Văn bản pháp luật: Thông tư 09/2000/TT-BXD

Nguyễn Mạnh Kiểm
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 09/2000/TT-BXD
Thông tư
Hết hiệu lực toàn bộ
17/07/2000
17/07/2000

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư

Bộ trưởng
2.000
Bộ Xây dựng

Toàn văn

Bộ xây dựng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí

xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư 

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ banhành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.

Căn cứ Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ vềviệc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng banhành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ.

Để thực hiện cơ chế quản lý đối với công trình của các dự án đầu tưvà xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh,vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanhnghiệp nhà nước quy định tại các điều 10,11 và 12 Nghị định số 52/1999/NĐ-CPvà khoản 4,5 và 6 điều 1 Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ; Bộ Xây dựng hướng dẫnviệc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư như sau:

 

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1-Chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư là toàn bộ chi phí cần thiếtđể xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình. Dođặc điểm của quá trình sản xuất và đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên mỗi côngtrình có chi phí xây dựng riêng được xác định theo quy mô, đặc điểm, tính chấtkỹ thuật và yêu cầu công nghệ của quá trình xây dựng.

Theocác giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng, chi phí xây dựng công trình đượcbiểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tổng dự toáncông trình, dự toán hạng mục công trình, giá thanh toán công trình ở giai đoạnthực hiện đầu tư và vốn đầu tư được quyết toán khi kết thúc xây dựng đưa dự ánvào khai thác sử dụng.

Tổngmức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuất ban đầu)và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong Quyết định đầu tư.Tổng dự toán công trình, tổng giá trị quyết toán công trình khi kết thúc xâydựng đưa dự án vào khai thác sử dụng nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư đãduyệt hoặc đã được điều chỉnh theo quy định tại điều 25 của Quy chế Quản lý đầutư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 củaChính phủ.

2-Chi phí xây dựng công trình được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, hệthống định mức, chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nướcphù hợp những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ và được quảnlý theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 củaChính phủ.

3-Tất cả các công trình của các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốntín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốnđầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước đều phải thực hiện theo hướng dẫnlập và quản lý chi phí xây dựng được quy định trong Thông tư này.

II- NỘI DUNG CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THEO CÁC GIAIĐOẠN ĐẦU TƯ

1- Tổng mức đầu tư ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư:      

Tổngmức đầu tư được phân tích, tính toán và xác định trong giai đoạn lập báo cáonghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo đầu tư) của dự án, bao gồm những chi phí choviệc chuẩn bị đầu tư (điều tra khảo sát, lập và thẩm định báo cáo nghiên cứukhả thi của dự án), chi phí chuẩn bị thực hiện đầu tư (đền bù đất đai hoa màu,di chuyển dân cư, các công trình trên mặt bằng xây dựng hoặc tái định cư,chuyển quyền sử dụng đất, khảo sát, thiết kế, lập và thẩm định thiết kế, tổngdự toán, chi phí thực hiện công tác đấu thầu, hoàn tất các thủ tục đầu tư, xâydựng đường, điện, nước thi công, khu phụ trợ, nhà ở tạm công nhân (nếu có)),chi phí thực hiện đầu tư và xây dựng (xây lắp, mua sắm thiết bị và các chi phíkhác có liên quan), chi phí chuẩn bị sản xuất để đưa dự án vào khai thác sửdụng (chi phí đào tạo, chạy thử, sản xuất thử, thuê chuyên gia vận hành trongthời gian chạy thử), vốn lưu động ban đầu cho sản xuất (đối với dự án sảnxuất), lãi vay ngân hàng của chủ đầu tư trong thời gian thực hiện đầu tư, chiphí bảo hiểm, chi phí dự phòng.

Đốivới các dự án nhóm A và một số dự án có yêu cầu đặc biệt được Thủ tướng Chínhphủ cho phép thì ngoài các nội dung nói trên, trong tổng mức đầu tư còn bao gồmcác chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án.

Nộidung chi tiết của tổng mức đầu tư theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2- Tổng dự toán công trình, dự toán xây lắp hạng mục công trình vàgiá thanh toán công trình ở giai đoạn thực hiện đầu tư:

2-1 Tổng dự toán công trình:

Tổngdự toán công trình là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng côngtrình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹthuật- thi công. Tổng dự toán công trình bao gồm: chi phí xây lắp, chi phíthiết bị (gồm thiết bị công nghệ, các loại thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuấtgia công (nếu có) và các trang thiết bị khác phục vụ cho sản xuất, làm việc,sinh hoạt), chi phí khác và chi phí dự phòng (gồm cả dự phòng do yếu tố trượtgiá và dự phòng do khối lượng phát sinh).

Cáckhoản mục chi phí trong tổng dự toán công trình gồm những nội dung cụ thể nhưsau:

2.1.1-Chi phí xây lắp bao gồm:

Chiphí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ (Có tính đến giá trị vật tư, vật liệu đượcthu hồi (nếu có) để giảm vốn đầu tư);

Chiphí san lấp mặt bằng xây dựng;

Chiphí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thicông, điện nước, nhà xưởng v.v... ), nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hànhthi công (nếu có);

Chiphí xây dựng các hạng mục công trình;

Chiphí lắp đặt thiết bị ( đối với thiết bị cần lắp đặt );

Chiphí di chuyển lớn thiết bị thi công và lực lượng xây dựng ( trong trường hợpchỉ định thầu nếu có).

2.1.2- Chi phí thiết bị bao gồm:

Chiphí mua sắm thiết bị công nghệ (gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất,gia công (nếu có), các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinhhoạt của công trình (bao gồm thiết bị lắp đặt và thiết bị không cần lắp đặt );

Chiphí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưuContainer (nếu có) tại cảng Việt nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phíbảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường;

Thuếvà phí bảo hiểm thiết bị công trình.

2.1.3- Chi phí khác bao gồm:

Dođặc điểm riêng biệt của khoản chi phí này nên nội dung của từng loại chi phí đượcphân chia theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng. Cụ thể là:

a. giai đoạnchuẩn bị đầu tư:

Chiphí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án nhóm A hoặc dự án nhóm B(nếu cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư yêu cầu bằng văn bản), báo cáo nghiêncứu khả thi đối với các dự án nói chung và các dự án chỉ thực hiện lập báo cáođầu tư;

Chiphí tuyên truyền, quảng cáo dự án (nếu có);

Chiphí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án (đối với các dự ánnhóm A và một số dự án có yêu cầu đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép);

Chiphí và lệ phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.

b. giai đoạn thực hiện đầu tư:

Chiphí khởi công công trình (nếu có);

Chiphí đền bù và tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù đất đai hoa màu, dichuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí phục vụ chocông tác tái định cư và phục hồi (đối với công trình xây dựng của dự án đầu tưcó yêu cầu tái định cư và phục hồi);

Tiềnthuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất;

Chiphí khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, chi phí mô hình thí nghiệm (nếucó), chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí cho việc phân tích, đánh giá kết quảđấu thầu xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị; chi phí giám sát thi công xây dựngvà lắp đặt thiết bị và các chi phí tư vấn khác...

Chiphí Ban quản lý dự án;

Chiphí bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng công trình (nếucó);

Chiphí kiểm định vật liệu đưa vào công trình (nếu có);

Chiphí lập, thẩm tra đơn giá dự toán; chi phí quản lý chi phí xây dựng công trình;

Chiphí bảo hiểm công trình;

Lệphí địa chính;

Chiphí và lệ phí thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật-thi công, tổngdự toán công trình.

c.giai đoạnkết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng:

Chiphí thực hiện việc quy đổi vốn; thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầutư công trình;

Chiphí tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm (trừgiá trị thu hồi) v.v...

Chiphí thu dọn vệ sinh công trình; tổ chức nghiệm thu, khánh thành và bàn giaocông trình;

Chiphí đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất (nếu có);

Chiphí thuê chuyên gia vận hành và sản xuất trong thời gian chạy thử (nếu có);

Chiphí nguyên liệu, năng lượng và nhân lực cho quá trình chạy thử không tải và cótải (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được) v.v...

2.1.4- Chi phí dự phòng:

Chiphí dự phòng là khoản chi phí để dự trù cho các khối lượng phát sinh do thayđổi thiết kế hợp lý theo yêu cầu của Chủ đầu tư được cấp có thẩm quyền chấpnhận, khối lượng phát sinh do các yếu tố không lường trước được, dự phòng doyếu tố trượt giá trong quá trình thực hiện dự án.

2.2.- Dự toán xây lắp hạng mục công trình

Dựtoán xây lắp hạng mục công trình là chi phí cần thiết để hoàn thành khối lượngcông tác xây lắp của hạng mục công trình được tính toán từ thiết kế bản vẽ thicông hoặc thiết kế kỹ thuật-thi công.

Dựtoán xây lắp hạng mục công trình bao gồm:

2.2.1-Giá trị dự toán xây lắp trước thuế gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công,chi phí máy thi công, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.

2.2.2-Giá trị dự toán xây lắp sau thuế gồm: giá trị dự toán xây lắp trước thuế vàkhoản thuế giá trị gia tăng đầu ra.

2.3- Giá thanh toán công trình

Giáthanh toán là giá trúng thầu cùng các điều kiện được ghi trong hợp đồng kinh tếgiữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây dựng đối với các trường hợp đấu thầu, giátrị dự toán hạng mục công trình hoặc loại công tác xây lắp riêng biệt hay toànbộ công trình được duyệt trên cơ sở nghiệm thu khối lượng và chất lượng từng kỳthanh toán đối với trường hợp được phép chỉ định thầu (kể cả trường hợp đượccấp có thẩm quyền phân giao nhiệm vụ xây dựng công trình).

Giáthanh toán được thực hiện theo từng thời kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành vàchỉ được thanh toán hết khi có đủ quyết toán hạng mục công trình hay công trìnhvới Chủ đầu tư, như nội dung quy định trong điều 49 Quy chế Quản lý đầu tư vàxây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ và hướngdẫn của Bộ Tài chính

3 -Vốn đầu tư được quyết toán khi kết thúc xây dựng đưa dự án vàokhai thác sử dụng.

Vốnđầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp lý, hợp pháp đã thực hiện trongquá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Nộidung chi tiết vốn đầu tư được quyết toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

III. CĂN CỨ LẬP CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG GIAIĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

Đểxác định được toàn bộ các chi phí cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tưtheo nội dung trong điểm 2 mục II nói trên phải căn cứ vào các tài liệu cầnthiết sau đây:

1-Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có) và báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báocáo đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2-Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật-thicông.

3-Khối lượng công tác xây lắp tính theo thiết kế phù hợp với danh mục định mức,đơn giá xây dựng cơ bản.

4-Danh mục và số lượng các thiết bị công nghệ (bao gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩncần sản xuất, gia công (nếu có)), các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làmviệc, sinh hoạt cần phải lắp đặt, không cần lắp đặt theo yêu cầu công nghệ sảnxuất của công trình xây dựng.

Cáctổ chức tư vấn thiết kế chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và Pháp luật về mứcđộ đầy đủ, chính xác, hợp lý của các nội dung nêu trong điểm 3 và 4 nói trên.

5-Giá tính theo một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng của cáchạng mục công trình thông dụng: Là chỉ tiêu xác định chi phí xây lắp bình quân đểhoàn thành một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng hoặc một đơnvị kết cấu của từng loại nhà, hạng mục công trình thông dụng được xây dựng theothiết kế điển hình hay theo thiết kế hợp lý kinh tế. Mức giá này được tính toántừ giá trị dự toán trước thuế của các loại công tác, kết cấu xây lắp trong phạmvi ngôi nhà, hạng mục công trình (dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợiv.v...), không bao gồm các chi phí không cấu thành trực tiếp trong phạm vi ngôinhà hoặc hạng mục công trình như các chi phí để xây dựng các hạng mục đường xá,cấp thoát nước, điện ngoài nhà... và chi phí thiết bị của ngôi nhà hay hạng mụccông trình. Căn cứ này để lập tổng dự toán làm cơ sở ghi kế hoạch vốn đầu tư.

6-Đơn giá xây dựng cơ bản: Đơn giá xây dựng cơ bản do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhban hành bao gồm những chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và chi phí sửdụng máy thi công tính trên một đơn vị khối lượng công tác xây lắp riêng biệthoặc một bộ phận kết cấu xây lắp và được xác định trên cơ sở định mức dự toánxây dựng cơ bản.

Đốivới những công trình quan trọng của Nhà nước, có quy mô xây dựng lớn, yêu cầukỹ thuật phức tạp được phép xây dựng đơn giá riêng thì căn cứ vào đơn giá xâydựng cơ bản được lập phù hợp với các bước thiết kế được cấp có thẩm quyền banhành.

7-Giá các thiết bị được xác định theo kết quả đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranhmua sắm thiết bị hoặc theo các thông tin thương mại trên thị trường.

8-Giá cước vận tải, bốc xếp, chi phí lưu kho, bãi theo hướng dẫn của Ban Vật giáChính phủ.

9-Định mức các chi phí, phí, lệ phí tính theo tỷ lệ % hoặc các bảng giá bao gồm:

Chiphí đền bù đất đai hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằngxây dựng, chi phí phục vụ cho công tác tái định cư và phục hồi (đối với côngtrình xây dựng của các dự án đầu tư có yêu cầu tái định cư và phục hồi) đượcxác định theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính và các cơ quancó thẩm quyền.

Tiềnthuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất căn cứ theo quy định của Chính phủvà hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

Địnhmức chi phí chung, giá khảo sát, chi phí thiết kế, chi phí Ban quản lý dự án,chi phí các công tác tư vấn, các chi phí và lệ phí thẩm định (báo cáo nghiêncứu khả thi, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công, tổng dự toán,dự toán công trình...) theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và các cơquan có thẩm quyền.

Lệphí địa chính, các loại lệ phí khác, thuế, phí bảo hiểm căn cứ vào hướng dẫncủa Bộ Tài chính.

10-Các chế độ, chính sách khác có liên quan do Bộ Xây dựng và các cơ quan có thẩmquyền ban hành.

IV- PHƯƠNG PHÁP LẬP CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

1 - Tổng dự toán công trình

Tổngdự toán công trình được xác định theo nguyên tắc và phương pháp như sau:

Côngtrình có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, có kết cấu nền móng và địa chất công trình,địa chất thuỷ văn phức tạp phải thực hiện thiết kế kỹ thuật (thiết kế triểnkhai) trước khi thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế chi tiết) thì tổng dự toáncông trình lập theo thiết kế kỹ thuật.

Côngtrình kỹ thuật đơn giản hoặc thông dụng hoặc đã có thiết kế mẫu chỉ thực hiệnthiết kế kỹ thuật-thi công thì tổng dự toán lập theo thiết kế kỹ thuật-thicông.

1.1.- Chi phí xây lắp :

1.1.1-Những hạng mục công trình xây dựng thực hiện bước thiết kế kỹ thuật trước khithiết kế bản vẽ thi công thì chi phí xây lắp được xác định trên cơ sởkhối lượng công tác xây lắp theo thiết kế kỹ thuật và đơn giá xây dựng cơ bảncủa các loại công tác hoặc kết cấu xây lắp được lập phù hợp với thiết kế kỹthuật.

1.1.2-Những hạng mục công trình chỉ thực hiện bước thiết kế kỹ thuật-thi công thì chiphí xây lắp được xác định trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp theo thiết kếkỹ thuật-thi công và đơn giá xây dựng cơ bản ở nơi xây dựng công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh banhành.

1.1.3-Những hạng mục công trình thông dụng thì chi phí xây lắp được xác định trên cơsở tổng diện tích sàn hay công suất thiết kế của hạng mục công trình và mức gíatính theo một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng của hạng mụccông trình như nội dung trong điểm 5, mục III nói trên.

1.1.4-Đối với các hạng mục công trình thuộc khu phụ trợ, nhà ở tạm của công nhân xâydựng phục vụ thi công xây lắp công trình của các dự án đầu tư được cấp có thẩmquyền quyết định trong tổng mức đầu tư, việc tính chi phí xây lắp cho các hạngmục nói trên được thực hiện như sau:

1.1.4.1-Về xây dựng khu phụ trợ

Chiphí xây dựng khu phụ trợ được lập thành dự toán xây lắp riêng tùy thuộc vàothiết kế cụ thể theo quy mô, tính chất của từng hạng mục công trình trong khuphụ trợ nhưng tổng chi phí xây lắp của các hạng mục công trình không được vượtquá mức chi phí ghi trong tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Dựtoán xây lắp hạng mục công trình xác định theo phương pháp nêu trong phụ lục số2 của Thông tư này. 

1.1.4.2- Về xây dựng nhà ở tạm của công nhân xây dựng

Chiphí xây dựng nhà ở tạm của công nhân xây dựng được tính toán căn cứ vào nhu cầucần thiết của loại nhà ở tạm cần xây dựng nhưng không vượt quá 2% giá trị xâylắp trong tổng dự toán đã được phê duyệt của công trình (đối với công trình mớikhởi công xây dựng ở xa khu dân cư, những công trình đi theo tuyến (đường xá,kênh mương cấp I, đường lâm nghiệp, đường dây) và không vượt quá 1% giá trị xâylắp trong tổng dự toán đã được phê duyệt của công trình (đối với các công trìnhkhác).

Chiphí xây dựng khu phụ trợ, nhà ở tạm của công nhân xây dựng được tính trong giácủa các gói thầu (đối với công trình thực hiện phương thức đấu thầu) hoặc khoántrọn gói các chi phí này (đối với công trình được cấp có thẩm quyền chỉ địnhthầu).

1.2- Chi phí thiết bị:

Chiphí thiết bị được xác định theo số lượng từng loại thiết bị và giá trị tính chomột tấn hoặc một cái thiết bị của loại tương ứng; Trong đó, giá trị tính cho 1tấn hoặc 1 cái thiết bị bao gồm: giá mua, chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơimua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container (nếu có) tại cảngViệt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại khobãi ở hiện trường, thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình. Trường hợp đấuthầu thì giá thiết bị là giá trúng thầu gồm các nội dung như đã nói ở trên vàcác khoản chi phí khác (nếu có) được ghi trong hợp đồng.

Riêngđối với các thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công thì chi phí cho các loạithiết bị này được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, giacông và mức giá sản xuất, gia công tính cho 1 tấn hoặc 1 cái phù hợp với tínhchất, chủng loại thiết bị phi tiêu chuẩn và các khoản chi phí khác có liên quannhư đã nói ở trên.

1.3- Chi phí khác:

Baogồm các chi phí không thuộc chi phí xây lắp, chi phí thiết bị và được phân theocác giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng như nội dung trong khoản 2.1.3,điểm 2, mục II của Thông tư này. Các khoản chi phí này được xác định theo địnhmức tính bằng tỷ lệ (%) hoặc bảng giá cụ thể và được chia làm 2 nhóm:

Nhómchi phí, lệ phí xác định theo định mức tính bằng tỷ lệ (%) bao gồm: chi phíthiết kế, chi phí Ban quản lý dự án, chi phí và lệ phí thẩm định và cácchi phí tư vấn khác v.v...

Trongđó: Chi phí Ban quản lý dự án được tính theo quy mô và loại công trình. Trị sốđịnh mức tỷ lệ (%) và phương thức tính khoản chi phí Ban quản lý dự án thựchiện theo quy định trong phụ lục số 3 kèm theo Thông tư này.

Đốivới những định mức chi phí tư vấn chưa có trong quy định hiện hành của Nhà nước,thì Chủ đầu tư lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt sau khi có sự thoảthuận của Bộ Xây dựng.

Nhómchi phí xác định bằng cách lập dự toán bao gồm chi phí không xác định theo địnhmức tính bằng tỷ lệ (%) như: Chi phí khảo sát xây dựng, chi phí tuyên truyềnquảng cáo dự án, chi phí đào tạo công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lýsản xuất, chi phí thuê chuyên gia vận hành và sản xuất thử (nếu có), chi phíđền bù và chi phí tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù đất đai hoa màu, dichuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí phục vụ chocông tác tái định cư và phục hồi (đối với công trình xây dựng của dự án đầu tưcó yêu cầu tái định cư và phục hồi) v.v...

1.4- Phí dự phòng:

Theoquy định thì định mức chi phí dự phòng trong tổng dự toán công trình được tínhbằng 10% trên tổng chi phí xây lắp, chi phí thiết bị và chi phí khác nêu trongđiểm 1.1, 1.2 và 1.3 nói trên.

Trìnhtự và phương pháp lập tổng dự toán công trình xây dựng theo hướng dẫn trong phụlục số 1 kèm theo Thông tư này.

2 - Dự toán xây lắp hạng mục công trình

Dựtoán xây lắp hạng mục công trình được xác định trên cơ sở khối lượng các côngtác xây lắp tính theo thiết kế, đơn giá xây dựng cơ bản do Uỷ ban nhân dân cấptỉnh ban hành hoặc đơn giá xây dựng công trình (đối với công trình được lập đơngiá riêng), định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giátrị giă tăng đầu ra.

Phươngpháp lập dự toán xây lắp hạng mục công trình theo hướng dẫn trong phụ lục số 2kèm theo Thông tư này.

V- QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠNTHỰC HIỆN ĐẦU TƯ

1- Về định mức dự toán

Địnhmức dự toán xây dựng cơ bản do Bộ Xây dựng nghiên cứu và ban hành áp dụng thốngnhất trong cả nước. Đơn giá xây dựng cơ bản do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh banhành hoặc đơn giá xây dựng cơ bản công trình (đối với công trình được lập đơngiá riêng) đều phải lập trên cơ sở các định mức dự toán nói trên. Trường hợpnhững loại công tác xây lắp hoặc kết cấu xây dựng chưa có trong danh mục địnhmức dự toán hiện hành thì các Bộ có xây dựng chuyên ngành và các địa phươngphải tổ chức nghiên cứu xây dựng các loại định mức đó và thoả thuận với Bộ Xâydựng để áp dụng.

CácBộ có xây dựng chuyên ngành tổ chức soát xét, sửa đổi, bổ sung các định mức dựtoán chuyên ngành thoả thuận với Bộ Xây dựng để ban hành áp dụng: Không áp dụngcác định mức dự toán do các Bộ có xây dựng chuyên ngành ban hành trước ngày30/3/1994.

SởXây dựng các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chủ trìvà phối hợp với các Sở có xây dựng chuyên ngành tổ chức xây dựng định mức chocác công tác xây lắp sử dụng các loại vật tư, vật liệu và công nghệ xây dựngmới thuộc các công trình xây dựng trên địa phương trình Bộ Xây dựng để áp dụng.Sở Xây dựng và các Sở có xây dựng chuyên ngành không được thoả thuận hoặc thốngnhất tạm thời việc bổ sung, điều chỉnh định mức dự toán các công tác xây lắp đểlập đơn giá công trình.

Đốivới các công trình quan trọng của Nhà nước, các công trình được phép lập đơngiá riêng và các công trình sử dụng kỹ thuật và biện pháp thi công mới, trongcác công trình này có những loại công tác xây lắp chưa có trong hệ thống địnhmức dự toán hiện hành của Nhà nước, thì Chủ đầu tư cùng tổ chức tư vấn có chứcnăng xây dựng định mức cho những loại công tác xây lắp đó, báo cáo cấp có thẩmquyền phê duyệt tổng dự toán thoả thuận với Bộ Xây dựng để áp dụng.

2- Về đơn giá xây dựng cơ bản

2.1-Đơn giá xây dựng cơ bản được lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(gọi là đơn giá địa phương) do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chỉsử dụng để lập dự toán xây lắp riêng cho các hạng mục công trình, công trìnhhoặc xác định chi phí xây lắp trong tổng dự toán đối với các côngtrình xây dựng tại địa phương (không được sử dụng bộ đơn giá xây dựng cơ bảncủa địa phương khác), làm căn cứ để tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu xây lắpđối với tất cả các công trình của Trung ương và địa phương, không phụ thuộc vàocấp quyết định đầu tư, xây dựng trên địa phương đó. Riêng các tập đơn giá xâydựng cơ bản của các thành phố Hà nội, Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà nẵng và Cầnthơ trước khi ban hành hoặc bổ sung, sửa đổi phải có sự thoả thuận bằng văn bảncủa Bộ Xây dựng (Bộ Xây dựng sẽ có văn bản chính thức sau 30 ngày kể từ ngàynhận được văn bản đề nghị). Đơn giá xây dựng cơ bản do Sở Xây dựng chủ trì phốihợp với các cơ quan liên quan (Tài chính, Vật giá, Giao thông, Nông nghiệp vàphát triển nông thôn...) xây dựng theo nguyên tắc, phương pháp hướng dẫn của BộXây dựng .

2.2-Đối với những công trình quan trọng của Nhà nước có quy mô xây dựng lớn, yêucầu kỹ thuật phức tạp và một số công trình có yêu cầu đặc biệt hoặc một số côngtrình có điều kiện riêng biệt được phép lập đơn giá riêng phù hợp với các bướcthiết kế (đơn giá xây dựng cơ bản công trình) theo phương pháp lập đơn giá doBộ Xây dựng hướng dẫn. Bộ Xây dựng thống nhất với cấp phê duyệt tổng dự toán đểthành lập Ban đơn giá công trình và thoả thuận hoặc ban hành đơn giá riêng củanhững công trình đó.

2.3-Khi sử dụng các tập đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành (bao gồm cả các tập đơngiá xây dựng cơ bản tính cho một số công tác xây lắp chuyên ngành) để lập, thẩmđịnh tổng dự toán, dự toán công trình, nếu có những loại công tác xây lắp chưacó trong các tập đơn giá nói trên, Chủ đầu tư cùng tổ chức tư vấn có chức năngxây dựng định mức, đơn giá những loại công tác xây lắp này, báo cáo cấp có thẩmquyền phê duyệt tổng dự toán thống nhất với Bộ Xây dựng làm căn cứ lập, thẩmđịnh, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình.

3 - Về tổng dự toán công trình

Tấtcả các công trình xây dựng không phân biệt đấu thầu hay được phép chỉ định thầuđều phải lập tổng dự toán theo đúng các nội dung, nguyên tắc, phương pháp hướngdẫn tại Thông tư này.

Trướckhi Chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán thì tổng dự toánphải được cơ quan có chức năng quản lý xây dựng được phân cấp thẩm định. Cơquan thẩm định tổng dự toán bảo đảm nội dung thẩm định quy định tại khoản 2điều 37 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và chịu trách nhiệm trước phápluật về kết quả và nội dung thẩm định như đã nói ở trên. Riêng tổng dự toáncông trình các dự án thuộc nhóm A do Bộ Xây dựng chủ trì tổ chức thẩm định, trừcông trình xây dựng thuộc dự án nhóm A của một số Bộ, Ngành quy định trongkhoản 12 điều 1 Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ.

Tổngdự toán do cấp có thẩm quyền phê duyệt không được vượt tổng mức đầu tư đã đượcduyệt.

3.1-Tổng dự toán công trình của các dự án nhóm B,C sử dụng vốn ngân sách nhà nước,vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnhthuộc các Bộ, Ngành, cơ quan Trung ương và các Tổng công ty nhà nước do Ngườicó thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt sau khi được cơ quan có chức năngquản lý xây dựng của cấp quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn có chức năngquản lý định mức, đơn giá, dự toán xây dựng của các Bộ có xây dựng chuyên ngành(đối với các dự án mà cấp quyết định đầu tư không có cơ quan chức năng nóitrên) thẩm định.

3.2-Tổng dự toán công trình của các dự án thuộc nhóm B,C sử dụng vốn đầu tư pháttriển của doanh nghiệp nhà nước do Người có thẩm quyền quyết định đầu tư củadoanh nghiệp phê duyệt sau khi được cơ quan có chức năng quản lý xây dựng củadoanh nghiệp hoặc do tổ chức có chuyên môn về định mức, đơn giá, dự toánxây dựng (đối với các dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp không có cơ quanchức năng nói trên) thẩm định.

3.3-Tổng dự toán công trình được Người có thẩm quyền phê duyệt là giới hạn tối đachi phí xây dựng công trình, làm căn cứ để tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầuvà quản lý chi phí trong quá trình thực hiện dự án. Người có thẩm quyền phêduyệt tổng dự toán chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung phê duyệttheo quy định tại khoản 2, điều 38 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng vàcác quy định khác của pháp luật.

Trườnghợp những dự án nhóm A được Thủ tướng Chính phủ thông qua báo cáo nghiên cứutiền khả thi, trong đó cho phép phân ra các dự án thành phần hoặc tiểu dự án,thì sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án thành phần hoặc tiểu dự ánđã được Người có thẩm quyền phê duyệt, việc lập, thẩm định, phê duyệt tổng dựtoán công trình của các dự án thành phần hoặc tiểu dự án đó được thực hiện nhưcông trình của một dự án đầu tư độc lập.

Trườnghợp đặc biệt, nếu công trình xây dựng của dự án nhóm A, B chưa có tổng dự toánđược phê duyệt hoặc chưa đủ điều kiện lập tổng dự toán thì chậm nhất sau khithực hiện được 50% giá trị khối lượng công tác xây lắp của toàn bộ côngtrình phải có tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp này,Chủ đầu tư phải lập tờ trình nêu rõ lý do, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệtvà phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép.

Trườnghợp trong quyết định đầu tư đã quy định mức vốn của từng hạng mục nhưng cầnthiết phải tiến hành khởi công công trình thì phải có dự toán hạng mục côngtrình khởi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đốivới các dự toán hạng mục thuộc công trình xây dựng của dự án thành phần hoặctiểu dự án mà Chủ đầu tư được phép phê duyệt, thì phải được tổ chức có chuyênmôn về định mức, đơn giá, dự toán xây dựng thẩm định trước khi phê duyệt, nhưngcác dự toán hạng mục này không được vượt dự toán công trình của dự án thànhphần hoặc tiểu dự án trong tổng dự toán của toàn bộ công trình được cấp có thẩmquyền phê duyệt.

3.4-Thời gian thẩm định tổng dự toán không quá 45 ngày đối với công trình thuộc dựán nhóm A, 30 ngày đối với công trình thuộc dự án nhóm B, 20 ngày đối với côngtrình thuộc dự án nhóm C kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Điều chỉnh chi phí xây dựng công trình

4.1-Tổng mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 điều 25 Quy chế Quảnlý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày08/7/1999 của Chính phủ.

4.2-Tổng dự toán công trình cũng như dự toán hạng mục công trình hoặc công tác xâylắp riêng biệt đã được phê duyệt có thể được điều chỉnh, bổ sung trong một sốtrường hợp sau, nhưng không được vượt tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyềnphê duyệt:

4.2.1-Trường hợp được cấp quyết định đầu tư cho phép thay đổi thiết kế một số bộphận, hạng mục của công trình, khi lập lại dự toán cho các bộ phận, hạng mục đótheo cùng mặt bằng giá của tổng dự toán đã được phê duyệt mà làm vượt tổng dựtoán (bao gồm cả chi phí dự phòng) đã được phê duyệt thì Chủ đầu tư phải lậplại tổng dự toán và thực hiện việc thẩm định lại để trình cấp có thẩm quyền phêduyệt.

4.2.2-Trong trường hợp được cấp quyết định đầu tư cho phép thay đổi thiết kế một sốbộ phận, hạng mục của công trình, mà không làm vượt tổng dự toán đã được phêduyệt (bao gồm cả chi phí dự phòng) thì khi lập lại dự toán cho các bộ phận,hạng mục đó vẫn phải áp dụng theo cùng một mặt bằng giá của tổng dự toán đã đượcphê duyệt để bảo đảm sự nhất quán của tài liệu dự toán công trình.

4.2.3-Khi có sự thay đổi về giá cả vật tư, vật liệu xây dựng, tiền lương và cácchế độ chính sách khác có liên quan do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước banhành, việc điều chỉnh tổng dự toán, dự toán công trình thực hiện bằng cách xácđịnh mức bù, trừ chênh lệch hoặc điều chỉnh riêng từng khoản mục chi phí trongdự toán, sau đó tổng hợp lại để xác định mức điều chỉnh chung của dự toán côngtrình:

Trườnghợp sau khi điều chỉnh mà vượt tổng dự toán (bao gồm cả chi phí dự phòng) đã đượcphê duyệt thì Chủ đầu tư phải thực hiện việc thẩm định phần chi phí điều chỉnh,bổ sung trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại tổng dự toán của côngtrình.

SởXây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì với sự tham gia củaSở Tài chính-Vật giá và các cơ quan có liên quan trong việc xác định giá vậtliệu đến hiện trường xây lắp trên cơ sở thông báo định kỳ của Liên Sở Xâydựng-Tài chính-Vật giá về giá các loại vật tư, vật liệu xây dựng tại nơi bántập trung hoặc các nơi sản xuất trên địa bàn tỉnh, thành phố để làm căn cứ xácđịnh mức bù, trừ chênh lệch chi phí vật liệu trong dự toán.

Khicó sự thay đổi lớn về giá cả, tiền lương và các chế độ chính sách có liên quanthì các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Chủ đầu tư (đối với côngtrình được lập đơn giá riêng) phải tiến hành xây dựng lại bộ đơn giá xây dựngcơ bản theo quy định của Nhà nước.

4.3- Việc thanh toán vốn đầu tư đối với các công trình đấu thầu hoặc chỉ định thầuthực hiện theo nội dung quy định trong điều 49 của Quy chế Quản lý đầu tư vàxây dựng và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

VI- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thôngtư này thay thế Thông tư số 08/1999/TT-BXD ngày 16/11/1999 của Bộ Xây dựng hướngdẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư vàáp dụng thống nhất trong cả nước sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành./.

 

PHỤ LỤC SỐ 1

PHƯƠNG PHÁP LẬP TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

( Kèm theo Thông tư số : 09 /2000/TT-BXD ngày 17 tháng7 năm 2000 )

Tổngdự toán công trình là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng côngtrình và được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật (đối với côngtrình thiết kế 2 bước) hoặc thiết kế kỹ thuật-thi công (đối với công trìnhthiết kế 1 bước). Tổng dự toán công trình bao gồm: Chi phí xây lắp (GXL),chi phí thiết bị (GTB), chi phí khác (GK) và chi phí dựphòng (GDP).

Tổngdự toán công trình được tính theo công thức :

GTDT     =          GXL+ GTB + GK + GDP               (1)

1. Phương pháp tính chi phí xây lắp :

Chiphí xây lắp công trình xây dựng là toàn bộ chi phí để thực hiện công tác xâydựng và lắp đặt của từng hạng mục công trình thuộc công trình đó.

Chiphí xây lắp công trình được tính theo công thức sau :

n

Gxl = gixl (1 + TXLGTGT)                                                                      (2)

i=1

Trongđó:

gixl:Giá trị dự toán xây lắp trước thuế của hạng mục công trình thứ i;

TXLGTGT:Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng, lắp đặt.

Đốivới những hạng mục công trình xây dựng theo thiết kế riêng biệt thì giá trị dựtoán xây lắp trước thuế hạng mục công trình được tính theo phương pháp lập dựtoán xây lắp trong phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.

Đốivới những hạng mục công trình thông dụng (như nhà ở, nhà làm việc, hội trường,kho tàng, đường xá, sân bãi ...) thì giá trị dự toán xây lắp trước thuế đượcxác định theo công thức:

gixl =Pi x Si (3)

Trongđó:

Pi:Mức giá tính theo một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng củahạng mục công trình thứ i;

Si:Diện tích hay công suất sử dụng của hạng mục công trình thứ i.

2- Phương pháp tính chi phí thiết bị.

Chiphí thiết bị được tính theo công thức sau:

             n

GTB = QiMi       (1 + TTBGTGT)                                  (4)

i=1

Trongđó:

Qi:Trọng lượng (tấn) hoặc số lượng (cái) thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i;

Mi:Giá tính cho 1 tấn hoặc 1 cái (1 nhóm) thiết bị thứ i của công trình;

Mi= mi + ni + ki + vi + hi (5)

mi:Giá của thiết bị thứ i ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiếtbị công nghệ tại Việt Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam (đối với thiết bịcông nghệ nhập khẩu);

ni:Chi phí vận chuyển 1 tấn hoặc 1 cái (1nhóm) thiết bị thứ i từ nơi mua hay từcảng Việt Nam đến công trình;

ki:Chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container 1 tấn hoặc 1 cái (1 nhóm) thiết bị thứi (nếu có) tại cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu);

vi:Chi phí bảo quản, bảo dưỡng 1tấn hoặc 1 cái(1nhóm) thiết bị thứ i tại hiện trường;

hi:Thuế và phí bảo hiểm thiết bị thứ i;

TTBGTGT:Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định đối với từng loại thiết bị.

Riêngđối với các loại thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công thì chi phítính cho loại thiết bị này thực hiện theo nguyên tắc, phương pháp trong khoản1.2, điểm 1 mục IV của Thông tư này và bao gồm các nội dung như đã nói ở trên.

3. Phương pháp tính chi phí khác:

Chiphí khác được tính theo công thức sau:

n m

GK = ( Bi + Cj ) x (1 + TKGTGT) (6)

i=1 j=1

Trongđó:

Bi:Giá trị của khoản mục chi phí khác thứ i thuộc nhóm chi phí, lệ phí tính theođịnh mức tỷ lệ %

Cj:Giá trị của khoản mục chi phí khác thứ j thuộc nhóm chi phí khác tính bằng cáchlập dự toán;

TKGTGT:Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định đối với từng loại chi phíkhác là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

4- Chi phí dự phòng:

Chiphí dự phòng (bao gồm cả dự phòng do khối lượng phát sinh và dự phòng do yếu tốtrượt giá ) được tính bằng 10% trên toàn bộ chi phí xây lắp, chi phí thiết bịvà chi phí khác của công trình theo cách tính nói trên và xác định theo côngthức:

GDP = (GXL+ GTB + GK ) x 10% (7)

 

HỒ SƠ, BIỂU MẪU TỔNG DỰ TOÁN

1- HỒ SƠ TỔNG DỰ TOÁN BAO GỒM:

Tờtrình xin duyệt tổng dự toán;

Bảnthuyết minh tổng dự toán;

Biểutổng hợp tổng dự toán, các biểu tổng hợp riêng từng khoản mục chi phí bao gồm :chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí khác và biểu tính khối lượng côngtác xây lắp (Theo hình thức và nội dung trong mục 2 dưới đây).

- v.v ...

2- BIỂU MẪU TỔNGDỰ TOÁN

2.1 - BIỂU TỔNG HỢPTỔNG DỰ TOÁN(biểu số 1 - TDT)

Ngày ......... tháng........... năm ..........

Tên công trình:

STT

KHOẢN MỤC CHI PHÍ

GIÁ TRỊ

TRƯỚC THUẾ

THUẾ GIÁ TRỊ

GIA TĂNG ĐẦU RA

GIÁ TRỊ

SAU THUẾ

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

1

Chi phí xây lắp

 

 

GXL

2

Chi phí thiết bị

           

 

 

GTB

3

Chi phí khác:

 

 

GK

 

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

 

 

 

 

- Giai đoạn thực hiện đầu tư

 

 

 

 

- Giai đoạn kết thúc xây dựng

đưa dự án vào khai thác sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Chi phí dự phòng

 

 

GDP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG : ( 1+ 2 + 3 + 4 )

 

 

GTDT

 

 

 

 

 

 

Người tính Ngườikiểm tra Cơ quan lập           

2.2 BIỂU TỔNG HỢP CHIPHÍ XÂY LẮP(biểu số 2-TDT)

                                                                                     Ngày ........... tháng ......... năm.......

Tên công trình :

STT

TÊN HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

GIÁ TRỊ DỰ TOÁN

XÂY LẮP TRƯỚC THUẾ

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐÀU RA

GIÁ TRỊ DỰ TOÁN

XÂY LẮP SAU THUẾ

1

2

3

4

5

1

Hạng mục .....

 

 

 

2

Hạng mục .....

 

 

 

3

..............................

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

GXL

Người tính Ngườikiểm tra Cơ quan lập           

Ghi chú : - Giá trị dự toán xây lắp trước thuế của từng hạng mục côngtrình xác định theo phương pháp nêu trong điểm 1 của phụ lục số 1 kèm theoThông tư này.

2.3 BIỂU TỔNG HỢP CHIPHÍ THIẾT BỊ (Biểu số 3-TDT)

                                                                                    Ngày........ tháng ......... năm ..........

Tên công trình :

Số

Tên thiết bị

 

 

 

Thành

Chi phí

Chi phí lưu kho,

Chi phí

Phí

Tổng

Thuế

Tổng

TT

hay nhóm

Đơn

Số

Gía

tiền

vận

lưu bãi, lưu

bảo

bảo

giá trị

giá trị

giá trị

 

thiết bị

vị

lượng

mua

mua TB

chuyển

Container(nếu có)

tại cảng Việt nam

quản

hiểm

trước thuế

gia tăng đầu ra

sau

thuế

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.Thiết bị phải lắp

.

.

II.Thiết bị không phải lắp

.

.

 

 

 

 

có thể tính chung cho toàn bộ hoặc tính cho từng thiết bị

 

Có thể tính chung cho toàn bộ hoặc tính cho từng thiết bị

 

 

 

 

 

III. Thiết bị phi tiêu chuẩn phải gia công, sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GTB

Người tính Ngườikiểm tra Cơ quan lập

2.4 - BIỂU TỔNG HỢPCHI PHÍ KHÁC(Biểu số 4-TDT)

Ngày ........... tháng .......... năm ...........

Tên công trình :

CÁC KHOẢN CHI PHÍ KHÁC

GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẦU RA

GIÁ TRỊ SAU THUẾ

1

2

3

4

 

 

 

 

1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

2. Giai đoạn thực hiện đầu tư

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

Gk

 

Người tính Ngườikiểm tra Cơ quan lập

2.5 - BIỂU TÍNH KHỐILƯỢNG CÔNG TÁC XÂY LẮP CHỦ YẾU

(Biểu số 5 - TDT)

                                                                                    Ngày.......... tháng ........... năm ...........

Tên công trình

 

 

Đơn

KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC

 

STT

LOẠI CÔNG TÁC

vị

Hạng mục 1

Hạng mục 2

Hạng mục 3

Hạng mục 4

v.v...

Hạng mục n

TỔNG CỘNG

1

2

3

4

5

6

7

...

m-1

m

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Đào đắp đất đá, cát

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đào đất

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đắp đất

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

n

v.v..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Công tác đóng cọc

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đóng cọc tre

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đóng cọc gỗ

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Đóng cọc bê tông

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

n

v.v...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người tính Ngườikiểm tra Cơ quan lập

 

PHỤ LỤC SỐ 2

PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN XÂY LẮP

HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

(Kèm theo Thông tư số 09 /2000/TT-BXD ngày 17 tháng 7năm 2000 )

Giá trị dự toán xâylắp sau thuế của hạng mục công trình bao gồm giá trị dự toán xây lắp trước thuếvà khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Giá trị dự toán xâylắp trước thuế của hạng mục công trình bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chungvà thu nhập chịu thuế tính trước.

Chi phí trựctiếp : Baogồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công. Chiphí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công được xác địnhdựa trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp và đơn giá xây dựng của công tác xâylắp tương ứng.

Riêng chi phí nhâncông trong đơn giá xây dựng nói trên bao gồm :

- Tiền lương cơ bảntheo Bảng lương A6 ban hành kèm theo Nghị định số 05/CP ngày 26/1/1994 củaChính phủ, trong đó mức tiền lương tối thiểu bằng 144.000đ áp dụng theo Nghịđịnh số 06/CP ngày 21 tháng 1 năm 1997 của Chính phủ.

- Các khoản phụ cấp :bao gồm phụ cấp lưu động ở mức thấp nhất bằng 20% tiền lương tối thiểu, phụ cấpkhông ổn định sản xuất ở mức thấp nhất bình quân bằng 10% tiền lương cơ bản,một số khoản lương phụ (nghỉ lễ, tết, phép ... ) bằng 12% và một số chi phí cóthể khoán trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% so với tiền lương cơ bản.

Đối với các công trìnhđược cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép được hưởng thêm các khoản phụcấp lương và chế độ chính sách khác chưa tính vào chi phí nhân công trong đơngiá nêu trên hoặc được hưởng phụ cấp lưu động ở mức cao hơn 20% hay được hưởngphụ cấp không ổn định sản xuất ở mức cao hơn 10% thì được bổ sung các khoản nàyvào chi phí nhân công trong dự toán theo hướng dẫn ở bảng 1 (bảng tổng hợp dựtoán xây lắp hạng mục công trình xây dựng) của phụ lục này.

Đối với chi phí cấp nướcngọt phục vụ sinh hoạt ở những nơi thiếu nước ngọt được đưa vào dự toán xây lắpcông trình cùng với nước ngọt phục vụ sản xuất.

Chi phí chung : Được tính bằng tỷ lệ (%) sovới chi phí nhân công trong dự toán xây lắp. Khoản chi phí chung này quy địnhtheo từng loại công trình tại bảng 2 của phụ lục này.

Thu nhập chịuthuế tính trước: Đượctính bằng tỷ lệ (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung quy định theotừng loại công trình tại bảng 2 của phụ lục này.

BẢNG 1

BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN XÂY LẮP

HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

STT

KHOẢN MỤC CHI PHÍ

CÁCH TÍNH

KẾT QUẢ

I

CHI PHÍ TRỰC TIẾP

 

 

 

1

 

Chi phí vật liệu

m

S Qj x Djvl + CLvl

j=1

 

VL



2

Chi phí nhân công

m F1 F2

S Qj x Djnc(1 + + )

j=1 h1n h2n

 

NC

3

Chi phí máy thi công

m

S Qj x Djm

j=1

M

 

Cộng chi phí trực tiếp

VL+NC+M

T

II

CHI PHÍ CHUNG

P x NC

C

III

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

(T+C) x tỷ lệ qui định

TL

 

Giá trị dự toán xây lắp trước thuế

(T+C+TL)

gXL

IV

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẦU RA

gXL x TXLGTGT

VAT

 

Giá trị dự toán xây lắp sau thuế

(T+C+TL)+VAT

GXL

Trong đó :

Qj: Khối lượng công tác xây lắp thứ j

Djvl, Djnc , Djm : Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi côngtrong đơn giá xây dựng của công tác xây lắp thứ j

F1: Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu mà chưa đượctính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng.

F2: Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà chưa đượctính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng.

h1n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lươngtối thiểu của các nhóm lương thứ n

Nhóm I                        : h1.1     = 2,342

Nhóm II                       : h1.2     = 2,493

Nhóm III                      : h1.3     = 2,638

Nhóm IV                     : h1.4     = 2,796

h2n : Hệ sốbiểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cấp bậccủa các nhóm lương thứ n.

Nhóm I                        : h2.1     = 1,378

Nhóm II                       : h2.2     = 1,370

Nhóm III                      : h2.3     = 1,363

Nhóm IV                     : h2.4     = 1,357

P          : Định mức chi phí chung (%).

TL       : Thu nhập chịu thuế tính trước .

gXL       : Gía trị dự toán xây lắp trước thuế.

GXL       : Giá trị dự toán xây lắp sau thuế.

CLvl     : Chênh lệch vật liệu (nếu có)

TXLGTGT: Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng, lắp đặt.

VAT: Tổng số thuế giá trị gia tăng đầu ra (gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào đểtrả khi mua các loại vật tư, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng ... và phần thuếgiá trị gia tăng mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp

BẢNG 2

 

ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHUNG VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

 

 

 

Đơn vị tính : %

 

 

 

 

STT

 

LOẠI CÔNG TRÌNH

Chi phí chung

Thu nhập chịu thuế

 

 

 

tính trước

 

 

 

 

1

Xây lắp công trình dân dụng.

58,0

5,5

2

Xây lắp công trình công nghiệp, trạm thuỷ điện nhỏ.

67,0

5,5

3

Xây lắp công trình thuỷ điện, đường dây tải điện, trạm biến thế.

71,0

6,0

4

Xây dựng đường hầm, hầm lò, lắp đặt máy trong đường hầm, hầm lò.

74,0

6,5

5

Xây dựng nền đường, mặt đường.

66,0

6,0

6

Xây lắp cầu cống giao thông, bến cảng, các công trình biển.

64,0

6,0

7

Xây lắp công trình thuỷ lợi

            - Riêng đào, đắp đất thủ công công trình thuỷ lợi (trừ lực lượng dân công nghĩa vụ).

64,0

51,0

5,5

5,0

8

Xây lắp công trình thông tin bưu điện, thông tin tín hiệu đường sắt, phát thanh truyền hình.

69,0

5,5

9

Xây dựng và lắp đặt bể xăng dầu, đường ống dẫn dầu, dẫn khí.

66,0

6,0

10

Xây dựng trạm, trại các loại, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, khai hoang xây dựng đồng ruộng.

55,0

5,5

PHỤ LỤC SỐ 3

ĐỊNH MỨC CHI PHÍ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

(Kèm theo Thông tư số: 09/2000/TT-BXD ngày 17 tháng 7 năm 2000)

I- QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

1.Chi phí Ban quản lý dự án được tính bằng cặp trị số định mức tỷ lệ % theo mứcchi phí xây lắp và chi phí thiết bị được duyệt trong tổng dự toán công trình đượcduyệt qu y định trong các bảng 1 và 2 mục II của phụ lục này.

2.Trường hợp chi phí xây lắp hoặc chi phí thiết bị được duyệt nằm trong khoảnggiữa giá trị quy định ở các bảng trong mục II của phụ lục này thì trị số địnhmức được xác định theo phương pháp nội suy.   

3.Đối với những công trình có tổng chi phí xây lắp hoặc chi phí thiết bị trongtổng dự toán của công trình có giá trị trên 2000 tỉ đồng thì các Bộ, Ngành, Uỷban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thoả thuận với Bộ Xâydựng để xác định định mức chi phí cho phù hợp.

4.Chi phí Ban quản lý dự án theo hình thức Chủ nhiệm điều hành dự án được tínhbằng định mức chi phí qui định trong các bảng ở mục II của phụ lục này theo quymô và loại công trình của dự án do Ban quản lý dự án đảm nhiệm.

5.Đối với dự án áp dụng hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án nếu khôngthành lập Ban quản lý dự án thì Chủ đầu tư được hưởng định mức chi phí quản lýbằng 60% định mức chi phí quy định trong các bảng ở mục II của phụ lục này. Trườnghợp thành lập Ban quản lý dự án, thì tuỳ thuộc nhiệm vụ mà Chủ đầu tư giao choBan quản lý dự án và căn cứ vào định mức quy định ở các bảng trong mục II củaphụ lục này, Chủ đầu tư xác định mức chi phí giao cho Ban quản lý dự án.

Trườnghợp phải thuê tư vấn thực hiện quản lý chi phí xây dựng công trình thì chi phíBan quản lý dự án được điều chỉnh với hệ số 1,18 so với định mức quy định tạibảng 1 và 2 ở mục II của phụ lục này.

6.Đối với dự án áp dụng hình thức chìa khoá trao tay, sau khi Chủ đầu tư tổ chứcđấu thầu và lựa chọn được nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án thì địnhmức chi phí Ban quản lý dự án được thực hiện như quy định trong các bảng ở mụcII của phụ lục này và được phân chia như sau:

Tổng thầu        :           60%của định mức chi phí Ban quản lý dự án,

Chủ đầu tư         :           40%của định mức chi phí Ban quản lý dự án.

7.Đối với hình thức Tự thực hiện dự án, Chủ đầu tư được hưởng định mức chi phíBan quản lý dự án bằng 30% định mức chi phí quy định trong các bảng ở mục IIcủa phụ lục này.

8.Kinh phí của Ban quản lý dự án Trung ương (được gọi tắt là CPO) do các Ban quảnlý dự án trực thuộc trích nộp với mức bằng 20% của định mức chi phí quy địnhtrong các bảng ở mục II của phụ lục này.

9.Chi phí của Ban quản lý dự án ở giai đoạn lập dự án tiền khả thi, Chủ đầu tưlập dự toán chi phí cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và được tính vàochi phí Ban quản lý dự án của công trình.

10.Chi phí Ban quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng ở vùng núi, biên giới đượcđiều chỉnh với hệ số 1,15; dự án đầu tư xây dựng ở hải đảo được điều chỉnh vớihệ số 1,35 so với định mức quy định trong các bảng ở mục II của phụ lụcnày 

II- BẢNG ĐỊNH MỨCCHI PHÍ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

1- SO VỚI CHI PHÍ XÂY LẮP TRONG TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƯỢC DUYỆT

                                                            bảng 1                      Đơn vị tính: %

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STT

 

LOẠI

CHI PHÍ XÂY LẮP

(tỷ đồng)

 

CÔNG TRÌNH

Ê 0,5

1

5

15

25

50

100

200

500

1000

2000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công nghiệp

1,46

1,40

1,35

1,25

1,15

0,88

0,62

0,50

0,35

0,23

0,15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Dân dụng

1,37

1,30

1,25

1,15

1,05

0,78

0,52

0,40

0,27

0,2

0,14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Thuỷ lợi,thông tin bưu điện, đường dây tải điện và công trình khác

1,43

1,37

1,30

1,20

1,12

0,85

0,60

0,46

0,33

0,21

0,13

4

Giao thông (cầu, đường)

2,2

2,0

1,62

1,50

1,36

1,05

0,73

0,58

0,43

0,28

0,23

5

Đê điều, lâm sinh

2,3

2,2

1,78

1,64

1,50

1,20

0,9

0,72

0,54

0,38

0,30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2- SO VỚI CHI PHÍ THIẾT BỊ TRONG TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƯỢC DUYỆT

                                                                         bảng 2                                            Đơn vị tính: %

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI

CHI PHÍ THIẾT BỊ

(tỷ đồng)

CÔNG TRÌNH

Ê 0,5

1

5

15

25

50

100

200

500

1000

2000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các loại công trình

xâydựng.

0,80

0,56

0,48

0,44

0,30

0,18

0,12

0,08

0,05

0,03

0,02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=5933&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận