Văn bản pháp luật: Quyết định 905/QĐ-UB

Nguyễn Định
Lâm Đồng
STP Lâm Đồng;
Quyết định 905/QĐ-UB
Quyết định
04/04/2001
04/04/2001

Tóm tắt nội dung

Về việc phê duyệt chương trình hành động phòng, chốngma túy giai đoạn 2001-2005 của tỉnh Lâm Đồng

Phó Chủ tịch
2.001
 

Toàn văn

ủy ban nhân dân

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

V/v Phê duyệt chương trình hành động phòng, chống

ma túy giai đoạn 2001-2005 của tỉnh Lâm Đồng

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

Căn cứ Quyết định số 150/2000/QĐ-TTg ngày 28/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt chương trình hành động phòng, chống ma túy giai đoạn 2001-2005;

Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh Lâm Đồng, tại tờ trình số 54 ngày 15/02/2001,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt chương trình hành động phòng chống ma túy giai đoạn 2001-2005 của tỉnh Lâm Đồng (kèm theo Quyết định này).

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3: Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, giám đốc Công an tỉnh, các Sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đàlạt và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan trong tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./-

 

Chương trình hành động phòng

chống ma tuý giai đoạn 2001 - 2005 .

(Ban hành kèm theo Quyết định số 905 /QĐ-UB

ngày 04 tháng 4 năm 2001 của UBND tỉnh Lâm Đồng).

 

Thực hiện Quyết định số 150/2000/QĐ -TTg ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động phòng chống ma tuý giai đoạn 2001 - 2005, UBND tỉnh Lâm Đồng triển khai chương trình hành động phòng chống ma tuý giai đoạn 200 l -2005 tỉnh Lâm Đồng với các nội dung sau:

Phần thứ nhất

Mục tiêu của chương trình hành động

l/ Quán triệt phương châm phòng ngừa là cơ bản, phát động toàn dân, toàn quân đấu tranh phòng, chống và đẩy lùi tệ nạn ma tuý, trước hết là trong học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên và trong cán bộ công nhân viên chức, chấm dứt tệ nghiện ma tuý trong trường học, phòng ngừa nguy cơ lạm dụng ma tuý dẫn đến lây nhiễm HIV - AIDS. Tổ chức cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ở gia đình cộng đồng để hàng năm làm giảm từ 15 - 25% số người nghiệm ma tuý trên toàn tỉnh, phấn đấu năm 2005 toàn tỉnh có 85% số xã,phường không có người nghiện ma tuý.

2/ Xoá bỏ hoàn toàn việc trồng cây cần sa, cây có chất gây nghiện trên địa bàn tỉnh vào cuối năm 2001 .

3/ Đẩy mạnh công tác kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả việc mua bán vận chuyển trái phép các chất ma tuý vào Lâm Đồng, triệt phá các tụ điểm mua bán và tồ chức sử dụng chất ma tuý. Xử lý nghiêm các tội phạm về ma tuý. Tăng cường quản lý chặt chẽ các loại dược phẩm gây nghiện, quản lý kiểm soát chặt chẽ các tiền chất nhằm ngăn chặn việc sản xuất trái phép các chất ma tuý.

4/ Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về tác loại của ma tuý và các biện pháp phòng ngừa ma tuý.

Phần thứ hai

Xây dựng và thực hiện triển khai các đề án

phòng chống Ma tuý giai đoạn 2001 - 2005

I/ Đề án thứ nhất: Thông tin, tuyền truyền giáo dục phòng chống ma tuý.

l/ Mục tiêu:

Tổ chức thông tin tuyên truyền giáo dục về phòng phòng ma tuý sâu rộng trong toàn tỉnh, đặc biệt là trong học sinh, sinh viên thanh thiếu niên và đối tượng nghiện ma tuý nhằm tạo ra phong trào toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống ma tuý.

2/ Yêu cầu :

Phối hợp đồng bộ các phương thức, hình thức thông tin tuyên truyền (truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp, truyền thông quan các loại hình văn hoá nghệ thuật) để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ và nhân dân.

- Căn cứ vào các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực phòng chống ma tuý, thực hiện tuyên truyền giáo dục toàn diện, thường xuyên nhưng có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng:

- Với phương châm giáo dục phòng ngừa là chủ yếu, coi trọng việc biểu dương các nhân tố tích cực, điển hình, nâng cao trách nhiệm của các cấp các ngành và toàn xã hội trong công' tác phòng chống ma tuý.

- Lồng ghép công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống ma tuý với công tác tuyên truyền các chương trình kinh tế xã hội khác nhất là với cuộc vận động ''toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá''.

- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền phòng chống ma tuý trong các địa bàn dân cư, các tổ chức kinh tế- xã hội .và trong thanh niên, thiếu niên học sinh, sinh viên, nhằm tạo ra phong trào toàn dân lên án, phát hiện tố giác và tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý, tổ chức giáo dục cai nghiện; quản lý người nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng dân cư.

- Đưa các nội dung giáo dục phòng chống ma tuý vào giảng dạy trong trường học.

- Tăng cường công tác tuyên truyền trực tiếp, nghiên cứu biên soạn phát hành các tài liệu về tác hại của ma tuý, biện pháp phòng chống ma túy nhằm cung cấp những kiến thúc cơ bản về PCMT đến toàn thể nhân dân.

3/ Cơ quan thực hiện:

Sở Văn hoá thông tin chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện đề án.

II/ Đề án thứ hai:

Đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý và kiểm soát tiền chất ma tuý .

l/ Mục tiêu:

Ngăn chặn về cơ bản việc buôn bán, tàng trữ và vận chuyển trái phép các chất ma tuý đặc biệt là lna túy tổng hợp. Xoá bỏ triệt để các tụ điểm buôn bán, sử dụng trái phép các chất ma tuý, tập trung ở thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, huyện Lâm Hà, Đức trọng, Đơn Dương và các địa bàn trọng điểm khác.

2/ Yêu cầu:

- Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa phát hiện người nghiện ma tuý và tố giác tội phạm ma tuý, cảm, hoá giảo dục, cải tạo người phạm tội và nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng dân cư.

Quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt việc nhập khẩu tiền chất, các nguyên liệu có chứa chất ma tuý tronlg các ngành chuyên môn. Tăng cường năng lực cho những cơ quan có trách nhiệm kiểm soát việc sử dụng hợp pháp các chất ma tuý.

- Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an, các đội đặc nhiệm liên ngành của tỉnh, tăng cường sự phối hợp giữa Công an, Hải Quan, thuế, quản lý thị trường... để kiểm soát việc buôn lậu ma tuý ở sân bay và các tuyến đường liên tỉnh.

- Điều tra đấu tranh ngăn chặn các đường dây tổ chức buôn lậu ma tuý (thuốc phiện, Hêrôin, ma tuý hướng thần, ma tuý kích thích, Amphetamine, Methamphemin và Ecstasy), xoá bỏ triệt để các tụ điểm mua bán, tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý ở các địa bàn đặc biệt là ở thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và dọe theo 2 tuyến quốc lộ 20 và 27 liên tỉnh, sân bay Liên Khương.

-Kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán các loại tiền chất, thuốc tân dược gây nghiện , phát hiện triệt phá các khu vực có trồng cây có chứa chất ma tuý, đặc biệt là cây cần sa.

Tổ chức phối hợp giữa các ngành : Toà án, Kiểm sát và Công an để thống nhất trong điều tra, truy tố, xét xử các .vụ án về ma tuý.

3/ Cơ quan thực hiện:

Công an chủ trì - phối hợp các Sở, Ban Ngành, đoàn thể có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện đề án.

III/ Đề án thứ 3:

Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện ma tuý.

l/ Mục tiêu:

Tổ chức cai nghiện bằng mọi hình thức cho khoảng 309 người nghiện hiện có trong tỉnh, hiện có hồ sơ kiểm soát, ngăn chặn tối đa số người nghiện mới, không để phát sinh số người nghiện .mới trong học sinh, sinh viên và công chức viên chức nhà nước Làm giảm tỷ lệ tái nghiện ma tuý xuống còn 40% vào năm 2005.

2/ Yêu cầu:

- Thực hiện đa dạng các hình thức cai nghiện ma tuý phù hợp với từng loại đối tượng nghiện theo đúng quy trình cai nghiện. Cải tiến và hoàn thiện mô hình tổ chức cai nghiện ma tuý, đặc biệt là mô hình cai nghiện lna tuý tại cộng đồng và gia đình. Xã hội hóa công tác cai nghiện. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các trung tâm cai nghiện ma tuý, đảm bảo các điều kiện nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma tuý.

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả cai nghiện ma tuý. Tổ chúc để cảnh sát khu vực, Công an viên ở thôn, bản, ấp; cán bộ về hưu, Đảng viên, Đoàn viên thanh niên, hội viên hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân, kèm cặp quản lý người nghiện. sau cai để chống tái nghiện, làm giảm dần số người nghiện ma tuý kết hợp với việc làm trong sạch -xã, phường.

3/ Cơ quan thực hiện:

Sở Lao động- trương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể xây dựng và tổ chức thực hiện đề án.

IV/ Đề án thứ 4:

Tổ chức phòng, chống ma tuý trong .trường học.

l/ Mục tiêu:

Giải quyết cơ bản tình trạng. nghiện ma tuý trong trường học, đẩy mạnh việc ngăn chặn ma tuý xâm nhập vào trường học.

2/ Yêu cầu:

- Ngăn chặn tệ nghiện thuốc phiện, hút bồ đà ma tuý kích thích, Amplletamille (ATS), Metllamphetamin, Ecstasy trong học sinh, sinh viên. Đặc biệt ở địa bàn Đà Lạt, Đơn Dương, Bảo Lộc ...

- Tăng cường công tác giáo đục phòng chống ma tuý trong học sinh, sinh viên, đưa các nội dung giáo dục phòng chống ma tuý vào chương trình chính khoá, ngoại khoá của các trường sư phạm, các cấp học, ngành học nhằm làm cho toàn bộ học sinh, sinh viên có hiểu biết cơ bản về ma tuý.

- Xây dựng cơ chế học sinh, sinh viên tham gia phòng, chống ma túy và phát hiện tố giác tội phạm ma tuý trong trường học; quản lý chặt chẽ để ngăn chặn sự xâm nhập của ma tuý vào bộ phận sinh viên ngoại trú của các trường học.

Tổ chức tốt công tác phòng chống ma tuý trong nhà trường. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục - đào tạo, nhà trường, Công an, Đoàn thanh niên CSHCM, chính quyền địa phương, Hội cha mẹ học sinh trong việc phòng chống ma tuý. Xây dựng các trường không có ma tuý.

3/ Cơ quan thực hiện:

Sở giáo dục và đào tạo chủ trì - phối hợp các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện đề án.

V/ Đề án thứ 5:

Xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị không có tội phạm ma tuý và người nghiện ma túy.

l/ Mục tiêu:

Phấn đấu hết năm 2005 toàn tỉnh có 85% số xã, phường, thị trấn không có người nghiện và phạm tội ma tuý, 95% đơn vị, cơ quan nhà nước không có người nghiện ma tuý.

2/ Yêu cầu:

Tổ chức, phát động quần chúng tham gia phát hiện, tố giác tội phạm ma tuý và người nghiện ma tuý tại cơ quan và cộng đồng dân cư.

- Tổ chức ký cam kết của UBND, Công an, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên CS HCM, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh cơ quan, đơn vị về việc xây dựng các tổ dân phố, thôn, làng, bản, ấp, chi đoàn, nhà trường, cơ quan, đơn vị không có tội phạm ma tuý và người nghiện ma tuý, bổ sung vào hương ước thôn,1àng, bản, ấp, các quy định về phòng chống ma tuý.

- Gắn việc xây dựng xã, phường, thị trấn không có tội phạm ma tuý và người nghiện ma tuý, thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm tại địa phương với cuộc vận động ''Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá''. Tổ chức giới thiệu và nhân rộng các .điển hình tiên tiến xã, phường, thị trấn, cơ quan đơn vị không có tội phạm ma tuý và người nghiện ma tuý.

3/ Cơ quan thực hiện:

Đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì phối hợp các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể có liên quan xây. dựng và tổ chức thực hiện đề án.

Phần thứ ba

Tổ chức thực hiện.

I/ Tổ chức đIều hành

Chương trình hành động phòng, chống ma tuý giai đoạn 2001 - 2005 bao gồm 5 đề án cần phải được tổ chức thực hiện đồng bộ và cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, các cơ quan và sự hưởng ứng tham gia của toàn dân.

l/ Công an tỉnh : là cơ quan thường trực về phòng, chống ma tuý chủ trì tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch liên ngành phòng chống ma tuý trên toàn tỉnh. Chủ trì phối lợp các lực lượng Hải quan, Quân đội kiểm soát đấu tranh chống các tội phạm về ma tuý; phối hợp các cơ quan, Ban,Ngành, đoàn thể trong công tác phòng chống ma tuý, quản lý sau cai nghiện tại xã, Phường, tổ chức cai nghiện ma tuý cho các can phạm, phạm nhân đang thi hành án tại trại tạm giam trong tỉnh.

2/ Sở Lao động thương binh xã hội:

Chỉ đạo và quản lý thống nhất việc tổ chức cai nghiện ma tuý và phối hợp cùng các ngành, các cấp giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện phù hợp với từng loại đối tượng và thực tế ở địa phương; tổ chức giáo dục, dạy nghề tạo việc làm tái hoà nhập cộng đồng cho các đối tượng đã cai nghiện, chỉ đạo thực hiện các dự án về cai nghiện ma tuý tại trung tâm và các khu vực trong tỉnh.

3/ Sở Y tế: Nghiên cứu sản xuất thuốc cai nghiện và phương pháp cai nghiện ma tuý, tổ chức khám chữa bệnh cho những người nghiện ma tuý tại cơ sở chữa bệnh hoặc cộng đồng dân cư, quản lý và kiểm soát các loại thuốc tân dược gây nghiện, các chất ma tuý khác tại các cơ sở thuốc theo quy định

4/ Sở Giáo dục và Đào tạo:

Chỉ đạo đưa nội dung giáo dục phòng chống ma tuý vào chương trình giảng dạy ở các trường học, chủ trì đẩy mạnh thực hiện công tác phòng chống ma tuý trong học sinh, sinh viên.

5/ Sở Văn hoá Thông tin:

Chỉ đạo thống nhất công tác thông tin tuyên truyền và giáo dục sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về tác hại của ma tuý và các chủ trương pháp phòng, chống ma tuý trên các loại hình báo chí, văn hoá, nghệ thuật; có kế hoạch phối hợp lồng ghép đồng bộ công tác thông tin tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy và các chương trình kinh tế xã hội khác.

6/ Sở Tài chính Vật giá: Đảm bảo đủ và kịp thời kinh phí chi từ ngân sách nhà nước theo dự toán hàng năm cho các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể địa phương theo mục tiêu nhiệm vụ của chương trình hành động phòng chống ma tuý, kiểm tra, giám sát việc sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo đúng các quy định của chế độ tài chính hiện hành.

7/ Sở Kế hoạch Đầu tư:

Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công an và các Sở, Ban, Ngành có liên quan, xây dựng dự toán ngân sách hàng năm cho công tác phòng chống ma tuý. Đồng thời huy động các nguồn lực trong tỉnh phục vụ cho công tác này.

8/ Sở Tư pháp:

Phối hợp các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể liên quan tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về phòng chống ma túy, tổ chức giáo dục pháp luật phòng chống ma tuý trong nhân dân.

9/ Uỷ bản Bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh : Phối hợp các Sở, Ngành, đoàn thể liên quan tổ chức phòng chống lạm dụng ma tuý trong trẻ em.

l0/ Đề nghị VKS nhân dân tỉnh Toà án nhân dân tỉnh phối hợp Công an tỉnh và các Sở, ngành có liên quan trong việc chỉ đạo đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố xét xử,..thi hành các vụ án về ma tuý.

11/ Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Nông dân Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị xã hội khác tăng cường tổ chức chỉ đạo các tổ chức thành viên trong việc giáo dục phòng chống ma tuý tại cộng đồng, trong công nhân viên chức, trong học sinh, sinh viên và tại gia đình; gắn giáo dục phòng chống ma tuý với phòng chống lây nhiễn HIV/AIDS; phòng chống tội phạm và mại dâm.

12/ y ban nhân dân các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà lạt có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ công tác phòng chống ma tuý ở địa phương.

II/ Kinh phí thực hiện:

Kinh phí để thực hiện chương trình được huy động từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, sự đóng góp của cộng đồng.

Hàng năm uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho công tác phòng, chống ma tuý.

Kinh phí phòng chống ma tuý phải được tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả ở tỉnh và địa phương.

Ban chỉ đạo phòng chống AIDS. và phòng chống ma tuý, mại. dâm tỉnh giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo. Công an tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch Đầu tư dự trù kinh phí hàng năm, từng giai đoạn hướng dẫn việc sử dụng kinh phí để thực hiện chương trình hành động phòng chống ma tuý giai đoạn 2001 - 2005.

- Các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chương trình hành động phòng, chống ma tuý của tỉnh giai đoạn 2001-2005 để xây dựng chương trình kế hoạch công tác phòng chống ma tuý của Sở, Ngành địa phương. Định kỳ báo cáo kết quả tình hình thực hiện cho Ban chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống ma tuý, mại dân tỉnh ./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=20916&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận