THÔNG TƯ
Hướng dẫn thi hành Nghị định số l09/1997/NĐ-CP ngày 12/11/1997
của Chính phủ về bưu chính viễn thông đối với công tácquản lý và cấp phép
sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện
Ngày 12 tháng 11 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định sốl09/1997/NĐ-CP về bưu chính và viễn thông. Tổng cực Bưu điện hướng dẫn việcthực hiện các quy định về quản lý và cấp phép sử dụng tần số, thiết bị phátsóng vô tuyến điện như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1.Tổng cục Bưu điện thống nhất quản lý nhà nước đối với phổ tần số, thiết bị phátsóng vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh thuộc chủ quyền Việt Nam.
Thôngtư này hướng dẫn các thủ tục về cấp giấy phép sử dụng tần số, thiết bị phátsóng vô tuyến điện và đăng ký quỹ đạo vệ tinh.
1.2.Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam (trừ Bộ Quốc phòng,Bộ Công an có quy định riêng) muốn lắp đặt, sử dụng, dự trữ thiết bị phát sóngvô tuyến điện trên lãnh thổ Việt Nam và sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc cácnghiệp vụ: cố định, lưu động, phát thanh, truyền hình, hàng hải, hàng không,đạo hàng, định vị, vệ tinh, phát chuẩn và các nghiệp vụ khác phải xin phép Tổngcục Bưu điện và chỉ được lắp đặt, sử dụng, dự trữ khi có giấy phép; khi thayđổi các nội dung được quy định trong giấy phép phải được phép của Tổng cục Bưuđiện phải tuân thủ các quy định được nêu trong Thông tư này.
1.3.Một số thuật ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:
1.3.1.Vô tuyến điện là một thuật ngữ chung áp dụng khi sử dụng sóng vô tuyến điện.
1.3.2.Sóng vô tuyến điện là các sóng điện từ có tần số thấp hơn 3000GHz truyền lantrong không gian không có dẫn sóng nhân tạo.
1.3.3.Ấn định tần số. Là việc cơ quan quản lý nhà nước cho phépmột đài vô tuyến điện được quyền sử dụng một tần số hay một kênh tần số vôtuyến điện theo những điều kiện cụ thể.
1.3.4.Nhiễu có hại: Là nhiễu làm nguy hại đến các hoạt độngcủa các nghiệp vụ thôngtin vô tuyến điện hợp pháp hoặc cản trở, làm gián đoạn một nghiệp vụ thông tinvô tuyến điện đang được phép khai thác.
1.3.5.Thiết bị phát sóng vô tuyến điện: Là thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điệnhoặc thiết bị có phát xạ sóng vô tuyến điện (sau đây gọi chung là thiết bị phátsóng vô tuyến điện) dùng cho các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện cố định, lưuđộng, hàng hải, hàng không, phát thanh-truyền hình, đạo hàng, định vị, vệ tinh,phát chuẩn (tín hiệu giờ, tần số chuẩn); các thiết bị dùng trong khoa học, côngnghiệp, y tế có phát xạ vô tuyến điện và các nghiệp vụ khác.
1.3.6.Nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện: Là nghiệp vụ bao gồm truyền dẫn, phát xạhoặc thu sóng vô tuyến điện cho những mục đích viễn thông cụ thể.
1.3.7.Nghiệp vụ cố định: Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến giữa các điểm cố định đã xácđịnh trước.
1.3.8.Nghiệp vụ lưu động: Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến giữa các đài lưu động vàcác đài mặt đất, hoặc giữa các đài lưu động với nhau.
1.3.9.Nghiệp vụ lưu động hàng hải: Là nghiệp vụ lưu động giữa các đài duyên hải vàcác đài tàu biển, hoặc giữa các đài tàu biển với nhau, hoặc giữa các đài thôngtin trên boong tàu. Các đài tàu cứu nạn và các pha vô tuyến báo vị trí khẩn cấpcũng có thể tham gia nghiệp vụ này.
1.3.10.Nghiệp vụ lưu động hàng không: Là nghiệp vụ lưu động giữa các đài hàng không vàcác đài trên máy bay với nhau, trong đó có cả các đài cứu nạn; các pha vô tuyếnđánh dấu vị trí khẩn cấp cũng có thể tham gia nghiệp vụ này trên các tần số cấpcứu và khẩn cấp.
1.3.11.Nghiệp vụ thông tin quảng bá: Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến trong đó sự phátsóng dành cho toàn thể công chúng thu trực tiếp. Nghiệp vụ này bao gồm phátthanh, phát hình, hoặc các loại phát xạ khác.
1.3.12.Nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư: Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến nhằm mụcđích tự đào tạo, trao đổi thông tin, nghiên cứu kỹ thuật do những người chơi vôtuyến điện nghiệp dư thực hiện. Những người này chỉ quan tâm đến kỹ thuật vôtuyến vì sở thích cá nhân chứ không vì mục đích tiền tài và đã được các cơ quancó thẩm quyền cho phép.
1.3.13.Đài: Một hay nhiều thiết bị phát sóng vô tuyến điện hay thiết bị thu sóng vôtuyến điện hoặc tổ hợp các thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện kể cả thiết bịphụ kèm theo tại một vị trí để tiến hành một nghiệp vụ thông tin vô tuyến điệnhoặc một nghiệp vụ vô tuyến thiên văn. Mỗi một đài sẽ được phân loại bởi nghiệpvụ mà nó hoạt động thường xuyên hoặc tạm thời.
l..3.14.Đài cố định: Một đài thuộc nghiệp vụ cố định.
1.3.15.Đài lưu động: Một đài thuộc nghiệp vụ lưu động sử dụng lúc chuyển động hoặc tạmdừng ở những điểm không định trước.
1.3.16. Đài hàng không: Một đài mặt đất thuộc nghiệp vụ lưu động hàng không. Trongmột số trường hợp một đài hàng không có thể được đặt trên boong tàu biển hoặctrên một hạm đội trên biển.
1.3.17.Đài máy bay: Một đài lưu động đặt trên máy bay thuộc nghiệp vụ lưu động hàngkhông, không kể đài máy bay cứu nạn.
1.3.18.Đài quảng bá: Một đài thuộc nghiệp vụ quảng bá.
1.3.19.Đài nghiệp dư: Một đài thuộc nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư.
1.3.20.Đài tàu biển: Là đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ lưu động hàng hải đặt trêntàu thuyền hoặc phương tiện nghề cá của các tổ chức, cá nhân hoạt động trênvùng biển Việt Nam hoặc quốc tế, được quy định tại Nghị định số 91/CP của Chínhphủ ban hành ngày 2/8/1997.
1.3.21.Đài vô tuyến điện đặt trên các phương tiện nghề cá: Là các đài vô tuyến điệnđặt trên các tàu, thuyền và các phương tiện di động, không di động trên biểndùng để khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần, thu gom hàngthủy sản, điều tra thăm dò và kiểm tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thủy sản quyđịnh tại Nghị định số 72/1998/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 9 năm1998.
1.3.22.Điện thoại không dây (Loại kéo dài thuê bao): Là thiết bị thu phát bao gồm haiphần liên lạc với nhau bằng sóng vô tuyến điện:
Phần1 (máy mẹ): Là phần đặt cố định, được đấu nối với một mạng điện thoại
Phần2 (máy con): Là phần có thể được đặt cố định hoặc mang đi lưu động, có cùng sốđiện thoại với máy mẹ.
14.Việc ấn định tần số, cấp phép và sử dụng phổ tần số vô tuyến điện phải đúngnghiệp vụ được phân bổ theo Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam chocác nghiệp vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số85/1998/QĐ-TTg ngày 16/4/1998.
15.Các thiết bị phát sóng vô tuyến điện nhập vào Việt Nam phải có chứng nhận hợpchuẩn và giấy phép nhập khẩu của Tổng cục Bưu điện.
16.Các thiết bị phát sóng vô tuyến điện thuộc các mạng thông tin vô tuyến điệnphải cấp giấy phép thiết lập mạng, ngoài giấy phép sử dụng tần số và thiết bịphát sóng vô tuyến điện phải có giấy phép thiết lập mạng thông tin vô tuyếnđiện do Tổng cục Bưu điện cấp (theo quy định tại Thông tư số 04/1998/TT-TCBĐngày 29/9/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định số109/1997/NĐ-CPcủa Chính phủ vềmạng lưới và dịch vụ viễn thông).
17.Các đài tàu biển phải được Tổng cục Bưu điện kiểm tra kỹ thuật, nghiệp vụ thiếtbị vô tuyến điện đài tàu khi cấp giấy phép.
18.Các thiết bị dùng trong khoa học, công nghiệp, y tế có phát xạ vô tuyến điệnphải tuân theo các quy định về tương thích điện từ trường hoặc quy định vềchống nhiễu của Tổng cục Bưu điện.
19.Tổng cục Bưu điện thỏa thuận tần số sử dụng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
20.Các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vôtuyến điện phải trả phí cấp và sử dụng tần số theo Quyết định số 158/CT ngày18/5/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và quyđịnh của Bộ Tài chính.
Tổngcục Bưu điện (Cục Tần số vô tuyến điện) tổ chức việc thu nộp phí tần số đốỉ vớitất cả các giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện.
II. QUY ĐỊNH VỀ CẤP GIẤY PHÉP SỨ DỤNG TẦN SỐ, THIẾT BỊ PHÁT SÓNGVÔ TUYẾN ĐIỆN CHO CÁC NGHIỆP VỤ
2.1.Các loại giấy phép:
2.1.1.Tổngcục bưu điện là Cơ quan cấp giấy phép tần số vô tuyến điện cho các đối tượng sửdụng nêu tại điểm 1.2 trong Thông tư này, gồm:
Giấyphép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;
Cácloại giấy phép tần số vô tuyến diện khác (giấy phép phổ tần, giấy phép chủngloại thiết bị,...).
2.1.2.Đối với giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện, Tổng cụcBưu điện quy định trình tự, thủ tục cấp mới giấy phép, gia hạn giấy phép và cấplại giấy phép khi có thay đổi bổ sung.
Đốivới các loại giấy phép tần số vô tuyến điện khác, Tổng cục Bưu điện sẽ có quyđịnh riêng.
2.2.Trách nhiệm các đơn vị thuộc Tổng cục Bưu điện:
2.2.1.Cục Tần số vô tuyến điện có nhiệm vụ cấp mới, gia hạn, cấp lại tất cả các loạigiấy phép tần số vô tuyến điện dùng trong các nghiệp vụ thông tin vô tuyếnđiện.
2.2.2.Tổng cục Bưu điện, các Cục Bưu điện khu vực có nhiệm vụ cấp mới, gia hạn, cấplại giấy phép thiết lập mạng thông tin vô tuyến điện thuộc loại phải cấp giấyphép thiết lập mạng theo sự phân cấp trong Thông tư số 04/1998/TT-TCBĐ.
2.3.Thủ tục cấp phép.
2.3.1.Cấp mới giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện dùng trongcác nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện thuộc loại không phải cấp giấy phép thiếtlập mạng gồm các đài tàu biển, tàu bay, phương tiện nghề cá; các đài thuộcnghiệp vụ quảng bá; các đài thuộc nghiệp vụ hàng hải, hàng không hoạt động theoquy ước liên lạc quốc tế; các đài vô tuyến điện nghiệp dư; các thiết bị cảnhbáo, điều khiển từ xa; các thiết bị điện thoại không dây (loại kéo dài thuêbao).
Hồsơ xin cấp giấy phép gồm:
2.3.1.1.Đơn xin cấp giấy phép sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện.
2.3.1.2.Bản kê khai để xin cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyếnđiện cho từng máy (kể cả máy dự phòng), kê khai theo mẫu quy định của Tổng cụcBưu điện (theo Phụ lục l (*)).
2.3.1.3.Lý lịch trích ngang hoặc danh sách các nhân viên khai thác, hoặc người chịutrách nhiệm do cơ quan công an có thẩm quyền xét duyệt.
2.3.1.4.Bản sao có công chứng: Quyết định thành lập đơn vị và giấy phép đầu tư (đối vớicác đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài).
Riêngcác đài dưới đây, hồ sơ gồm:
2.3.1.5.Đối với đài tàu biển: hồ sơ yêu cầu như ở các điểm 2.3.1.1, 2.3.1.2, 2.3.1.4 kêkhai cho từng đài tàu biển và phải có thêm:
Chứngchỉ khai thác viên đài tàu do Tổng cục Bưu điện cấp.
Chứngnhận trọng tải, phạm vi hoạt động do Cục Đăng kiểm, Cục Hàng hải Việt Nam cấp.
Riêngcác đài vô tuyến điện đặt trên tàu thuyền chỉ chạy trên sông để dùng vào cácmục đích, hồ sơ yêu cầu như ở các điểm 2.3.1.1, 2.3.1.2, 2.3.1.3, 2.3.1.4.
2.3.1.6.Đối với đài vô tuyến điện đặt trên các phương tiện nghề cá (băng tần số theoPhụ lục 2 (*)): a) Nếu là thiết bị của các tổ chức, đơn vị kinh doanh: Hồ sơyêu cầu như nêu ở các điểm 2.3.1.1, 2.3.1.2, 2.3.1.3, 2.3.1.4 và phải có thêmgiấy phép hành nghề do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản sao có côngchứng).
b)Nếu là thiết bị của các tổ hợp tác, cá nhân, hồ sơ yêu cầu có:
Bảnkhai xin cấp giấy phép sủ dụng tần số và máy phát cho từng đài, kê khai theomẫu của Tổng cục Bưu điện Phụ lục 1 (*) có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi cưtrú.
Bảnlý lịch trích ngang do cơ quan công an có thẩm quyền xét duyệt.
Giấyphép hành nghề do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản photocopy).
2.3.1.7.Đối với các thiết bị cảnh báo, điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến điện (băngtần số theo Phụ lục 3 (*): hồ sơ yêu cầu như nêu ở điểm 2.3.1.1 và 2.3.1.2.
2.3.1.8.Đối với các điện thoại không dây - loại kéo dài thuê bao (băng tần theo quyđịnh của Phụ lục 4 (*): hồ sơ yêu cầu như nêu ở điểm 2.3.1.1, 2.3.1.2.
Riêngđối với các điện thoại kéo dài thuê bao có công suất máy phát cực đại nhỏ hơn1w không phải xin cấp giấy phép sử dụng.
2.3.1.9.Đối với các đài thuộc nghiệp vụ quảng bá: thực hiện theo hướng dẫn trong Thôngtư liên tịch Bộ Văn hóa -Thông tin-Tổng cục Bưu điện số 06/1997rrTLT ngày28/11/1997.
2.3.1.10.Đối với các đài vô tuyến điện nghiệp dư: thực hiện theo các quy định trong Thểlệ vô tuyến điện nghiệp dư do Tổng cục Bưu điện ban hành kèm theo Quyết định số99/1998/QĐ-CSBĐ ngày 14/2/1998.
2.3.1.11Đối với các cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại ViệtNam, cơ quan Đại diện của các Tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các đoàn Đại biểucấp cao nước ngoài đến thăm Việt Nam được hưởng Quy chế ưu đãi, miễn trừ ngoạigiao, yêu cầu hồ sơ như nêu ở điểm 2.3.1.1, 2.3.1.2 và kèm theo văn bản đề nghịcủa Bộ Ngoại giao.
2.3.2.Cấp mới giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện dùng trongcác nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện thuộc mạng thông tin vô tuyến điện phảicấp giấy phép thiết lập mạng, hồ sơ gồm:
2.3.2.1.Đơn xin cấp phép kèm theo ý kiến của cơ quan chủ quản (nếu có) đối với các cơquan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam; kèm theo công văn đề nghị của Bộ Ngoạigiao đối với các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế được hưởng Quy chếngoại giao,
2.3.2.2.Bản công chứng Quyết định thành lập hoặc Giấy phép đầu tư (đối với các đơn vịcó vốn đầu tư nước ngoài);
2.3.2.3.Đề án thiết lập mạng, trong đó nêu rõ: cấu hình, phạm vi hoạt động, công nghệsử dụng, thiết bị, tiêu chuẩn kỹ thuật của mạng và thiết bị, tần số xin sử dụng(nếu có);
2.3.2.4.Lý lịch trích ngang của người quản lý và điều hành mạng có xác nhận của cơ quancông an cấp có thẩm quyền;
2.3.2.5.Bản khai xin sử dụng máy phát và tần số vô tuyến điện theo mẫu do Tổng cục Bưuđiện ban hành.
2.3.3.Gia hạn giấy phép cấp lại (khi có thay đổi, bổ sung) giấy phép sử dụng tần sốvà thiết bị phát sóng vô tuyến điện:
2.3.3.1.Khi giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện sắp hết hạn sửdụng, nếu muốn sử dụng tiếp (không có thay đổi, bổ sung nội dung quy định tronggiấy phép), các tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục xin gia hạn giấy phép trướckhi giấy phép hết hạn 30 ngày.
2.3.3.2.Khi có thay đổi, bổ sung các nội dung đã được quy định trong giấy phép phải làmthủ tục xin cấp lại giấy phép (kể cả các giấy phép chưa hết hạn hoặc hết hạn sửdụng).
2.3.3.3.Khi thiết bị phát sóng vô tuyến điện ngừng sử dụng phải thông báo ngay cho cơquan cấp giấy phép để cấp tần số đó cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng, bảo đảmtiết kiệm phổ tần số vô tuyến điện.
2.3.3.4.Hồ sơ xin gia hạn giấy phép; cấp lại (khi có thay đổi, bổ sung) giấy phép sửdụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện thuộc loại không phải cấp giấyphép thiết lập mạng, gồm:
Đơnxin gia hạn hoặc cấp lại giấy phép.
Bảnkhai bổ sung nếu có thay đổi (theo mẫu quy định, Phụ lục 1 (*).
2.3.3.5.Hồ sơ xin gia hạn giấy phép; cấp lại (khi có thay đổi, bổ sung) giấy phép sửdụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện thuộc loại phải cấp giấy phépthiết lập mạng:
Khigiấy phép thiết lập mạng có những thay đổi về nội dung, hồ sơ gồm:
Đơnxin sửa đổi, bổ sung;
Bảnmô tả chi tiết dự định sửa đổi bổ sung;
Cácbản tài liệu khác liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung;
Bảnsao giấy phép thiết lập mạng đang có hiệu lực.
Bảnkhai bổ sung nếu có thay đổi (theo mẫu quy định, Phụ lục 1 (*).
Khigiấy phép thiết lập mạng hết thời hạn hiệu lực nhưng không có thay đổi về nộidung, hồ sơ gồm:
Đơnxin gia hạn;
Bảnsao giấy phép thiết lập mạng đang có hiệu lực.
Bảnkhai bổ sung nếu có thay đổi (theo mẫu quy định, Phụ lục 1 (*).
Khigiấy phép thiết lập mạng còn thời hạn hiệu lực nhưng không có thay đổi về nộidung, hồ sơ yêu cầu như 2.3.3.4 và có thêm bản sao giấy phép thiết lập mạngđang có hiệu lực.
2.3.4.Thời hạn của giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện: Thờihạn hiệu lực của các loại giấy phép tối đa là 2 năm (cho mạng chuyên dùng) và 5năm (cho mạng công cộng) và không vượt quá thời hạn hiệu lực của giấy phépthiết lập mạng thông tin vô tuyến điện (đối với các mạng có giấy phép thiết lậpmạng).
2.3.5.Thời gian giải quyết cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vôtuyến điện:
2.3.5.1.Cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm giải quyết cấp giấy phép sử dụng tần sốvàthiết bị phát sóng vô tuyến điện trong thời hạn tối đa 14 ngày kể từ ngày nhậnđủ hồ sơ hợp lệ đảm bảo các yêu cầu để cấp phép.
2.3.5.2.Nếu hồ sơ chưa đủ yêu cầu thì sau 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quancấp phép có trách nhiệm thông báo cho đối tượng xin cấp phép biết để bổ sung,hoàn thiện. Thời gian giải quyết cấp giấy phép được tính từ ngày cơ quan cấpphép nhận được các số liệu bổ sung đầy đủ.
2.3.5.3.Các tổ chức, cá nhân xin phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyếnđiện có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông số kỹ thuật, đúng thủ tụchành chính đảm bảo các yêu cầu cấp phép theo quy định.
2.3.5.4.Trường hợp từ chối cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyếnđiện, cơ quan cấp phép sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho các đối tượngxin cấp phép biết trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2.3.5.5.Các giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện phải được bảoquản và luôn đi kèm theo thiết bị phát sóng.
2.3.6.Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn kê khai và giao nhận giấy phép:
2.3.6.1.Đối với hồ sơ xin cấp mới giấy phép cho các thiết bị thuộc mạng thông tin vôtuyến điện phải cấp giấy phép thiết lập mạng, các hồ sơ phải xin cấp lại giấyphép thiết lập mạng thông tin vô tuyến điện, địa chỉ tiếp nhận hồ sơ và giaonhận giấy phép:
Tổngcục Bưu điện, 18 Nguyễn Du, Hà Nội.
CụcBưu điện Khu vực II, 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận I, thành phố Hồ Chí Minh.
CụcBưu điện Khu vực III, 42 Trần Quốc Toản, thành phố Đà Nẵng.
2.3.6.2.Đối với hồ sơ xin cấp mới, gia hạn giấyphép cho các thiết bị phát sóng vô tuyến điện thuộc loại không cần giấy phépthiết lập mạng thông tin vô tuyến điện; các hồ sơ xin gia hạn, cấp lại giấyphép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện mà giấy phép thiết lậpmạng chưa hết thời hạn, địa chỉ tiếp nhận hồ sơ và giao nhận giấy phép: Cục Tầnsố vô tuyến điện - 18 Nguyễn Du - Hà Nội;
Hoặccác Trung tâm kiểm soát tần số khu vực thuộc Cục Tần số vô tuyến điện.
2.3.6.3.Các cơ quan nêu tại các địa chỉ trên, khi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướngdẫn, kiểm tra hồ sơ, đảm bảo khách hàng kê khai đầy đủ, chính xác các tham sốtheo mẫu quy định của Tổng cục Bưu điện (Phụ lụcl *).
2.4.Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tần số và thiết bị phát sóng vôtuyến điện: Mọi hành vi vi phạm hành chính về quản lý tần số và thiết bị phátsóng vô tuyến điện sẽ bị xử phạt theo các quy định tại Điều 14, Mục III Chương II Nghị định số 79/CP ngày19/6/1997 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảnlý nhà nước về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện
III. ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VÀ QUỸ ĐẠO VỆ TINH
3.1.Đăng ký quốc tế tần số và quỹ đạo vệ tinh:
3.1.1.Đối tượng đăng ký: Các cơ quan, tổ chức Việt Nam và nước ngoài tại Việt Nam cósử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện thuộc các nghiệp vụ: thôngtin vệ tinh, thông tin vô tuyến hàng hải, hàng không, phát thanh - truyền hìnhvà các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện khác, phải đăng ký quốc tế khi:
Liênlạc với các đài vô tuyến điện ở nước ngoài hoặc có khả năng gây can nhiễu cóhại ra ngoài biên giới quốc gia; hoặc cần được quốc tế công nhận
3.1.2.Hồ sơ xin đăng ký quốc tế tần số gồm:
Đơnxin đăng ký quốc tế tần số.
Giấyphép sử dụng tần số và máy phát vô tuyến điện do Tổng cục Bưu điện cấp.
Bảnkê khai theo mẫu quy định cho từng nghiệp vụ (Phụ lục 6 (*).
3.1.3.Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ:
CụcTần số vô tuyến điện - 18 Nguyễn Du - Hà Nội.
3.1.4.Trên cơ sở các hồ sơ xin đăng ký quốc tế, Tổng cục Bưu điện xem xét đối chiếuvới các quy định, các tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ quốc tế, các cơ sở dữ liệucủa quốc gia để thống nhất nội dung và làm các thủ tục đăng ký quốc tế, kê khaitheo các biểu mẫu quy định của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) cho từngnghiệp vụ (Phụ lục 6 (*).
3.1.5.Việc triển khai sử đụng và khai thác các tần số đăng ký quốc tế phải thực hiệntheo quy định trong Thể lệ vô tuyến điện của Liên minh Viễn thông Quốc tế(ITU).
IV. KIỂM TRA, KIỂMSOÁT VÀ XỬ LÝ NHIỄU CÓ HẠI
4.1.Tổng cục Bưu điện tổ chức và quản lý hệ thống kiểm tra, kiểm soát tần số và cácthiết bị phát sóng vô tuyến điện trong phạm vi cả nước, nhằm phát hiện những viphạm trong việc sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện kịp thời, xửlý các vi phạm, giải quyết nhiễu có hại, nâng cao chất lượng và hiệu quả củaviệc sử dụng phổ tần số vô tuyến điện.
4.2.Các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyếnđiện phải thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung quy định trong giấy phép và tuânthủ các quy định về biện pháp chống gây nhiễu có hại:
Giữđúng tần số phát trong phạrn vi sai lệch tần số cho phép;
Giảmmức bức xạ sóng hại bức xạ ký sinh trong trị số thấp nhất;
Sửdụng phương thức phát sóng có độ rộng băng tần chiếm dụng hẹp nhất;
Hạnchế phát sóng ở những hướng không cần thiết;
Sửdụng mức công suất nhỏ nhất đủ để bảo đảm chất lượng thông tin.
4.3,Khi bị nhiễu có hại, tổ chức, cá nhân phải gửi cho cơ quan cấp giấy phép"Báo cáo can nhiễu thông tin vô tuyến điện" theo mẫu thống nhất (Phụlục 5 (*) và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cấp phép để tổ chức việc xácđịnh nguồn gây nhiễu, biện pháp giải quyết nhiễu có hại.
Cáccơ quan, tổ chức sử dụng tần số vô tuyến điện trong khu vực nhiễu có hại cótrách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện nguồn nhiễunhanh chóng, chính xác và xử nhiễu được hiệu quả.
4.4.Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi không thực hiện các biệnpháp chống nhiễu và gây nhiễu có hại thi hành theo Điều 15, Mục II, Chương III,Nghị định số 79/CP của Chính phủ ban hành ngày 19/6/1997 quy định xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông và tầnsố vô tuyến điện.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trướcđây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
5.2.Đối với các tổ chức, cá nhân hiện nay chưa có giấy phép sử dụng do Tổng cục Bưuđiện cấp nhưng đang khai thác, sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyếnđiện thuộc các nghiệp vụ nêu ở điểm 1.2, phải tiến hành làm các thủ tục, hồ sơxin cấp giấy phép sử dụng theo các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Bưu điện chậmnhất sau 6 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
5.3.Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời với Tổngcục Bưu điện để được hướng dẫn hoặc xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
(*)Không có Phụ lục.