THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 219/1999/QĐ-TTg ngày11/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách bảo hộ quyền lợi của nhân dânđịa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến và bảo vệ tài nguyênkhoáng sản chưa khai thác
Ngày 11/11/1999, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số219/1999/QĐ-TTg về chính sách bảo hộ quyền lợi của nhân dân địa phương nơi cókhoáng sản được khai thác, chế biến và bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khaithác. Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp,Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, BộXây dựng và Tổng cục Địa chính, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1.Đối tượng áp dụng các chính sách bảo hộ quyền lợi được hướng dẫn tại Thông tưnày bao gồm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang cư trú, sản xuất hợp pháp tạiđịa phương nơi có khoáng sản, phải thay đổi nơi cư trú, nơi sản xuất theo quyếtđịnh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc khai thác, chế biếnkhoáng sản hoặc để bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.
2.Tổ chức, cá nhân được phép khai thác, chế biến khoáng sản phải có trách nhiệmđền bù thiệt hại bảo đảm quyền lợi của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân do ảnh hưởngcủa hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phải thay đổi nơi cư trú, nơi sảnxuất theo hướng dẫn tại Thông tư này.
3.Nhà nước bảo hộ quyền lợi của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nơi có khoáng sản đượckhai thác, chế biến hoặc nơi có tài nguyên khoáng sản chưa khai thác cần bảo vệthông qua các chính sách đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, bảo hộ ổnđịnh đời sống và sản xuất. Nhà nước đảm bảo kinh phí thực hiện các phương ánbảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.
II. VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH BẢO HỘ
1.Tổ chức, cá nhân được phép khai thác, chế biến khoáng sản phải có trách nhiệm:
1.1Đền bù thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất của tổ chức, hộ gia đình,cá nhân phải thay đổi nơi cư trú, nơi sản xuất do ảnh hưởng của việc khai thác,chế biến khoáng sản theo quy định hiện hành của Nhà nước.
1.2Hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải thayđổi nơi cư trú, nơi sản xuất do ảnh hưởng của việc khai thác, chế biến khoángsản, cụ thể như sau:
Trợcấp ổn định đời sống và sản xuất cho người dân phải di chuyển chỗ ở trong thờihạn 6 tháng với mức trợ cấp tính bằng tiền cho 01 nhân khẩu/01 tháng tương đương30 kg gạo theo thời giá trung bình tại địa phương tại thời điểm đền bù;
Trợcấp ngừng việc cho người lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh (không baogồm những người lao động theo hợp đồng ngắn hạn hoặc hợp đồng vụ việc) trongthời gian ngừng sản xuất kinh doanh để thực hiện việc di chuyển địa điểm nhưngtối đa là một (01) năm; Mức trợ cấp bằng mức lương theo ngạch bậc của từng cánbộ công nhân viên được hưởng trợ cấp hoặc theo hợp đồng lao động;
Hỗtrợ chi phí đào tạo lao động nông nghiệp phải chuyển làm nghề khác theo mức chicụ thể do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định và chuyển cho người lao động hoặc tổchức đào tạo nghề nơi người lao động theo học;
Hỗtrợ cho mỗi hộ gia đình di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; nếu di chuyển chỗ ở sangtỉnh khác thì được đền bù từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000; Mức cụ thể do Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định; Khoản hỗ trợ di chuyểnnày không áp dụng cho các đối tượng đang được hưởng chế độ trợ cấp di dân pháttriển vùng kinh tế mới;
Chitrả chi phí di chuyển nhà, công trình có thể tháo dời để di chuyển, tài sản cốđịnh, tư liệu sản xuất khác đến địa điểm mới cho các cơ sở sản xuất kinh doanhphải di chuyển;
Chitrả chi phí di chuyển nhà, công trình có thể tháo rời, tài sản công khác cho cơquan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trangnhân dân phải di chuyển đến địa điểm mới; Mức chi do đơn vị di chuyển lập vàgửi Sở Tài chính Vật giá trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
Hỗtrợ tiền thuê nhà cho các hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở nhưng chưanhận được nơi ở mới mà phải tạm thuê nhà trong khi chờ đợi; Mức hỗ trợ do Uỷban ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể trong phương án đền bù và phải được côngbố công khai.
1.3Chi trả kinh phí đền bù cơ sở hạ tầng nơi thu hồi đất cho ngân sách địa phương;Mức đền bù thiệt hại đối với công trình cơ sở hạ tầng bằng giá trị xây mới củacông trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với công trình nơi thu hồi đất.Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Cáccông trình hạ tầng (đường xá, trạm điện, trạm bơm cấp thoát nước, hệ thống lướiđiện) nằm trong vùng dự án được cấp đất, nếu không bị phá huỷ và vẫn phục vụ đượccho nhu cầu của địa phương thì không thuộc diện phải đền bù.
1.4Hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu tái định cư theo quy định tạikhoản 3, Điều 31, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ; Mứchỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đã thoả thuậnvới tổ chức, cá nhân được phép khai thác, chế biến khoáng sản.
1.5Ưu tiên tuyển chọn lao động cho các hoạt động khoáng sản của mình từ bộphận dân cư phải thay đổi nơi cư trú do ảnh hưởng của việc khai thác, chế biếnkhoáng sản.
2.Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp ở nơi có tài nguyênkhoáng sản chưa khai thác cần được bảo vệ mà phải thay đổi nơi cư trú, nơi sảnxuất thì được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Nghị định số04/2000/NĐ-CP ngày 11/02/2000 của Chính phủ về thi hành Luật sửa đổi, bổ sungmột số Điều của Luật đất đai, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP nêu trên và các vănbản quy phạm pháp luật liên quan bổ sung, sửa đổi và hướng dẫn thi hành haiNghị định này.
3.Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải di chuyển đến nơi sản xuất kinh doanh mới đượccoi như cơ sở mới thành lập và được hưởng các chế độ ưu đãi về khuyến khích đầutư như sau:
Cáccơ sở sản xuất kinh doanh trong nước được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư theoquy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
Trongthời hạn 10 ngày sau khi ổn định sản xuất kinh doanh, cơ sở sản xuất kinh doanhphải nộp hồ sơ đăng ký ưu đãi về khuyến khích đầu tư kèm theo quyết định dichuyển để thực hiện các dự án khai thác, chế biến, bảo vệ tài nguyên khoáng sảnchưa khai thác đối với cơ sở của cấp có thẩm quyền.
Trongthời hạn 20 ngày kể từ khi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban nhân dân huyện nhận đủhồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận ưu đãi vềkhuyến khích đầu tư như đối với cơ sở mới thành lập theo đề nghị của Sở Kếhoạch và Đầu tư hoặc Uỷ ban nhân dân huyện. Trường hợp doanh nghiệp thuộc thẩmquyền cấp phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì trong thời hạn 30 ngày kể từ khinhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận ưu đãi vềkhuyến khích đầu tư.
Hồsơ, thủ tục, trình tự đăng ký ưu đãi miễn, giảm thuế được thực hiện theo hướngdẫn tại Thông tư số 146/1999/TT-BTC ngày 17/12/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫnthực hiện việc miễn, giảm thuế theo quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CPngày 8/7/1999 của Chính phủ.
Cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư theoquy định tại điểm 3, Điều 3, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 củaChính phủ.
4.Trường hợp phải thay đổi nơi cư trú sang tỉnh khác, bộ phận nhân dân phải dichuyển ngoài việc được bảo hộ quyền lợi theo Quyết định 219/1999/QĐ-TTg ngày11/11/1999 của Thủ tướng chính phủ nếu đủ điều kiện còn được hưởng chính sách ưuđãi về định canh, định cư và di dân phát triển vùng kinh tế mới. Riêngthời gian được hưởng trợ cấp ổn định đời sống và sản xuất nêu tại điểm 1.2,khoản 1, Phần II, Thông tư này là một năm.
5.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình địa phương quyết định:
Hỗtrợ bằng tiền đối với hộ gia đình có người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội củaNhà nước phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi đất; Mức hỗ trợ tối thiểu là1.000.000 đồng;
Thưởngcho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là chủ sử dụng đất bị thu hồi đất thực hiệndi chuyển đúng kế hoạch của Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng. Mức thưởng cụthể do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.
6.Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp tổ chức thựchiện việc đền bù và chi trả đền bù theo nội dung hướng dẫn tại điểm 1.1, 1.2,1.3, khoản 1, Phần II, Thông tư này cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nêu tạikhoản 2, Phần II, Thông tư này. Toàn bộ kinh phí đền bù được cấp từ ngân sáchcấp tỉnh. Các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác, chế biến khoáng sảntrên phạm vi diện tích đất đã được UBND cấp tỉnh trực tiếp đền bù, giải phóngmặt bằng phải nộp trả tiền đền bù cho ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại điểm8, Điều 34, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ.
7.Chính quyền địa phương các cấp phải ưu tiên tuyển dụng lao động từ bộ phận dâncư phải di chuyển do ảnh hưởng của việc khai thác chế biến khoáng sản hoặc đểbảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác vào hoạt động theo các phương ánđầu tư phát triển kinh tế, bảo hộ ổn định đời sống và sản xuất, bảo vệ tàinguyên khoáng sản chưa khai thác nêu tại Điều 2, Quyết định số 219/1999/QĐ-TTgngày 11/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
III. SỬ DỤNG NGUỒN THU TỪ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
ĐỂ BẢO HỘ QUYỀN LỢI CỦA NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀ BẢO VỆ
TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC
1.Dự toán thu về hoạt động khoáng sản của ngân sách cấp tỉnh được lập như sau:
1.1Khi lập dự toán thu thuế hàng năm, Cục thuế cấp tỉnh nơi có hoạt động khoángsản hoặc có tài nguyên khoáng sản chưa khai thác cần bảo vệ, lập dự toán thu từhoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo từng loại thuế và phí dưới đây gửiSở Tài chính Vật giá của tỉnh:
Tiềncho thuê mặt đất, mặt nước đối với các doanh nghiệp hoạt động khai thác, chếbiến khoáng sản;
Lệphí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghịđịnh số 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ;
Thuphạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản quy định tại Nghị địnhsố 35/CP ngày 23/4/1997 của Chính phủ;
Thuếtài nguyên;
Cáckhoản thu khác từ hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật.
1.2Trên cơ sở dự toán thu thuế của Cục thuế và hướng dẫn tại Thông tư số103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập,chấp hành và quyết toán Ngân sách Nhà nước, Sở Tài chính Vật giá tỉnh chịutrách nhiệm lập dự toán nguồn thu từ hoạt động khoáng sản mà ngân sách cấp tỉnhđược hưởng;
Lậpdự toán thu bổ sung từ ngân sách Trung ương: Trường hợp ngân sách tỉnh không cónguồn thu từ hoạt động khoáng sản (hoặc nguồn thu không đảm bảo được nhiệm vụchi) mà trong địa giới hành chính của tỉnh có tài nguyên khoáng sản chưa khaithác cần được bảo vệ, khi lập dự toán ngân sách tỉnh hàng năm, căn cứ theo cácphương án bảo vệ khoáng sản đã được duyệt lập dự toán thu bổ sung từ ngân sách Trungương;
Nguồnthu về hoạt động khoáng sản mà ngân sách cấp tỉnh được hưởng không bao gồm cáckhoản thu về hoạt động dầu khí và các loại nước thiên nhiên (trừ nước khoáng vànước nóng thiên nhiên), thuế tài nguyên sản phẩm rừng tự nhiên, nước thuỷ điện,thuỷ hải sản.
2.Việc sử dụng nguồn thu từ hoạt động khoáng sản nhằm đảm bảo chính sách bảo hộquyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến vàbảo vệ khoáng sản chưa khai thác được thực hiện như sau:
2.1Dự toán các khoản kinh phí theo các phương án bảo hộ quyền lợi của nhân dân địaphương nơi có khoáng sản khai thác, chế biến và bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưakhai thác bao gồm các nội dung sau:
2.1.1Dự toán chi đầu tư phát triển kinh tế xã hội của địa phương nơi có khoáng sản đượckhai thác, chế biến:
Chiđầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng khudân cư như: hệ thống cấp thoát nước, đường giao thông địa phương, cầu cống, hệthống lưới điện, điện thoại;
Chiđầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp sửa chữa các công trình giáo dục, y tế, phúclợi xã hội của địa phương như: trường học, cơ sở khám chữa bệnh, trung tâm dạynghề;
Chiđầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, sửa chữa các công trình phát triển kinh tếthương mại như: chợ, bến bãi, trung tâm cụm xã, trung tâm thương mại, các côngtrình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ...;
Chiquy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp khai thác, chế biến, sử dụng và kinhdoanh khoáng sản của địa phương, quy hoạch phát triển đô thị nông thôn.
Dựtoán chi đầu tư phát triển kinh tế xã hội được bao gồm trong dự toán chi đầu tưphát triển kinh tế của ngân sách cấp tỉnh hàng năm.
2.1.2Dự toán chi bảo hộ ổn định đời sống và sản xuất cho tổ chức, bộ phận nhân dânnơi có khoáng sản được khai thác, chế biến phải thay đổi nơi cư trú, nơi sảnxuất:
Ưutiên đầu tư cơ sở hạ tầng nơi di chuyển đến; ngoài kinh phí đền bù cơ sở hạtầng và mức hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng do tổ chức, cá nhân được phép khaithác, chế biến khoáng sản chi trả quy định tại Điều 31, Nghị định số22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ và hướng dẫn tại điểm 1.3, 1.4,khoản 1, Phần II, Thông tư này, việc đầu tư cơ sở hạ tầng nơi ở mới còn đượccấp từ nguồn thu từ hoạt động khoáng sản của ngân sách tỉnh theo các nội dungchi đầu tư phát triển kinh tế xã hội hướng dẫn tại tiết 2.1.1, điểm 2.1, khoản2, Phần III, Thông tư này;
Chibảo đảm khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống gắn liền với chínhsách phát triển công nghiệp khai khoáng và chính sách phát triển kinh tế xã hộichung của tỉnh như: chi hỗ trợ cho các trung tâm đào tạo nghề truyền thống củađịa phương (mua sắm trang thiết bị, trả công mời các nghệ nhân giảng dạy,...),chi tổ chức thi đua về mặt hàng truyền thống của địa phương;
Chiduy trì, phát triển các phong tục, tập quán sinh hoạt lành mạnh của cộng đồngnhân dân phải chuyển đến nơi ở mới;
Chicho việc đào tạo nghề đối với lao động nông nghiệp phải chuyển làm nghề khác;Mức chi phải được cân đối với nguồn hỗ trợ chi phí đào tạo nghề của tổ chức, cánhân khai thác, chế biến khoáng sản nêu tại điểm 1.2, khoản 1, Phần II, Thông tưnày;
Chiđịnh canh, định cư (khai hoang, xây dựng đồng ruộng), chi hỗ trợ sản xuất(giống cây trồng, vật nuôi).
Dựtoán chi bảo hộ ổn định đời sống bộ phận nhân dân phải thay đổi nơi cư trú đượcbao gồm trong dự toán chi tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp vàchi thực hiện các chính sách xã hội do cấp tỉnh quản lý.
2.1.3Dự toán chi bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác bao gồm các nội dung vềbiện pháp, tổ chức công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác đã đượcUỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
Dựtoán chi cho các phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác đã đượcduyệt được bao gồm trong dự toán chi cho an ninh và trật tự an toàn xã hội củangân sách cấp tỉnh.
2.2Việc lập dự toán phải được lập chi tiết theo các mục chi của Hệ thống mục lụcNgân sách Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 280/TC/QĐ/NSNN ngày15/4/1997 của Bộ Tài chính, có bổ sung, sửa đổi theo Thông tư số156/1998/TT/BTC ngày 12/12/1998 của Bộ Tài chính.
2.3Trình tự lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí cho các dự án bảo hộquyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biếnhoặc để bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, ngoài việc phải thực hiệnđúng theo hướng dẫn tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tàichính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách Nhà nướcvà các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan về địnhmức, đơn giá, nội dung các khoản chi, còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổngsố dự toán các khoản kinh phí hàng năm cho các phương án bảo hộ và bảo vệ đã đượcduyệt phải được cân đối từ dự toán thu hàng năm từ hoạt động khoáng sản củangân sách cấp tỉnh theo hướng dẫn tại điểm 1.2, khoản 1, Phần III của Thông tưnày;
Thubổ sung từ ngân sách Trung ương chỉ được dùng cho chi theo các phương án bảo vệtài nguyên khoáng sản chưa khai thác đã được duyệt.
Cáckhoản thu từ tiền thuê mặt đất, mặt nước của các doanh nghiệp khai thác, chếbiến khoáng sản, thuế tài nguyên chỉ được sử dụng cho các nhiệm vụ chi đầu tư,không chi các nhiệm vụ thường xuyên.
3.Đối với các khoản chi cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo phương án đượcduyệt phải đảm bảo trình tự, thủ tục quản lý theo các quy định hiện hành củaNhà nước.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trìnhtự thực hiện, trách nhiệm của các ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc tổchức chi trả đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng để di chuyển tổ chức, hộ giađình, cá nhân nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến hoặc để bảo vệ tàinguyên, khoáng sản chưa khai thác được thực hiện theo quy định tại Nghị định số22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ.
Thôngtư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định số 219/1999/QĐ-TTg ngày11/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành. Trong quá trình thựchiện, nếu có gì vướng mắc đề nghị các Bộ ngành, địa phương phản ánh ngay về BộTài chính để nghiên cứu, sửa đổi bổ sung kịp thời./.