Văn bản pháp luật: Thông tư 79/2001/TT-BTC

Phạm Văn Trọng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 79/2001/TT-BTC
Thông tư
Hết hiệu lực toàn bộ
28/09/2001
28/09/2001

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn cơ chế tài chính để thực hiện các dự án đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn

Thứ trưởng
2.001
Bộ Tài chính

Toàn văn

Bộ Tài chính

THÔNG TƯ

Hướng dẫn cơ chế tài chính để thực hiện các dự án

đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồngthuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn

 

Căn cứ Nghị quyếtsố 05/2001/NQ-CP ngày 24/5/2001 của Chính phủ về việc bổ sung một số giải phápđiều hành kế hoạch kinh tế năm 2001 và Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày7/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính thực hiện chương trìnhphát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sởhạ tầng làng nghề ở nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

 

I. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG:

1- Các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương cần tổ chức xây dựng và quyết định quy hoạch phát triểncác chương trình giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng thuỷ sản, cơ sở hạ tầnglàng nghề ở nông thôn phù hợp với các điều kiện và yêu cầu phát triển của địaphương.

2- Nguồn vốn để thựchiện các chương trình đầu tư đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng thuỷsản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn được thực hiện chủ yếu bằng việc huyđộng đóng góp của nhân dân (bằng tiền, hiện vật, ngày công lao động,...); ngânsách hỗ trợ một phần từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung và nguồn vốn đượcđầu tư trở lại theo Nghị quyết Quốc hội hàng năm của địa phương. Tỷ lệ nguồnvốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyếtđịnh cụ thể cho phù hợp với từng vùng địa phương nhưng tối đa không quá 60%.

Đối với các tỉnh miềnnúi, các tỉnh có nguồn thu ngân sách và các nguồn thu được để lại đầu tư khônglớn, ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần thông qua kế hoạch đầu tư xây dựng cơbản hàng năm của địa phương.

3- Ngoài ra, các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương được vay vốn tín dụng ưu đãi với lãi suất 0% đểthực hiện dự án đầu tư đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng thuỷ sản, cơsở hạ tầng làng nghề ở nông thôn.

4- Các tỉnh, thành phốđược vay vốn tín dụng ưu đãi phải chủ động bố trí nguồn để trả nợ vốn vay bằng:vốn đầu tư từ các nguồn thu để lại theo Nghị quyết của Quốc hội, vốn đầu tưXDCB tập trung, vốn sự nghiệp kinh tế bố trí trong dự toán chi ngân sách địa phươnghàng năm và các nguồn khác (nếu có).

5- Hàng năm, căn cứvào tổng mức vốn tín dụng dành cho đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầngthuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn hàng năm được duyệt, nhu cầu vàkhả năng cân đối các nguồn vốn đầu tư của địa phương kể cả nguồn đóng góp củanhân dân, Bộ Tài chính quyết định mức cho từng tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương vay. Việc cho vay vốn được thực hiện qua hệ thống Quỹ hỗ trợphát triển.

 

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ THỰC HIỆN VỐN VAY ƯU ĐÃI:

1- Đối tượng được vayvốn tín dụng ưu đãi theo quy định tại Thông tư này là các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương có các dự án đầu tư đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầngnuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn có đủ 2 điều kiện:

Được đầu tư từ ngânsách hoặc được ngân sách hỗ trợ đầu tư.

Đã được cấp có thẩmquyền quyết định và có đủ thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản theo các quy định hiệnhành.

2. Hồ sơ vay vốn:

Để có căn cứ quyếtđịnh mức vay vốn tín dụng ưu đãi đầu tư đường giao thông nông thôn, cơ sở hạtầng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn, các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương gửi Bộ Tài chính các văn bản gồm:

Danh mục dự án đầu tưđã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Văn bản đề nghị của Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố về vay vốn tín dụng ưu đãi đầu tư đường giao thôngnông thôn, cơ sở hạ tầng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn, trongđó phải xác định rõ và đầy đủ các cơ sở sau đây:

Tổng nhu cầu vốn đầu tư.

Phần vốn địa phươnghuy động của dân.

Mức vốn hỗ trợ từ ngânsách địa phương.

Mức vốn ngân sáchtrung ương đã hỗ trợ (nếu có).

Số vốn còn thiếu,trong đó đề nghị vay Trung ương, có phân khai cụ thể thời gian vay cho từngnăm, trước mắt tính cho các năm 2001, 2002, 2003.

Kế hoạch trả nợ chotừng năm.

(Biểu tổng hợp nhu cầuvay vốn và dự kiến trả nợ theo mẫu đính kèm).

3. Mức vốn cho vay:

Căn cứ nhu cầu về vayvốn tín dụng để đầu tư đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng thuỷ sản, cơsở hạ tầng làng nghề ở nông thôn của các địa phương, khả năng trả nợ của ngânsách địa phương và tổng mức vốn tín dụng ưu đãi hàng năm cho nhu cầu trên đã đượcThủ tướng Chính phủ quyết định, Bộ Tài chính quyết định mức vốn cho vay hàngnăm đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Căn cứ chuyển vốnvay: Hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện chuyển vốn cho các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương vay trên cơ sở:

Quyết định cho vay vốncủa Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Hợp đồng vay vốn giữaSở Tài chính - Vật giá (được uỷ quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố) với chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển tỉnh, thành phố theo mẫu đính kèm.

5. Lãi suất cho vay:0%.

6. Phương thức cấptiền vay:

Căn cứ vào quy địnhđiểm 3 phần II Thông tư này, Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển các tỉnh, thànhphố thực hiện việc chuyển vốn cho ngân sách tỉnh, thành phố vay theo đúng mứcvốn được vay theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Việc phân bổ cụ thể doUỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định theo cơ chế phân cấp quản lý vốn đầutư của tỉnh, thành phố và chế độ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.

7. Thời hạn trả nợ vốnvay:

Sau 1 năm (kể từ ngàyký hợp đồng vay vốn) bắt đầu trả nợ. Thời gian trả nợ là 4 năm; riêng đối vớicác tỉnh miền núi, các tỉnh có nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (thunội địa) chỉ đảm bảo dưới 30% nhiệm vụ chi ngân sách địa phương, thời gian trảnợ là 5 năm.

Trường hợp, khi đếnhạn trả nợ vốn vay năm trước, địa phương chưa trả, chi nhánh Quỹ Hỗ trợ pháttriển tạm thời chưa chuyển vốn vay tiếp cho tỉnh. Đến khi tỉnh, thành phố hoàntrả theo hợp đồng ký kết, chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển mới tiếp tục chuyểnvốn vay cho địa phương; trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Bộ Tài chính.

8. Về quản lý vốn tíndụng vay để đầu tư đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng thuỷ sản, cơ sở hạtầng làng nghề ở nông thôn.

Khi nhận vốn vay dochi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển chuyển cho ngân sách tỉnh, thành phố, Sở Tàichính - Vật giá hạch toán vào thu ngân sách địa phương (chương 160B loại 10khoản 05 mục 086 tiểu mục 10). Khi trả nợ vốn vay, hạch toán chi ngân sách địaphương (chương 160B loại 10 khoản 05 mục 158 tiểu mục 10).

Trên cơ sở tổng mứcvốn được vay để đầu tư đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng thuỷ sản, cơsở hạ tầng làng nghề ở nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương quyết định cụ thể mức vốn sử dụng cho từng mục tiêu trên cho phù hợpvới yêu cầu và điều kiện thực tế của địa phương và có báo cáo về Bộ Tài chínhtrong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được quyết định cho vay vốn để theo dõi thựchiện.

Nguồn vốn tín dụng vayưu đãi để đầu tư đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng thuỷ sản, cơ sở hạtầng làng nghề ở nông thôn chỉ được sử dụng cho các mục tiêu trên không sử dụngvào việc khác.

Việc cấp phát cho cácdự án đầu tư giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làngnghề ở nông thôn thực hiện như sau:

Căn cứ vào quyết địnhhỗ trợ của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Sở Tài chính - Vật giá thực hiện bổsung có mục tiêu cho ngân sách huyện đối với các dự án do cấp huyện trực tiếpquản lý và huyện bổ sung có mục tiêu cho ngân sách xã đối với các dự án do cấpxã trực tiếp quản lý (có thể trợ cấp bằng hiện vật hoặc bằng tiền theo các địnhmức địa phương quy định). Xã có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả phần hỗ trợ củaNhà nước và huy động đóng góp của nhân dân.

Chi đầu tư đường giaothông nông thôn, cơ sở hạ tầng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn đượcquyết toán vào chi ngân sách địa phương (theo phân cấp quản lý vốn đầu tư xâydựng cơ bản của địa phương).

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Uỷ ban nhân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

Phê duyệt dự án đầu tưđường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầnglàng nghề ở nông thôn trên địa bàn, cân đối các nguồn vốn đầu tư để thực hiện.

Lập hồ sơ vay vốn tíndụng ưu đãi chi tiết theo từng lĩnh vực: Đầu tư đường giao thông nông thôn, cơsở hạ tầng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn và gửi về Bộ Tài chínhtheo đúng quy định tại điểm 2 phần II Thông tư này.

Chỉ đạo, kiểm tra cácngành, các cấp trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng theo đúng mụctiêu và đúng quy định về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện hoàntrả vốn vay cho Quỹ hỗ trợ phát triển theo đúng cam kết vay vốn.

Định kỳ hàng quý, nămbáo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư cho đường giao thông nông thôn, cơsở hạ tầng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn gửi Thủ tướng Chínhphủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

2. Bộ Tài chính cótrách nhiệm:

Quyết định mức vay vốnhàng năm cụ thể đối với từng tỉnh, thành phố sau khi nhận được hồ sơ đề nghịcủa tỉnh, thành phố theo đúng quy định tại điểm 3 mục II Thông tư này.

Xử lý các vấn đề vềmặt tài chính phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư đường giaothông nông thôn, cơ sở hạ tầng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn.

3. Bộ Kế hoạch và Đầutư: Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan cân đối trìnhThủ tướng Chính phủ quyết định mức hỗ trợ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ươngcho các tỉnh miền núi, các tỉnh có nguồn thu ngân sách và các nguồn thu được đểlại đầu từ không lớn và tổng mức vốn tín dụng ưu đãi cho vay hàng năm để thựchiện chương trình đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷsản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn.

4. Hệ thống Quỹ Hỗ trợphát triển có trách nhiệm:

Chuyển vốn vay cho cáctỉnh, thành phố ngay sau khi có văn bản ký kết (khế ước vay nợ) giữa hệ thốngQuỹ hỗ trợ phát triển với các tỉnh, thành phố theo đúng quyết định của Bộ trưởngBộ Tài chính, không tổ chức thẩm định, xét duyệt và cho vay đến từng dự án.

Thu hồi khoản nợ vaykhi đến hạn.

Tính toán nhu cầu cấpbù lãi suất và phí phải cấp cho Quỹ hỗ trợ phát triển để trình Thủ tướng Chínhphủ quyết định theo đúng quy định tại Thông tư số 43/2000/TT-BTC ngày 23/5/2000của Bộ Tài chính.

Hàng năm, có tráchnhiệm báo cáo kết quả chuyển vốn vay và tình hình thu hồi nợ vay trình Thủ tướngchính phủ, đồng gửi Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính.

Thông tư này có hiệulực thi hành kể từ ngày ký. Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đềnghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Tài chính để giảiquyết./.

 

 

 

  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

----------------

 

 

Hà Nội, ngày..... tháng .... năm 2002

 

 

Khế ước vay nợ số ............

(Ban hành kèm theo Thông tư số 79/2001/TT-BTC ngày28/9/2001 của Bộ Tài chính)

 

Tên đơn vị cho vay:Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển tỉnh (thành phố)

............................................................................

Địa chỉ:............................................................................

............................................................................

Điện thoại:...........................................................................

Tên đơn vị vay: Uỷ bannhân dân tỉnh (thành phố) .....................

Địa chỉ:............................................................................

............................................................................

Điện thoại:...........................................................................

 

Điều khoản cam kết

1- Chi nhánh Quỹ hỗtrợ phát triển tỉnh (thành phố) ......................... chuyển cho ngân sáchtỉnh (thành phố) ............................. vay số tiền........................... đồng theo Quyết định số ........./2001/QĐ-BTC ngày......... tháng ...... năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2- Lãi suất vay: 0%.

3- Thời hạn trả nợgốc: 1 năm (12 tháng) tính từ ngày lập khế ước vay vốn. Tỉnh cam kết hoàn trảvốn vay hàng năm cho Chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển theo đúng quy định về thờigian và mức hoàn trả. Nếu quá thời hạn không trả sẽ thực hiện như quy định tạiđiểm ... phần ... Thông tư số .../2001/TT-BTC ngày ... tháng 06 năm 2001 của BộTài chính.

Văn bản này được làmthành 4 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 2 bản.

TUQ Chủ tịch UBND

Chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển

Tỉnh (thành phố) .........

Tỉnh (thành phố) .........

Giám đốc Sở TC - VG

Giám đốc

Tổng hợp nhu cầu vay vốn

Thực hiện các dự án đầu tư giao thông nông thôn,cơ sởhạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn

(Ban hành kèm theoThông tư số 79/TT/Bộ Tài chính ngày 28/9/2001 của Bộ Tài chính)

 

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Bao gồm

 

Tổng số

GT Nông thôn

CSHT nuôi trồng thuỷ sản

CSHT làng nghề nông thôn

 

 

 

 

 

1.Tổng nhu cầu vốn

 

 

 

 

Gồm:

 

 

 

 

1-Vốn Ngân sách bố trí

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

Vốn đầu tư XDCB tập trung

 

 

 

 

Vốn đầu tư từ nguồn để lại theo NQQH (không kể XSKT)

 

 

 

 

2. Vốn huy động của dân (kể cả vật tư, ngày công lao động quy tiền)

 

 

 

 

3. Các nguồn vốn khác (nếu có)

 

 

 

 

4. Vốn đề nghị vay

 

 

 

 

II.Dự kiến kế hoạch vay vốn

 

 

 

 

Năm 2001

 

 

 

 

Năm 2002

 

 

 

 

Năm 2003

 

 

 

 

Năm 2004

 

 

 

 

Năm 2005

 

 

 

 

III.Thời hạn trả vốn vay

 

 

 

 

Năm 2002

 

 

 

 

Năm 2003

 

 

 

 

Năm 2004

 

 

 

 

Năm 2005

 

 

 

 

Năm 2006

 

 

 

 

Năm 2007

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22599&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận