Văn bản pháp luật: Thông tư 01/1998/TM-XNK

Nguyễn Xuân Quang
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 01/1998/TM-XNK
Thông tư
Hết hiệu lực toàn bộ
14/02/1998
14/02/1998

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 11/1998/QĐ-TTg ngày 23/1/1998 về cơ chế điều hành xuất, nhập khẩu năm 1998 và số 12/1998/QĐ-TTg ngày 23/1/1998 về điều hành xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân phân bón năm 1998

Thứ trưởng
1.998
Bộ Thương mại

Toàn văn

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 11/1998/QĐ-TTg

ngày 23/01/1998 về cơ chế điều hành xuất, nhập khẩu năm 1998 và số 12/1998-QĐ-TTg ngày 23/01/1998 về điều hành xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón năm 1998

 

Ngày 23/01/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định số 11/1998/QĐ-TTg về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu năm 1998 và số 12/1998/QĐ-TTg về điều hành xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón năm 1998;

Căn cứ quy định trong các Quyết định nói trên và kết quả điều hành công tác xuất nhập khẩu năm 1997;

Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện như sau:

 

I- VỀ DANH MỤC HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch, danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu quản lý chuyên ngành, danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu có cân đối với sản xuất và nhu cầu trong nước thực hiện theo các phụ lục 1, 2, 3, 4 kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 11/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998.

 

II- VỀ ĐIỀU HÀNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ

Việc điều hành xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá năm 1998 quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 11/1998/QĐ-TTg và 12/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 có những điểm Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện cụ thể thêm như sau:

1. Xuất khẩu gạo:

1.1- Về hạn ngạch 4.000 ngàn tấn: Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 12/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 Bộ Thương mại đã có Quyết định số 0089 TM/XNK ngày 26/01/1998, phân bổ 90% hạn ngạch xuất khẩu gạo 1998 (3.600 ngàn tấn), gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp Trung ương (Phụ lục 1 kèm theo đây). Đến tháng 9/1998, nếu tình hình sản xuất thuận lợi, hạn ngạch 400 ngàn tấn còn lại sẽ được Chính phủ xem xét phân bổ tiếp.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố sau khi nhận được Quyết định của Bộ Thương mại cần giao ngay hạn ngạch để các doanh nghiệp thực hiện và thông báo Bộ Thương mại, các Bộ ngành hữu quan biết để phối hợp điều hành. Đối tượng được giao hạn ngạch là các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu gạo của địa phương, kể cả các doanh nghiệp là thành viên của Tổng công ty lương thực miền Nam; các doanh nghiệp Nhà nước có nguồn hàng, có thị trường để uỷ thác xuất khẩu; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố;

Trường hợp các doanh nghiệp nhà nước (ngoài danh sách đầu mối) có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng lương thực hoặc nông sản nếu tìm được thị trường mới và ký kết được hợp đồng với các điều kiện thương mại và giá cả có hiệu quả thì cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp này (Bộ, ngành và tỉnh) kiến nghị Bộ Thương mại xem xét cho phép thực hiện từng hợp đồng cụ thể.

1.2. Về xuất khẩu gạo miền Bắc và miền Trung: Năm 1998 việc xuất khẩu gạo sản xuất ở miền Bắc và miền Trung tiếp tục được khuyến khích. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu có ngành hàng xuất khẩu là lương thực hoặc nông, lâm, thuỷ hải sản nếu có khách hàng, thị trường tiêu thụ đều được trực tiếp xuất khẩu. Các doanh nghiệp trong quá trình giao dịch ký hợp đồng xuất khẩu cần thông báo Bộ Thương mại biết về số lượng dự kiến xuất, thời hạn giao hàng, loại gạo, giá cả, cảng xếp hàng và phương thức thanh toán để Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện. Cơ quan Hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp xuất khẩu trên cơ sở văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại.

1.3. Về đầu mối xuất khẩu: Ngoài các doanh nghiệp đã trực tiếp xuất khẩu gạo năm 1997 và các doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chỉ định trong Quyết định số 12/1998/QĐ-TTg (Tổng công ty thương mại tổng hợp Sài Gòn, Nông trường Cờ đỏ Cần Thơ, Tổng công ty vật tư nông nghiệp TW và Công ty xuất nhập khẩu ngũ cốc). Tại Hội nghị về xuất khẩu gạo nhập khẩu phân bón ngày 5/2/1998 (tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh) Thủ tướng Chính phủ đã quyết định bổ sung thêm 2 doanh nghiệp đầu mối của tỉnh An Giang và 1 doanh nghiệp đầu mối của thành phố Hồ Chí Minh.

Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các Hợp tác xã sản xuất lúa, các doanh nghiệp chuyên xay xát, chế biến gạo ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ các tiêu chuẩn sau đây giới thiệu:

Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lương thực và đã có quá trình kinh doanh lương thực 2 năm trở lên.

Có khả năng huy động nguồn vốn để xuất khẩu tối thiểu 5 ngàn tấn gạo/chuyến.

Có tình trạng tài chính lành mạnh.

Có cơ sở chế biến gạo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Bộ Thương mại sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội xuất nhập khẩu lương thực xem xét quyết định chọn khoảng 05 doanh nghiệp làm thí điểm tham gia xuất khẩu gạo trực tiếp.

1.4- Về thị trường xuất khẩu: Đối với các thị trường (IRAN, IRAQ, PHILPPINES, MALAYSIA, INDONESIA), trước đây chỉ giao cho một số doanh nghiệp thực hiện, nay trừ các hợp đồng thực hiện theo chỉ định của Chính phủ, các doanh nghiệp đầu mối khác nếu ký được hợp đồng có các điều kiện thương mại và giá cả tốt hơn, thì cũng được trực tiếp xuất khẩu hoặc xuất khẩu qua khách hàng khác vào các thị trường này.

1.5. Về thủ tục xuất khẩu: Hải quan căn cứ thông báo tên doanh nghiệp, hạn ngạch doanh nghiệp được giao, hợp đồng, L/C (trừ trường hợp đổi hàng hoặc thanh toán bằng TTR) để làm thủ tục xuất khẩu gạo cho doanh nghiệp, không yêu cầu văn bản nào khác.

2. Nhập khẩu phân bón:

Căn cứ Quyết định số 12/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ Bộ Thương mại đã có Quyết định số 0089 TM/XNK ngày 26/01/1998 phân bổ chỉ tiêu nhập khẩu phân bón năm 1998 gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp Trung ương.

2.1. Doanh nghiệp nhập khẩu phân bón: danh sách theo Phụ lục 2 của Thông tư này gồm 35 đầu mối.

Trường hợp cần thay đổi doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu thì Uỷ ban nhân dân tỉnh thông báo cho Bộ Thương mại, Ngân hàng, Hải quan, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản để phối hợp điều hành.

2.2. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố giao ngay hạn ngạch cho các doanh nghiệp thực hiện theo chỉ tiêu nhập khẩu UREA, SA, DAP, NPK, KALI nêu tại Quyết định 0089 TM/XNK ngày 26/01/1998 phù hợp với thời vụ sản xuất hè thu, mùa và đông xuân ở cả 3 miền Bắc, Trung, và Nam như Phụ lục số 2 đính kèm và thông báo cho Bộ Thương mại, các Bộ ngành hữu quan biết để phối hợp điều hành.

Thời hạn phân bón phải về đến cửa khẩu Việt Nam:

Đối với vụ hè thu: chậm nhất 30/6/1998 - Đối với vụ mùa: chậm nhất 30/9/1998 - Đối với vụ đông xuân: chậm nhất 31/3/1999

45 ngày trước khi đến thời hạn nêu trên, nếu doanh nghiệp không có khả năng nhập khẩu lượng phân bón được giao phải báo cáo ngay cho tỉnh, thành phố hoặc Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời giao cho doanh nghiệp khác thực hiện.

2.3. Các doanh nghiệp được giao chỉ tiêu nhập khẩu phải đưa phân bón về đủ số lượng, đúng cửa khẩu và thời điểm quy định. Trường hợp cần điều chỉnh phải được Bộ Thương mại chấp thuận.

2.4. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được xét cho phép tham gia nhập khẩu phân bón nếu có đủ các điều kiện sau đây:

Có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu có ngành hàng nhập khẩu phân bón hoặc vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Có mạng lưới cung ứng phân bón được thành lập theo đúng pháp luật.

Tình hình tài chính của Công ty lành mạnh; có khả năng huy động vốn và thanh toán hàng nhập khẩu tối thiểu 50.000 tấn phân bón/năm.

Nếu các doanh nghiệp hội đủ các điều kiện nêu trên gửi hồ sơ về Bộ Thương mại, bao gồm:

Văn bản đề nghị của doanh nghiệp (Phụ lục 3: mẫu số 1 đính kèm).

Báo cáo quyết toán năm 1997 được tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp độc lập xác nhận theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về kiểm toán độc lập.

Báo cáo về hệ thống cung ứng phân bón trong nước (có xác nhận của cơ quan chủ quản).

Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu (bản photocopy có công chứng).

2.5. Tuần đầu hàng tháng doanh nghiệp phải gửi báo cáo thực hiện nhập khẩu của tháng trước về Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (Phụ lục 4: mẫu số 2 đính kèm).

3. Việc nhập khẩu thép, xi măng các loại, giấy, kính, đường tinh luyện, đường thô nguyên liệu của các doanh nghiệp trong nước; Liên Bộ Thương mại, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Xây dựng thống nhất như sau:

3.1. Xi măng:

a. Nhu cầu nhập khẩu xi măng đen năm 1998 dự kiến: 200.000 tấn.

Giao Công ty liên doanh Sao Mai nhập khẩu 50.000 tấn xi măng rời để vận hành trạm Cát Lái.

150.000 tấn còn lại khi có nhu cầu mới được phép nhập khẩu trên cơ sở đề nghị của Bộ Xây dựng và điều hành của liên Bộ Thương mại - Kế hoạch và Đầu tư - Xây dựng.

b. Các loại xi măng khác các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng phù hợp được nhập khẩu theo nhu cầu sản xuất và kinh doanh - làm thủ tục tại Hải quan.

3.2. Kính:

a. Nhu cầu nhập khẩu năm 1998: 2,5 triệu m2 kính xây dựng trắng trơn có độ dầy từ 2 - 7 mm, Bộ Thương mại giao chỉ tiêu nhập khẩu như sau:

Các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng nhập khẩu 1,5 triệu m2. + Các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng thuộc các địa phương và các Bộ, ngành khác nhập khẩu 1 triệu m2.

b. Các loại kính khác các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng phù hợp được nhập khẩu theo nhu cầu sản xuất và kinh doanh - làm thủ tục tại Hải quan.

3.3. Giấy:

Các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng phù hợp được nhập khẩu giấy các loại theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh - làm thủ tục Hải quan. Riêng các loại giấy sau đây trước mắt chưa nhập khẩu:

Giấy in báo;

Giấy dùng để viết, để in thông thường (chưa gia công bề mặt), kể cả các loại giấy có tên thương mại: ofset, woodfree, photocopy và các tên thương mại khác có định lượng từ 50 g/m2 đến 80 g/m2.

Giấy làm bao bì bao gồm bìa, các loại carton phẳng có các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu:

Độ chịu bục từ 3 kgf/cm2 trở xuống.

Độ chịu nén từ 14 kgf trở xuống.

3.4. Đường:

Nhu cầu nhập khẩu năm 1998 khoảng 80.000 tấn đường các loại; Trong đó:

Đường thô làm nguyên liệu cho các nhà máy tinh luyện trước mắt nhập khẩu khoảng 60.000 tấn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định các doanh nghiệp trực thuộc Bộ nhập khẩu về chậm nhất là 30/8/1998.

Bộ Thương mại điều hành nhập khẩu 20.00 tấn đường Re khi thị trường có nhu cầu trên cơ sở thống nhất với các Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.5. Thép:

a. Các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng phù hợp được nhập khẩu thép các loại theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Làm thủ tục tại Hải quan.

Riêng các loại thép nêu tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này trước mắt chưa nhập khẩu.

b. Thép thứ phế liệu và thép phá dỡ tầu cũ khi nhập khẩu phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Công nghiệp.

4. Việc nhập khẩu ôtô và xe gắn máy các loại:

Ngoài các mặt hàng cấm nhập khẩu nêu tại điểm 9, mục II, Phụ lục số 01, Quyết định số 11/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ, trong khi chờ thống nhất với các ngành hữu quan trước mắt chưa nhập khẩu:

Ôtô du lịch từ 12 chỗ ngồi trở xuống, xe 2-3 bánh gắn máy (nguyên chiếc và SKD).

Động cơ ôtô và động cơ xe 2-3 bánh gắn máy đã qua sử dụng.

Khung xe hai bánh gắn máy (trừ khung nhập đồng bộ theo linh kiện CKD, IKD).

Cabin, khung gầm và khung gầm có gắn động cơ (loại mới) của các loại ô tô thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ loại nhập đồng bộ theo linh kiện CKD, IKD).

Xe cứu thương đã qua sử dụng.

Ôtô vừa chở hàng vừa chở người.

Số còn lại được điều hành nhập khẩu như sau:

a. Đối với ôtô nguyên chiếc các loại được hiểu là ôtô chở người, ôtô chở hàng và các loại ôtô khác có tay lái thuận mới hoặc đã qua sử dụng. Việc nhập khẩu ôtô đã qua sử dụng phải bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định hiện hành của Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường. Các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng được nhập khẩu ôtô nguyên chiếc các loại trên theo nhu cầu sản xuất kinh doanh; Riêng xe cứu thương (mới) được nhập khẩu khi có văn bản chấp thuận của Bộ Y tế chỉ để phục vụ vận chuyển người bệnh của các bệnh viện và cơ sở y tế khám chữa bệnh, không được sử dụng vào mục đích khác. Thủ tục nhập khẩu giải quyết tại cơ quan Hải quan cửa khẩu. b. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ kế hoạch sản xuất lắp ráp ôtô các loại và xe hai bánh gắn máy của mình gửi kế hoạch nhập khẩu linh kiện IKD cả năm về Bộ Thương mại trước 31/3/1998 để xem xét giao kế hoạch nhập khẩu.

c. Các doanh nghiệp trong nước đã đầu tư sản xuất lắp ráp được xe hai bánh gắn máy bằng linh kiện IKD nếu được nhà sản xuất (đối tác nước ngoài) và Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (hoặc cơ quan được Bộ này uỷ quyền) chấp thuận, đã được Bộ Thương mại cấp Giấy phép nhập khẩu linh kiện dạng IKD trong năm 1997 để lắp ráp thì gửi kế hoạch nhập khẩu linh kiện cả năm về Bộ Thương mại để duyệt.

Đối với các doanh nghiệp trong nước khác có dự án đầu tư sản xuất lắp ráp xe hai bánh gắn máy dạng IKD, sau khi thống nhất với các Bộ, ngành hữu quan Bộ Thương mại sẽ có Thông tư hướng dẫn thực hiện cụ thể sau.

5. Nhập khẩu rượu:

Việc nhập khẩu rượu thực hiện theo Thông tư hướng dẫn riêng của Bộ Thương mại, trước mắt thực hiện theo cơ chế điều hành của năm 1997. 6. Việc xuất khẩu cà phê và cao su trước mắt thực hiện như cơ chế năm 1997.

7. Việc nhập khẩu thiết bị, máy móc đã qua sử dụng: Các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng được nhập khẩu các loại thiết bị máy móc đã qua sử dụng theo quy định của Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường và quản lý chuyên ngành (nếu có), thủ tục nhập khẩu được giải quyết tại cơ quan Hải quan, không phải xin phép Bộ Thương mại. Riêng việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được thực hiện theo Quyết định 91/TTg của Thủ tương Chính phủ.

 

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Bộ Thương mại đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương của các đoàn thể thông báo nội dung Thông tư này cho các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình biết và thực hiện, đồng thời phản ánh cho Bộ Thương mại những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký đến ngày 31/3/1999./.

 

PHỤ LỤC SỐ 1

HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO NĂM 1998

(Kèm theo Thông tư số 01/1998/TM/XNK ngày 14/2/1998 của Bộ Thương mại)

Số TT

Khu vực

Hạn ngạch được giao

A

ĐỊA PHƯƠNG

2.520

1

Tỉnh An Giang

450

2

Tỉnh Cần Thơ

330

3

Tỉnh Đồng Tháp

330

4

Tỉnh Long An

210

5

Tỉnh Vĩnh Long

250

6

Tỉnh Kiên Giang

130

7

Tỉnh Tiền Giang

270

8

Tỉnh Trà Vinh

150

9

Tỉnh Sóc Trăng

120

10

Tỉnh Bạc Liêu

70

11

Tỉnh Cà Mâu

30

12

Tỉnh Bến Tre

20

13

Tỉnh Thái Bình

40

14

Thành phố Hồ Chí Minh

120

B.

CÁC DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG

1.080

15

Tổng công ty lương thực miền Nam

620

16

Tổng công ty lương thực miền Bắc

300

17

Công ty XNK Gedosico (Bộ Thương mại)

100

18

Tổng công ty vật tư nông nghiệp TW

30

19

Công ty xuất nhập khẩu ngũ cốc (Grainco)

30

 

 

 

 

Tổng cộng

3.600

 

PHỤ LỤC SỐ 2

DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU MỐI NHẬP KHẨU PHÂN BÓN 1998

(Kèm theo Thông tư số 01/1998 TM/XNK ngày 14/2/1998 của Bộ Thương mại)

1.

Công ty Ladfeco Long An

Tỉnh Long An

2.

Công ty lương thực Long An

-

3.

Công ty vật tư nông nghiệp và LT Đồng Tháp

Tỉnh Đồng Tháp

4.

Công ty Thương nghiệp XNK tổng hợp

-

5.

Công ty lương thực An Giang

Tỉnh An Giang

6.

Công ty lương thực Tiền Giang

Tỉnh Tiền Giang

7.

Công ty lương thực thực phẩm Vĩnh Long

Tỉnh Vĩnh Long

8.

Công ty xuất nhập khẩu Vĩnh Long

-

9.

Công ty xuất nhập khẩu và lương thực Trà Vinh

Tỉnh Trà Vinh

10.

Công ty lương thực thực phẩm Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng

11.

Công ty lương thực Cần Thơ

Tỉnh Cần Thơ

12.

Nông trường Sông Hậu

-

13.

Công ty lương thực Minh Hải

Tỉnh Bạc Liêu

14.

Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Cà Mau

Tỉnh Cà Mau

15.

Công ty vật tư nông nghiệp Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai

16.

Công ty Hachimex Hải Phòng

TP. Hải Phòng

17.

Công ty vật tư tổng hợp Hà Anh Hà Nộ

TP. Hà Nội

18.

Công tư vật tư nông nghiệp Nghệ An

Tỉnh Nghệ An

19.

Công ty xuất nhập khẩu Thanh Hoá

Tỉnh Thanh Hoá

20.

Công ty vật tư nông nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng

Tỉnh Quảng Nam

21.

Công ty đầu tư xuất nhập khẩu Đăklăk

Tỉnh Đăklăk

22.

Công ty thương mại tổng hợp Phú Yên

Tỉnh Phú Yên

23.

Công ty vật tư nông nghiệp Bình Định

Tỉnh Bình Định

24.

Công ty Grainco

Bộ NN và PTNN

25.

Tổng công ty lương thực miền Nam

-

26.

Tổng công ty lương thực miền Bắc

-

27.

Tổng công ty cà phê Việt Nam

-

28.

Tổng công ty cao su Việt Nam

-

29.

Tổng công ty Vigecam

-

30.

Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 3

Bộ Thương mại

31.

Tổng công ty hoá chất Việt nam

Bộ Công nghiệp

32.

Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản

Bộ Thương mại*

33.

1 Công ty của tỉnh Nam Định

Tỉnh Nam Định*

34.

1 Công ty của tỉnh Gia Lai

Tỉnh Gia Lai*

35.

Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn

TP. Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp đầu mối được bổ sung năm 1998 theo QĐ số 12/1998/QĐ-TTg

 

HẠN MỨC PHÂN BÓN
NHẬP KHẨU PHỤC VỤ THEO MÙA

Đơn vị: ngàn tấn

S

Tỉnh, TP, doanh nghiệp

Hạn mức phân bổ theo mùa

TT

 

Hè thu

Mùa

Đ.xuân

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

I. Hạn mức nhập khẩu UREA

 

 

 

 

 

Cả nước

360

450

790

1.600

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

A- NK cho miền Nam

250

200

430

880

1

Long An

20

10

40

70

2

Đồng Tháp

20

10

40

70

3

An Giang

20

10

40

70

4

Vĩnh Long

10

10

40

60

5

Tiền Giang

10

20

20

50

6

Cần Thơ

10

20

30

60

7

Sóc Trăng

10

10

10

30

8

Bạc Liêu

10

10

10

30

9

Cà Mau

10

10

10

30

10

Đồng Nai

10

10

10

30

11

CT XNK ngũ cốc

20

20

30

70

12

CT XNK khoáng sản

10

10

10

30

13

TCT LT miền Nam

10

10

30

50

14

TCT hoá chất Việt Nam

10

10

10

30

15

TCT vật tư nông nghiệp

70

30

100

200

 

 

 

 

 

 

 

B. NK cho miền Bắc

40

190

270

500

16

Hải Phòng

10

30

50

90

17

Hà Nội

10

30

40

80

18

Nghệ An

10

20

30

60

19

Thanh Hoá

10

10

30

50

20

Nam Định

-

20

10

30

21

TCT LT miền Bắc

-

10

20

30

22

TCT Vật tư nông nghiệp

-

70

90

160

 

 

 

 

 

 

 

C- NK cho miền Trung

70

60

90

220

23

Phú Yên

10

10

20

40

24

Quảng Nam

10

10

20

40

25

Bình Định

10

10

10

30

26

Đăk lăk

10

10

-

20

27

Gia Lai

10

-

10

20

28

TCT vật tư nông nghiệp

10

10

20

40

29

CT XNK tổng hợp 3

10

10

10

30

 

 

 

 

 

 

 

II. Hạn mức nhập khẩu các loại phân bón khác

 

 

 

 

 

A. Phân DAP

80

70

150

300

 

NK cho miền Nam

80

70

150

300

1

Long An

10

10

10

30

2

Đồng Tháp

10

10

10

30

3

An Giang

10

10

10

30

4

Tiền Giang

10

10

10

30

5

Vĩnh Long

10

-

20

30

6

Cần Thơ

-

10

20

30

7

Đồng Nai

10

-

20

30

8

TCT LT miền Nam

10

-

20

30

9

TCT vật tư nông nghiệp

10

10

20

40

10

CT XNK ngũ cốc

-

10

10

20

 

 

 

 

 

 

 

B. Phân NPK

110

80

160

350

 

NK cho miền Trung

20

10

40

70

1

Phú Yên

10

-

-

10

2

Quảng Nam

10

10

-

20

3

Đăk Lăk

-

-

10

10

4

Bình Định

-

-

10

10

5

Gia Lai

-

-

10

10

6

CT XNK tổng hợp 3

-

-

10

10

 

 

 

 

 

 

 

NK cho miền Nam

90

70

120

280

7

Long An

10

10

10

30

8

Đồng Tháp

10

10

10

30

9

An Giang

10

10

10

30

10

Tiền Giang

10

-

20

30

11

Vĩnh Long

10

-

20

30

12

Cần Thơ

10

10

10

30

13

Đồng Nai

10

-

10

20

14

TCT LT miền Nam

10

10

10

30

15

TCT vật tư nông nghiệp

10

10

10

30

16

CT XNK ngũ cốc

-

10

10

20

 

 

 

 

 

 

 

C. Phân KALI

60

60

120

240

 

NK cho miền Bắc

20

20

40

80

1

Hải Phòng

-

10

-

10

2

Hà Nội

10

-

10

20

3

Nghệ An

10

-

10

20

4

Thanh Hoá

-

10

-

10

5

Nam Định

-

-

10

10

6

TCT vật tư nông nghiệp

-

-

10

10

 

 

 

 

 

 

 

NK cho miền Trung

10

10

20

40

7

Phú Yên

-

10

-

10

8

Quảng Nam

10

-

-

10

9

CT XNK tổng hợp 3

-

-

10

10

10

TCT vật tư nông nghiệp

-

-

10

10

 

 

 

 

 

 

 

NK cho miền Nam

30

30

60

120

11

Long An

10

-

-

10

12

Đồng Tháp

10

-

-

10

13

An Giang

10

-

-

10

14

Cần Thơ

-

-

10

10

15

Đồng Nai

-

10

-

10

16

TCT Hoá chất Việt Nam

-

-

10

10

17

TCT vật tư nông nghiệp

-

10

10

20

18

TCT cà phê Việt Nam

-

-

10

10

19

TCT cao su Việt Nam

-

-

10

10

20

CT XNK ngũ cốc

-

10

10

20

 

 

 

 

 

 

 

D. Phân SA

60

50

140

250

 

NK cho miền Bắc

10

10

30

50

1

Hải Phòng

-

-

10

10

2

Hà Nội

-

10

-

10

3

Nghệ An

10

-

10

20

4

TCT vật tư nông nghiệp

-

-

10

10

 

 

 

 

 

 

 

NK cho miền Trung

10

10

30

50

5

Phú Yên

-

10

10

20

6

Đăk Lăk

-

-

10

10

7

Quảng Nam

10

-

-

10

8

CT XNK tổng hợp 3

-

-

10

10

 

 

 

 

 

 

 

NK cho miền Nam

40

30

80

150

9

Đồng Nai

10

-

-

10

10

Long An

10

-

-

10

11

Cần Thơ

-

10

-

10

12

An Giang

-

10

-

10

13

Đồng Tháp

-

10

-

10

14

Vĩnh Long

-

-

10

10

15

Tiền Giang

-

-

10

10

16

TCT vật tư nông nghiệp

10

-

10

20

17

TCT cà phê Việt Nam

-

-

10

10

18

TCT cao su Việt Nam

-

-

10

10

19

TCT LT miền Nam

10

-

10

20

20

TCT Hoá chất Việt Nam

-

-

10

10

21

CT XNK ngũ cốc

-

-

10

10

PHỤ LỤC SỐ 3

MẪU SỐ 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

Kính gửi: Bộ Thương mại

"V/v xin tham gia nhập khẩu phân bón"

1. Tên Công ty:

2. Địa chỉ:

Điện thoại:

3. Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số

Ngày cấp

Phạm vi xuất khẩu:

Phạm vi nhập khẩu:

4. Tình hình tài chính:

a. Báo cáo về tình hình tài chính của Công ty (nợ và khả năng trả nợ, có khả năng huy động vốn để nhập khẩu và thanh toán tiền hàng nhập khẩu tối thiểu 50.000 tấn phân bón/năm).

b. Vốn kinh doanh (tại thời điểm báo cáo):

Trong đó:

Vốn cố định

Vốn lưu động:

5. Hệ thống cung ứng phân bón có khả năng cung ứng X (bao nhiêu) tấn phân bón/năm, trong đó:

Bán buôn: tấn
Bán lẻ: tấn

6. Địa bàn cung ứng phân bón (miền Bắc, miền Trung hay miền Nam):

7. Cán bộ có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực nhập khẩu và kinh doanh phân bón (ghi rõ tên và bằng cấp):

8. Đăng ký nhập khẩu phân bón (UREA, SA, DAP, NPK và KALI).

 

..., ngày tháng năm 1998

Ý kiến của cơ quan chủ quản

Giám đốc Công ty

 

(Ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 4

MẪU SỐ 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BÁO CÁO

NHẬP KHẨU PHÂN BÓN ĐỊNH KỲ HÀNG THÁNG

Kính gửi:

- Bộ Thương mại

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Hàng về trong tháng

UREA

SA

DAP

NPK

KALI

- Miền Bắc

 

 

 

 

 

- Miền Trung

 

 

 

 

 

- Miền Nam

 

 

 

 

 

2. Luỹ kế nhập khẩu từ đầu năm

 

 

 

 

 

- Miền Bắc

 

 

 

 

 

- Miền Trung

 

 

 

 

 

- Miền Nam

 

 

 

 

 

3. Tồn kho đến kỳ báo cáo

 

 

 

 

 

- Miền Bắc

 

 

 

 

 

- Miền Trung

 

 

 

 

 

- Miền Nam

 

 

 

 

 

4. Giá nhập khẩu bình quân

 

 

 

 

 

(USD/MT CIF cảng Việt Nam)

 

 

 

 

 

5. Giá bán trong nước

 

 

 

 

 

- Miền Bắc

 

 

 

 

 

- Miền Trung

 

 

 

 

 

- Miền Nam

 

 

 

 

 

6. Tình hình thực hiện tháng tới

 

 

 

 

 

- Đã ký hợp đồng nhập khẩu

 

 

 

 

 

- Đã mở L/C

 

 

 

 

 

- Dự kiến hàng về đến cửa khẩu VN

 

 

 

 

 

7. Đánh giá tình hình

 

 

 

 

 

(thị trường trong và ngoài nước)

 

 

 

 

 

8. Kiến nghị

 

 

 

 

 

..., ngày tháng năm 1998

Giám đốc Công ty

(Ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 5

DANH MỤC NHỮNG CHỦNG LOẠI THÉP
KHÔNG NHẬP KHẨU NĂM 1998

(Kèm theo Thông tư số 01/1998/TM/XNK ngày 14/02/1998 của Bộ Thương mại)

1. Thép xây dựng tròn trơn phi 6 đến 40mm

2. Thép xây dựng tròn gai (đốt, vằn, gân, xoắn) phi 10 đến 40mm

3. Thép góc đều (V, góc lệch (L) 20 đến 100mm

4. Các loại thép hình C(U), I(H), dưới 120mm

5. Các loại ống thép hàn: đen, mạ kẽm phi 14 đến 115mm

6. Thép lá mạ kẽm phẳng, dày 0,25-0,55mm, chiều dài đến 3.500mm, thép lá mạ kẽm dạng múi, thép lá mạ màu dạng múi.

7. Các loại dây thép thường: đen mềm, đen cứng, dây mạ kẽm, dây thép gai và lưới B40.

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC

HÀNG HOÁ CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU NĂM 1998
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998
của Thủ tướng Chính phủ)

 

I. MẶT HÀNG CẤM XUẤT KHẨU

1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự.

2. Đồ cổ.

3. Các loại ma tuý.

4. Hoá chất độc.

5. Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ bóc, củi, than hầm từ gỗ hoặc củi, các sản phẩm gỗ lâm sản sản xuất từ nhóm IA và ván tinh chế sản xuất từ nhóm gỗ IIA trong danh mục ban hành kèm theo Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992; song mây nguyên liệu.

6. Các loại động vật hoang và động vật, thực vật quý hiếm tự nhiên.

 

II. MẶT HÀNG CẤM NHẬP KHẨU

1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự.

2. Các loại ma tuý.

3. Hoá chất độc.

4. Các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động.

5. Pháo các loại. Đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách, đến trật tự an toàn xã hội.

6. Thuốc lá điếu (trừ hành lý cá nhân theo định lượng)

7. Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng (trừ tài sản di chuyển bao gồm cả hàng hoá phục vụ nhu cầu của các cá nhân thuộc thân phận ngoại giao của các nước, các tổ chức quốc tế và hành lý cá nhân theo định lượng).

8. Ô tô và phương tiện tự hành các loại có tay lái nghịch (kể cả dạng tháo rời).

9. Phụ tùng đã qua sử dụng của các loại ôtô, xe hai bánh và ba bánh gắn máy; kể cả khung gầm có gắn động cơ ôtô các loại đã qua sử dụng.

Ghi chú:

1. Việc xuất khẩu hàng thuộc danh mục nói trên, trong trường hợp có nhu cầu cho an ninh quốc phòng hoặc nhu cầu khác, sẽ do Thủ tướng cho phép hoặc giao Bộ trưởng Bộ Thương mại cho phép và hải quan giải quyết thủ tục.

2. Việc cấm xuất khẩu động thực vật theo yêu cầu bảo vệ môi sinh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn trong văn bản riêng.

3. Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan thống nhất hướng dẫn thi hành mục II.7.

4. Việc nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng (bao gồm cả phụ tùng, linh kiện) khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC

HÀNG QUẢN LÝ BẰNG HẠN NGẠCH 1998

(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998
của Thủ tướng Chính phủ)

MẶT HÀNG XUẤT KHẨU

Gạo

Hàng dệt, may xuất khẩu vào Eu, Canada, NaUy, Thổ Nhĩ Kỳ.

 

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC

HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU THEO QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (1)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Danh mục khoáng sản hàng hoá xuất khẩu, hoá chất nhập khẩu theo quy chế hướng dẫn của Bộ Công nghiệp

2. Danh mục thực vật, động vật rừng xuất khẩu, thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và thú y; thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc theo quy chế hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Danh mục thuốc, chất gây nghiện, chất hướng tâm thần và tiền chất. Một số máy móc, thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh cho người, nhập khẩu theo quy chế hướng dẫn của Bộ Y tế..

4. Danh mục thuỷ sản quý hiếm thuỷ sản sống dùng làm giống, thức ăn và thuốc chữa bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản, xuất, nhập khẩu theo quy chế hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.

5. Máy phát sóng, thiết bị thu phát và truyền dẫn vô tuyến; các loại tổng đài, nhập khẩu theo quy chế hướng dẫn của Tổng cục Bưu điện. 6. Các ấn phẩm văn hoá, tác phẩm mỹ thuật Nhà nước quản lý, tác phẩm điện ảnh, thiết bị in đặc biệt, băng hình có ghi chương trình, xuất, nhập khẩu theo quy chế hướng dẫn của Bộ Văn hoá - Thông tin.

7. Thiết bị, máy móc chuyên ngành ngân hàng, xuất, nhập khẩu theo quy chế hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

(1) Danh mục cụ thể các loại hàng hoá nói trên thực hiện theo Nghị định số 89/CP ngày 15 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ.

 

PHỤ LỤC 4

DANH MỤC

HÀNG HOÁ, VẬT TƯ NHẬP KHẨU CÓ CÂN ĐỐI VỚI SẢN XUẤT
VÀ NHU CẦU TRONG NƯỚC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998
của Thủ tướng Chính phủ)

1. Xăng dầu

2. Phân bón

3. Thép xây dựng các loại

4. Xi măng các loại

5. Giấy viết, giấy in các loại

6. Kính xây dựng

7. Đường tinh luyện, đường thô nguyên liệu

8. Rượu./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=7901&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận