Văn bản pháp luật: Quyết định 912/2002/QĐ-UB

Đỗ Văn Toan
Hà Tây
STP Hà Tây;
Quyết định 912/2002/QĐ-UB
Quyết định
12/07/2002
12/07/2002

Tóm tắt nội dung

Về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện cải cách hành chính của tỉnh Hà Tây đến năm 2005

Chủ tịch
2.002
UBND tỉnh Hà Tây

Toàn văn

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TÂY

Về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện cải cách hành chính

của tỉnh Hà Tây đến năm 2005

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TÂY

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND do Quốc hội khoá IX thông qua ngày 21/6/1994;

Căn cứ Quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 - 2010;

Căn cứ kế hoạch số 26/BCĐCCHC ngày 19/10/2001 của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ về triển khai chương trình tổng thể cải cách hành chính của Nhà nước giai đoạn 2001 - 2010;

Hội nghị UBND tỉnh ngày 27/6/2002 nhất trí,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt kế hoạch thực hiện cải cách hành chính của tỉnh Hà Tây đến năm 2005.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3: Giám đốc các Sở, Ban, Ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã trong tỉnh căn cứ Quyết định thi hành. Ban chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh giúp UBND tỉnh chỉ đạo, kiểm tra thực hiện chương trình này./.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CẢI CÁCH

HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH HÀ TÂY ĐẾN NĂM 2005

(Ban hành kèm theo Quyết định số 912/2002/QĐ-UB

ngày 12/7/2002 của UBND tỉnh Hà Tây)

 

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ KHI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 38/CP

I. Thực trạng cải cách hành chính những năm qua:

Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng khóa VIII, Nghị quyết 38/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 207/1999/QĐ-TTg ngày 25/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện. Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII). Công cuộc cải cách hành chính trong thời gian qua đã góp phần vào sự nghiệp đổi mới và thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển quá trình triển khai thực hiện bước đầu có những kết quả như sau:

Đến nay tỉnh Hà Tây đã hoàn thành việc tổng rà soát văn bản quy phạm pháp 1uật theo chỉ đạo của Chính phủ bước đầu đã nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh về lĩnh vực hành chính, lĩnh vực kinh tế theo luật doanh nghiệp, đảm bảo nhanh gọn rút ngắn thời gian chờ đợi, tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và phát triển, cải tiến thủ tục cấp phép xây dựng, giao đất và cho thuê đất, đăng ký hộ khẩu, các thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan Nhà nước, cơ quan Nhà nước với công dân, góp phần thúc đẩy hoạt động của các thành phần kinh tế.

Về tổ chức, xác định được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Sở, Ban, Ngành đến UBND cấp huyện, thị xã trong tỉnh tập trung vào chức năng quản lý nhà nước.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan thuộc UBND tỉnh từ 23 đơn vị còn lại 21 đơn vị (sát nhập y ban dân số KHHGĐ và y ban bảo vệ chăm sóc trẻ em thành y ban dân số, gia đình và trẻ em, chuyển Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn về huyện Mỹ Đức quản lý). Giảm được 21 đơn vị trực thuộc các Sở, Ban, Ngành, cấp huyện, thị xã bình quân mỗi huyện là 13 phòng nay mỗi huyện còn lại 10 phòng (14 huyện, thị xã giảm được 42 phòng, mỗi huyện giảm 3 phòng).

Quản lý, sử dụng cán bộ công chức được đổi mới theo pháp lệnh cán bộ công chức, tuyển dụng mới qua kỳ thi tuyển, việc điều động từ nơi khác về công tác hành chính, đơn vị sự nghiệp thực hiện đúng điều 27 của Nghị định 95/NĐ-CP, các khâu đánh giá cán bộ, thi nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật đến đào tạo cán bộ công chức thực hiện theo quy định của Chính phủ và theo thông tư 04/TT-BTCCBCP về hướng dẫn thực hiện Nghị định 95/NĐ-CP.

Sau 5 năm thực hiện Quyết định số 874/QĐ-TTg của Thủ tướng phủ về công tác đào tạo bồi dưỡng công chức, tỉnh đã tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho 950 người, đào tạo trung cấp chính trị cho 1200 người, cao cấp chính trị được 106 cán bộ công chức.

Tuy nhiên hoạt động các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã một số nơi vẫn còn mang theo cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, giảỉ quyết công việc theo tính sự vụ, chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới và nhu cầu phục vụ nhân dân.

Chức năng, nhiệm vụ của một số Sở có một số nội dung chưa được xác định cụ thể, sự phân công phân cấp giữa Sở, huyện, thị xã chưa thật rõ ràng.

Thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước khi giải quyết công việc còn rườm rà, thiếu sự thống nhất và đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở.

Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, kém hiệu lực chưa có những cơ chế chính sách thích hợp đối với hoạt động của Sở, Ban, ngành, và các đơn vị Sự nghiệp các tổ chức làm dịch vụ.

Đội ngũ cán bộ công chức vẫn còn một số chưa đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đổi mới nhất là về kỹ năng hành chính, năng lực chuyên môn... và sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý.

UBND huyện, xã có nơi chưa sát dân, chưa nắm chắc được một số vấn đề bức xúc của nhân dân trên địa bàn nên bị động, lúng túng khi giải quyết công việc, tình trạng nhân dân khiếu nại vượt cấp còn nhiều.

Từ tình hình trên cho thấy nhận thức của cán bộ Đảng viên, công chức về vị trí và chức năng quản lý Nhà nước, về xây dựng chính quyền các cấp trong tình hình mới chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới. Triển khai các nhiệm vụ về cải cách hành chính chưa được tiến hành đồng bộ với đổi mới tổ chức, sắp xếp lại biên chế, ngại chạm đến lợi ích của một số cơ quan và một bộ phận cán bộ công chức trong cơ quan. Công tác kiểm tra, chỉ đạo thực hiện các chủ trương biện pháp đề ra chậm, né tránh, trách nhiệm chưa cao...

II. Một số kinh nghiệm bước đầu:

Từ thực tiễn triển khai và thực hiện cải cách hành chính trong những năm qua cho thấy:

Cải cách hành chính là một nhiệm vụ rộng lớn và quan trọng, nó liên quan và tác động đến nhiều lĩnh vực cần phải tiến hành đồng bộ trong các cơ quan của Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước, đồng bộ cả cấp tỉnh, huyện, xã. Cải cách hành chính gắn liền với cải cách kinh tế tạo đà cho các thành phần kinh tế phát triển.

Cải cách hành chính là công việc khó, cần có sự chỉ đạo tập trung thống nhất của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị có quyết tâm cao, tìm ra động lực thúc đẩy các hoạt động cải cách.

 

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2005

VÀ NHIỆM VỤ NĂM 2002

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực trạng cải cách hành chính của tỉnh Hà Tây năm 2001, căn cứ vào các mục tiêu cơ bản của chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước của Chính phủ giai đoạn 2001-2010, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính của tỉnh Hà Tây từ nay đến năm 2005 bao gồm những nội dung sau:

I. Khó khăn, thuận lợi trong thưòi gian tới:

1. Khó khăn:

Cải cách hành chính trên mọi lĩnh vực công tác, quy mô rộng lớn và phải tiến hành liên tục, vừa nghiên cứu, vừa thử nghiệm. Các cơ quan hành chính nhà nước chưa tích cực tự đổi mới, tự cải cách theo quy định của pháp luật. Một số cán bộ công chức thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý Nhà nước trong cơ chế mới trước nhu cầu xây dựng hệ thống nhà nước dân chủ, hiện đại "Nhà nước của dân, do dân, vì dân".

2. Thuận lợi:

Được sự lãnh dạo, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và ở tỉnh đã có một số kinh nghiệm ban đầu về thực hiện cải cách hành chính.

II. Mục tiêu:

Mục tiêu tổng quát của kế hoạch thực hiện chương trình cải cách hành chính từ nay đến năm 2005 là: Xây dựng bộ máy hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp hiện đại, hoạt động có hiện lực, hiệu quả theo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu phát triển, xây dựng và quản lý xã hội.

Cụ thể là:

1. Về thể chế hành chính:

Đến năm 2005, hoàn thành về cơ bản việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, đơn giản, thuận tiện, phấn đấu không còn phiền hà sách nhiễu, trước hết đối với các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, đến việc giao cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, hoàn thiện về cơ bản thể chế quản lý Nhà nước trên địa bàn theo luật định và theo sự chỉ đạo của Chỉnh phủ, bao gồm:

Thể chế tổ chức và quản lý xã hội bao gồm mối quan hệ giữa chính quyền các cấp với công dân và các tổ chức.

Thể chế tổ chức và quản lý hành chính từ UBND tỉnh đến UBND huyện thị và chính quyền cơ sở.

Thể chế tổ chức cung ứng và quản lý các dịch vụ công.

Thể chế quản lý các loại thị trường, bao gồm: Thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường lao động.

Đổi mới cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp, trước hết đối với các doanh nghiệp Nhà nước.

2. Về cải cách bộ máy hành chính:

Hoàn thành việc chuyển một bộ phận công việc đang nằm trong nhiệm vụ của UBND các huyện, thị xã và các Sở, Ngành sang hình thức dịch vụ hành chính công; chuyển một số công việc của các cơ quan sự nghiệp đang làm sang hình thức dịch vụ công cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có khả năng đảm nhận.

Hoàn thành nghiên cứu thí điểm việc tổ chức lại hệ thống chính quyền các cấp, thích hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và mức độ đô thị hoá của từng loại hình phường, xã trong hai khu vực thị xã Hà Đông và thị xã Sơn Tây, xây dựng cơ chế phân công, phân cấp mới theo quy định của Chính phủ và chỉ đạo của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh.

Công sở của các cơ quan hành chính Nhà nước từng bước được hiện đại hoá phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao và khả năng tài chính ở địa phương. Phong cách làm việc của cán bộ công chức được đổi mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

3. Về thể chế quản lý tài chính công:

Quy trình cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản được đổi mới theo hướng nhanh gọn, kịp thời, hiệu quả.

Cơ chế phân cấp ngân sách từ tỉnh đến cơ sở theo luật ngân sách, tăng cường tính tự chủ và trách nhiệm của cơ sở và đơn vị thụ hưởng trước cơ quan Nhà nước cắp trên.

Ngân sách được sử dụng hiệu quả và tiết kiệm.

4. Về đội ngũ cán bộ công chức:

Hoàn thành cuộc tổng điều tra cán bộ, công chức.

Xây dựng xong hệ thống chức danh, tiêu chuẩn công chức và chương trình đào tạo chuẩn cho cán bộ công chức.

Thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, trước hết đối với cán bộ công chức cấp cơ sở, đặc biệt là việc tổ chức đào tạo cán bộ nguồn, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

III. Nội dung

1. Về thể chế hành chính:

Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND các cấp ban hành không đúng luật, quy định của Chính phủ thì đình chỉ và huỷ bỏ.

Tổ chức học tập Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) đến cán bộ, công chức và nhân dân.

Xây dựng quy chế lấy ý kiến nhân dân trước khi UBND tỉnh ra quyết định về chủ trương chính sách biện pháp lớn có liên quan đến chính sách phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND tỉnh được công khai tại Văn phòng HĐND và UBND các cấp đồng thời đưa tin trên Báo và Đài PTTH Hà Tây ngay sau khi ký ban hành để công dân và các tổ chức có điều kiện tìm hiểu và thực hiện.

Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, chế độ thông tin công khai cho nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh, huyện, xã... chế độ tiếp dân của cán bộ tỉnh, huyện, xã gặp và giải quyết các vấn đề nhân dân đề nghị.

Tăng cường dịch vụ tư vấn pháp luật cho nhân dân, cho người nghèo, người thuộc diện chính sách và đồng bào dân tộc ở 9 xã miền núi và các xã giữa sông Hồng theo quy định của pháp luật. Xoá bỏ những quy định không cần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm tra, khi chồng chéo nhiệm vụ và thủ tục rườm rà gây khó khăn cho nhân dân.

Thực hiện việc giải quyết các công việc của công dân và tổ chức ở cấp tỉnh, huyện theo phương thức niêm yết công khai đầy đủ mọi thủ tục, trình tự, lịch công tác tại trụ sở cơ quan. Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cán bộ, công chức khi thi hành công vụ.

2. Về tổ chức bộ máy:

Tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức, tinh giảm biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định 207/QĐ-TTg ngày 25/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ.

Thực hiện chương trình cải cách hành chính của Chính phủ đến năm 2010 và nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2005 và năm 2002.

Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, UBND huyện theo Nghị định của Chính phủ và Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Xác định rõ những công việc mà UBND tỉnh, các Sở, Ban, Ngành và UBND cấp huyện, thị xã đảm nhận để tránh sự chồng chéo, trùng lặp nhau về chức năng, nhiệm vụ theo đúng trách nhiệm từng cấp, từng ngành sao cho rõ ràng, phân công rành mạch, bộ máy gọn nhẹ, tăng cường tính chuyên nghiệp, giải quyết công việc nhanh từ đó phân cấp quản lý cho huyện và chính quyền cơ sở để nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp chính quyền, tăng cường mối quan hệ và trách nhiệm của chính quyền với nhân dân theo quy định của pháp luật.

Sắp xếp lại tổ chức bên trong của các Sở, Ban, Ngành thuộc UBND tỉnh làm cho bộ máy gọn nhẹ, hợp lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của ngành.

Tăng cường xã hội hoá ở các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, chuyển một bộ phận sang bán công, dân lập...

Thực hiện thí điểm dịch vụ hành chính công ở một số đơn vị có điều kiện làm được.

Ban hành quy chế phối hợp và nguyên tắc làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước. Xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị về kết quả hoạt động của đơn vị do mình phụ trách.

Giảm bớt những việc làm hình thức kém hiệu quả, giảm giấy tờ hành chính. Tăng cường trách nhiệm và năng lực giải quyết của cơ quan hành chính trong giải quyết công việc với tổ chức và công dân.

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo và điều hành của các cơ quan hành chính Nhà nước. Áp dụng các phương pháp quản lý biên chế, quỹ lương; quản lý ngân sách Nhà nước trên mạng máy tính. Đầu tư xây dựng cơ sở làm việc cho chính quyền cơ sở đảm bảo các xã, phường, thị trấn có trụ sở làm việc hợp lý, có máy điện thoại và từng bước được trang bị máy vi tính phục vụ được nhiệm vụ quản lý theo khả năng tài chính của địa phương và cơ sở.

3. Củng cố đội ngũ cán bộ công chức:

Thực hiện việc xây dựng đội ngũ cán bộ theo mục tiêu chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thực hiện tổng điều tra cán bộ công chức của toàn tỉnh trên các lĩnh vực:

Quản lý hành chính Nhà nước.

Sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Sự nghiệp y tế.

Sự nghiệp văn hoá thông tin, thể dục thể thao.

Sự nghiệp khác.

Tổng hợp đánh giá cán bộ công chức từ đó xác định số lượng, chất lượng của đội ngũ, có kế hoạch quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức; Tăng cường năng lực điều hành của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở

Xác định cơ cấu cán bộ, công chức hợp lý ở từng lĩnh vực phù hợp chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức làm cơ sở cho việc xác định biên chế quỹ lương.

Đảm bảo chế độ tuyển dụng cán bộ công chức theo hình thức công khai, dân chủ, công bằng, chọn đúng người, đúng việc, đúng tiêu chuẩn vào cơ quan Nhà nước và thực hiện việc thay thế những cán bộ, công chức kém năng lực trình độ, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp để có điều kiện đổi mới và trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức.

Phân cấp công tác quản lý cán bộ công chức phù hợp với phân cáp về nhiệm vụ và phân cấp về tài chính công theo quy định của Chính phủ. Thực hiện việc luân chuyển cán bộ và bổ nhiệm cán bộ có thời hạn theo Nghị quyết của Tỉnh ủy.

Thực hiện đúng tiêu chuẩn, chức danh nghiệp vụ của cán bộ công chức theo quy định của Đảng và Nhà nước.

Thực hiện khen thưởng đối với cán bộ công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và một số các chế độ khác ngoài tiền lương đối với cán bộ công chức theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ, ngành dọc Trung ương:

Tiếp tục đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng hành chính, theo chức trách và nhiệm vụ đang đảm nhận.

Khuyến khích cán bộ công chức tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước cho chính quyền cơ sở và 4 chức danh chuyên môn ở xã, phường, thị trấn.

Thường xuyên giáo dục cán bộ, công chức về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm tận tuỵ phục vụ nhân dân, tôn vinh nghề nghiệp, danh dự của người cán bộ công chức.

Quy định chế độ công vụ gắn với thức hiện quy chế dân chủ trong cơ quan hành chính Nhà nước, thực hiện tốt nguyên tắc công khai hóa hoạt động công vụ trong lĩnh vực có liên quan đến công dân, trong lĩnh vực tài chính ngân sách, trong lĩnh vực tuyển dụng, điều động cán bộ công chức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chúc kỷ luật của đội ngũ cán bộ công chức.

Thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức và cán bộ theo quy định của Chính phủ.

4. Cải cách tài chính công:

Phân biệt rõ cơ quan hành chính công với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công, đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính, cấp phát kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cách tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả công việc.

Thực hiện cơ chế khoán dịch vụ công và thực hiện cơ chế hợp đồng một số dịch vụ công của các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã.

Thực hiện dân chủ công khai, minh bạch về tài chính công, công bố công khai theo quy định của pháp luật.

Tiến hành làm thí điểm và thực hiện khoán chi hành chính theo quyết định số 192/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 

5. Nhiệm vụ công tác cải cách hành chính năm 2002:

Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Chính phủ về cải cách hành chính Nhà nước đối với các cấp, các ngành của địa phương bao gồm các nội dung sau:

UBND tỉnh, huyện, xã bổ sung, sửa đổi quy chế làm việc sau khi Luật tổ chức Chính phủ sửa đổi được thông qua.

Xây dựng quy chế làm việc của Sở, Ban, Ngành của các đơn vị trực thuộc trên cơ sở rà soát điều chỉnh bổ sung hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ ở từng cấp, từng ngành, từng đơn vị, xác định cơ cấu, số lượng cán bộ công chức, tinh giảm biên chế, xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền, mối quan hệ giữa các ngành với UBND các cấp trong việc thực hiện chức năng chung của bộ máy hành chính, điều chỉnh những nhiệm vụ còn chồng chéo, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm tập thể của tổ chức và thẩm quyền trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu tổ chức, tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đảm bảo cho quá trình quản lý, điều hành hoạt động thông suốt, có hiệu lực.

Coi trọng công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, tình thông nghiệp vụ, hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ công chức và xuất phát từ nhiệm vụ để đặt ra yêu cầu về số lượng, chất lượng cán bộ công chức trong mỗi cơ quan, đơn vị.

Thực hiện tinh giảm 15% biên chế trong 2 năm 2001-2002 theo Nghị quyết 16/CP của Chính phủ.

Ban hành quy chế tạm thời về bổ nhiệm có thời hạn, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước:

UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện cơ chế khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, thể thao theo Nghị định 73 của Chính phủ.

Thường xuyên thanh tra, kiểm tra cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ được giao.

Tăng cường công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo thẩm quyền, trách nhiệm được quy định tại Luật khiếu nại, tố cáo.

Tiếp tục thực hiện tốt dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân, cán bộ tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và giám sát hoạt động của chính quyền địa phương, của cơ quan hành chính Nhà nước một cách tốt nhất.

Tỉnh có kế hoạch đầu tư trang thiết bị, đưa tin học vào quản lý theo Nghị định 112/NĐ-CP của Chính phủ. Cơ quan chủ trì: Văn phòng HĐND-UBND tỉnh.

IV. Tổ chức thực hiện

Đề nghị Tỉnh ủy tăng cường lãnh đạo chỉ đạo công tác thực hiện cải cách hành chính trong tỉnh, tiến hành đồng bộ, trong các cấp các ngành từ tỉnh, huyện đến cơ sở. Chỉ đạo thống nhất thực hiện quyết định 136/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và pháp lệnh cán bộ công chức về tuyển dụng, xếp ngạch, nâng ngạch lương, bậc lương cán bộ, công chức trong tỉnh.

Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành ở tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã phải xây đựng chương trình kế hoạch cải cách hành chính của đơn vị, địa phương mình và tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong toàn bộ hoạt động của đơn vị.

Đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc các cấp, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông tin về công tác cải cách hành chính để mọi cán bộ công chức và nhân dân hiểu về cải cách bộ máy nhà nước và cải cách hành chính.

Đề nghị các Ban của Đảng phối hợp với thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các Huyện, Thị uỷ chỉ đạo UBND các huyện, thị xã thực hiện kế hoạch cải cách hành chính và sắp xếp tổ chúc bộ máy, tinh giảm biên chế hành chính, sự nghiệp của tỉnh đạt kết quả.

Yêu cầu thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Thường trực Ban chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh (Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh) và UBND tỉnh./.


Nguồn: vbpl.vn/hatay/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=21105&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận