THÔNG TƯ
Hướngdẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướngChính phủ về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu.
Để thực hiện tốt Khoản 2, Điều19, Chương V, Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chínhphủ về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất nhậpkhẩu và Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 của Bộ Thương mại hướng dẫnthi hành Quyết định 178/1999/QĐ-TTg. Ngoài việc thực hiện những quy định chungvề ghi nhãn hàng hóa tại Quyết định và Thông tư nói trên, Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn hướng dẫn ghi nhãn chi tiết thêm đối với hàng hóa riêngbiệt thuộc chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
Phần I:
DANH MỤC CÁC LOẠI HÀNGHÓA RIÊNG BIỆT
CHUYÊN NGÀNH NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Danh mục các loại hàng hóariêng biệt chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định việc ghinhãn hàng hóa trong thông tư này bao gồm:
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
Thuốc thú y
Giống cây trồng
Phân bón
Giống vật nuôi
Thức ăn chăn nuôi và nguyênliệu làm thức ăn chăn nuôi.
(Trừ phần thuộc Bộ Thuỷ sản đượcquy định tại Nghị định 86-CP của Chính phủ ngày 8/12/1996 về phân công tráchnhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá)
2. Đối với các loại hàng hóakhác không thuộc diện điều chỉnh của Thông tư này thì thực hiện theo những quyđịnh tại Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủvà Thông tư hướng dẫn số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 của Bộ Thương mại.
Phần II:
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT NỘIDUNG GHI NHÃN HÀNG HÓA.
I. GHI NHÃN THUỐC BẢO VỆ THỰCVẬT (BVTV)
Nhãn thuốc Bảo vệ thực vật baogồm:
Nhãn 1 cột
Nhãn 2 cột
Nhãn 3 cột
Nhãn bướm
Bố cục và nội dung các loạinhãn được quy định tại mục A, B, C, D, E, F như sau:
A. Nội dung nhãn một cột.
1. Tên thuốc và dạng thuốc (MụcE, điểm 1).
2. Thành phần: Hoạt chất.
Dung môi (nếu cần) (Mục E, điểm2).
3 Phần định lượng hàng hóa:Dung tích hoặc khối lượng tịnh của bao gói tính theo Kg, gr (đối với thuốc dạngbột, hạt) hoặc lít, ml đối với thuốc dạng lỏng.
4. Thông tin về độ độc (Mục E,điểm 4. 2.1).
5. Vạch màu (Mục E, điểm 4. 2.2).
6. Hướng dẫn kỹ thuật sử dụngvà bảo quản thuốc (Mục E, điểm 4.1).
7. Chỉ dẫn cách phòng tránhnhiễm độc (Mục E, điểm 4.2.3).
8. Chỉ dẫn về cấp cứu ngộ độc(Mục E, điểm 4. 2. 4).
9. Tên và địa chỉ của thươngnhân chịu trách nhiệm về thuốc BVTV (Mục E, điểm 6).
10. Ngày tháng năm sản xuất,hạn sử dụng (Mục E, điểm 7).
B. Nội dung nhãn hai cột
Cột chính (phía bên trái nhãn).
1. Tên thuốc và dạng thuốc (MụcE, điểm 1).
2. Thành phần:
Hoạt chất.
Dung môi (nếu cần) (Mục E, điểm2).
3. Phần định lượng hàng hóa:Dung tích hoặc khối lượng tịnh của bao gói tính theo Kg, gr (đối với thuốc dạngbột, hạt) hoặc lít, ml đối với thuốc dạng lỏng.
4. Thông tin về độ độc (Mục E,điểm 3. 2.1).
5. Công dụng (Mục E, điểm 5).
6. Cảnh báo và chỉ dẫn cáchphòng tránh nhiễm độc (Mục E, điểm 4.2.3).
7. Chỉ dẫn cấp cứu khi ngộ độc(Mục E, điểm 4.2.4).
8. Thời gian cách li (Mục E,điểm 4.2.3).
Cột phụ (phía bên phải nhãn).
9. Vạch màu (chung cho cả haicột) (Mục E, điểm 4.2.2).
10. Hướng dẫn kỹ thuật sử dụngthuốc (Mục E, điểm 4.1).
11. Tên và địa chỉ của thươngnhân chịu trách nhiệm về thuốc BVTV (Mục E, điểm 6).
12. Ngày, tháng, năm sản xuất,hạn sử dụng (Mục E, điểm 7).
C. Nội dung nhãn ba cột
Cột chính (ở giữa)
1. Tên thuốc và dạng thuốc (MụcE, điểm 1).
2. Thành phần: Hoạt chất .
Dung môi (nếu cần) (Mục E, điểm2).
3. Phần định lượng hàng hóa:Ghi rõ dung tích hoặc khối lượng tịnh của bao gói tính theo Kg, gr (đối vớithuốc dạng bột, hạt) hoặc lít, ml đối với thuốc dạng lỏng
4. Thông tin về độ độc (Mục E,điểm 4.2.1).
5. Công dụng (Mục E, điểm 5).
6. Tên và địa chỉ của thươngnhân chịu trách nhiệm về thuốc B VTV (Mục E, điểm 6).
7. Ngày, tháng, năm sản xuất,hạn sử dụng (Mục E, điểm 7).
Cột phụ 1: (phía bên trái cộtchính)
8. Hướng dẫn kỹ thuật sử dụngthuốc (Mục E, điểm 4.1).
9. Thời gian cách li (Mục E,điểm 4.2.3).
Cột phụ 2: (phía bên phải cộtchính)
10. Vạch màu (chung cho cả bacột) (Mục E, điểm 4.2.2).
11. Cảnh báo và chỉ dẫn cáchphòng tránh nhiễm độc (Mục E, điểm 4.2.3).
12. Chỉ dẫn cấp cứu khi ngộ độc(Mục E, điểm 4.2.4).
D. Nội dung nhãn bướm
Khi mà lượng thông tin cầntruyền đạt về thuốc quá nhiều mà diện tích nhãn trên bao gói có hạn và khôngđáp ứng đủ thì lượng thông tin đó được in thêm trên một nhãn khác kèm theo gọilà nhãn bướm.
Khi sử dụng nhãn bướm thì ở cộtchính của nhãn trên bao gói phải in dòng chữ "Đọc kĩ nhãn bướm kèm theo trướckhi sử dụng thuốc".
Nội dung nhãn bướm bao gồm:
1. Tên thuốc và dạng thuốc (MụcE, điểm 1).
2. Thông tin về độ độc (Mục E,điểm 4.1.1).
3. Hướng dẫn kỹ thuật sử dụngthuốc (Mục E, điểm 4.1).
4. Cảnh báo và chỉ dẫn cáchphòng tránh nhiễm độc (Mục E, điểm 4.2.3).
5. Chỉ dẫn cấp cứu khi ngộ độc(Mục E, điểm 4.2.4).
6. Thời gian cách li (Mục E,điểm 4.2.3).
E. Hướng dẫn chi tiết
1. Tên thuốc và dạng thuốc.
Tên thương mại.
Hàm lượng hoạt chất và dạngthuốc (kí hiệu Việt Nam hoặc quốc tế).
Ví dụ: Thuốc trừ sâu Padan 95SP.
Thuốc trừ bệnh Vanicide 3 DD.
Thuốc trừ cỏ Vidiu 80 BTN.
2. Thành phẩn và chỉ tiêu chấtlượng chủ yếu:
Hoạt chất: Tên và hàm lượng củatất cả các hoạt chất chính có trong thuốc (đơn vị g/kg hoặc %).
Dung môi: Khi dung môi làm tăngđộ độc hay tăng tính chất vật lí của thuốc như mục F thì phải ghi tên và hàm lượngcủa dung môi trên nhãn.
3. Phần định lượng hàng hóa:
Nhãn phải ghi rõ dung tích hoặckhối lượng tịnh của bao gói tính theo Kg, gr (đối với thuốc dạng bột, hạt) hoặclít, ml đối với thuốc dạng lỏng. Việc ghi thông tin này, phù hợp với Thông tư hướngdẫn thực hiện Quyết định số 34/TT-BTM ban hành ngày 15/12/1999 của Bộ Thươngmại.
4. Hướng dẫn cách sử dụng.
4.1. Hướng dẫn kĩ thuật sử dụngthuốc:
Phải ghi rõ dịch hại, thời gianvà phương pháp sử dụng để bảo đảm an toàn và hiệu quả nhất. Hướng dẫn cách sửdụng phải bao gồm:
Mọi thông tin cần ngăn ngừaviệc sử dụng sai hoặc không phù hợp.
Ví dụ: Không sử dụng khi trờisắp mưa.
Chỉ sử dụng ở giai đoạn 2 đến 5lá.
Liều lượng, nồng độ, thời gianvà phương pháp áp dụng đối với tình trạng dịch hại.
Hướng dẫn về chuẩn bị phathuốc, cách pha thuốc, cách phun thuốc, cách bảo quản, cách tiêu hủy thuốc thừavà bao bì.
Khả năng hỗn hợp với các loạithuốc khác.
4.2. Hướng dẫn chú ý an toàn.
4.2.1. Thông tin về độ độc.
Những thông tin về độ độc củathuốc như "Rất độc", "Độc cao", "Nguy hiểm","Cẩn thận" và hình tượng biểu hiện độ độc tương ứng cho mỗi loạithuốc (đầu lâu xương chéo đối với thuốc nhóm I và chữ thập trong hình vuông đặtlệch đối với thuốc nhóm II) phải đặt phía trên của cột chính trong nhãn;
Câu "Bảo quản xa trẻem" phải được đặt ngay dưới thông tin và hình tượng biểu hiện độ độc.
Ngoài những thông tin trên,trên nhãn có thể có hình tượng biểu hiện tính chất vật lí của thuốc như: tínhăn mòn, tính dễ nổ, tính dễ cháy, tính dễ oxy hóa... (nếu có) (mục F).
Hình tượng biểu hiện độ độc vàtính chất vật lí của thuốc được in trong hình vuông đặt lệch, theo màu qui địnhvà độ lớn của hình tương đương 1/10 diện tích cột chính.
4.2.2. Vạch màu.
Màu của vạch màu được xác địnhdựa theo bản phân loại thuốc của tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Đối với thuốc nhóm I vạch màuđỏ (pantone red 199-C).
Đối với thuốc nhóm II vạch màuvàng (pantone yellow -C).
Đối với thuốc nhóm III vạch màuxanh nước biển (pantone blue-239-C).
Vạch màu này đặt ở phần dướicùng của nhãn và có độ dài bằng độ dài của nhãn, chiều cao tương đương 15%chiều cao của nhãn.
Màu của vạch màu phải bền,không bị nhòe hoặc phai.
4.2.3. Cảnh báo và chỉ dẫn cáchphòng tránh nhiễm độc.
Đối với thuốc:
Gây độc nếu hít phải.
Gây độc nếu uống phải.
Gây ngộ độc nếu tiếp xúc vớida.
Gây dị ứng đối với da, mắt, hệhô hấp.
Khi sử dụng:
Tránh hít phải thuốc.
Tránh để thuốc tiếp xúc với da,mồm, mắt và mũi.
Không hút thuốc, ăn, uống.
Sử dụng trang bị bảo hộ (quầnáo, kính, mũ, găng tay, ủng...).
Rửa sạch ngay vùng bị dínhthuốc bằng nhiều nước.
Sau khi sử dụng:
Rửa chân tay hay tắm rửa.
Rửa sạch trang bị bảo hộ laođộng.
Thời gian cách li:
Phải ghi rõ thời gian cách liđối với từng đối tượng sử dụng như:
Không sử dụng thuốc trước khithu hoạch (ngày, tuần).
Không sử lí vật nuôi trước khigiết thịt (ngày, tuần).
Nguy hiểm (độc) đối với vậtnuôi. Không thả vật nuôi vào khu vực sử lí (giờ, ngày).
Người không có trang bị bảo hộkhông được vào khu vực sử lí (giờ/ngày).
Thông gió khu vực sử lí (giờ,ngày) trước khi vào làm việc (nhà kho...).
Những thông tin này phải đượcghi rõ nét bằng chữ in hoa để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thuốc.
4.2.4. Chỉ dẫn về cấp cứu khingộ độc.
Ghi rõ phương pháp sơ cứu khibị ngộ độc.
Khi thuốc dính vào da hoặc mắtphải làm gì.
Khi hít phải hơi thuốc phải làmgì.
Khi uống phải thuốc phải làmgì.
Nếu thuốc dính vào quần áo phảilàm gì.
Trong hoặc sau khi sử dụngthuốc nếu thấy triệu chứng ngộ độc phải làm gì.
Triệu chứng ngộ độc như thế nào.
Thuốc giải độc (nếu có).
5. Công dụng của thuốc:
Phải ghi rõ thuốc được dùng đểphòng trừ dịch hại gì trên đối tượng bị hại gì. (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnhhay thuốc trừ cỏ...).
Ví dụ: Dùng trừ cỏ trên câytrồng cạn.
Dùng trừ cỏ một năm mới nảy mầmtrên lúa gieo thẳng.
Dùng trừ bệnh Đạo ôn trên lúa.
Tên và địa chỉ của thương nhânchịu trách nhiệm về thuốc BVTV.
Tên, địa chỉ của nhà sản xuấtra nguyên liệu hoặc hoạt chất (phải phù hợp với đơn xin đăng kí sử dụng và giấyphép đăng kí);
Tên, địa chỉ của đơn vị giacông, cung ứng;
Ngày tháng năm sản xuất, hạn sửdụng thuốc BVTV.
Ngày gia công, sang chai, đónggói;
Thời hạn sử dụng (năm).
Số đăng kí sử dụng;
Số KCS;
Các thông tin khác (nếu có).
F. Hình tượng biểu diễn độ độcvà tính chất của Thuốc bảo vệ thực vật
Độ độc: Hình tượng màu đen trên nền màu trắng
Tính ăn mòn: Hình tượngmàu đen trên nửa nền màu vàng hoặc da cam và chữ in màu trắng trên nửa nền màuđen.
Tính dễ nổ: Hình tượngmàu đen trên nền màu vàng hoặc da cam.
Phản ứng với nước (dễ cháy):Hình tượng màu đen trên nền màu xanh da trời
Rất dễ cháy: Hình tượng màu đentrên nửa nền màu trắng và nửa nền mầu đỏ.
Dễ cháy: Hình tượng màu đentrên nền màu đỏ.
Hình tượng màu đen trên nền màutrắng với nhũng kẻ sọc đỏ.
Ôxy hoá: Hình tượng màuđen trên nền màu vàng hoặc da cam.
II. GHI NHÃN THUỐC THÚ Y
1. Nhãn thuốc thú y bao gồm:
1.1. Nhãn nguyên liệu làm thuốcthú y.
1.2. Nhãn thành phẩm.
Nhãn thành phẩm có các loạisau:
1.2.1. Nhãn trực tiếp: Là nhãnghi các thông tin cần thiết, chủ yếu được in trên một đơn vị đóng gói nhỏ nhấtcủa sản phẩm (trên viên thuốc, trên vỉ thuốc, trên ống thuốc, trên gói thuốc,lọ thuốc...);
1.2.2. Nhãn gián tiếp: Là nhãnđược dán hoặc in trên hoặc kèm theo bao bì chứa đựng một lượng nhất định cácđơn vị đóng gói nhỏ nhất (trên hộp chứa đựng các viên, vỉ, ống, lọ thuốc...);
1.2.3. Nhãn dùng trong bảoquản, vận chuyển: Là nhãn được in hoặc dán trên thùng, hòm, kiện thuốc dùngtrong quá trình bảo quản, vận chuyển.
2. Quy định nội dung ghi nhãnthuốc thú y:
2.1. Các nội dung bắt buộc trênnhãn thuốc thú y bao gồm:
2.1.1. Tên thuốc.
2.1.2. Tên và địa chỉ của nhàsản xuất.
2.1.3. Quy cách đóng gói: Ghirõ thể tích, khối lượng, số lượng trong 1 đơn vị đóng gói.
2.1.4. Thành phần: Ghi tên cácnguyên liệu, phụ liệu cấu thành sản phẩm; nồng độ hoặc hàm lượng, tỷ lệ hoạtchất.
2.1.5. Công dụng: Ghi rõ phạmvi tác dụng của thuốc.
Tác0 dụng chính.
Tác dụng phụ.
2.1.6. Hướng dẫn sử dụng baogồm:
Loài động vật được dùng thuốc.
Đường cho thuốc (tiêm dưới da,nội bì, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, cho uống, trộn thức ăn, tắm, bôi xoa hoặc đườngthuốc đặc thù khác).
Liều sử dụng và liệu trình.
Tính tương kỵ của thuốc.
Những lưu ý cần thiết khi sửdụng.
2.1.7. Các loại số ghi trênnhãn bao gồm:
Số đăng ký (sản xuất hoặc nhậpkhẩu).
Số lô sản xuất.
Hạn dùng.
2.1.8. Hướng dẫn về điều kiệnbảo quản.
2.1.9. Dòng chữ "Chỉ dùngtrong thú y".
2.1.10. Thời gian ngừng thuốckhi cần thiết.
2.2. Các loại nhãn thuốc thú yphải ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc bao gồm:
2.2.1. Nhãn gián tiếp.
2.2.2. Nhãn trực tiếp trên cácđơn vị đóng gói nhỏ nhất của sản phẩm mà diện tích nhãn đủ chứa toàn bộ lượngthông tin theo quy định tại 2.1.
2.3. Các loại nhãn thuốc thú ykhông cần ghi đầy đủ nội dung bắt buộc bao gồm:
2.3.1. Nhãn trực tiếp trên viênthuốc, vỉ thuốc, ống thuốc, lọ nhỏ hoặc trên các đơn vị đóng gói nhỏ nhất củasản phẩm mà diện tích không đủ chứa toàn bộ thông tin theo quy định;
2.3.2. Nhãn bảo quản vậnchuyển: Chỉ cần ghi tên đầy đủ của sản phẩm, nồng độ, hàm lượng, quy cách đónggói của sản phẩm, số lượng đóng gói nhỏ bên trong, các loại số ghi trên nhãntại mục 2.1.7, tên nhà sản xuất và địa chỉ.
2.4. Các dấu hiệu đặc trưng củanhãn nguyên liệu độc hoặc thuốc độc:
2.4.1. Đối với nguyên liệu độcbảng A: khung nhãn màu đen, góc phải phía trên có hình tròn màu trắng mang chữ"độc A" màu đen, góc trái phía trên có hình tròn nền trắng mang dấuhiệu "đầu lâu đặt trên hai xương chéo" bán kính hình tròn bằng 1/6cạnh ngắn của nhãn.
2.4.2. Đối với nguyên liệu độcbảng B: khung nhãn màu đỏ, góc trái có hình tròn nền trắng mang chữ "độcB" màu đỏ. Bán kính hình tròn bằng 1/6 cạnh ngắn của nhãn.
2.4.3. Đối với các loại nhãnthành phẩm của thuốc độc (Trên nhãn trung gian và nhãn bảo quản vận chuyển phảiin đậm nét dòng chữ "Không dùng quá liều quy định").
Màu đen đối với thuốc độc bảngA.
Màu đỏ đối với thuốc độc bảngB.
2.4.4. Đối với thuốc dùng bênngoài da phải có thêm dòng chữ đậm nét "Chỉ được dùng ngoài da".
2.5. Các hướng dẫn cần thiếtkhác đối với nhãn thành phẩm của thuốc thú y:
2.5.1. Tên thuốc sản xuất trongnước ghi bằng tiếng Việt hoặc theo danh pháp quốc tế, tên La tinh, tên khoahọc, tên gốc, tên biệt dược. Trong trường hợp tên thuốc được ghi theo tên biệtdược thì ngay bên dưới tên biệt dược phải ghi thêm tên thông dụng của thuốc vớikích thước chữ bằng 2/3 tên biệt dược.
2.5.2. Công thức thuốc hoặcthành phần cấu tạo; dạng thuốc và quy cách đóng gói ghi theo đúng hồ sơ đăng kýđã được duyệt.
2.5.3. Số đăng ký: Ghi theo sốđăng ký được Cục Thú y cấp.
2.5.4. Dòng chữ "chỉ dùngtrong thú y" được đặt ở vị trí dễ nhận biết trên nhãn
2.6. Nhãn của thuốc thú y xuấtkhẩu: Thiết kế nội dung theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
III. GHI NHÃN GIỐNG CÂY TRỒNG:
1. Giống cây trồng nông nghiệpvà giống cây lâm nghiệp (gọi tắt là giống cây trồng) sản xuất ở trong nước vàgiống xuất nhập khẩu của các tổ chức và cá nhân được phép sản xuất kinh doanhgiống, khi lưu thông, buôn bán trên thị trường phải có nhãn và thực hiện ghinhãn giống cây trồng theo Quy chế ghi nhãn hàng hóa.
2. Nhãn giống cây trồng là bảnviết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc đượcdán, đính, cài chắc chắn trên bao bì chứa đựng giống hoặc cây giống, bó giống,lô giống vv... để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu của giống cây trồngđó.
Đối với giống cây trồng có baobì chứa đựng thì nhãn hàng hóa phải ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo Quychế (tên hàng hóa, tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa,định lượng hàng hóa, thành phần cấu tạo, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, ngày sảnxuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sửdụng và xuất xứ hàng hóa).
Đối với giống cây trồng khôngcó bao bì chứa đựng thì tối thiểu phải ghi được tên giống, ngày tháng năm sảnxuất, tên và địa chỉ của đơn vị sản xuất hoặc nhập khẩu giống cây trồng đó trênnhãn. Các nội dung bắt buộc khác được ghi vào một tài liệu kèm theo giống khibán cho người mua giống.
3. Các nội dung bắt buộc
3.1. Tên giống cây trồng
3.1.1. Tên giống cây trồng bìnhthường phải ghi tên chi cây trồng và tên giống cây trồng.
Ví dụ:
Tên chi Giống lúa Giống Ngô | Tên giống C70; Khang dân 18; Sán ưu 63... Q5; TSB2... |
3.1.2. Đối với giống cây trồng sử dụng ưu thế lai, chuyển gen, nuôi cấymô, chiết, ghép v.v... thì ghi các đặc điểm đó trước tên giống.
Ví dụ:
Tên chi - Giống lúa - Giống ngô - Giống bông | Tên giống Lai 3 dòng Lai đơn Lai | Đặc điểm Sán Ưu 63 CP- DK 888 LRA. 5166 |
3.1.3. Đối với tên giống câytrồng lâm nghiệp thì ghi tên chi, tên loài và tên giống.
3.2. Tên và địa chỉ của thươngnhân chịu trách nhiệm về giống là tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuấtra giống cây trồng.
Nếu là giống cây trồng nhậpkhẩu thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng.
3.3. Định lượng giống cây trồng
Đối với hạt giống, củ giống vàcác loại giống cây trồng có thể đo bằng khối lượng thì khối lượng của giống ghibằng đơn vị kilôgam (kg), gam (g), hay miligam (mg).
Đối với giống cây trồng khác,định lượng hàng hoá tính bằng: số cành, số cây, số hom, số quả. Ví dụ: 100cành; 100 hom.
3.4. Chỉ tiêu chất lượng chủyếu
3.4.1. Đối với loại giống cóquy định cấp giống và tiêu chuẩn chất lượng thì ghi cả cấp giống và tất cả cácchỉ tiêu chất lượng kèm số hiệu của giống lên nhãn hàng hóa.
3.4.2. Đối với giống cây trồngkhông phân cấp giống thì chỉ ghi phần các chỉ tiêu chất lượng cụ thể cho mỗiloại giống.
3.4.3. Giống chưa quy định tiêuchuẩn chất lượng của Nhà nước thì ghi tiêu chuẩn chất lượng do tổ chức, cá nhânsản xuất công bố.
3.5. Ngày sản xuất:
Ngày sản xuất: Đối với cây thuhạt, củ, quả giống thì ghi ngày, tháng và năm. Đối với giống sản xuất bằng phươngpháp vô tính (ghép, chiết, cắt mầm...) thì ghi ngày, tháng và năm.
3.6. Hướng dẫn bảo quản và sửdụng:
Ghi hướng dẫn bảo quản cụ thểđể bảo chất lượng đối với từng loại giống.
Hướng dẫn sử dụng: Ghi rõ thờivụ trồng, các biện pháp kỹ thuật sản xuất chủ yếu, những điểm cần lưu ý khi sảnxuất. Đối với các giống cây trồng nhập khẩu, thương nhân nhập khẩu phải hướngdẫn sử dụng phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng sinh thái chogiống cây được trồng.
Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫnbảo quản có thể ghi thành một tài liệu kèm theo giống cung cấp cho người muagiống.
3.7. Xuất xứ của giống câytrồng
Đối với giống cây trồng nhậpkhẩu tiêu thụ tại Việt Nam, người nhập khẩu giống ghi các nội dung bắt buộc nêutrên, đồng thời ghi nước sản xuất giống cây trồng đó.
Đối với cây trồng xuất khẩu:Nhãn hàng hóa ghi các nội dung trên hoặc các nội dung theo yêu cầu của nướcnhập khẩu giống.
IV. Ghi nhãn hàng hoá đối vớiphân bón
1. Tên phân bón:
Trường hợp phân bón không cótên qui định tại Khoản 1,2,3 Điều 6 của Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg thì tênphân bón là tên trong Danh mục các loại phân bón được sử dụng và lưu thông ởViệt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
Đối với các loại phân bón đặcchủng thì ghi loại phân bón đó trước khi ghi tên phân bón cụ thể:
Ví dụ: Loại phân bón Tên phân bón
Phânbón qua lá Komix-Rc
2. Tênvà địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về phân bón: Ghi tên và địa chỉ củacơ sở sản xuất ra loại phân đó.
Đối với phân nhập khẩu thì ghitên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu loại phân bón đó.
3. Địnhlượng của phân bón: Ghi khối lượng tịnh hoặc thể tích của phân bón chứa đựng trongbao bì được tính bằng kg, gam, mg hoặc lít, ml.
4. Thànhphần cấu tạo và chỉ tiêu chất lượng của phân bón
Thành phần cấu tạo và chỉ tiêuchất lượng của phân bón ghi tên ký hiệu các chất dinh dưỡng có trong phân bónvà hàm lượng của từng loại tính bằng %; gam/lit; ppm hoặc CPU/g (ml).
Đối với phân vi sinh: Ghi tênchủng vi sinh vật và số lượng vi sinh vật có trong phân bón.
5. Ngàysản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản.
Ngày sản xuất: Đối với phân bónsản xuất trong nước ghi ngày, tháng, năm.
Đối với những loại phân bón chỉđược sử dụng hoặc bảo quản trong một thời hạn nhất định thì ghi thời hạn sửdụng và thời hạn bảo quản.
Đối với một số loại phân bónnhập khẩu mà nước sản xuất không ghi ngày sản xuất thì trên nhãn hàng hóa bằngtiếng Việt có thể không ghi mục này.
6. Hướngdẫn bảo quản hướng dẫn sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng: Ghi rõ phânbón dùng cho loại cây nào, công dụng của phân bón, cách dùng và thời kỳ dùng cụthể cho từng loại cây trồng.
Đối với những loại phân bón cầncó những lưu ý đặc biệt khi sử dụng để bảo đảm chất lượng, tăng hiệu quả, khônggây độc hại đối với cây trồng, môi trường thì ghi cụ thể những lưu ý đó.
Hướng dẫn cách bảo quản, điềukiện bảo quản.
Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫnsử dụng có thể ghi thành một tài liệu kèm theo phân bón cung cấp cho người muahàng.
7. Ghixuất xứ hàng hóa.
Đối với phân bón xuất nhập khẩutrên nhãn phân bón phải ghi tên nước sản xuất loại phân bón đó.
V. GHI NHÃN ĐỐI VỚI GIỐNG VẬTNUÔI
Phạm vi thực hiện bao gồm tấtcả các con giống, trứng giống, tinh, phôi giống được sản xuất tại các cơ sở sảnxuất giống, các trang trại giống vật nuôi được phép sản xuất và kinh doanhgiống trong nước và nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế (quốc doanh, tậpthể, tư nhân) được bán ra thị trường.
Khi giống được bán ra thị trườngphải có nhãn và tài liệu ghi đầy đủ các nội dung như sau:
1. Tên giống vật nuôi:
1.1. Tên giống vật nuôi thuầnchủng phải ghi tên loài trước, tên giống sau.
Ví dụ: Tên loài Tên giống
Lợn Móngcái, Thuộc nhiêu
Gà GàRi, gà Mía, gà Hồ
Vịt VịtCỏ, vịt Bầu
1.2. Đối với giống lai thì ghitên loài vật nuôi, hình thức lai hoặc tạo giống:
Ví dụ: Tên loài Hình thức tạo giống Tên giống
Lợn Lai 2 giống Lợnlai F1 Đại bạch x Móng cái
Vịt Lai 2 giống Vịt Bạch tuyết
Những con giống lai tạo từnhiều giống phải ghi rõ một số nguyên liệu lai chính lấy từ giống khác để tạora con giống đó.
1.3. Ghi rõ họ, tên, địa chỉsản xuất:
Nếu giống mới nhập phải ghi rõđịa chỉ người nhập.
2. Định lượng hàng hóa:
Đơn vị định lượng đối với congiống là con, phôi là cái, trứng giống là quả, tinh dịch là liều tinh.
3. Ghi rõ chỉ tiêu chất lượngchủ yếu:
3.1. Cấp giống: Cụ kỵ, ông bàhoặc bố mẹ:
Ví dụ: Giống gà ISA MPK ông bà,giống gà 882 bố mẹ, giống lợn thuần cụ kỵ...
Chỉ tiêu chất lượng giống:
Ghi rõ một số chỉ tiêu năngsuất, chất lượng chính, đặc trưng cho giống.
Ví dụ: Đối với giống gia cầm hướngtrứng: Năng suất trứng/năm
Đối với gia cầm hướng thịt:Khối lượng đạt được trên một đơn vị thời gian.
Đối với giống lợn thịt: Khảnăng tăng trọng, mức độ tiêu tốn thức ăn, độ dầy mỡ lưng.
Đối với lợn nái: Năng suất sinhsản: số con đẻ ra/lứa, số lứa/năm.
3.2. Đối với giống vật nuôi chưacó quy định chỉ tiêu chất lượng thì ghi những chỉ tiêu chất lượng do nhà sảnxuất công bố.
4. Ngày tháng năm sản xuất,thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản:
Đối với tinh dịch, phôi, trứnggiống ghi rõ ngày, tháng, năm sản xuất và thời hạn sử dụng.
5. Hướng dẫn bảo quản và sửdụng:
Ghi rõ yêu cầu bảo quản, hướngdẫn cụ thể mọi điều kiện để đảm bảo chất lượng và sử dụng, có thể ghi thành tàiliệu hướng dẫn.
Ví dụ: Tinh dịch lợn thuầnDuroc bảo quản ở nhiệt độ 18-20oC.
6. Xuất xứ của giống vật nuôi:
Đối với giống vật nuôi nhậpkhẩu từ nước ngoài phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của giống, chất lượng, phẩmcấp giống và có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y theo quy định hiệnhành.
Đối với giống và sản phẩm giốngxuất khẩu: Nhãn hàng hóa ghi các nội dung trên hoặc các nội dung theo yêu cầucủa nước nhập khẩu giống.
VI. GHI NHÃN HÀNG HOÁ LÀ THỨCĂN CHĂN NUÔI, NGUYÊN LIỆU LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI:
Đối tượng thực hiện: tổ chức,cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi được sản xuấ theo phươngpháp công nghiệp và phục vụ cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi theoDanh mục công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Đối với hàng hóa sản xuấttại Việt Nam:
1.1. Tên hàng hoá:
Tên hàng hoá là thức ăn chănnuôi được ghi cụ thể dựa vào chức năng sử dụng của hàng hóa cũng như đối tượngvà giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi sử dụng thức ăn đó.
Ví dụ: Thức ăn hỗn hợp cho lợnthịt khối lượng từ 30 - 60 kg
Thức ăn bổ sung khoáng cho gà.
1.2. Thành phần cấu tạo:
1.2.1. Hàng hóa là thức ăn chănnuôi phải ghi đầy đủ tên những nguyên liệu được sử dụng trong công nghệ sảnxuất ra hàng hoá đó theo thứ tự từ cao xuống thấp về khối lượng hoặc tỷ khối(%).
1.2.2. Nếu một trong nhữngnguyên liệu đã được chiếu xạ hoặc là sản phẩm của kỹ thuật biến đổi gen phải đượcghi trên nhãn hàng hoá theo các quy định quốc tế mà Việt nam công bố áp dụng.
1.3. Chỉ tiêu chất lượng chủyếu:
Những chỉ tiêu chất lượng hànghoá bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hoá thức ăn chăn nuôi:
1.3.1. Đối với hàng hoá là thứcăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc;
Ẩm độ(Max % )
Prôtein (Min %)
Năng lượng trao đổi ME (MinKcal/kg)
Xơ thô (Max % )
Ca (Min và Max %)
P (Min %)
NaCl (Min và Max %)
Tên và hàm lượng kháng sinhhoặc dược liệu (Max mg/kg).
1.3.2. Đối với hàng hoá lànguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung Vitamin, bổ sung khoáng hoặc cácchất phụ gia:
Hàm lượng các chất cơ bản quyếtđịnh giá trị sử dụng của hàng hoá (Max đối với các chất khoáng, Min đối với cácloại Vitamin)
Tên và hàm lượng kháng sinhhoặc dược liệu (Max mg/kg).
1.4. Hướng dẫn sử dụng và bảoquản:
Đối với hàng hoá là thức ăn hỗnhợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung hoặc các chất phụ gia nhấtthiết phải ghi hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo nguy hại nếu sửdụng hàng hoá không đúng cách thức. Nếu hàng hoá có kháng sinh phải ghi thờihạn ngừng cho ăn trước khi giết mổ cũng như các thông tin khác cần chú ý.
Trường hợp nhãn hàng hoá khôngđủ diện tích để ghi các nội dung hướng dẫn về sử dụng và bảo quản thì nội dungnày được hướng dẫn thuyết minh vào một tài liệu kèm theo hàng hoá để cung cấpcho người sử dụng.
Ví dụ: MẪUNHÃN HÀNG HÓA THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Đối với hàng hóa là thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc)
Mặt trước bao bì
THỨC ĂN HỖN HỢP DẠNG VIÊN CHO
GÀ THỊT TỪ 21-42 ngày tuổi
Biểu tượng và mã số của Công ty
(hình vẽ, quảng cáo)
C12
Khối lượng tịnh:
Mặt sau bao bì
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
Ẩm độ(Max%)
Protein (Min%)
Năng lượng trao đổi ME (MinKcal/kg)
Xơ thô (Max%)
Ca (Min và Max%)
P (Min%)
NaCl (Min và Max%)
Tên và hàm lượng kháng sinhhoặc dược liệu (Max mg/kg)
Không có hoóc môn hoặc khánghoóc môn
NGUYÊN LIỆU: Bột ngô, Gluten ngô, khô dầu hạt cải, bột đậu tương, bột cá, bộtváng sữa, bột thịt xương, dầu thực vật, bột sò, L-Lisin, sulfat đồng, sulfatsắt, cácbonat canxi, oxit mangan, axit folic, Clotetracycline...
Tên nguyên liệu đã được chiếuxạ hoặc là sản phẩm của kỹ thuật biến đổi gien (nếu có):
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Cho gà ăn tự do không cần bổsung bất kỳ loại thức ăn nào khác ngoài nước uống
Tên, địa chỉ, điện thoại củanhà máy:
Số đăng ký: Số lô:
Ngày sản xuất:
Điều kiện bảo quản:
Thời hạn sử dụng:
2. Đối với hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu:
2.1. Hàng hóa là thức ăn chănnuôi, nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi xuất khẩu: ngôn ngữ trên nhãn hàng hóađược ghi theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán với các thông tin thuộc nộidung bắt buộc kèm theo nhãn gốc để cung cấp cho người mua.
2.2. Hàng hóa là thức ăn chănnuôi, nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu:
Tốt nhất là thoả thuận được vớibên bán hàng để ghi bằng tiếng Việt Nam trên nhãn gốc với các thông tin thuộcnội dung bắt buộc.
Trường hợp không thoả thuận thìphải có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam với các thông tin thuộc nội dung bắt buộckèm theo nhãn gốc để cung cấp cho người mua.
Phần III:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cáctổ chức và cá nhân sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y,thức ăn chăn nuôi, phân bón hiện đang có các loại nhãn hàng hoá được phép lưuhành và sử dụng tại Việt nam phải tự tiến hành rà soát lại việc ghi nhãn sảnphẩm của mình theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thôngtư số 34/1999/TT-BTM của Bộ Thương mại và hướng dẫn tại Thông tư này. Trong trườnghợp nhãn sản phẩm, bao bì cũ còn số lượng lớn cần tiếp tục lưu hành phải báocáo và làm văn bản xin phép các cơ quan quản lý chuyên ngành theo phân cấp hiệnhành về sản phẩm đó, nhưng thời gian kéo dài không được quá ngày 31 tháng 12năm 2000.
2. Cáctổ chức và cá nhân có hoạt động nhập khẩu các loại nguyên liệu và các thànhphẩm về thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, phân bón, cácloại giống cây trồng, vật nuôi từ nước ngoài cần thông báo với nhà cung cấp vềcác nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn sản phẩm hàng hoá nhập khẩu để thốngnhất biện pháp thực hiện,
3. Cáctổ chức và cá nhân cần thay đổi loại nhãn hàng hoá và mẫu nhãn mới phải tiếnhành đăng ký lại với cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định hiện hành. Việctiến hành in nhãn mới chỉ có giá trị khi được phép của cơ quan quản lý chuyênngành.
4. CụcBảo vệ thực vật, Cục Thú y, Cục Khuyến nông và Khuyến lâm, Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năngvà nhiệm vụ đựơc giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện, thanh tra và kiểm traviệc ghi nhãn hàng hoá đối với các hàng hoá được giao và 6 tháng một lần báocáo về Bộ (Vụ khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm). Vụ Khoa học công nghệvà chất lượng sản phẩm có trách nhiệm tổng hợp việc thực hiện ghi nhãn hàng hoábáo cáo với Bộ và phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện tốt Quyết định178/1999/QĐ-TTg, Thông tư số 34/1999/TT-BTM của Bộ Thương mại và Thông tư này.
5. Thôngtư này có hiệu lực thi hành sau 60 ngày kể từ ngày ký.
Những quy định trước đây về ghinhãn hàng hoá trái với Thông tư này đều không còn hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện nếucó khó khăn vướng mắc cần kịp thời báo cáo về Bộ để sửa đổi bổ sung cho phùhợp./.