Văn bản pháp luật: Thông tư 06/2001/TT-BKH

Trần Xuân Giá
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 06/2001/TT-BKH
Thông tư
05/10/2001
20/09/2001

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức

Bộ trưởng
2.001
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Toàn văn

Bộ Kế hoạch và đầu tư

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗtrợ phát triển chính thức

Ban hành kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04tháng 5 năm 2001 của Chính phủ

           

Căn cứ Nghị định số75/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà tổ chức bộ máy Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thực hiện Điều 4tại Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về việcban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đâygọi tắt là Quy chế).

Bộ Kế hoạch và Đầutư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 củaChính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triểnchính thức như sau:

 I. Những Quyđịnh chung

1. Phạm vi điềuchỉnh

Quy chế quản lý và sửdụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) điều chỉnh các hoạt động thu hút,quản lý, sử dụng nguồn lực này được cung cấp bởi các Nhà tài trợ và theo cáchình thức nêu dưới đây:

1.1- Nhà tài trợcung cấp ODA bao gồm:

1.1.1- Chính phủ nướcngoài;

1.1.2- Các tổ chứcliên chính phủ hoặc liên quốc gia, bao gồm:

a. Các tổ chức pháttriển của Liên Hợp Quốc (LHQ) như: Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP); QuỹNhi đồng LHQ (UNICEF); Chương trình Lương thực Thế giới (WFP); Tổ chức Lươngthực và Nông nghiệp của LHQ (FAO); Quỹ Dân số LHQ (UNFPA); Quỹ Trang thiết bịcủa LHQ (UNDCF); Tổ chức Phát triển Công nghiệp của LHQ (UNIDO); Cao ủy LHQ vềngười tị nạn (UNHCR); Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); Cơ quan Năng lượng Nguyên tửQuốc tế (IAEA); Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của LHQ (UNESCO); QuỹQuốc tế về Phát triển Nông nghiệp (IFAD); Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF); Hiệp hộiPhát triển Quốc tế (IDA) và Ngân hàng Tái thiết Phát triển Quốc tế (IBRD) thuộcNhóm Ngân hàng Thế giới (WB).

b. Liên minh Châu Âu(EU), Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), Hiệp hội các nước Đông Namá (ASEAN).

c. Các Tổ chức Tàichính Quốc tế: Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB); Quỹ các nước xuất khẩu dầu mỏ(OPEC); Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB); Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF); Quỹ Kuwait.

1.2- Hình thứccung cấp ODA gồm:

1.2.1- ODA khônghoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn lại choNhà tài trợ.

1.2.2- ODA cho vay ưuđãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): Chính phủ Việt Nam vay với lãi suấtvà điều kiện ưu đãi sao cho "yếu tố không hoàn lại" (còn gọi là"thành tố hỗ trợ") đạt không dưới 25% của tổng trị giá khoản vay.

1.2.3- ODA hỗn hợp:là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấpđồng thời với các khoản tín dụng thương mại nhưng tính chung lại, "yếu tốkhông hoàn lại" đạt không dưới 25% của tổng giá trị của các khoản đó.

Cách tính "yếu tốkhông hoàn lại" nêu tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

1.3- Các hoạt động thu hút, quản lývà sử dụng các khoản vốn vay từ các Tổ chức Tài chính Quốc tế có thành tố hỗtrợ dưới 25% bao gồm các khoản vay của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các khoản vaytừ Ngân hàng Tái thiết Phát triển Quốc tế (IBRD) thuộc WB và Quỹ Nguồn vốnThông thường (OCR) thuộc ADB cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế và Thôngtư này.

2- Lĩnh vực ưu tiênsử dụng ODA:

Hỗ trợ một số lĩnh vựcsản xuất nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội bằng vốn vay ODA nêu tạiĐiểm đ, Khoản 2, Điều 3 của Quy chế được hiểu là chương trình, dự án sản xuất,kinh doanh song với mục tiêu chủ yếu là hỗ trợ giải quyết một vấn đề xã hội cụthể như tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, khắc phục cáctệ nạn xã hội v.v..

II- Vận động, đàmphán, ký kết điều ước quốc tế khung về ODA

1- Danh mục chươngtrình, dự án ưu tiên vận động ODA tại Hội nghị thường niên Nhóm tư vấn các Nhàtài trợ (Hội nghị CG)

1.1- Trong tuần thứ nhất của tháng8 hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản hướng dẫn các Cơ quan chủ quảnchuẩn bị danh mục các chương trình, dự án để lựa chọn đưa vào Danh mục các chươngtrình, dự án ưu tiên vận động ODA tại Hội nghị CG thường niên.

1.2- Trước cuối tháng 9 hàng năm,các Cơ quan chủ quản gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư Danh mục các chương trình,dự án ưu tiên vận động ODA tại Hội nghị CG thường niên. Đề cương sơ bộ mỗi chươngtrình, dự án như mẫu Phụ lục 2 của Thông tư này.

2- Phối hợp vậnđộng ODA

Việc phối hợp vận độngODA quy định tại Điều 8 Quy chế được hướng dẫn như sau:

2.1- Hội nghịđiều phối ODA theo ngành

Hội nghị điều phối ODAtheo ngành (gọi tắt là Hội nghị ODA ngành) được tổ chức nhằm tăng cường vậnđộng và bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA theo cách tiếp cận ngành,lĩnh vực phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, chiếnlược và quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch 5 năm của ngành, lĩnh vực.

Hội nghị ODA ngànhphải được tiến hành phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước về tổ chứchội nghị, hội thảo quốc tế quy định tại Quyết định số 122/2001/QĐ-TTg ban hànhngày 21 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

2.1.1- Hội nghị ODAngành do cơ quan cấp Bộ, ngành chủ trì chuẩn bị và tổ chức. Bộ Kế hoạch và Đầutư phối hợp chuẩn bị và đồng chủ trì.

2.1.2- Chuẩn bị Hộinghị ODA ngành:

Ít nhất 30 ngày làm việc trướcngày dự kiến khai mạc hội nghị, cơ quan cấp Bộ, ngành tổ chức hội nghị có vănbản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị tổ chức hội nghị và kèm theo kế hoạchphối hợp tổ chức hội nghị.

Không quá 10 ngày làmviệc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan cấp Bộ, ngành, Bộ Kếhoạch và Đầu tư có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ ý kiến của mình về hội nghịnày và kế hoạch phối hợp tổ chức hội nghị.

Ít nhất 10 ngày làm việc trướcngày dự kiến khai mạc hội nghị, cơ quan cấp Bộ, ngành chủ trì tổ chức hội nghịthống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung các tài liệu do phía Việt Namchuẩn bị và trình bày tại hội nghị.

2.2- Hội nghịvận động ODA theo lãnh thổ:

Hội nghị vận động ODAtheo lãnh thổ được tổ chức nhằm tăng cường cơ hội thu hút nguồn vốn ODA để pháttriển kinh tế - xã hội của một hay một số đơn vị cấp tỉnh. Nội dung vận độngODA cấp tỉnh phải phù hợp với chiến lược và quy hoạch kế hoạch 5 năm phát triểnkinh tế - xã hội của một tỉnh hay một vùng lãnh thổ.

Việc tổ chức Hội nghịvận động ODA theo lãnh thổ phù hợp các quy định hiện hành của Nhà nước về tổchức hội nghị, hội thảo quốc tế quy định tại Quyết định số 122/2001/QĐ-TTg banhành ngày 21 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cótrách nhiệm hướng dẫn tổ chức Hội nghị vận động ODA theo lãnh thổ.

2.2.1- Chủ trì Hộinghị vận động ODA theo lãnh thổ:

Hội nghị vận động ODAcho một vùng lãnh thổ bao gồm từ hai đơn vị cấp tỉnh trở lên do Bộ Kế hoạch vàĐầu tư chủ trì.

Hội nghị vận động ODAcủa một tỉnh, thành phố do Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố chủ trì.

2.2.2- Chuẩn bị Hộinghị vận động ODA theo lãnh thổ:

a. Đối với Hội nghịvận động ODA cấp tỉnh do UBND tỉnh chủ trì:

Ít nhất 30 ngày làm việc trướcngày dự kiến khai mạc hội nghị, UBND tỉnh gửi văn bản tới Bộ Kế hoạch và Đầu tưđề nghị tổ chức hội nghị và kèm theo kế hoạch chuẩn bị tổ chức hội nghị.

Không quá 10 ngày làmviệc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tưcó văn bản hướng dẫn tổ chức hội nghị.

Ít nhất 10 ngày làm việc, trướcngày dự kiến khai mạc hội nghị, UBND tỉnh chủ trì tổ chức hội nghị thống nhấtvới Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung các tài liệu do phía Việt Nam chuẩn bị vàtrình bày tại hội nghị.

b. Đối với Hội nghịvận động ODA theo lãnh thổ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì:

Ít nhất 30 ngày làm việc, trướcngày dự kiến khai mạc hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản tới UBND cáctỉnh liên quan đề nghị phối hợp tổ chức hội nghị và kế hoạch tổ chức hội nghị.

Không quá 10 ngày làmviệc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND cáctỉnh liên quan có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ ý kiến về hội nghị và kếhoạch phối hợp của mình.

2.3- Nội dung kếhoạch chuẩn bị hội nghị bao gồm: mục đích hội nghị; kết quả hội nghị cần đạt được; nộidung hội nghị; thành phần tham dự; thời gian và địa điểm tiến hành; chươngtrình hội nghị; đề cương các tài liệu, văn kiện được phát hành trong hội nghị;kinh phí tổ chức hội nghị; các hoạt động cần thiết để chuẩn bị hội nghị; vàlịch biểu thực hiện các hoạt động, phân công các công việc chuẩn bị (dự kiến Cơquan chủ trì, Cơ quan phối hợp).

2.4- Báo cáo kếtquả hội nghị:

Không quá 20 ngày làmviệc, kể từ khi kết thúc Hội nghị ODA ngành hay Hội nghị vận động ODA của cáctỉnh, cơ quan cấp Bộ, UBND cấp tỉnh chủ trì tổ chức hội nghị gửi báo cáo kếtquả hội nghị về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó nêu rõ diễn biến và kết quả củahội nghị so với mục tiêu đề ra, các thỏa thuận đã đạt được và những vấnđề chưa thống nhất giữa các bên (nếu có) và kiến nghị xử lý trong trường hợpnày. Đối với Hội nghị vận động ODA theo lãnh thổ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủtrì, cũng trong thời hạn nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báokết quả hội nghị cho các tỉnh có liên quan.

2.5- Các cơ quanđại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài vận động ODA

2.5.1- Cơ quan đạidiện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài vận động ODA theo chiến lược, quyhoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, Danh mục các chương trình, dựán ưu tiên vận động ODA tại Hội nghị CG cũng như của các Nhà tài trợ tương ứng.

2.5.2- Bộ Kế hoạch vàĐầu tư cung cấp tài liệu về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụngnguồn vốn ODA, Danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA, các văn bảnpháp quy về ODA, báo cáo định kỳ hàng năm về ODA và các thông tin liên quantheo yêu cầu cho Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Namtại nước ngoài để tiến hành vận động ODA.

2.5.3- Bộ Ngoại giao,cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài thông báo kịp thời choBộ Kế hoạch và Đầu tư những thông tin liên quan tới ODA để phối hợp công tácvận động.

3- Danh mục chươngtrình, dự án ODA đối với Nhà tài trợ tương ứng

3.1- Danh mục chương trình, dự ánODA đối với Nhà tài trợ tương ứng bao gồm một hay một số chương trình, dự án đượclựa chọn, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và được Thủ tướng Chính phủ xem xét, phêduyệt và cho phép yêu cầu Nhà tài trợ cung cấp ODA để thực hiện.

3.2- Đối với từng Nhà tài trợ cụthể, căn cứ vào cơ chế cung cấp ODA được thỏa thuận với Nhà tài trợ, Bộ Kếhoạch và Đầu tư có hướng dẫn riêng về thể thức và tiến độ lập Danh mục các chươngtrình dự án ODA yêu cầu tài trợ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tưtổng hợp và sắp xếp Danh mục chương trình, dự án ODA yêu cầu tài trợ để trìnhThủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt dựa vào:

Danh mục các chươngtrình, dự án ưu tiên vận động ODA tại các Hội nghị CG.

Các chương trình, dựán ODA do các Cơ quan chủ quản đề xuất.

Các chương trình, dựán ODA do Nhà tài trợ đề xuất.

3.3- Chương trình, dự án ODA đề xuấtđưa vào Danh mục phải được chuẩn bị theo mẫu Đề cương chi tiết tại Phụ lục 3của Thông tư này.

3.4- Theo lịch biểu đối với từngNhà tài trợ cụ thể do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, các Cơ quan chủ quản gửiĐề cương chương trình, dự án cùng với văn bản đề nghị chính thức tới Bộ Kếhoạch và Đầu tư kèm theo 08 bộ tài liệu viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh theohướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3.5- Không quá 15 ngày làm việc, kểtừ ngày các Cơ quan chủ quản hết hạn gửi văn bản đề nghị theo hướng dẫn của BộKế hoạch và Đầu tư nêu tại Điểm 3.4 Mục II của Thông tư này, Bộ Kế hoạch và Đầutư sẽ gửi Dự thảo danh mục trình Thủ tướng Chính phủ kèm theo Đề cương các dựán tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và các cơ quan chứcnăng liên quan góp ý kiến về danh mục chương trình, dự án này.

3.6- Trên cơ sở nghiên cứu và tổnghợp ý kiến của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Bộ Ngoại Giao và các cơ quanchức năng liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp Danh mục các chương trình,dự án yêu cầu Nhà tài trợ tương ứng cung cấp ODA và trình Thủ tướng Chính phủxem xét, phê duyệt.

4- Các khoản ODA doNhà tài trợ cung cấp theo chương trình hoặc dự án riêng lẻ nêu tại Khoản 6 Điều 9 của Quychế được hiểu là một trong những hình thức sau:

Các khoản ODA được Nhàtài trợ đồng ý cung cấp, nhưng không nằm trong Danh mục các chương trình, dự ánODA đối với Nhà tài trợ tương ứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các khoản ODA được sựđồng ý cung cấp của các Nhà tài trợ không có tập quán cam kết với Việt Nam bằngĐiều ước quốc tế khung.

Đây là những trườnghợp riêng và được xử lý như sau:

a. Đối với chươngtrình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư tham khảo ý kiến của các cơ quan có liên quan và trình Thủ tướng Chínhphủ cho chủ trương tiếp nhận chương trình, dự án và giao cho Cơ quan chủ quảnphê duyệt.

b. Đối với các chươngtrình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư thực hiện thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án theoquy định tại Nghị định 17/2001/NĐ-CP ban hành ngày 04 tháng 5 năm 2001 củaChính phủ về quản lý và sử dụng ODA.

III- Chuẩn bị, thẩmđịnh, phê duyệt nội dung chương trình, dự án ODA

1- Kế hoạch chuẩnbị chương trình, dự án ODA:

Không quá 30 ngày làmviệc, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban chuẩn bị chương trình, dự án, TrưởngBan chuẩn bị chương trình, dự án phải trình Cơ quan chủ quản hoặc Chủ dự án phêduyệt Kế hoạch chuẩn bị chương trình, dự án ODA.

2- Thẩm định chươngtrình, dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật (HTKT)

Việc thẩm định các chươngtrình, dự án ODA HTKT thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ nêutại Khoản 5 Điều 19 của Quy chế được hướng dẫn như sau:

2.1- Bộ Kế hoạchvà Đầu tưlà cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định.

2.2- Các cơ quanhữu quan tham gia thẩm định các chương trình, dự án HTKT do Bộ Kế hoạch và Đầu tưmời tham gia thẩm định căn cứ vào chức năng quản lý Nhà nước về ODA nêu tại cácĐiều 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45 của Nghị định 17/2001/NĐ-CP ban hànhngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA và tùy theotính chất của từng chương trình, dự án cụ thể. Các cơ quan này chịu trách nhiệmtrước pháp luật về nội dung ý kiến đóng góp của mình đối với các chương trình,dự án HTKT.

2.3- Chuẩn bị thẩm định các chươngtrình, dự án HTKT:

2.3.1- Hồ sơ chươngtrình, dự án HTKT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu thẩm định được coi là hợplệ gồm:

a. Văn bản trình Thủ tướngChính phủ của Thủ trưởng Cơ quan chủ quản.

b. Văn kiện chươngtrình, dự án gốc viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh đã được thỏa thuận với Nhàtài trợ (08 bộ).

c. Dự thảo thoả thuận(hoặc Hiệp định) về dự án sẽ được ký kết giữa đại diện Bên Việt Nam và đại diệnNhà tài trợ gồm 08 bộ viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ khácdo hai bên thỏa thuận (nếu có).

2.3.2- Điều kiện thẩmđịnh:

Dự án HTKT đủ điều kiệnthẩm định khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Dự án HTKT nằm trongDanh mục chương trình, dự án ODA được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Có bộ hồ sơ hợp lệ quyđịnh tại Điểm 2.3.1 Mục III của Thông tư này.

2.3.3- Trong trườnghợp hồ sơ thẩm định chương trình, dự án HTKT không phù hợp theo Điểm 2.3.1 vàkhông đủ điều kiện theo Điểm 2.3.2, trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngàynhận được hồ sơ nói trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo và yêu cầu Cơ quanchủ quản tiến hành các bổ sung hay sửa đổi cần thiết để hồ sơ thẩm định hợp lệ.

2.3.4- Trongvòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ (08 bộ) hồ sơ hợp lệ của Cơ quanchủ quản và dự án có đủ điều kiện thẩm định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bảntới các cơ quan được mời tham gia thẩm định nêu tại Điểm 2.2 Mục III của Thôngtư này đề nghị có ý kiến chính thức về chương trình, dự án HTKT.

2.3.5- Trong vòng 15ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản, các cơ quan thamgia thẩm định phải có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan không có ý kiến bằng văn bản thì được coi làđồng ý với nội dung của chương trình, dự án HTKT.

2.3.6- Căn cứ vào nộidung, quy mô và tính chất của chương trình, dự án HTKT cần thẩm định, Bộ Kếhoạch và Đầu tư sẽ quyết định hình thức thẩm định các chương trình, dự án nàytheo một trong hai hình thức sau:

a. Tổng hợp ý kiến(bằng văn bản) từ các cơ quan tham gia thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủxem xét, phê duyệt đối với các chương trình, dự án HTKT có nội dung được sựđồng thuận của các cơ quan tham gia thẩm định.

b. Tổ chức hội nghị đểthẩm định chương trình, dự án HTKT để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phêduyệt khi nội dung phức tạp và còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan thamgia thẩm định.

2.4- Thẩm địnhcác chương trình, dự án HTKT

2.4.1- Trường hợp việcthẩm định được tổ chức theo hình thức nêu tại Điểm 2.3.6.a Mục III của Thông tưnày, trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn góp ý của các cơ quan, BộKế hoạch và Đầu tư tiến hành tổng hợp ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết định.

2.4.2- Trường hợp việcthẩm định được tổ chức theo hình thức nêu tại Điểm 2.3.6.b Mục III của Thông tưnày, trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn góp ý của các cơ quan thamgia thẩm định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành tổ chức Hội nghị thẩm định.

Trong những trường hợpđặc biệt, việc tổ chức Hội nghị thẩm định đối với các chương trình, dự án HTKTcó thể tổ chức sau thời hạn nêu trên, nhưng không quá 20 ngày làm việc, kể từngày hết hạn góp ý của các cơ quan.

2.4.3- Quá trình thẩmđịnh các chương trình, dự án HTKT phải làm rõ các nội dung sau:

a. Tính phù hợp củamục tiêu chương trình, dự án HTKT với ưu tiên của Chính phủ; sự rõ ràng và tínhphù hợp của kết quả dự kiến (hoặc sản phẩm đầu ra) của chương trình, dự án vớimục tiêu đề ra.

b. Tính khả thi của phươngthức tổ chức thực hiện chương trình, dự án trên các khía cạnh năng lực quản lývà thực hiện dự án và cơ chế phối hợp trong quá trình thực hiện.

c. Khả năng đóng gópcủa phía Việt Nam, đặc biệt là nguồn vốn đối ứng và tính hợp lý trong cơ cấungân sách của chương trình, dự án dành cho chuyên gia trong và ngoài nước, đàotạo trong và ngoài nước, trang thiết bị và vật tư, chi phí quản lý và các chiphí khác.

d. Những cam kết, điềukiện tiên quyết và các điều kiện khác của Nhà tài trợ đối với khoản viện trợ(nếu có); cũng như những cam kết của Bên Việt Nam để thực hiện chương trình, dựán HTKT.

đ. Hiệu quả và tínhbền vững của chương trình, dự án HTKT sau khi kết thúc.

e. Những ý kiến đã đượcthống nhất hoặc còn khác nhau giữa các bên.

2.4.4- Kết quả hộinghị thẩm định được thể hiện bằng Báo cáo thẩm định, trong đó nêu rõ: những nộidung đã được các cơ quan thẩm định thống nhất; những nội dung cần bổ sung, điềuchỉnh (nếu có); thời hạn hoàn thành các bổ sung, điều chỉnh; các ý kiến còn chưathống nhất, đề nghị bảo lưu (nếu có);

2.5- Sau Hộinghị thẩm định:

2.5.1- Trườnghợp Hội nghị thẩm định kết luận chương trình, dự án HTKT đủ điều kiện phêduyệt, không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức Hội nghị thẩm định, Bộ Kếhoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình, dự án HTKT.

2.5.2- Trường hợp Hộinghị thẩm định yêu cầu bổ sung, điều chỉnh hoặc giải trình, không quá 05 ngàylàm việc, kể từ ngày tổ chức hội nghị thẩm định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửithông báo kết luận và yêu cầu của hội nghị tới Cơ quan chủ quản. Căn cứ vào nộidung và tính chất cụ thể của các yêu cầu bổ sung, điều chỉnh hoặc giải trình,Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ quy định thời hạn cho việc hoàn thành các yêu cầu nóitrên. Cơ quan chủ quản khi nhận được thông báo kết luận và yêu cầu của hộinghị, có trách nhiệm tiến hành các bổ sung, điều chỉnh hoặc giải trình cầnthiết nêu tại thông báo. Trường hợp cần phải đàm phán với Nhà tài trợ để thựchiện các bổ sung, điều chỉnh hay giải trình này, Cơ quan chủ quản có tráchnhiệm tiến hành đàm phán và khi trình lại Văn kiện chương trình, dự án HTKT đãđược hoàn chỉnh, phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả đàm phán nêu rõ cácnội dung bổ sung, điều chỉnh hay giải trình được và không được Nhà tài trợ chấpthuận.

2.5.3- Trường hợp saukhi thẩm định, các cơ quan tham gia thẩm định có ý kiến khác với văn bản đã gópý kiến trước đây thì phải có văn bản bổ sung gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổsung và hiệu chỉnh báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.

2.5.4- Trong vòng 10ngày làm việc, kể từ ngàyThủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình, dự ánHTKT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho Nhà tài trợ và Cơ quan chủ quản vềkết quả phê duyệt để tiến hành ký kết và thực hiện chương trình, dự án.

IV- Đàm phán, kýkết Điều ước quốc tế cụ thể về ODA

Không quá 05 ngày làmviệc sau ngày kết thúc đàm phán, cơ quan chủ trì đàm phán phải có văn bản thôngbáo kết quả đàm phán như nêu tại Điều 23 Quy chế theo các nội dung sau đây:

1- Cơ quan chủ trì đàmphán và các cơ quan tham gia đàm phán

2- Địa điểm và thờigian tiến hành đàm phán

3- Cơ sở pháp lý chođàm phán

4- Tóm tắt diễn biếnvà kết quả của quá trình đàm phán trong đó nêu rõ các thoả thuận đã đạt được vànhững vấn đề chưa thống nhất giữa các bên (nếu có) và kiến nghị xử lý trong trườnghợp này.

V- quản lý, thựchiện chương trình, dự án ODA

1. Ban quản lý chươngtrình, dự án ODA

1.1- Quyết địnhthành lập Ban Quản lý dự án chương trình, dự án ODA

1.1.1- Không quá 15ngày làm việc, kể từ ngày Báo cáo nghiên cứu khả thi hay Văn kiện chương trình,dự án ODA được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Cơ quan chủ quản phải ra quyết địnhthành lập trên cơ sở đề nghị của Chủ dự án hoặc ủy quyền cho Chủ dự án ra quyếtđịnh thành lập Ban Quản lý chương trình, dự án ODA (gọi tắt là Ban Quản lý dựán).

Cơ quan chủ quản vàChủ dự án có thể giao trách nhiệm quản lý dự án mới được phê duyệt cho một BanQuản lý dự án hiện đang quản lý chương trình, dự án ODA khác. Trong trường hợpnày, không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày Báo cáo nghiên cứu khả thi hay Vănkiện chương trình, dự án ODA được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Cơ quan chủ quảnphải ra quyết định hoặc ủy quyền cho Chủ dự án ra quyết định điều chỉnh, bổsung Quyết định thành lập Ban Quản lý dự án hiện có về toàn bộ nội dung (hoặcmột phần nội dung) nêu tại Điểm 1.1.2 Mục V của Thông tư này; điều chỉnh, bổsung về Quy chế hoạt động của Ban Quản lý dự án hiện có về toàn bộ nội dung(hoặc một phần nội dung) nêu tại Điểm 1.7.2 Mục V của Thông tư này.

1.1.2- Quyết địnhthành lập Ban Quản lý dự án phải bao gồm những nội dung sau:

a. Tên chương trình,dự án

b. Những căn cứ pháplý để thành lập Ban Quản lý dự án

c. Tên Cơ quan chủquản dự án, tên Chủ dự án

d. Đối tượng và phạmvi quản lý của Ban Quản lý dự án

đ. Mục tiêu cần đạt đượcđối với Ban Quản lý dự án

e. Chức năng và nhiệmvụ của Ban Quản lý dự án

g. Quyền hạn của BanQuản lý dự án

h. Tư cách pháp nhâncủa Ban Quản lý dự án

i. Cơ cấu tổ chức vànhân sự của Ban Quản lý dự án

1.2- Chức năngvà nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án

Trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của Chủ dự án, Ban Quản lý dự án là cơ quan đại diện cho Chủ dựán, được toàn quyền thay mặt Chủ dự án thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ đượcgiao. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm với Chủ dự án và trước pháp luật vềcác hành vi của mình.

Ban Quản lý dự áncó các chức năng và nhiệm vụ sau:

a. Đạidiện cho Chủ dự án tham gia các quan hệ pháp luật và trong các quan hệ với cáccơ quan quản lý Nhà nước, Nhà tài trợ, các doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chứckhác trong và ngoài nước trong phạm vi được Chủ dự án ủy quyền.

b. Phốihợp với Nhà tài trợ xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chương trình, dựán đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, đối tượng, tiến độ và các cam kết ghi trongĐiều ước quốc tế về ODA đã ký kết và những nội dung của chương trình, dự án ODAđã được phê duyệt. Sau khi thành lập, Ban Quản lý dự án phải tập hợp đầy đủ vàhệ thống hóa các quy định liên quan đến ODA của Nhà nước Việt Nam, các quy địnhvề quản lý, thực hiện chương trình dự án của Nhà tài trợ hữu quan, nghiên cứu,nắm vững các tài liệu này và Điều ước quốc tế về chương trình, dự án do mìnhphụ trách, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch chi tiết cho quá trình thực hiện dựán, trong đó chú trọng đến thời gian và các biện pháp cần thiết để bảo đảm hàihòa giữa thủ tục của phía Việt Nam và thủ tục của Nhà tài trợ liên quan.

c. Phốihợp với Nhà tài trợ xác định công việc cho từng chức danh trong Ban Quản lý dựán, tổ chức và tuyển chọn người làm việc trong Ban Quản lý dự án theo ủy quyềncủa Chủ dự án.

d. Căn cứ vào kế hoạchvà tiến độ thực hiện của chương trình, dự án, phối hợp Nhà tài trợ điều hànhkịp thời, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của chương trình, dự án; xử lý các bấtđồng về mặt kỹ thuật giữa các đơn vị tham gia thực hiện chương trình, dự án.

đ. Xây dựng kế hoạchrút vốn đối ứng và vốn ODA hàng năm theo cơ chế tài chính trong nước và quyđịnh của Nhà tài trợ đối với chương trình, dự án của mình và làm thủ tục rútvốn này theo tiến độ thực hiện kế hoạch.

e. Phối hợp với Nhàtài trợ tuyển chọn tư vấn thực hiện chương trình, dự án.

g. Chuẩn bị các yêucầu và chỉ tiêu kỹ thuật của các hàng hóa, xây lắp, dịch vụ cần mua sắm cho chươngtrình, dự án và tổ chức đấu thầu, tuyển chọn nhà thầu phù hợp với quy định củaNhà nước Việt Nam và Điều ước quốc tế về ODA đã thoả thuận với Nhà tài trợ.

h. Chuẩn bị và ký kếtcác hợp đồng trong khuôn khổ chương trình, dự án và tổ chức thực hiện hợp đồngđã được ký kết; giám sát bên liên quan thực hiện nghĩa vụ nêu trong hợp đồng.

i. Chấp hành nghiêmchỉnh chế độ báo cáo tình hình thực hiện như quy định tại Điều 35 của Quy chếvà các thể chế tài chính, chế độ thống kê kế toán, kiểm toán theo quy định hiệnhành của Nhà nước và thực hiện các yêu cầu (nếu có) của Nhà tài trợ về báo cáotài chính, kiểm toán.

k. Tổ chức thực hiệncác quyết định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của Chủ dự án và cơ quan cấp trêncó thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật.

l. Dự liệu các rủi rocó thể xảy ra cho chương trình, dự án, đề xuất và thực hiện các biện pháp nhằmchủ động phòng tránh và hạn chế các rủi ro.

m. Phát hiện các trườnghợp cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chương trình, dự án của mình; chuẩn bị cáctài liệu cần thiết và làm thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt.

n. Làm đầu mối của Chủdự án và các cơ quan tham gia thực hiện chương trình, dự án trong việc liên hệvới Nhà tài trợ về các vấn đề trong quá trình thực hiện chương trình, dự án.

o. Thực hiện các côngviệc khác mà Điều ước quốc tế cụ thể về ODA đã quy định là thuộc phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của Chủ dự án.

p. Bàn giao chươngtrình, dự án đã hoàn thành cho đơn vị tiếp nhận theo quy định để vận hành, khaithác, thực hiện trách nhiệm hoàn trả ngân sách Nhà nước các khoản vay theonghĩa vụ nêu trong hợp đồng vay lại đã ký.

q. Những nhiệm vụ kháctrong khuôn khổ chương trình, dự án do Chủ dự án giao.

Riêng Ban Quản lýdự án đối với các chương trình, dự án có xây dựng còn cần được trao thêm cácnhiệm vụ và quyền hạn sau:

r. Đại diện cho Chủ dựán làm việc với chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan đểgiải quyết các vấn đề về giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư phù hợp vớitiến độ và các điều kiện được quy định tại Điều ước quốc tế với Nhà tài trợ.

s. Chuẩn bị mặt bằngxây dựng, mặt bằng thi công, tài liệu thiết kế, các tiêu chuẩn kỹ thuật để bàngiao cho nhà thầu theo đúng các điều kiện hợp đồng.

t. Cử người có đủ nănglực chuyên môn và thẩm quyền hành chính tại hiện trường để giải quyết các vấnđề nảy sinh trong thi công.

Tuỳ thuộc vào quy mô,tính chất của chương trình, dự án (đầu tư hay HTKT, cấp phát hay cho vay lạihoặc hỗn hợp...), độ phức tạp của chương trình, dự án (số lượng các cấu phần,các sản phẩm đầu vào, đầu ra, các hoạt động, chủ thể tham gia, địa bàn thựchiện, phạm vi tác động v.v...) và bối cảnh của Cơ quan Chủ dự án, năng lực cánbộ, Chủ dự án có thể trao cho Ban Quản lý dự án toàn bộ hoặc một phầncác nhiệm vụ, quyền hạn nói trên.

Nhiệm vụ, quyền hạn vàtrách nhiệm của Ban Quản lý dự án nêu tại Quyết định thành lập Ban Quản lýdự án.

1.3- Trường hợp Ban Quản lý dự án khôngđược giao toàn bộ các nhiệm vụ, quyền hạn nêu tại Điểm 1.2 Mục V của Thôngtư này, để thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn còn lại, Cơ quan chủ quản dựán ban hành đồng thời Quyết định về tổ chức thực hiện chương trình, dự ánđối với các bộ phận chức năng thuộc Cơ quan chủ quản phụ trách hoặc ủy quyềncho Chủ dự án ban hành Quyết định về tổ chức thực hiện chương trình, dự ánđối với các bộ phận chức năng thuộc Chủ dự án phụ trách như nêu tại Điểm 2 MụcV của Thông tư này.

1.4- Về tổ chứccủa Ban Quản lý dự án

Tổ chức Ban Quản lý dựán bao gồm nội dung chủ yếu sau:

1.4.1- Những chức danhchủ chốt của Ban Quản lý dự án như nêu tại Điểm 1.5.1 Mục V của Thông tư này,các bộ phận trực thuộc Ban Quản lý dự án và chức năng nhiệm vụ của các chứcdanh chủ chốt cũng như của các bộ phận trực thuộc.

1.4.2-Mối quan hệ giữa các chức danh chủ chốt với các bộ phận trong Ban Quản lý dựán; mối quan hệ giữa các bộ phận trong Ban Quản lý dự án.

1.4.3- Biên chế củaBan Quản lý dự án, trong đó:

a. Số cán bộ, nhânviên biên chế chính thức

b. Số cán bộ, nhânviên kiêm nhiệm

c. Số nhân viên hợpđồng dài hạn và ngắn hạn trong khuôn khổ hoạt động của Ban Quản lý dự án

1.5- Nhân sự củaBan Quản lý dự án

Ban Quản lý dự án phảicó đủ nhân sự để đáp ứng nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Tùy theo quy mô chươngtrình, dự án, nội dung và phạm vi hoạt động, trách nhiệm và quyền hạn đượcgiao, cơ cấu tổ chức hoạt động của Ban Quản lý dự án, nhân sự của Ban Quản lýdự án được xác định theo nguyên tắc sau:

1.5.1- Những vị trí doCơ quan chủ quản quyết định và bổ nhiệm hoặc ủy quyền cho Chủ dự án quyết địnhvà bổ nhiệm

a. Trưởng Ban Quản lýdự án (hoặc Giám đốc dự án hoặc Tổng giám đốc dự án đối với Ban Quản lý dự áncó quy mô vốn lớn thuộc diện trọng điểm của quốc gia): là người thay mặt choChủ dự án để quản lý, điều hành các hoạt động của chương trình, dự án. TrưởngBan Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước Chủ dự án đối với các hoạt động và kếtquả thực hiện chương trình, dự án theo chức năng, nhiệm vụ nêu tại Quyết địnhthành lập Ban quản lý dự án.

b. Phó Ban Quản lý dựán: Ban Quản lý dự án có thể có một hoặc một số Phó Ban. Phó Ban là người giúpTrưởng ban trong các công việc do Trưởng Ban giao; Phó Ban do Trưởng ban lựachọn và đề nghị Chủ dự án bổ nhiệm.

c. Kế toán trưởng dựán: Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Chủ dự án và trước Trưởng Ban về toànbộ công tác quản lý tài chính, kế toán của chương trình, dự án. Kế toán trưởngdo Chủ dự án bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến của Trưởng Ban.

d. Những chức danh chủchốt khác (nếu cần)

1.5.2- Những cán bộ,nhân viên do Trưởng Ban Quản lý dự án tuyển chọn và quyết định.

Căn cứ vào chức năngnhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Ban Quản lý dự án và biên chế cho Ban Quản lý dự ánnêu trong Quyết định thành lập Ban Quản lý dự án, Trưởng Ban Quản lý dự ántuyển chọn và quyết định các cán bộ, nhân viên không thuộc đối tượng do Cơ quanchủ quản hay Chủ dự án quyết định.

1.5.3- Tuyển chọn cánbộ, nhân viên cho Ban Quản lý dự án

Cán bộ, nhân viên củaBan Quản lý dự án (kể cả những người được điều động từ bộ máy của Chủ dự án vànhững người được tuyển dụng từ bên ngoài) đều phải được tuyển chọn theo nhữngtiêu chuẩn (về lĩnh vực chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân) đượcxác định cụ thể trong "Bản mô tả công việc" hoặc "Điều khoảngiao việc" do Trưởng Ban lập và công khai trước khi tuyển chọn.

1.6- Đảm bảohoạt động của Ban Quản lý dự án:

1.6.1-Ban Quản lý dự án phải có trang thiết bị văn phòng, trang thiết bị thông tinliên lạc, diện tích văn phòng đủ đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, thực hiện chươngtrình, dự án.

1.6.2- Ban Quản lý dựán có kinh phí để thực hiện công tác quản lý dự án; kinh phí trả lương cho cánbộ, nhân viên được quy định tại Quy chế tổ chức hoạt động của Ban quản lý dựán.

1.6.3- Đối với các chươngtrình, dự án cho vay lại, trong trường hợp xét thấy cần thiết, Chủ dự án căn cứvào các quy định hiện hành được chủ động sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để bổsung vào kinh phí hoạt động của Ban Quản lý dự án nhằm thúc đẩy và nâng caohiệu quả hoạt động của Ban.

1.7- Quy chế tổchức hoạt động của Ban Quản lý dự án

1.7.1- Không quá 15ngày làm việc, kể từ ngày có Quyết định thành lập Ban Quản lý dự án, Cơ quanchủ quản ra quyết định hoặc ủy quyền cho Chủ dự án ban hành Quy chế tổ chứchoạt động của Ban Quản lý dự án.

1.7.2- Quy chế tổ chứchoạt động của Ban Quản lý dự án được ban hành trên cơ sở đề nghị của Ban Quảnlý dự án và phải bao gồm những nội dung sau:

a. Những căn cứ pháplý để ban hành Quy chế

b. Điều kiện vật chất,kỹ thuật đảm bảo các hoạt động của Ban Quản lý dự án

c. Quy định về các chếđộ hoạt động: chế độ điều hành, chế độ phối hợp trong nội bộ Ban quản lý dự ánvà đối với các cơ quan bên ngoài Ban Quản lý; chế độ phối hợp với Nhà tài trợvề các công việc liên quan đến hoạt động của dự án; chế độ báo cáo của Ban Quảnlý dự án.

d. Những quy định khác

2- Quyết định về tổchức thực hiện chương trình, dự án

2.1- Quyết định về tổ chứcthực hiện chương trình, dự án được Cơ quan chủ quản dự án banhành hoặc ủy quyền cho Chủ dự án ban hành đồng thời với Quyết định thành lậpBan Quản lý dự án

2.2- Quyết định về tổ chứcthực hiện chương trình, dự án phải bao gồm những nội dung sau:

a. Những căn cứ pháplý để ban hành Quyết định

b. Tên Cơ quan chủquản dự án, tên Chủ dự án

c. Đối tượng và phạmvi điều chỉnh của Quyết định

d. Cơ cấu tổ chức hoạtđộng của các bộ phận thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định và quan hệ của cácbộ phận này với các cơ quan liên quan; quan hệ với Nhà tài trợ

e. Nhiệm vụ và quyềnhạn của các bộ phận hoặc nhân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định

g. Điều kiện vật chất,kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động của các bộ phận chức năng thuộc phạm vi điềuchỉnh của Quyết định

h. Những quy định khác

3- Điều chỉnh, sửađổi bổ sung nội dung chương trình, dự án ODA trong quá trình thực hiện

3.1- Việc điều chỉnh, bổ sung cácchương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ nêutại Điểm a, Khoản 1, Điều 31 của Quy chế được hiểu như sau:

3.1.1- Điều chỉnh, sửađổi, bổ sung nội dung chương trình, dự án dẫn đến thay đổi mục tiêu đã đượcduyệt.

3.1.2- Điều chỉnh, bổsung nội dung chương trình dự án làm tăng tổng vốn (đối với một lần điều chỉnhhoặc hoặc lũy kế nhiều lần điều chỉnh) vượt quá 10% so với tổng vốn đã đượcduyệt hoặc chưa quá 10% nhưng vượt quá 1 triệu đô la Mỹ đối với chương trình,dự án đầu tư và quá 100 nghìn đô la Mỹ đối với chương trình, dự án HTKT (nếu làtiền của Nhà tài trợ thì phải quy đổi ra đô la Mỹ theo tỷ giá quy định của Nhàtài trợ).

3.1.3- Điều chỉnh, sửađổi,bổ sung về thời hạn hoàn thành, thời hạn rút vốn lần cuối của chương trình,dự án dẫn đến việc phải điều chỉnh Hiệp định đã ký giữa Chính phủ Việt Nam vàNhà tài trợ.

3.2- Hồ sơ đề nghị điềuchỉnh, bổ sung chương trình, dự án ODA

3.2.1- Đối với đề nghịđiều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chương trình, dự án như nêu tại Điểm 3.1.1và Điểm 3.1.2 của Mục V thuộc Thông tư này, hồ sơ gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tưgồm:

a. Văn bản của Thủ trưởngCơ quan chủ quản đề nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chương trình, dự án

b. Đối với các chươngtrình, dự án ODA đã được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền của Cơquan chủ quản theo quy định nêu tại Điểm b, Khoản 1, Điều 31 của Quy chế là bảnsao Báo cáo nghiên cứu khả thi (hay Văn kiện chương trình, dự án HTKT) đã điềuchỉnh, sửa đổi, bổ sung lần cuối và quyết định phê duyệt Báo cáo nghiêncứu khả thi (hay Văn kiện chương trình, dự án HTKT) đó của Thủ trưởng Cơ quanchủ quản; bản giải trình các lần điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi.

c. Văn bản thông báocam kết điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung của Nhà tài trợ (bản sao bằng ngôn ngữ đượchai bên thoả thuận sử dụng và bản dịch tiếng Việt) nếu có.

d. Dự thảo thỏa thuậnđiều chỉnh, sửa đổi, bổ sung ODA sẽ ký kết giữa đại diện Bên Việt Nam và đạidiện Nhà tài trợ (bản sao bằng ngôn ngữ được hai bên thoả thuận sử dụng và bảndịch tiếng Việt).

e. Trong trường hợp hồsơ thẩm định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chương trình, dự án ODA không hợp lệ,Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo và yêu cầu Cơ quan chủ quản tiến hành các bổsung hay sửa đổi cần thiết để hồ sơ thẩm định hợp lệ. Không quá 05 ngày làmviệc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành các thủtục thẩm định.

3.2.2- Đối với đề nghịđiều chỉnh về thời hạn hoàn thành, thời hạn rút vốn lần cuối của chương trình,dự án như nêu tại Điểm 3.1.3 thuộc Mục V của Thông tư này, hồ sơ gửi cho Bộ Kếhoạch và Đầu tư gồm:

a. Văn bản của Thủ trưởngCơ quan chủ quản đề nghị điều chỉnh thời hạn hoàn thành, thời hạn rút vốn lầncuối của chương trình, dự án. Trong đó nêu rõ: lý do xin điều chỉnh; những vấnđề liên quan do việc điều chỉnh (nếu có)

b. Thoả thuận của Nhàtài trợ về việc điều chỉnh thời hạn hoàn thành, thời hạn đóng tài khoản của chươngtrình, dự án.

3.3- Hình thức và quy trình, thờihạn thẩm định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nội dung như nêu tại Điểm 3.1.1 vàĐiểm 3.1.2 thuộc Mục V của Thông tư này đối với chương trình, dự án đầu tư bằngnguồn vốn ODA theo quy định thẩm định trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

3.4- Hình thức và quy trình, thờihạn thẩm định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nội dung như nêu tại Điểm 3.1.1 vàĐiểm 3.1.2 thuộc Mục V của Thông tư này đối với chương trình, dự án HTKT theoquy định tại Điểm 2 Mục III của Thông tư này.

3.5- Việc trình Thủ tướng Chính phủxem xét, quyết định các điều chỉnh, bổ sung về thời hạn hoàn thành, thời hạnrút vốn lần cuối của chương trình, dự án như nêu tại Điểm 3.1.3 thuộc Mục V củaThông tư này như sau: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Kế hoạch và Đầutư nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tùy theo nội dung của hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽchủ trì thực hiện theo một trong hai hình thức sau:

3.5.1- Trình Thủ tướngChính phủ xem xét, quyết định

3.5.2- Gửi văn bản tớicác cơ quan liên quan (kèm theo hồ sơ xin điều chỉnh, bổ sung của Cơ quan chủquản) đề nghị có ý kiến chính thức về việc bổ sung, điều chỉnh:

Không quá 10 ngày làmviệc, kể từ ngày Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị, các cơ quan liênquan có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Không quá 05 ngày làmviệc, kể từ ngày các cơ quan liên quan hết hạn có văn bản góp ý, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

4- Phê duyệt điềuchỉnh, sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình, dự án ODA của Cơ quan chủ quản,Chủ dự án

Phê duyệt điều chỉnh,sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình, dự án nêu tại Điểm 3.1.1 và Điểm 3.1.2tại Mục V của Thông tư này thuộc quyền của Cơ quan chủ quản quy định tại Điểma, Khoản 2 và Điểm b, Khoản 1 Điều 31 của Quy chế và quyền phê duyệt của Chủ dựán tại Điểm b, Khoản 2 Điều 31 của Quy chế, phải đảm bảo tính quản lý thốngnhất về ODA. ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày phê duyệt, cơ quan ra quyếtđịnh phê duyệt phải gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư văn bản thoả thuận hoặc đềnghị điều chỉnh của Nhà tài trợ.

VI- Theo dõi vàđánh giá dự án

1- Ban Quản lý dựán báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án ODA:

Trong quá trình thựchiện chương trình, dự án ODA, Ban Quản lý dự án phải gửi các báo cáo định kỳtheo quy định tới Cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và UBNDcấp tỉnh liên quan, Bộ quản lý ngành như sau:

1.1. Báo cáo tháng:

Đối với các chươngtrình, dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thuộc diện trọng điểmquốc gia, không quá 10 ngày làm việc sau ngày kết thúc tháng, Ban Quản lý dự ánphải gửi báo cáo theo mẫu như Phụ lục 6 của Thông tư này. Riêng báo cáo thựchiện của tháng đầu tiên, ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, ngoài báo cáo nhưmẫu Phụ lục 6 nêu trên, phải gửi kèm theo "Thông tin cơ bản về dự án"như mẫu Phụ lục 4 của Thông tư này.

1.2. Báo cáoquý:

Không quá 15 ngày làmviệc sau ngày kết thúc quý, tất cả các Ban Quản lý dự án ODA phải gửi báo cáonhư mẫu Phụ lục 5 của Thông tư này. Đối với các chương trình, dự án không thuộcdiện trọng điểm quốc gia, riêng báo cáo thực hiện của quý đầu tiên, ngay saukhi Hiệp định có hiệu lực, ngoài báo cáo như mẫu Phụ lục 5 nêu trên, phải gửikèm theo "Thông tin cơ bản về dự án" như mẫu Phụ lục 4 của Thông tưnày.

1.3. Báo cáonăm:

Không quá ngày 31tháng 01 năm sau, Ban Quản lý dự án phải gửi báo cáo như mẫu Phụ lục 7 củaThông tư này.

1.4. Báo cáo kếtthúc:

Không quá 6 tháng saungày kết thúc thực hiện chương trình, dự án ODA, Ban Quản lý dự án phải gửi báocáo như mẫu Phụ lục 9 của Thông tư này.

2- Cơ quan chủ quảnbáo cáo:

Hàng quý, không quá 20ngày làm việc sau ngày kết thúc quý và 40 ngày làm việc sau ngày kết thúc năm,Cơ quan chủ quản phải lập báo cáo tổng hợp của quý và cả năm về kết quả vậnđộng ODA, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chương trình, dự án ODA thuộcthẩm quyền quản lý gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính như mẫu Phụ lục8 của Thông tư này.

3. Xử lý vi phạmchế độ báo cáo:

Đối với các cơ quankhông chấp hành chế độ báo cáo theo quy định, tùy theo mức độ vi phạm, theochức năng của mình, Cơ quan chủ quản hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phốihợp với các cơ quan liên quan có thể:

3.1- Yêu cầu cơ quan có trách nhiệmbáo cáo phải trực tiếp giải trình chi tiết về những nội dung đã được quy địnhtrong chế độ báo cáo.

3.2- Trong quyền hạn của mình, xửlý những vi phạm đối với các cơ quan vi phạm chế độ báo cáo hoặc thông báo tớicơ quan có thẩm quyền để xử lý đối với những vấn đề vượt quá quyền hạn củamình.

4. Xây dựng hệthống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA

Việc xây dựng hệ thốngtheo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA tại các Cơ quan chủ quản nêu tạiKhoản 5 Điều 45 của Quy chế được hướng dẫn như sau:

4.1- Tại các Sở Kế hoạch và Đầu tưthuộc các UBND tỉnh, thành phố, các Vụ Kế hoạch và Đầu tư (hay các đơn vị đầumối về quản lý ODA) thuộc các Bộ, ngành cần tổ chức bộ phận chuyên trách (hoặckiêm nhiệm) làm đầu mối về theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODAthuộc Cơ quan chủ quản phụ trách.

4.2- Chức năng, nhiệm vụ của Bộphận làm đầu mối về theo dõi và đánh giá dự án như sau:

Theo dõi tình hìnhthực hiện các chương trình, dự án ODA thuộc Cơ quan chủ quản phụ trách; cậpnhật các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện của các chương trình, dự ánODA và phối hợp cùng các cơ quan liên quan để giải quyết các vướng mắc này.

Theo dõi, đôn đốc việcxử lý các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình, dự án ODA;tổng hợp báo cáo Thủ trưởng đơn vị tình hình thực hiện dự án và kiến nghị cácbiện pháp giải quyết những vấn đề tồn đọng.

Đôn đốc các Ban Quảnlý dự án thuộc Cơ quan chủ quản phụ trách và các Ban quản lý dự án liên quantheo chức năng quản lý Nhà nước (đối với tỉnh, thành phố là các dự án do cácBộ, ngành làm chủ quản nhưng thực hiện trên địa bàn của tỉnh, thành phố; đốivới các Bộ, ngành là các dự án thuộc ngành mình quản lý nhưng do các tỉnh,thành phố làm chủ quản) thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

Lập các báo cáo theoquy định đối với Cơ quan chủ quản.

Chủ trì tổ chức thựchiện đánh giá các chương trình, dự án ODA theo đề nghị của Thủ trưởng Cơ quanchủ quản.

Xây dựng, vận hành,ứng dụng công nghệ thông tin và hướng dẫn nghiệp vụ trong công tác quản lý,theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thuộc Cơ quan chủ quản phụtrách.

VII- Tổ chức thựchiện

1. Thông tư này thay thế cho Thôngtư số 15/1997/TT-BKH ngày 24 tháng 10 năm 1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướngdẫn thực hiện Nghị định 87/CP ngày 5 tháng 8 năm 1997.

2. Thông tư này có hiệu lực thihành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có những vướngmắc, các Bộ, địa phương và các đơn vị liên quan cần phản ánh kịp thời về Bộ Kếhoạch và Đầu tư để tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh Thông tư hướng dẫn này.                                   

PHỤ LỤC 1

Phương pháp tính yếu tố không hoàn lại

(thành tố hỗ trợ) Của khoản vay

Yếu tố không hoàn lạilà tỷ lệ phần trăm giá trị danh nghĩa của khoản vay phản ánh mức ưu đãi củakhoản vay ODA. Trong đàm phán dự án vốn vay ODA, ta cần phải tính toán các phươngán ưu đãi của khoản vay tối ưu (mức ưu đãi cao nhất) dựa trên tổ hợp các yếu tốđầu vào như sau:

1. Lãi suất

2. Thời gian ân hạn

3. Thời gian trả nợvốn vay

Công thức tính:

yếu tố không hoàn lại(thành tố hỗ trợ) của từng khoản vay được xác định dựa trên các yếu tố: lãisuất, thời hạn cho vay, thời gian ân hạn, số lần trả nợ trong năm và tỷ lệchiết khấu.

Công thức tính: GE

: yếu tố không hoàn lại (thành tố hỗ trợ) (%)

r

: Tỷ lệ lãi suất hàng năm

a

: Số lần trả nợ trong năm (theo điều kiện của bên cho vay)

d

: Tỷ lệ chiết khấu của mỗi kỳ: d = (1+d’)1/a – 1

d

: Tỷ lệ chiết khấu của cả năm (theo thông báo của OECD hoặc các thỏa thuận của bên cho vay)

G

: Thời gian ân hạn

M

: Thời hạn cho vay

PHỤ LỤC 2

(Tên Cơ quan chủ quản)

(Tên Cơ quan đề xuất dự án)

--------, ngày tháng năm

Đề cương sơ bộ

(tên chương trình/ dự án) ........

Cơ quan đề xuất dự án:

1. Tên:

2. Địa chỉ liên lạc:

3. Số điện thoại/fax:

4. Mục tiêu dự án:

5. Mục tiêu dài hạn

6. Mục tiêu ngắn hạn

7. Loại hình dự án:

(điền dấu ..... vàoô trống thích hợp)

8. Hỗ trợ kỹ thuật

9. Dự án đầu tư

10. Mô tả tóm tắt nộidung và các hoạt động chủ yếu của chương trình, dự án

11. Địa điểm dự kiếnthực hiện

12. Tổng vốn chươngtrình, dự án: ..... USD (theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Ngoại thươngcông bố tại thời điểm xây dựng đề cương chương trình, dự án)

Trong đó:

a. Tổng vốn ODA:............. USD (làm rõ loại vốn ODA vay hoặc vốn ODA viện trợ không hoànlại)

b. Tổng vốn trong nước(TN): ..........USD Dự kiến thời gian bắt đầu và kết thúc dự án

13. Đề xuất nhà tàitrợ

Tên 01 hay một sốnhà tài trợ (nếu có); nếu không có thì bỏ trống

Thủ trưởng Cơ quanđề xuất dự án (kýtên đóng dấu)

PHỤ LỤC 3

(Tên Cơ quan chủ quản)

(Tên Cơ quan đề xuất chương trình, dự án)

-----, ngày....tháng.... năm....

Đề cương chi tiết

(tên chương trình/dựán)-----------------------------------

I- Thông tin kháiquát về dự án:

1- Tên dự án:

2- Cơ quan chủ quản:

a) Địa chỉ liên lạc:

b) Số điện thoại/Fax:

3- Chủ dự án:

a) Địa chỉ liên lạc:b) Số điện thoại/Fax:

4- Cơ quan đề xuất chươngtrình, dự án:

a) Địa chỉ liên lạc:

b) Số điện thoại/Fax:

5- Thời gian dự kiếnbắt đầu và kết thúc chương trình, dự án:

6- Địa điểm thực hiệnchương trình, dự án:

7- Tổng vốn cho dựán:.......................... USD

(theo tỷ giá chuyểnđổi do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Đề cươngdự án)

7.1- VốnODA:.............USD

7.2- VốnTN:..............VND, tương đương với ...........USD

8- Hình thức cung cấpODA: (vốn vay ODA hay ODA không hoàn lại)

II- Nội dung chươngtrình, dự án

1- Sự cần thiếtphải có chương trình, dự án

1.1- Bối cảnh

1.2- Chiến lược củaChính phủ hay của ngành, của địa phương về ngành, lĩnh vực hay vấn đề mà chươngtrình, dự án quan tâm

1.3- Khái quát vềnhững vấn đề cần giải quyết

2- Các mục tiêucủa chương trình, dự án:

2.1- Mục tiêu dài hạn:

2.2- Mục tiêu ngắn hạn:

3- Năng lực, quymô dự án hay những đầu ra chủ yếu của chương trình, dự án

4- Nội dung cụthể của dự án

4.1- Mô tả sơ bộ hiệntrạng các đối tượng cần giải quyết trong khuôn khổ chương trình, dự án

4.2- Những vấn đề cầngiải quyết trong khuôn khổ chương trình, dự án

4.3- Các hạng mục haycác hoạt động chủ yếu

5- Cơ sở đề xuấtnhà tài trợ:

5.1- Tính hợp lý củamục tiêu chương trình, dự án đối với các lĩnh vực quan tâm của nhà tài trợ

5.2- Thế mạnh (Lợi thếso sánh) của nhà tài trợ về công nghệ, tài chính, kinh nghiệm quản lý

6- Đề xuất cơchế tài chính trong nước:

6.1- Đối với vốn ODA

Sử dụng ODA theo mộthoặc một số trong các hình thức sau:

a) Ngân sách cấp phátXDCB................................% tổng vốn ODA

b) Ngân sách cấp pháthành chính sự nghiệp:..........% tổng vốn ODA

c) Vaylại...............................................................% tổng vốnODA

6.2- Vốn trong nước

Nguồn vốn được huyđộng theo một hoặc một số trong các hình thức sau:

a. Vốn ngân sách Nhà nướccấp phát:..% tổng vốn trong nước

(trong đó: Vốn ngânsách trung ương....%; Vốn ngân sách địa phương...%)

b) Vốn vay tín dụng ưuđãi: .............% tổng vốn trong nước

c) Vốn tự cân đối củachủ dự án: % tổng vốn trong nước

d) Vốn đóng góp củacác đối tượng được thụ hưởng( nếu có) :..% tổng vốn trong nước

7- Tổ chức thựchiện chương trình, dự án

III- Phân tích hiệuquả dự án

1- Sơ bộ đánh giá hiệuquả về kinh tế - tài chính

2- Sơ bộ đánh giá hiệuquả về xã hội

3- Sơ bộ đánh giá tácđộng môi trường

4- Sơ bộ đánh giá tínhbền vững của chương trình, dự án

Thủ trưởng Cơ quanđề xuất dự án

(ký tên đóngdấu) 

PHỤ LỤC 4

Thông tin cơ bản về dự án (*)

Tên dự án (tiếngViệt): .............................

Tên dự án (tiếng Anh)................................

1.     Địađiểm thực hiện: ..................................

2.     Nhàtài trợ: ................................................

3.     Cơquan chủ quản: ........................ Điện thoại: .............. Fax:...............

4.     Chủdự án: ........................ Điện thoại: .............. Fax: ...............

5.     Cơquan thụ hưởng chủ yếu:........ (a) Điện thoại:.............. Fax: ...............

6.     Cơquan chủ trì thực hiện (Vụ, Viện, Sở, Ban Quản lý dự án):........................

Điện thoại:.............. Fax: ...............

7. Mô tả tóm tắt dựán: (b)

8. Số quyết định đầu tư(hay quyết định phê duyệt Văn kiện dự án): ..................

9. Thời gian (theoHiệp định):

- Ngày ký Hiệp định: ......................

- Ngày Hiệp định có hiệu lực: .......

- Ngày bắt đầu thực hiện: ...............

- Ngày kết thúc: ............................

10. Nguồn vốn:

Tổng số:.......................................nghìn USD

(tỷ giá quy đổi ra1USD = .......nguyên tệ; 1USD = .......VNĐ, ghi rõ thời điểm quy đổi theo Ngânhàng Ngoại thương công bố)

10.1- Vốn ODA

- Tổng số: ..................................

(đơn vị nguyên tệ)

Tương đương: ............................

nghìn USD (ghi rõ tỷ giá 1 USD = ….. nguyên tệ phù hợp với tổng số vốn dự án tại Điểm 10 của Phụ lục này)

- Hình thức cung cấp ODA (đánh dấu vào ô thích hợp)

Không hoàn lại Vay ưuđãi

 

- Lãi suất: .............. % năm

 

- Thời hạn trả: ............ năm

 

- Ân hạn: .................. năm

Cơ chế tài chính trongnước (c)

+ XDCB nguồn cấp phát: ................

nghìn USD

+ Hành chính sự nghiệp: .................

nghìn USD

+ Cho vay lại: ..................................

nghìn USD

 

 

10.2- Vốn đối ứng:

- Tổng số: ..................................

triệu VND(d)

Tương đương: ............................

nghìn USD (ghi rõ tỷ giá quy đổi 1 USD =....VNĐ tại thời điểm như Điểm 10.1 của Phụ lục này)

 

 

Cơ chế tài chính trongnước(đ)

+ XDCB nguồn cấp phát: ...............

triệu VNĐ

+ Hành chính sự nghiệp: ................

triệu VNĐ

+ Tín dụng ưu đãi: .........................

triệu VNĐ

 

 

Nguồn khác(e)

+ Lãi suất: ......................................

% năm

+ Thời hạn vay: ..............................

năm

+ Ân hạn: .......................................

năm

 

 

11- Dự kiến rút vốn(g):(biểu kèm theo Phụ lục 4)

Trưởng Ban Quản lýDự án (kýtên đóng dấu)

Biểu kèm theo phụ lục 4

Dự kiến rút vốn của chương trình, dự án............

Đơn vị: - Vốn ODA:....... nghìn USD

Vốn TN :....... Triệu VNĐ

Tên hạng mục hay các hoạt động chủ yếu

Tổng số
vốn của dự án

Năm....(bắt đầu)

Năm.....

Năm.........

Năm.......(kết thúc)

 

Tổng số

ODA

TN

Tổng số

ODA

TN

Tổng số

ODA

TN

Tổng số

ODA

TN

Tổng số

ODA

TN

Tổng số:

Trong đó:

- Hạng mục (hay hoạt động) 1:

- Hạng mục (hay hoạt động) 2:

- .................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Ghi rõ tỷ giá chuyểnđổi giữa USD với nguyên tệ và VND phù hợp với Điểm 10.1 và 10.2 của Phụ lụcnày.

PHỤ LỤC 5

Cơ quan chủ quản.............. Ngày ....... tháng..... năm.......

Ban Quản lý Dự án: ............

Báo cáo tình hình thực hiệnQuý.... năm....

Dự án: ..... (tên dự án)....

Nhà tài trợ:.....................

I- Thông tin chungvề dự án

Chỉ phải báo cáo nhữngnội dung bổ sung, sửa đổi (nếu có) so với "Thông tin cơ bản về dự án"nêu tại Phụ lục 4 của Thông tư này và làm rõ lý do bổ sung, sửa đổi. Nêu lại sốcông văn, ngày gửi công văn đã báo cáo Phụ lục 4.

II- Tình hình thựchiện chương trình, dự án ODA

1. Tình hình rútvốn (như biểu kèm theo):

So sánh giá trị rútvốn thực tế với kế hoạch rút vốn của Quý báo cáo và kế hoạch của cả năm.

Luỹ kế rút vốn ODA vàvốn trong nước của toàn dự án từ bắt đầu tới hết quý báo cáo và so sánh vớitổng giá trị của các nguồn vốn này nêu trong F/S (hay Văn kiện dự án) đượcduyệt.

2. Các công việcđã thực hiện:

Tóm tắt kết quả côngviệc chủ yếu (hiện vật) đã đạt được trong quý:

(i) khối lượng xây lắp,thiết bị... đối với các dự án đầu tư xây dựng;

(ii) các hoạt động chủyếu đối với dự án hỗ trợ kỹ thuật.

Đánh giá, so sánh kếtquả công việc đã đạt từ đầu năm tới hết quý báo cáo với kế hoạch cả năm về cáccông việc này.

3 .Đánh giáchung về tình hình thực hiện

Đánh giá về nguyênnhân tăng (hoặc giảm) về giá trị rút vốn và các công việc đã thực hiện so vớikế hoạch năm.

Những khó khăn vàthuận lợi trong quá trình thực hiện dự án

Những biện pháp đã ápdụng để tháo gỡ khó khăn

III- Kiến nghị

Trưởng Ban quản lýdự án

(ký tên đóng dấu)

 Biểu kèm theo phụ lục 5

Ngày ....... tháng........ năm.......

Báo cáo tình hình thực hiện Quý (a) năm (b)

(Tên chương trình, dự án ..................................)

Đơn vị tính: Nghìn USD

Tỷ giá: (c) ............................

Tên hạng mục hay hoạt động chủ yếu

Kế hoạch rút vốn năm (b)

Rút vốn riêng quý (a)

Luỹ kế rút vốn từ 1/1/(b) tới hết quý (a)

Luỹ kế giá trị thực hiện từ 1/1/(b) tới hết quý (a)

TS

ODA

TN

TS

ODA

TN

TS

ODA

TN

TS

ODA

TN

Tổng số:

- Hạng mục (hay hoạt động) 1:

- Hạng mục (hay hoạt động) 2:

- .......................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

Tên hạng mục hayhoạt động chủ yếu:

(i) là tên hạngmục, cấu phần chủ yếu đối với chương trình, dự án đầu tư

(ii) là các hoạtđộng chủ yếu đối với các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật

(a) là tên quý phảibáo cáo

(b) là tên năm đangthực hiện

(c) tỷ giá theothời điểm lập kế hoạch năm: 1 USD = ........ nguyên tệ (với vốn ODA theo Hiệpđịnh không phải là USD)

:1 USD =............ VNĐ

Rút vốn:

Vốn ODA: là khoảntiền đã được rút ra khỏi tài khoản của nhà tài trợ

Vốn trong nước: làkhoản tiền được cơ quan kiểm soát chi thông báo đã thanh toán

Giá trị thực hiện:là giá trị của kết quả công việc đã làm được (xây lắp, thiết bị các hạng mụcchủ yếu đối với các chương trình, dự án đầu tư; các hoạt động chủ yếu đối với cácdự án hỗ trợ kỹ thuật...), có thể là ước khối lượng thực hiện dở dang

Kế hoạch rút vốn: đượccấp thẩm quyền phê duyệt

 

PHỤ LỤC 6

Cơ quan chủ quản:

Ngày ........ tháng ....... năm ......

Ban Quản lý dự án:

 

Điện thoại: .......... Fax:............

 

Báo cáo tình hình thực hiện tháng ........ năm (a)

Chương trình/Dự án................................................

- Nhà tài trợ: ..........................

 

- Tổng vốn theo Hiệp định: ..........

(Vốn ODA: ..........; Vốn TN: ............)

Đơn vị tính: Nghìn USD (b)

Kết quả chủ yếu

Mô tả tóm tắt các vướng mắc hiện hành

Ngày bắt đầu vướng mắc

Tình trạng giải quyết

Kiến nghị biện pháp giải quyết và cơ quan giải quyết

1.      Rút vốn của riêng tháng báo cáo:

Vốn ODA: .....nghìn USD; Vốn TN: ..........nghìn USD

2-Giá trị thực hiện của riêng tháng báo cáo :.. nghìn USD

3-Rút vốn từ ngày 1/1/năm (a) đến hết tháng báo cáo:

Vốn ODA: .....nghìn USD; Vốn TN: ..........nghìn USD

4- Giá trị thực hiện từ 1/1/ năm (a) tới hết tháng báo cáo:.... nghìn USD

5- Luỹ kế rút vốn từ bắt đầu tới hết tháng báo cáo:

Vốn ODA: ....... nghìn USD;Vốn TN: ........ nghìn USD

6- Tóm tắt một số kết quả công việc chủ yếu trong tháng

- Vướng mắc1:

 

 

 

- Vướng mắc 2:

 

 

 

- ..........................

 

 

 

Trưởng Ban Quản lý Dự án

(ký tên đóng dấu)

Ghi chú:

(a): tên năm đangthực hiện

(b): tỷ giá quy đổitheo thời điểm lập kế hoạch năm: 1 USD = ........ VNĐ

:1 USD = .........nguyên tệ (nếu vốn ODA trong Hiệp định không phải là USD)

Rút vốn: - Vốn ODA:là khoản tiền đã được rút khỏi tài khoản của Nhà tài trợ

Vốn trong nước: làkhoản tiền được cơ quan kiểm soát chi thông báo đã thanh toán.

Giá trị thực hiện:là giá trị của kết quả công việc đã làm được (xây lắp, thiết bị các hạng mụcchủ yếu đối với các chương trình, dự án đầu tư; các hoạt động chủ yếu đối vớicác dự án là hỗ trợ kỹ thuật...), có thể là ước khối lượng thực hiện dở dang

Trường hợp cần làmrõ thêm các nội dung nêu trong bảng trên thì viết thuyết minh bổ sung thêm(ngoài bảng trên), nhưng theo cơ cấu, trình tự đã nêu trong bảng

PHỤ LỤC 7

Cơ quan chủ quản:

Ngày ......... tháng ........ năm......

Ban Quản lý dự án:

 

Báo cáo tình hình thực hiện năm ......

Tên chương trình, dựán: .........

Nhà tài trợ:..............................

I- Thông tin chung:

Chỉ phải báo cáo nhữngnội dung bổ sung, sửa đổi (nếu có) so với "Thông tin cơ bản về dự án"nêu tại Phụ lục 4 của Thông tư này. Nêu lại số công văn, ngày gửi công văn đãbáo cáo Phụ lục 4.

II- Tình hình thựchiện chương trình, dự án ODA:

1- Tình hình rútvốn (như biểu kèm theo)

So sánh giá trị rútvốn thực tế của cả năm với kế hoạch rút vốn của cả năm

So sánh giá trị rútvốn thực tế của năm báo cáo với giá trị rút vốn thực tế năm ngay trước đó

So sánh lũy kế giá trịrút vốn ODA và vốn trong nước kể từ khi bắt đầu tới hết năm báo cáo với dự kiếngiá trị rút vốn theo Hiệp định từ bắt đầu tới khi chương trình/dự án kết thúc

2- Công việc đãthực hiện

2.1- Tổng giá trị thựchiện (nêu trong biểu kèm theo)

2.2- Tóm tắt kết quảcác công việc chủ yếu (hiện vật) đã đạt được trong năm:

(i) là khối lượng xâylắp, thiết bị, các hạng mục, cấu phần ... đối với các dự án đầu tư

(ii) là các hoạt độngchủ yếu đối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật:

Đánh giá, so sánh kếtquả đã đạt được của cả năm với kế hoạch cả năm

Đánh giá, so sánh lũykế kết quả công việc đã đạt được từ bắt đầu thực hiện với dự kiến của dự án khihoàn thành dự án

3- Đánh giáchung về tình hình thực hiện

3.1- Đánh giá về tiếnđộ:

Có hoàn thành toàn bộchương trình, dự án trong năm báo cáo?

Xu hướng tiến độ thựchiện trong năm?

Tiến độ nhanh (haychậm) so với tiến độ dự kiến theo Hiệp định?

3.2- Những khó khăn vàthuận lợi trong quá trình thực hiện chương trình, dự án và những biện pháp đãáp dụng để tháo gỡ khó khăn

III- Kiến nghị

Trưởng Ban Quản lý dự án

(ký tên đóng dấu)

Biểu kèm theo phụ lục 7

 

Ngày ....... tháng........ năm.......

 

Báo cáo tình hình thực hiện năm (a)

 

(Tên chương trình, dự án ..................................)

Tình trạng dự án: (đánh dấu 3)

 

- Đang thực hiện o

- Hoàn thành trong năm (a)

Đơn vị tính: Nghìn USD

Tỷ giá:(b).............................

 

Tên hạng mục hay hoạt động chủ yếu

Kế hoạch rút vốn năm (a)

Rút vốn thực tế

riêng năm (a)

Luỹ kế rút vốn từ bắt đầu đến hết năm (a)

Tổng giá trị thực hiện riêng năm (a)

TS

ODA

TN

TS

ODA

TN

TS

ODA

TN

TS

ODA

TN

Tổng số:

- Hạng mục (hay hoạt động) 1:

- Hạng mục (hay hoạt động) 2:

- ........................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

Tên hạng mục hayhoạt động chủ yếu:là tên hạng mục, cấu phần chủ yếu đối với các chương trình , dự án đầu tư

: là các hoạt độngchủ yếu đối với các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật

(a) là tên năm thựchiện

(b) tỷ giá theothời điểm lập kế hoạch năm: 1 USD = .... nguyên tệ (với vốn ODA theo Hiệp địnhkhông phải là USD)

: 1USD = ..... VNĐ

Rút vốn: - Vốn ODA:là khoản tiền đã được rút ra khỏi tài khoản của nhà tài trợ

Vốn trong nước: làkhoản tiền được cơ quan kiểm soát chi thông báo đã thanh toán

Giá trị thực hiện:là giá trị của kết quả công việc đã làm được (xây lắp, thiết bị các hạng mục,cấu phần chủ yếu đối với các chương trình, dự án đầu tư ; các hoạt động chủ yếuđối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật...), có thể là ước khối lượng thực hiện dởdang

Kế hoạch rút vốn: đượccấp thẩm quyền phê duyệt

 PHỤ LỤC 8

Cơ quan chủquản....... Ngày.....tháng........ năm.......

Báo cáo tình hình vận động và thực hiện

các chương trình dự án ODA quý ............ (hay năm)

I- Tình hình chuẩnbị và ký kết hiệp định các chương trình, dự án ODA trong quý (hay năm):

1. Tình hình phêduyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi hay Văn kiệnchương trình, dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Cơ quan chủ quản:

Danh mục chương trình,dự án đến hạn phê duyệt

Danh mục chương trình,dự án đã được phê duyệt

Danh mục chương trình,dự án chưa phê duyệt và nguyên nhân chưa được phê duyệt; những kiến nghị vàbiện pháp giải quyết

2. Tình hình kýkết Hiệp định với các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Cơ quanchủ quản trong quý (hay năm):

Tổng giá trị Hiệp địnhđược ký kết

Danh mục các chươngtrình, dự án dược ký kết (làm rõ những giá trị vay và viện trợ không hoàn lại)

II- Tình hình thựchiện các chương trình, dự án ODA trong quý (hay năm)

1. Đánh giáchung tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA trong quý (hay năm)

Tình hình rút vốn(Biểu kèm theo)

Đánh giá mức độ thựchiện các chương trình, dự án ODA trong quý (hay năm) và so sánh với kế hoạch cảnăm

Tình hình quản lý cácchương trình, dự án ODA

Số chương trình, dự ánđã hoàn thành trong quý (hay năm)

Năng lực tăng thêm nhờcác chương trình, dự án ODA đã hoàn thành trong quý (hay năm)

2. Những yếu tốtích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến tình hình và tiến độ thực hiện các chươngtrình, dự án ODA trong quý (hay năm)

3. Những biệnpháp đã áp dụng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

4. Kiến nghị

Thủ trưởng Cơ quan chủ quản

(ký tên đóng dấu)

 

Biểu kèm theo phụ lục 8

 

Ngày ....... tháng........ năm.......

 

Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện chương trình, dự án

sử dụng ODA qUý ...... (HAY năm)

 

Đơn vị tính: Nghìn USD

Tỷ giá: (d)...............từ 1/1/năm báo cáo

Tên chương trình,

dự án

Nhà tài trợ

Hình thức cung cấp ODA (a)

Thời gian

BĐ - KT(*)

(theo Hiệp định)

Hoàn thành trong quý (hay năm)

(đánh dấu x)

Rút vốn (b)

Luỹ kế rút vốn (c)

Luỹ kế giá trị thực hiện từ 1/1/ năm báo cáo đến hết quý (hay năm)

Tổng số

Vốn ODA

Vốn TN

Tổng số

Vốn ODA

Vốn TN

Tổng số

Vốn ODA

Vốn TN

Ghi chú:

(a) Hình thức cungcấp: Không hoàn lại ký hiệu "VT"

: Vay ký hiệu"V"

(b) Rút vốn : - củariêng quý báo cáo (đối với Báo cáo quý) của cả năm báo cáo (đối với Báo cáonăm)

(c) Luỹ kế rút vốn:- Từ 1/1/năm báo cáo tới hết quý báo cáo (đối với Báo cáo quý) Từ bắt đầu tớihết năm báo cáo (đối với Báo cáo năm)

(d) Tỷ giá theothời điểm lập kế hoạch năm: 1 USD = ..... nguyên tệ (với vốn ODA theo Hiệp địnhkhông phải là USD)

1 USD = ...... VNĐ

Rút vốn: - Vốn ODA:là khoản tiền đã được rút khỏi tài khoản của nhà tài trợ

Vốn trong nước: làkhoản tiền được cơ quan kiểm soát chi thông báo đã thanh toán .

Giá trị thực hiện:là giá trị của kết quả công việc đã làm được (xây lắp, thiết bị, cấu phần, hạngmục.. đối với các chương trình, dự án đầu tư ; là các hoạt động đối với các chươngtrình, dự án hỗ trợ kỹ thuật ...), có thể là ước khối lượng thực hiện dở dang.

(*) Thời gian BĐ - KT: Thời gianbắt đầu kết thúc

PHỤ LỤC 9

Cơ quan chủ quản ,.... ngày... tháng...năm....

Ban Quản lý Dự án

Báo cáo Kết thúc chương trình, dự án ODA

(Tên chương trình dự án)

I- Thông tin chungvề chương trình, dự án

II- Kết quả thựchiện chương trình, dự án

1- Thực hiện mụctiêu

Mức độ đạt được so vớimục tiêu đề ra trong Báo cáo khả thi (hay Văn kiện dự án) được duyệt.

2- Kết quả thựchiện các hạng mục (hay hoạt động) của chương trình, dự án

2.1- Tóm tắt kết quảcông việc chủ yếu về hiện vật đã thực hiện được so sánh với yêu cầu nêu tại F/S(hay Văn kiện dự án)

2.2- Kết quả thực hiệnvề tài chính (đối với cả vốn ODA và vốn đối ứng)

Tổng giá trị theo F/S(hay Văn kiện dự án); tổng giá trị sau đấu thầu; tổng giá trị giải ngân thực tếvà so sánh giữa các tổng giá trị nêu trên với nhau.

Những nội dung chủ yếuliên quan đến điều chỉnh tổng giá trị dự án theo Hiệp định, giá trị chươngtrình, dự án sau đấu thầu và giá trị giải ngân.

3- Phân tíchnhững tác động (tác động tích cực và tiêu cực) ảnh hưởng đến kết quả thựchiện chương trình, dự án do các nội dung sau:

Chính sách, môi trườngpháp lý tiếp nhận và sử dụng ODA

Tổ chức thực hiện chươngtrình, dự án

Năng lực thực hiện chươngtrình, dự án

Điều kiện tài chính,vật chất kỹ thuật đảm bảo thực hiện chương trình, dự án

Đấu thầu

Giải phóng mặt bằng(đối với dự án XDCB)

Những vấn đề về kỹthuật, công nghệ

Công tác quản lý chươngtrình, dự án ở các cấp

Công tác theo dõi vàđánh giá dự án

Sự khác nhau giữa thủtục của phía Việt Nam và của nhà tài trợ

4- Phân tíchhiệu quả kinh tế xã hội:

4.1- Những tác động dokết quả thực hiện chương trình, dự án đem lại:

Tác động về kinh tế

Tác động về tài chính

Tác động về khoa học -công nghệ

Tác động về môi trường

Tác động về văn hoá -xã hội

4.2- Tính bền vững củachương trình, dự án.

III- Những bài họckinh nghiệm

Những bài học kinhnghiệm rút ra từ việc thực hiện chương trình, dự án. Ví dụ: công tác chuẩn bịdự án; công tác đấu thầu; sự phối hợp trong quá trình thực hiện chương trình,dự án; công tác quản lý; công tác đào tạo và phát triển nguồn lực,v.v...

(ký tên đóng dấu)


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=23014&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận