quy định của pháp luật.
4. Được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước khithực hiện các nhiệm vụ sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ phục vụ quốc phòng, anninh, phòng chống thiên tai, hoạt động công ích hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụđột xuất mà Nhà nước giao.
5. Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư hoặc táiđầu tư theo quy định của Nhà nước.
Điều 8. Công ty có quyền từ chối vàtố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bấtkì cá nhân hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhânđạo và công ích.
Mục II.
NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY
Điều 9. Công ty có nghĩa vụ nhận vàsử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao, bao gồm cảphần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác; nhận, sử dụng có hiệu quả tài nguyên,đất đai và các nguồn lực khác Nhà nước giao, để thực hiện mục tiêu kinh doanhvà nhiệm vụ do Nhà nước giao.
Điều 10. Công ty có nghĩa vụ quản lýhoạt động kinh doanh như sau:
1. Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngànhnghề đã đăng ký; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động của Côngty và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụdo Công ty thực hiện.
2. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sảnxuất kinh doanh dài hạn, hàng năm phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ được Nhà nướcgiao và nhu cầu của thị trường trình Bộ Côngnghiệp phê duyệt.
3. Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và phươngthức quản lý; sử dụng thu nhập từ chuyển nhượng tài sản để tái đầu tư, đổi mớithiết bị, công nghệ của doanh nghiệp.
4. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao độngtheo quy định của Bộ Luật Lao động, đảm bảo cho ngườilao động tham gia quản lý Công ty.
5. Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệtài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.
6. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán,báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầucủa đại diện chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo.
7. Chịu sự kiểm tra của đại diện chủ sở hữu;tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và của các cơ quan nhànước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 11.
1. Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ vàcác quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, về kế toán, hạch toán, chế độkiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định; chịu trách nhiệm về tính xácthực và hợp pháp của các hoạt động tài chính của Công ty.
2. Công ty có nghĩa vụ công bố công khaibáo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan vềhoạt động của công ty theo quy định của Nhà nước.
3. Công ty thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế vàcác khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦACÔNG TY
Điều 12. Tổ chức,bộ máy của Công ty:
1. Các phòng nghiệp vụ
a) Phòng Kế hoạch - thị trường;
b) Phòng Tài chính - kế toán;
c) Phòng Tổ chức- hành chính;
d) Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu;
e) Phòng Hợp tác quốc tế và xuất khẩu lao động.
2. Các chi nhánh, văn phòng đại diện trong vàngoài nước.
Điều 13.
1. Tổng giám đốc Công ty do Bộ trưởng Bộ Côngnghiệp bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Tổng giám đốc Công ty là đạidiện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởngBộ Công nghiệp và trước pháp luật về điều hành hoạt độngcủa Công ty. Tổng giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong Công ty vàphải có tiêu chuẩn và điều kiện như quy định tại Điều 32 của Luật Doanh nghiệpnhà nước ngày 20 tháng 4 năm l995;
2. Phó Tổng giám đốc Công ty giúp Tổng giám đốcCông ty điều hành Công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc, chịutrách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân côngvà ủy quyền.
3. Kế toán trưởng Công ty giúp Tổng giám đốcCông ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chỉnh, kế toán, thống kê củaCông ty và có các nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật.
4. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty cóchức năng tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.
Điều 14. Tổng giám đốc Công ty cónhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồnlực khác của Nhà nước giao để quản lý, sử dụng theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ đượcNhà nước giao và có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triểnvốn.
2. Xây dựng chiến lược phát triển, kếhoạch dài hạn và hàng năm của Công ty, phương án đầu tư, liên doanh và đề án tổchức quản lý của Công ty trình Bộ Côngnghiệp phê duyệt.
3. Tổ chứcbộ máy quản lý, điều hành các hoạt động của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
4. Xây dựng và ban hành các định mức kinh tế -kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ, đơn giá tiền lương phù hợp với quy địnhcủa Nhà nước.
5. Ban hành quy chế, quy định về tiền lương,tiền thưởng, lao động kỷ luật phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nướcđể áp dụng trong Công ty.
6. Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm và dịchvụ phù hợp với các quy định của Nhà nước.
7. Trình Bộ trưởng Bộ Côngnghiệp bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng giám đốcvà Kế toán trưởng Công ty.
8. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động,khen thưởng, kỷ luật đối với trưởng phó phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ, giámđốc, Phó giám đốc đơn vị trực thuộc và các công nhân - viên chức có ngạch lương,bậc lương theo phân cấp do Công ty quản lý và các quyền khác của người sử dụnglao động theo quy định của Bộ Luật Lao động.
9. Báo cáo với Bộ Côngnghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về kết quả kinh doanh, dịchvụ của Công ty.
10. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Côngnghiệp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ của Công ty theo quy định của pháp luật.
Chương IV
TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONGCÔNG TY
Điều 15. Đại hội Công nhân viên chứccủa Công ty là hình thức trực tiếp để người lao động trong Công ty tham giaquản lý Công ty. Đại hội công nhân viên chức Công ty có các quyền sau:
1. Tham gia thảo luận xây dựng hoặc bổ sung sửađổi thỏa ước lao động tập thể để người đại diện tập thể lao động thương lượngvàký kết với Tổng giám đốc.
2. Thảo luận và thông qua quy chế sử dụng cácquỹ có liên quan trực tiếp đến lợi ích của người lao động trong Công ty.
3. Thảo luận và góp ý kiến về quy hoạch, kếhoạch, đánh giá hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh, đề xuất các biệnpháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinhthần, vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại người lao động của Công ty.
4. Các quyền lợi khác theo quy định của LuậtCông đoàn.
Điều 16. Đại hội công nhân viên chứcCông ty tổ chức và hoạt động theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động ViệtNam.
Chương V
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÔNGTY
VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNGTY VÀ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
Điều 17. Công ty có các đơn vị trựcthuộc là các nhà máy, xí nghiệp hạch toán phụ thuộc. Các đơn vị trực thuộc đượcmở tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch theo quy định củaTổng giám đốc Công ty
(Danh sách các đơn vị trực thuộc Công ty tại Phụlục số 1 kèm theo Điều lệ).
Điều 18. Trách nhiệm của các đơn vịtrực thuộc Công ty:
1. Tổ chứcsản xuất kinh doanh theo kế hoạch đăng ký với Công ty và kế hoạch sản xuất kỹthuật - tài chính được Công ty giao.
2. Bảo toàn và phát triển vốn, tài sản và cácquỹ được Công ty giao, chấp hành nghiêm chỉnh sự điều hành quản lý thống nhấtcủa Công ty.
3. Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế theo quychế phân cấp quản lý cua Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả, hoạt động sảnxuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ chính sách kinh tế và luật pháp của Nhà nước.
4. Thực hiện phân phối theo kết quả lao động vàhiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị, cải thiện điều kiện làm việc, khôngngừng chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ vănhóa và chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên chức.
5. Bảo vệ tài sản, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môitrường và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
Điều 19.
1. Lãnh đạo đơn vị trực thuộc là Giám đốc, hoạtđộng theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh,công tác xã hội trước Tổng giám đốc và pháp luật Nhà nước.
2. Giúp việc Giám đốc có các Phó giám đốc doGiám đốc phân công.
3. Căn cứ nhiệm vụ được giao, Giám đốc các đơnvị trực thuộc đề nghị Tổng giám đốc thông qua tổ chức bộ máy, quản lý phù hợpquy mô tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Điều 20. Giám đốc đơn vị trực thuộccó quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với trưởng phó phòng,chánh phó quản đốc và các công nhân - viên chức có ngạch lương, bậc lương theophân cấp do đơn vị quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của Tổng giảm đốc vàcác quyền khác của người sử dụng lao động được Tổng giám đốc ủy quyền theo quyđịnh của Bộ Luật Lao động.
Đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷluật các chức danh do Công ty quản lý.
Điều 21. Trách nhiệm và quyền hạn củaCông ty trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư:
1. Xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch,các đề tài nghiên cứu và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty để đăng kývới Nhà nước.
Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng kếhoạch đầu tư - xây dựng cơ bản - sản xuất - kỹ thuật, tài chính theo mục tiêuchiến lược của Công ty.
Quyết định giao nhiệm vụ kế hoạch cho các đơn vịtrực thuộc và chỉ đạo các đơn vị phấn đấu hoàn thành kế hoạch.
2. Xây dựng các đề án liên doanh; tổ chức theodõi, quản lý các đơn vị liên doanh có vốn góp của Công ty theo Luật Doanhnghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; chỉđạo người đại diện quản lý phần vốn góp của Công ty tại đơn vị liên doanh đểđơn vị hên doanh hoạt động theo đúng điều lệ hên doanh và mục tiêu, định hướngphát triển của Công ty và Nhà nước.
3. Tổng hợp cân đối các điều kiện vật chất, kỹthuật, tài chính theo kế hoạch của Công ty đối với các đơn vị trực thuộc, đảmbảo kinh doanh có hiệu quả.
Phát hiện và giải quyết kịp thời những mất cânđối trong quá trình thực hiện kế hoạch; nắm vững các biến đổi về nhu cầu củathị trường và xuất nhập khẩu để điều hòa, phối hợp nhằm sử dụng có hiệu quảnăng lực sản xuất trong nội bộ Công ty.
4. Tổ chức thống kê phân tích tình hình thựchiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty và báo cáo với các cơ quan quảnlý nhà nước theo chế độ quy định.
5. Kiểm tra, đánh giá, xét duyệt mức độ hoànthành kế hoạch của từng đơn vị trực thuộc làm cơ sở cho việc thực hiện các chếđộ thưởng, phạt và trình lập các quỹ theo chế độ của Nhà nước.
6. Làm chủ đầu tư các công trình đầu tư mới củaCông ty; ủy quyền bằng văn bản cho Giám đốc đơn vị trực thuộc trong các dự ánđầu tư, vay vốn ngân hàng để phục vụ mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanhcủa đơn vị.
Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạncủa đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư:
1. Căn cứ vào chỉ tiêu hướng dẫn của Công ty,dựa vào năng lực sản xuất, nhu cầu thị trường và hợp đồng kinh tế để xây dựngkế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính; những biện pháp về tổ chức thực hiện đểđăng ký với Công ty.
2. Xây dựng kế hoạch tác nghiệp và chuẩn bị cácđiều kiện sản xuất kinh doanh, tổ chức chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện kế hoạchtháng, quý, năm và báo cáo Công ty theo quy định.
3. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, đơn vị đượcchủ động đề xuất với Công ty điều chỉnh hoặc bổ sung nhiệm vụ sản xuất phù hợpnhu cầu thị trường, khả năng mới về hợp tác, phát triển sản xuất, đổi mới mặthàng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật... nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sảnphẩm.
4. Tổ chứcphân tích tình hình thực hiện kế hoạch năm, về sản xuất - kỹ thuật - tài chính,đầu tư cải thiện điều kiện lao động, đời sống công nhân viên chức, báo cáo vớiCông ty và Hội nghị công nhân viên chức theo chế độ quy định.
Điều 23. Trách nhiệm và quyền hạncủa Công ty trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và quản lý kỹ thuật:
1. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và đổimới công nghệ của Công ty. Tổng hợp và chỉ đạocác đơn vị thực hiện kế hoạch khoa học kỹ thuật của Công ty giao. Tổ chứclực lượng nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa Công ty,các đơn vị trực thuộc với các cơ sở nghiên cứu (các viện, trường...) và hợp tácvới nước ngoài.
2. Thống nhất quản lý, chỉ đạo, thực hiện cáctiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật đối với các sản phẩm kinh doanh của Côngty và các đơn vị trực thuộc.
3. Tổ chứcquản lý và kiểm tra việc thực hiện chất lượng sản phẩm của các đơn vị trựcthuộc, theo tiêu chuẩn quy định.
4. Tổ chứcxét duyệt các tiêu chuẩn định mức chất lượng và nhãn hiệu hàng hóa, đối với sảnphẩm mới hoặc sản xuất thử.
5. Tổ chứcthông tin, dịch vụ, tư vấn về khoa học kỹ thuật của ngành, xây dựng và trìnhcác luận chứng kinh tế - kỹ thuật cho hợp tác và đầu tư các công trình mới.
6. Tham gia xét duyệt các luận chứng đầu tư, hợptác liên doanh với nước ngoài của, các đơn vị trong ngành khi có yêu cầu.
Điều 24. Trách nhiệm và quyền hạn củađơn vị trực thuộc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và quản lý kỹ thuật:
1. Tổ chứcvà quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kỹ thuật theo phương án công nghệ, địnhmức tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm của Công ty giao. Chủ động tổ chức, liênkết, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên cơ sở đượcCông ty duyệt.
Đối với những đề tài nghiên cứu khoa học kỹthuật mà chi phí thuộc phạm vi quỹ phát triển sản xuất của nhà máy thì đơn vịquyết định. Những đề tài có yêu cầu chi phí lớn, vượt ra ngoài khả năng tàichính của đơn vị thì đơn vị trình lên Công ty phê duyệt.
2. Đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện chặtchẽ việc kiểm tra, kỹ thuật, kiểm tra chất lượngsản phẩm trong quá trình sản xuất, bảo đảm đúng tiêu chuẩn chất lượng quy định.
3. Tổ chứcquản lý toàn bộ công tác vận hành, bảo dưỡng tu bổ thiết bị, xử lý các sự cố kỹthuật an toàn và bảo hộ lao động.
4. Tổ chứckiểm tra chất lượng nguyên liệu, vật tư bán thành phẩm đưa vào sản xuất, tiếtkiệm nguyên liệu vật tư, áp dụng công nghệ mới, dùng nguyên vật liệu sản xuấttrong nước thay thế hàng nhập, cải tiến thiết bị, bảo vệ môi trường... kịp thờixác minh, khen thưởng sáng kiến, phổ biến các kết quả nghiên cứu vào sản xuất.
5. Trực tiếp đăng lý chất lượng sản phẩm và nhãnhiệu hàng hóa đã được Công ty duyệt.
Điều 25. Trách nhiệm và quyền hạncủa Công ty trong lĩnh vực cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm và xuất nhậpkhẩu:
1. Lập kế hoạch và tổ chức thu mua, tiêu thụ vàxuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuấtkinh doanh của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
2. Thực hiện hợp đồng ủy thác nhập khẩu cho cácdoanh nghiệp trong và ngoài Công ty.
3. Chỉ đạo và kiểm tra các xí nghiệp xây dựng vàthực hiện các định mức vật tư, các quy định về chế độ sử dụng, bảo quản xuất,nhập và dự trữ vật tư theo đúng quy định của Nhà nước.
4. Thường xuyên điều tra nghiên cứu mở rộng thịtrường tiêu thụ trong và ngoài nước, cải tiến mặt hàng phù hợp với thị hiếu củangười tiêu dùng; tổ chức giới thiệu sản phẩm, thông tin quảng cáo thu thập ýkiến của khách hàng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến việctổ chức tiêu thụ sản phẩm.
Điều 26. Trách nhiệm và quyền hạncủa đơn vị trực thuộc trong lĩnh Vực cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm và xuấtnhập khẩu:
1. Xây dựng kế hoạch và tự tổ chức thu muanguyên liệu, vật tư theo kế hoạch sản xuất hoặc yêu cầu Công ty cung ứng.
2. Tổ chứckiểm tra chặt chẽ các nguyên liệu, vật tư mua về đúng số lượng, quy cách, chấtlượng trước khi nhập kho và quản lý sử dụng chặt chẽ vật tư theo mức đã quy định. Tổ chứcghi chép nhập, xuất vật tư, sản phẩm đúng chế độ quy định.
3. Tổ chứctốt việc tiêu thụ sản phẩm từ khâu nghiên cứu thị trường, tìm hiểu yêu cầu củakhách hàng, giới thiệu mặt hàng, ký kết hợp đồng tiêu thụ, giao hàng đến thanhtoán, thu tiền về.
4. Đối với tài sản cố định cần thanh lý, đơn vịbáo cáo lên Công ty xử lý để thu hồi vốn theo chế độ Nhà nước quy định.
Điều 27. Trách nhiệm và quyền hạncủa Công ty trong lĩnh vực tổ chức cán bộ - lao động tiền lương:
1. Quyết định cơ cấu tổ chức; nghiên cứu và banhành quy chế - nội quy quản lý thống nhất trong Công ty.
2. Xây dựng đề án trình Bộ đểxem xét hình thành các đơn vị mới, tách nhập, giải thể, chuyển sở hữu các đơnvị trực thuộc.
3. Thực hiện chế độ chính sách đối với các chứcdanh quy định tại khoản 8 Điều 14 và phân cấp quản lý.
4. Xây dựng và ban hành quy chế hướng dẫn đểthống nhất thi hành luật lao động, bảo hiểm xã hội, thỏa ước lao động tập thể,hợp đồng lao động... trong Công ty.
5. Xây dựng quy hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡngcán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ, kinh tế, công nhân kỹ thuật đáp ứng yêucầu sản xuất kinh doanh của Công ty.
6. Xây dựng kế hoạch trả lương trên cơ sở hướngdẫn, tổng hợp của các đơn vị trực thuộc và giao kế hoạch tiền lương cho các đơnvị; quyết toán tiền lương năm của các đơn vị trực thuộc theo chế độ hiện hành.
7. Nghiên cứu xem xét và quyết định các định mứclao động tổng hợp, định mức tiền lương, cấp bậccông việc, mức phụ cấp trong lương và mức thưởng cho các đơn vị trong Công ty.
Điều 28. Tráchnhiệm và quyền hạn của các đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực tổ chức cán bộ -lao động tiền lương:
1. Quản lý trực tiếp đội ngũ công nhân viên chứctheo quy định của Công ty và pháp luật nhà nước; thực hiện chế độ chính sáchđối với các chức danh được quy định tại Điều 19.
2. Căn cứ nhiệm vụ kế hoạch được giao, xây dựngbộ máy quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh trình tổng giám đốc duyệt.
3. Trong phạm vi quỹ tiền lương được giao, đơnvị sử dụng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất trong kỳ kế hoạch, ký thỏa ướclao động tập thể, ký hợp đồng lao động theo quy định của Nhà nước và phân cấpquản lý.
4. Xây dựng đầy đủ và tổ chức thực hiện các nộiquy về kỷ luật lao động, an toàn lao động.
5. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhânkỹ thuật, tổ chức học tập, nâng cấp nâng bậc cho công nhân, xây dựng đội ngũcông nhân lành nghề và kỹ thuật viên giỏi.
Đề nghị khen thưởng, kỷ luật và thực hiện hànhsách lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động theo quy định của Nhà nước vàcủa công ty.
6. Quyết định hình thức trả lương cho công nhânviên chức theo kết quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở kế hoạch tiền lương đượcgiao và theo quy chế xây dựng được Công ty duyệt.
Điều 29. Trách nhiệm và quyền hạncủa Công ty trong lĩnh vực - tài chính - kế toán - giá cả:
1. Quản lý toàn bộ tài sản vốn quỹ do Nhà nướcgiao bảo toàn và phát triển các loại vốn, sử dụng có hiệu quả.
Điều động tài sản, vốn vật tư, nguyên liệu thiếtbị... giữa các đơn vị trực thuộc Công ty, trên cơ sở thống nhất với đơnvị có tài sản. Xét và trình Bộ duyệt thanh lý các tài sảnkhông cần dùng trong Công ty.
2. Ký kết các hợp đồng kinh tế với tổ chức kinhtế trong và ngoài nước, thanh quyết toán hợp đồng với khách hàng, đảm bảo đúngpháp lệnh về hợp đồng kinh tế của Nhà nước.
3. Chỉ đạo kiểm tra các đơn vị trực thuộc trongviệc xây dựng giá mua nguyên nhiên vật liệu theo khung giá của Công ty từngthời kỳ, đảm bảo quy định của Nhà nước và đạt hiệu quả kinh tế cao.
4. Làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước vềthuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế trị giá gia tăng, thuếvốn (phần do Công ty trực tiếp kinh doanh) và đại diện ngành kiến nghị với Nhànước về chính sách thuế, xuất nhập khẩu bảo hộ sản xuất trong nước.
5. Tổ chứccông tác hạch toán, kế toán, thống kê, phân tích hoạt động kinh tế trong toànCông ty theo đúng pháp lệnh về kế toán thống kê hiện hành và quy chế phân cấphạch toán của Công ty, tổng hợp báo cáo kế toán định kỳ và quyết toán cuối nămvới Bộ Công nghiệp, Bộ Tàichính.
6. Kiểm tra xét duyệt quyết toán và hướng dẫnphân phối các quỹ cho các đơn vị trực thuộc theo quy định của Nhà nước.
Điều 30. Trách nhiệm và quyền hạncủa đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực tài chính - kế toán - giá cả:
1. Quản lý toàn bộ tài sản, các loại vốn, quỹcủa Công ty giao, có trách nhiệm bảo toàn, phát triển và sử dụng có hiệu quả.
2. Chủ động tăng nguồn vốn để mở rộng sản xuấtkinh doanh, hợp tác liên kết kinh tế và sử dụng linh hoạt các loại quỹ theonguyên tắc có hoàn lại để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.
3. Tổ chứchạch toán kế toán thống kê theo pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước quyđịnh và phân cấp của Công ty.
4. Được Công ty phân cấp cho đơn vị ký kết cáchợp đồng kinh tế thu mua nguyên liệu, bán sản phẩm với các đơn vị kinh tế trongnước. Đơn vị căn cứ vào chi phí sản xuất hợp lý, giá trị sử dụng của sản phẩm,tình hình cung cầu trên thị trường và chính sách giá cả của Nhà nước mà địnhgiá sản phẩm và giá gia công hàng hóa của đơn vị.
Đối với giá thu mua nguyên liệu chính, đơn vịcăn cứ khung giá của Công ty ở từng thời điểm để quyết định.
5. Chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộpthuế trị giá gia tăng, thuế vốn, khấu hao, thuế nhà đất, môn bài, tài nguyên(nếu có), trích nộp Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn laođộng ... theo quy định của Nhà nước.
6. Được vay vốn để sản xuất kinh doanh theo kếhoạch được duyệt của Công ty.
Chương VI
QUẢN LÝ PHẦN VỐN CỦACÔNG TY Ở CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC
Điều 31. Tổng giám đốc Công ty đượcnhận vốn của Nhà nước hoặc chuyển một phần vốn đã được giao để góp vào cácdoanh nghiệp khác có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Xây dựng phương án góp vốn trình Bộ Côngnghiệp phê duyệt.
2. Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật người đạidiện quản lý phần vốn góp của Công ty ở doanh nghiệp khác.
3. Giám sát, kiểm tra việc sử dụng phần vốn gópcủa Công ty, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốngóp của Công ty; thu lợi nhuận từ phần vốn góp của Công ty ở các doanh nghiệpkhác.
(Danh sách các đơn vị có vốn góp của Công ty tạiPhụ lục số 2 kèm theo Điều lệ)
Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của ngườiđại diện quản lý phần vốn góp của Công ty ở cácdoanh nghiệp khác:
1. Tham gia vào bộ máy quản lý, điều hành ởdoanh nghiệp có vốn góp của Công ty theo Điều lệ doanh nghiệp đó.
2. Theo dõi và giám sát tình hình hoạt động ởdoanh nghiệp có vốn góp của Công ty.
3. Thực hiện chế độ báo cáo và chịu trách nhiệmtrước Tổng giám đốc Công ty về phần vốn góp của Công ty ở cácdoanh nghiệp đó.
Chương VII
TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
Điều 33. Công ty thực hiện chế độhạch toán độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh phù hợp với Luật Doanhnghiệp nhà nước, các quy định khác của pháp luật và Điều lệ của Công ty.
Điều 34.
1. Vốn điều lệ của Công ty gồm có:
a) Vốn được Nhà nước giao tại thời điểm thànhlập Công ty.
b) Vốn Nhà nước đầu tư bổ sung cho Công ty.
c) Phần lợi nhuận sau thuế được trích bổ sungtheo quy định hiện hành.
d) Các nguồn vốn khác (nếu có).
2. Khi có sự tăng giảm vốn điều lệ, Công ty phảiđiều chỉnh kịp thời trong Bảng cân đối tài sản và công bố vốn điều lệ của Côngty đã được điều chỉnh.
Điều 35.
1. Công ty được thành lập và sử dụng các quỹ đểđảm bảo cho sự phát triển của Công ty đạt hiệu quả cao.
2. Các quỹ của Công ty được thành lập do Tổnggiám đốc quyết định, bao gồm:
a) Quỹ đầu tư phát triển được lập từ nguồn vốnkhấu hao cơ bản và trích từ lợi nhuận của Công ty theo quy định của Bộ Tàichính, lợi tức thu được từ phần vốn góp của Công ty ở cácdoanh nghiệp khác, các liên doanh nước ngoài và các nguồn khác.
Vốn khấu hao cơ bản và lợi tức tái đầu tư củacác đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty đều tập trung tại Công ty để đầu tư theokế hoạch hàng năm.
b) Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ khen thưởng, Quỹphúc lợi được trích lập theo hướng dẫn của Bộ Tàichính. Mức trích lập, trích nộp cụ thể và việc sử dụng các quỹ này theo hướngdẫn của Bộ Tài chính.
Điều 36. Tự chủ về tài chính củaCông ty:
1. Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự chủ vềtài chính, tự cân đối các khoản thu, chi, có trách nhiệm bảo toàn phát triểnnguồn vốn kinh doanh của Công ty kể cả phần vốn góp vào các doanh nghiệp khácvà các liên doanh nước ngoài.
2. Công ty thực hiện kiểm tra, giám sát hoạtđộng tài chính trong toàn Công ty. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiệntheo phân cấp và đảm bảo nguyên tắc quản lý thống nhất tập trung trong toànCông ty.
3. Trách nhiệm vật chất của Công ty trong cácmối quan hệ kinh doanh và trong quan hệ dân sự được giới hạn ở mứcvốn điều lệ Công ty tại thời điểm công bố gần nhất.
Chương VIII
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY
VớI CáC CƠ QUAN NHà NƯớC Và CHíNH QUYềN ĐịA PHƯƠNG
Điều 37. Công ty chịu sự kiểm tra,giám sát của Bộ Công nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước theolĩnh vực thuộc chức năng đã được pháp luật quy định như sau:
1. Chấp hành pháp luật, thực hiện các quy địnhcủa Chính phủ và Bộ Công nghiệp có liên quan đếnCông ty.
2. Thực hiện quy hoạch, chiến lược phát triểncông ty trong tổng thể quy hoạch, chiến lược phát triển ngành; thực hiện cácđịnh mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Bộ Côngnghiệp và Nhà nước.
3. Chấp hành các chế độ tài chính, tín dụng,thuế, thu lợi nhuận; các chế độ về kế toán, thống kê theo quy định của phápluật về kế toán - thống kê.
4. Tuân thủ các quy định của Nhà nước và Bộ Côngnghiệp về công tác tổ chức vụ cán bộ gồm: thành lập, tách, nhập, tổ chứclại, giải thể; phê chuẩn và sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty, bổ nhiệm, miễnnhiệm, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởngCông ty.
5. Thực hiện các quy định về bảo vệ tàinguyên, môi trường.
6. Thực hiện các quy định về quan hệ đối ngoạivà xuất nhập khẩu.
7. Bảo đảm thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụđối với người lao động trong Công ty theo quy định của pháp luật.
Điều 38. Đối với chính quyền địa phương,Công ty chịu sự quản lý nhà nước và chấp hành các quy định hành chính, cácnghĩa vụ đối với Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân các cấp với tư cách là các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn lãnhthổ theo quy định của pháp luật.
Chương IX
TỔ CHỨC LẠI, GIẢITHỂ, PHÁ SẢN CÔNG TY
Điều 39. Việctổ chức lại, tách, nhập, giải thể Công ty do Tổng giám đốc Công ty trình Bộ trưởngBộ Công nghiệp xem xét quyết định.
Điều 40. Nếu Công ty mất khả năngthanh toán nợ đến hạn thì xử lý theo quy định tại Luật Phá sản doanh nghiệp.
Chương X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 41. Điều lệ gồm 10 chương 42điều, được áp dụng cho Công ty Da - Giầy Việt Nam. Tất cả các cá nhân, đơn vịtrực thuộc của Công ty chịu trách nhiệm thi hành Điều lệ này.
Điều 42. Trườnghợp cần bổ sung, sửa đổi Điều lệ Tổng giám đốc Công ty trình Bộ trưởngBộ Công nghiệp phê duyệt./.
Phụ lục số 1
(kèm theo Điều lệ Tổ chứcvà hoạt động của Công ty Da - Giầy Việt Nam).
Danh sách các đơn vị trựcthuộc Công ty tại thời điểm ban hành Điều lệ Công ty
1. Nhà máy Giầy Phúc Yên, thị trấn Phúc Yên,huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Xí nghiệp Sản xuất - Dịch vụ thương mại Da -Giầy, 26 Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
3. Nhà máy Thuộc da Vinh, thành phố Vinh, tỉnhNghệ An.
Phụ lục số 2
(kèm theo Điều lệ Tổ chứcvà hoạt động của Công ty Da - Giầy Việt Nam).
Danh sách đơn vị có vốn gópcủa Công ty tại thời điểm ban hành Điều lệ Công ty
Công ty Cổ phần Giầy Hiệp An,311 - 319 đường Gia Phú, quận 6 thành phố Hồ Chí Minh./.