Văn bản pháp luật: Thông tư 09/2001/TT-NHNN

Trần Minh Tuấn
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 09/2001/TT-NHNN
Thông tư
Hết hiệu lực toàn bộ
08/10/2001
08/10/2001

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân

Phó Thống đốc
2.001
Ngân hàng Nhà nước

Toàn văn

Ngân hàng Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam

 THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày13/8/2001

của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụngnhân dân

 

Ngày 13 tháng 8 năm2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2001/ NĐ -CP về tổ chức và hoạt độngcủa Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số điểmcụ thể sau đây.

 

I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điềuchỉnh.

1.1 .Thông tưnày hướng dẫn thực hiện một số điểm chưa được quy định cụ thể trong Nghị địnhsố 48/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt độngcủa Quỹ tín dụng nhân dân.

1.2. Những nội dungsau đây có hướng dẫn riêng: Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động;cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân đối với khách hàng; về bảo đảm tiền vay; cáctỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động; chế độ hạch toán kế toán; chế độ tàichính; phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng để xử lýrủi ro; tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát,người Điều hành; kiểm soát đặc biệt; chế độ cho vay trong hệ thống; kiểm toán;lập và sử dụng nguồn dự phòng khả năng chi trả; lập và sử dụng quỹ an toàn hệthống; chấm điểm và xếp loại; chế độ thông tin, báo cáo.

2. Đối tượng ápdụng.

Thông tư này áp dụngđối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (sau đâygọi chung là Quỹ tín dụng nhân dân).

3. Tên và biểu tượng.

3.1. Tên của Quỹ tíndụng nhân dân do Hội nghị thành lập (đối với Quỹ tín dụng nhân dân thành lậpmới) hoặc Đại hội thành viên (đối với Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động)quyết định, nhưng phải có cụm từ "Quỹ tín dụng nhân dân".

3.2. Quỹ tín dụng nhândân thống nhất sử dụng một biểu tượng chung thể hiện sức mạnh của hệ thống:Biểu tượng có 3 chữ QTD lồng lên nhau và hình tượng bông lúa.

 

II. QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ

1. Địa bàn hoạtđộng.

1.1. Các Quỹ tín dụngnhân dân cơ sở chủ yếu hoạt động trong địa bàn một xã, một phường, một thị trấn(sau đây gọi chung là xã).

1.2. Đối với Quỹ tíndụng nhân dân cơ sở tổ chức theo liên xã phải là các xã liền kề với xã nơi Quỹtín dụng nhân dân cơ sở đặt trụ sở chính trong cùng một huyện, quận, thị xã vàphải được sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân xã sở tại và các xã có liên quan;nhưng phải phù hợp với trình độ quản lý của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và khảnăng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

1.3. Trường hợp đặcbiệt:

a. Đối với các Quỹ tíndụng nhân dân cơ sở liên xã, Quỹ tín dụng nhân dân đô thị được thành lập trongthời gian thí điểm, nếu địa bàn hoạt động không đúng theo quy định tại Điểm 1.2trên đây, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố căn cứ điềukiện cụ thể tại địa phương để rà soát, điều chỉnh, quy định địa bàn hoạt độngcho phù hợp với trình độ quản lý của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và khả năngkiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

b. Đối với các Quỹ tíndụng nhân dân cơ sở hoạt động theo ngành nghề hoặc theo từng doanh nghiệp trênđịa bàn tỉnh, thành phố được thành lập trong thời gian thí điểm, Giám đốc chinhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố rà soát, điều chỉnh, quy định địa bànhoạt động cho phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội tại địa phương, phù hợp vớitrình độ quản lý của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và khả năng kiểm tra, giám sátcủa Ngân hàng Nhà nước.

2. Thành viên.

2.1. Thành viên Quỹtín dụng nhân dân cơ sở gồm:

a. Cánhân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,có hộ khẩu thường trú trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.Đối với những cá nhân có tài sản, có tổ chức sản xuất - kinh doanh và đăng kýtạm trú có thời hạn trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cũngcó thể được xem xét cho tham gia thành viên;

b. Hộ gia đình cử ngườiđại diện có đủ điều kiện và tiêu chuẩn là thành viên Quỹ tín dụng nhân dân cơsở;

c. Các hợp tác xã, tổhợp tác có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dâncơ sở, cử đại diện hợp pháp tham gia thành viên Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;

Các đối tượng quy địnhtại điểm a, b, c trên đây tự nguyện gia nhập, tán thành Điều lệ, góp đủ vốn đềucó thể trở thành thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

d. Các tổ chức đoànthể chính trị, xã hội là thành viên Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trong thời gianthí điểm được tiếp tục duy trì tư cách thành viên. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sởchưa được tiếp tục phát triển thành viên mới thuộc đối tượng này.

2.2. Thành viên đượcgóp vốn theo quy định của Điều lệ; mức vốn góp của mỗi thành viên (kể cả vốnnhận chuyển nhượng) tối thiểu là 50.000 đồng (Năm mươi nghìn đồng), nhưng tốiđa không vượt quá 30% (ba mươi phần trăm) so với tổng số Vốn điều lệ của Quỹtín dụng nhân dân cơ sở tại thời điểm góp vốn và nhận chuyển nhượng.

2.3. Khi ra Quỹtín dụng nhân dân cơ sở, thành viên được chuyển nhượng vốn góp, quyềnlợi và nghĩa vụ của mình cho người khác. Trường hợp thành viên ra Quỹ tín dụngnhân dân cơ sở khi bị mất năng lực hành vi dân sự, di chuyển nơi cư trú ra khỏiđịa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, thành viên bị khai trừ, nếukhông chuyển nhượng được vốn góp cho người khác thì được trả lại vốn góp; việctrả lại vốn góp, lãi vốn góp (nếu có) phải căn cứ vào thực trạng tài chính củaQuỹ tín dụng nhân dân cơ sở khi quyết toán cuối năm.

a. Thành viên được trảlại vốn góp sau khi đã giải quyết dứt điểm các nghĩa vụ tài chính của mình (nếucó) đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, bao gồm:

Hoàn trả các khoản nợvay (cả gốc và lãi);

Các khoản tổn thấtphải bồi hoàn do phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm;

Các khoản lỗ trongkinh doanh, các khoản rủi ro trong hoạt động tương ứng với tỷ lệ vốn góp màthành viên cùng chịu trách nhiệm theo quyết định của Đại hội thành viên.

b. Khi ra Quỹ tín dụngnhân dân cơ sở, thành viên được hưởng các quyền lợi thuộc quỹ khen thưởng, quỹphúc lợi theo tỷ lệ vốn góp do Đại hội thành viên quyết định.

3. Tổ chức, Quảntrị, Kiểm soát, Điều hành.

3.1. Quỹ tín dụng nhândân cơ sở có từ 100 thành viên trở lên có thể tổ chức Đại hội đại biểu thànhviên. Việc bầu đại biểu, số lượng đại biểu đi dự Đại hội đại biểu thành viên doHội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quyết định.

3.2. Hội đồng quản trịđược quyền quyết định việc tăng, giảm vốn điều lệ đến mức tối đa 10% so vớitổng số vốn điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, nhưng không quá 50 triệuđồng và tổng hợp báo cáo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và báocáo trước Đại hội thành viên gần nhất. Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ vượtmức quy định trên phải được Đại hội thành viên thông qua và chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh, thành phố chấp thuận bằng văn bản.

3.3. Chủ tịch Hội đồngquản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có thể kiêm Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dâncơ sở. Việc kiêm nhiệm do Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở quy định và chỉthực hiện đối với những Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có nguồn vốn hoạt động dưới2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).

3.4. Kiểm soát:

a. Đối với những Quỹtín dụng nhân dân cơ sở có dưới 500 thành viên và nguồn vốn hoạt động dưới2.000.000.000 đồng (2 tỷ đồng) có thể chỉ bầu 1 kiểm soát viên chuyên trách.

b. Trưởng banvà các thành viên Ban kiểm soát được hưởng thù lao theo Quyết định của Đại hộithành viên. Riêng kiểm soát viên chuyên trách được hưởng lương như đối với nhânviên Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

3.5. Quỹ tín dụng nhândân cơ sở được mở điểm giao dịch trên địa bàn hoạt động. Việc mở điểm giao dịchphải được Uỷ ban nhân dân xã sở tại chấp thuận và chi nhánh Ngân hàng nhà nướctỉnh, thành phố cho phép bằng văn bản.

4. Nội dung hoạtđộng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

4.1. Huy động vốn.

a. Quỹ tín dụng nhândân cơ sở được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong địa bàn hoạt động dướihình thức nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn.

Quỹ tín dụng nhân dâncơ sở được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân ngoài địa bàn hoạt động tốiđa không quá 30% tổng số dư tiền gửi. Tỷ lệ nhận tiền gửi tối đa ngoài địa bànsẽ được điều chỉnh tuỳ theo chất lượng hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dâncơ sở. Mức tối đa nhận tiền gửi của 1 tổ chức, 1 cá nhân ngoài địa bàn bằng mứcđược bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả. Đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sởhoạt động yếu kém (xếp loại D hoặc có nợ quá hạn trên 5% so với tổng dư nợ),Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có thể xem xét, quyếtđịnh giảm thấp tỷ lệ nhận tiền gửi ngoài địa bàn hoặc chấm dứt việc nhận tiềngửi ngoài địa bàn của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đó.

b. Quỹ tín dụng nhândân cơ sở được vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, vay vốn của các tổchức tín dụng khác (không phải là Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở) để đáp ứng nhucầu vốn của các thành viên và bảo đảm khả năng chi trả tiền gửi cho khách hàng.

4.2. Sử dụng vốn.

a. Hoạt động tín dụng:

Quỹ tín dụng nhân dâncơ sở được cho vay các khách hàng:

Cho vay đối với thànhviên.

Cho vay các hộ nghèokhông phải là thành viên cư trú trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhândân cơ sở. Việc cho vay hộ nghèo phải căn cứ vào quy định tại Điều lệ hoạt độngvà khả năng cân đối nguồn vốn hiện có, năng lực tài chính của Quỹ tín dụng nhândân cơ sở. Hộ nghèo phải được đánh giá theo tiêu chí của Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội, nằm trong danh sách hộ nghèo của Uỷ ban nhân dân xã, phường.Quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay hộ nghèo thực hiện theo chế độ tín dụng hiệnhành. Tỷ lệ dư nợ cho vay các hộ nghèo không phải là thành viên không vượt quá10% tổng dư nợ cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

Cho vay khách hàngkhông phải là thành viên dưới hình thức cầm cố sổ tiền gửi do chính Quỹ tíndụng nhân dân cơ sở đó phát hành, mức cho vay tối đa cộng tiền lãi khi đến hạntrả nợ không quá số dư còn lại của sổ tiền gửi tại thời điểm quyết định cho vay.Quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay thực hiện theo chế độ tín dụng hiện hành.

Quỹ tín dụng nhân dâncơ sở được thực hiện các hoạt động tín dụng khác khi được Ngân hàng Nhà nướccho phép.

Giới hạn cho vay: Tổngdư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Quỹtín dụng nhân dân cơ sở, giới hạn này không áp dụng đối với những khoản cho vaytừ nguồn vốn uỷ thác của các tổ chức, cá nhân khác và các khoản cho vay cầm cốtừ sổ tiền gửi do chính Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đó phát hành.

b. Các hoạt động khác:

Quỹ tín dụng nhân dâncơ sở được sử dụng vốn tự có để mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ chohoạt động theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá50% vốn tự có của Quỹ tín dụng.

Góp vốn: Quỹ tín dụngnhân dân cơ sở được dùng Vốn điều lệ và Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để gópvốn vào Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương. Mức vốn góp do Đại hội thành viên Quỹtín dụng nhân dân Trung ương quy định, nhưng tối đa là 10.000.000đ (Mười triệuđồng).

Quỹ tín dụng nhân dâncơ sở được thực hiện các dịch vụ thanh toán, nhận uỷ thác và làm đại lý tronglĩnh vực hoạt động tiền tệ khi được Ngân hàng nhà nước cho phép bằng văn bản.

4.3. Quỹ tín dụng nhândân cơ sở phải báo cáo theo quy định tại Điều 56 của Nghị định 48/NĐ-CP ngày13/8/2001 gửi chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố; chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt nam (Vụ Cáctổ chức tín dụng hợp tác) theo quy định hiện hành.

 

III - QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRUNG ƯƠNG

1. Thành viên Quỹtín dụng nhân dân Trung ương bao gồm.

a. Các Quỹ tín dụngnhân dân cơ sở;

b. Các tổ chức tíndụng;

c. Các tổ chức kinh tếhoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi Quỹ tín dụng nhân dân Trung ươngđóng trụ sở chính.

Các đối tượng trên tựnguyện gia nhập, tán thành Điều lệ, góp đủ vốn đều có thể trở thành thành viêncủa Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.

2- Nội dung hoạtđộng.

2.1. Quỹ tín dụng nhândân Trung ương cho vay vốn chủ yếu đối với thành viên, việc cho vay các đối tượngkhông phải là thành viên do Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương quy định.Tổng dư nợ cho vay các đối tượng không phải là thành viên (loại trừ dư nợ chovay từ nguồn vốn uỷ thác) tối đa không được vượt quá 30% tổng nguồn vốn hoạtđộng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.

2.2. Giới hạn cho vay:Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có củaQuỹ tín dụng nhân dân Trung ương, giới hạn này không áp dụng đối với nhữngkhoản cho vay từ nguồn vốn uỷ thác của các tổ chức, cá nhân khác và các khoảncho vay cầm cố từ sổ tiền gửi do chính Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương pháthành.

2.3. Quỹ tín dụng nhândân Trung ương được sử dụng vốn tự có để đầu tư mua sắm tài sản cố định phục vụcho hoạt động theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượtquá 50% vốn tự có.

3. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ươnghoạt động nhằm mục đích chủ yếu hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của cácQuỹ tín dụng nhân dân cơ sở thành viên. Trong khi chưa thành lập tổ chức liênkết phát triển hệ thống, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thực hiện một sốnhiệm vụ sau:

3.1. Đầu mối về điềuhoà vốn, thanh toán, cung ứng các dịch vụ theo yêu cầu hoạt động của các Quỹtín dụng nhân dân cơ sở thành viên.

3.2. Trao đổi thôngtin, kinh nghiệm, tư vấn cho các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thành viên về tổchức, quản trị và điều hành;

3.3. Quản lý các quỹbảo đảm an toàn của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Ngân hàngNhà nước.

3.4. Đại diện cho hệthống Quỹ tín dụng nhân dân trong việc tiếp nhận vốn của các tổ chức trong nướcvà quốc tế.

3.5. Đào tạo, hướngdẫn một số nghiệp vụ cho cán bộ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

4. Quỹ tín dụng nhândân Trung ương phải báo cáo theo quy định tại Điều 56 của Nghị định 48/NĐ-CPngày 13/8/2001 gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Các tổ chức tín dụng hợptác) theo quy định hiện hành.

 

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này cóhiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Thông tưnày đều bị bãi bỏ.

2. Chậm nhất đến ngày30/6/2002 các Quỹ tín dụng nhân dân phải:

a. Hoàn thành việc xâydựng và thông qua Đại hội thành viên Điều lệ phù hợp với Nghị định số48/2001/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước;

b. Được Ngân hàng Nhànước chuẩn y Điều lệ;

c. Đề nghị và đượcNgân hàng Nhà nước cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép thành lập và hoạt động nếucó thay đổi các nội dung của giấy phép thành lập và hoạt động.

3. Chậm nhất đến ngày31/12/2002, các Quỹ tín dụng nhân dân phải điều chỉnh lại địa bàn hoạt động, cơcấu tổ chức và nội dung hoạt động cho phù hợp với Nghị định số 48/2001/NĐ-CPcủa Chính phủ, các quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn thực hiệncủa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

4. Chánh văn phòng, Vụtrưởng Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác, Thủ trưởng các đơn vị có liên quanthuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) Quỹtín dụng nhân dân có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thựchiện nếu có vướng mắc, cần phản ảnh kịp thời về Ngân hàng Nhà nước để hướngdẫn, giải quyết./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=23033&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận