Văn bản pháp luật: Thông tư 08/2003/TT-BLĐTBXH

Nguyễn Thị Hằng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 08/2003/TT-BLĐTBXH
Thông tư
20/05/2003
08/04/2003

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ quy định tại Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ

Bộ trưởng
2.003
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Toàn văn

Bộ Lao động- Thưng binh Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồisức khoẻ quy định tại

Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2003của Chính phủ

 

Căncứ quy định tại khoản 3, Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hànhkèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ; Sau khi cóý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 2391 TC/HCSN ngày 18/3/2003, Bộ Nội vụtại công văn số 323/BNV-TL ngày 24/02/2003, Tổng Liên đoàn lao động Việt Namtại công văn số 411/CV-TLĐ ngày 28/3/2003 và một số Bộ, ngành liên quan, Bộ Laođộng-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồisức khoẻ như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG.

Đối tượngáp dụng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ là người lao động đang thamgia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 1, Điều 1 Nghị định số01/2003/NĐ-CP nêu trên, cụ thể như sau:

1. Ngườilao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên vàhợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổchức (sau đây gọi tắt là đơn vị) sau:

a.Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm:doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích;doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;

b.Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bao gồm: công tytrách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;

c.Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, baogồm: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;

d.Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

đ. Hộsản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;

e.Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũtrang; kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịchvụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tựtrang trải về tài chính;

g. Cơsở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo,khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác;

h.Trạm y tế xã, phường, thị trấn;

i. Cơquan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điềuước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quyđịnh khác.

k.Các tổ chức khác có sử dụng lao động là những tổ chức chưa quy định tại điểm 1này.

2.Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức.

3. Ngườilao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

4. Ngườilao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạnhợp đồng lao động mà tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới đốivới đơn vị đó.

5. Ngườilao động quy định tại điểm 1, điểm 2, điểm 3 và điểm 4 Mục này, đi học, thựctập, công tác trong nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công do doanhnghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động trả.

II. ĐIỀU KIỆN, THỜI GIAN VÀMỨC HƯỞNG.

1.Điều kiện hưởng:

Ngườilao động đã đóng đủ bảo hiểm xã hội theo quy định thì được nghỉ dưỡng sức, phụchồi sức khoẻ khi có một trong ba điều kiện sau đây:

a. Cóđủ 3 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên tại đơn vị mà bị suy giảm sức khoẻ;

b.Sau khi điều trị nội trú hoặc ngoại trú do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp mà chưa phục hồi sức khoẻ;

c.Lao động nữ yếu sức khoẻ sau khi nghỉ thai sản (kể cả trường hợp nghỉ việc dosẩy thai).

2.Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ:

a. Ngườilao động nếu có một trong ba điều kiện quy định tại điểm 1 nêu trên thì được nghỉdưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm (tính cả ngàynghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung) tuỳthuộc vào mức độ suy giảm sức khoẻ của người lao động.

b.Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ không bị trừ vào thời gian nghỉhàng năm và không hưởng tiền lương hoặc tiền công. Trường hợp người sử dụng laođộng và người lao động thoả thuận trong những ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sứckhoẻ được hưởng tiền lương hoặc tiền công thì người sử dụng lao động bảo đảmnguồn chi trả.

3.Mức chi phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ:

Mức80.000 đồng/ngày, áp dụng đối với người nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tạicơ sở tập trung. Mức này bao gồm: ăn, ở, đi lại và thuốc chữa bệnh thông thường.

Mức 50.000đồng/ngày, áp dụng đối với người nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại giađình, lao động nữ yếu sức khoẻ sau khi nghỉ thai sản.

Ngoàicác mức quy định nêu trên, khuyến khích các đơn vị trích từ quỹ phúc lợi để hỗtrợ thêm cho người lao động trong thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Trách nhiệm của đơn vị:

a. Đểthực hiện chế độ được công bằng, hợp lý, căn cứ vào các điều kiện quy định tạiĐiểm 1 Mục II nêu trên, Thủ trưởng đơn vị phối hợp với Ban chấp hành công đoàncơ sở (hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời) xem xét, quyết định những ngườilao động đủ điều kiện đi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ như sau:

Trêncơ sở khám sức khoẻ định kỳ hàng năm tại đơn vị để xác định những người có đủ 3năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên bị suy giảm sức khoẻ cần phải đi nghỉ dưỡngsức, phục hồi sức khoẻ.

Căncứ vào hồ sơ bệnh án, ý kiến của cơ sở y tế điều trị để xác định những ngườisau khi điều trị do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khoẻ cònyếu cần nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

Đốivới lao động nữ yếu sức khoẻ sau khi nghỉ thai sản (hoặc sẩy thai) thì thủ trưởngđơn vị phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở (hoặc Ban chấp hành công đoànlâm thời), Ban nữ công (nếu có) xem xét, quyết định.

Saukhi đã xác định được những người đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sứckhoẻ, thủ trưởng đơn vị lập danh sách và cùng Ban chấp hành công đoàn (hoặc Banchấp hành công đoàn lâm thời) tổ chức cho người lao động nghỉ dưỡng sức tại giađình hoặc tại cơ sở (tập trung) tuỳ theo điều kiện và nguyện vọng của người laođộng.

b.Nguồn kinh phí để thực hịên nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ không vượt quá0,6% tổng quỹ tiền lương thực đóng bảo hiểm xã hội một năm của đơn vị và đượctrích trong nguồn 5% tính trên tổng quỹ tiền lương thực đóng bảo hiểm xã hộichi cho 3 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Trườnghợp đơn vị chi không hết số kinh phí được trích thì số tiền còn lại được chuyểnsang năm sau, nếu chi vượt quá thì không được cấp bù, nếu không đủ chi một địnhsuất nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ theo quy định thì đơn vị bổ sung từ quỹphúc lợi hoặc chuyển sang năm sau thực hiện.

c.Hàng năm, các đơn vị có trách nhiệm quyết toán kinh phí nghỉ dưỡng sức, phụchồi sức khoẻ với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.

2.Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội.

a.Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương, Bảo hiểm xã hội Quân đội, Bảo hiểm xã hội Công an và Cơ yếu tạm ứngkinh phí ngay từ quý đầu của năm kế hoạch để đơn vị chủ động tổ chức cho ngườilao động nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

b.Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức quản lý, cấp và quyết toán kinh phí nghỉ dưỡngsức, phục hồi sức khoẻ cho các đơn vị.

c.Hàng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo tình hìnhthực hiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ trong báo cáo chung về thực hiệnchính sách bảo hiểm xã hội gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tàichính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với BộTài chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức kiểm tra, giám sát việcthực hiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.

1.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

2.Bãi bỏ Thông tư số 11/2001/BLĐTBXH-TT ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻđối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trongquá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=21620&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận