THÔNG TƯ
Về việc hướng dẫn xử lý thuế giá trị gia tăng đối vớicác nhà máy đường
Căn cứ vào Quyết định số 65/2000/QĐ-TTg ngày 7/6/2000 của Thủ tướngChính phủ về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp đối với các doanhnghiệp sản xuất đường. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
I. Đối tượng được xét giảm thuế GTGT:
1.Các doanh nghiệp sản xuất mía đường nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừthuế gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn đến bị lỗ thì được xét giảmthuế GTGT phải nộp đối với sản phẩm đường và các loại phụ phẩm, phế liệu thuhồi trong quá trình sản xuất đường (mật rỉ, bã mía, bã bùn) gọi chung là phếliệu thu hồi.
2.Trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất đường vừa sản xuất một số sản phẩm phụkhác thì phải hạch toán riêng kết quả kinh doanh của từng loại. Trường hợpdoanh nghiệp sản xuất đường có sản xuất một số sản phẩm phụ khác từ phế liệuthu hồi (phân vi sinh, ván ép ...) mà không hạch toán riêng được kết quả kinhdoanh của từng loại sản phẩm hàng hoá thì mức giảm thuế GTGT đối với sản phẩm đườngvà các phế liệu thu hồi tương ứng với số lỗ phát sinh trong năm của doanhnghiệp nhưng không vượt quá số thuế GTGT phải nộp của các loại sản phẩm đó.
II. Mức giảm thuế GTGT:
1-Năm 1999, giảm số thuế GTGT phải nộp tương ứng với số lỗ nhưng tối đa không vượtquá số thuế GTGT phải nộp trong năm.
Sốthuế Số thuế GTGT đầu ra Số thuế GTGT đầu vào được
GTGT = của sản phẩm đường và - khấu trừ của sản phẩmđường
phảinộp các phế liệu thuhồi bán ra và các loạiphế liệu thu hồi
2-Năm 2000, được tạm giảm 50% số thuế GTGT phải nộp hàng tháng đối với sản phẩm đườngvà các phế liệu thu hồi bán ra. Khi quyết toán năm, nếu số thuế GTGT phải nộpđã tạm giảm hàng tháng lớn hơn số thực lỗ phát sinh thì chỉ được giảm số thuếGTGT phải nộp bằng với số lỗ, doanh nghiệp phải nộp số chênh lệch (số thuế GTGTphải nộp đã tạm giảm - số lỗ thực tế) vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10ngày kể từ ngày lập xong báo cáo tài chính năm theo quy định của chế độ hiệnhành.
Trườnghợp nếu đã giảm 50% số thuế GTGT phải nộp mà doanh nghiệp vẫn còn lỗ thì đượcgiảm tiếp số thuế GTGT phải nộp bằng với số thực lỗ, nhưng mức giảm tối đakhông vượt quá số thuế GTGT phải nộp trong năm.
III. Hồ sơ xét giảm thuế GTGT:
Doanhnghiệp sản xuất mía đường bị lỗ lập hồ sơ xét giảm thuế bao gồm:
Côngvăn đề nghị giảm thuế của doanh nghiệp có giải trình giá thành, giá bán khôngcó thuế GTGT và thuế GTGT của từng sản phẩm, hàng hoá.
Báocáo tài chính của năm xin giảm thuế.
Báocáo quyết toán thuế ghi rõ số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT tạm giảm, sốthuế GTGT còn phải nộp.
Bảnnhận xét đánh giá sau kiểm tra báo cáo quyết toán thuế.
IV. Trình tự và thẩm quyền xét giảm thuế GTGT:
1. Trình tự xét giảm thuế GTGT:
Hồsơ giảm thuế của doanh nghiệp được gửi tới cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuthuế.
Cơquan thuế tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác minh tính chínhxác của số liệu; xác định kết quả của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đường, cácphế liệu thu hồi bán ra.
Trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế xem xét và ra quyếtđịnh giảm thuế theo thẩm quyền. Trường hợp không thuộc thẩm quyền quyết địnhgiảm thuế thì phải có tờ trình kiến nghị cơ quan thuế cấp trên xem xét quyếtđịnh.
2. Thẩm quyền xử lý giảm thuế:
Trongnăm 2000, việc tạm giảm 50% thuế GTGT phải nộp hàng tháng đối với sản phẩm đườngvà các phế liệu thu hồi bán ra do Giám đốc doanh nghiệp tự kê khai thuế hàngtháng với cơ quan thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu kêkhai trước pháp luật.
Saukhi kết thúc năm tài chính, căn cứ vào quyết toán thuế được duyệt, thẩm quyềnxử lý giảm thuế như sau:
Mứcgiảm thuế GTGT dưới 1 tỷ đồng do Cục trưởng Cục thuế quyết định. Cục thuế cótrách nhiệm thông báo cho đơn vị đồng thời gửi một bản về Tổng cục thuế thaybáo cáo.
Mứcgiảm thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên do Tổng cục trưởng Tổng cục thuế quyếtđịnh.
I. Xử lý tồn tại:
a.Các loại phế liệu (mật rỉ, bã mía, bã bùn) thu hồi bán ra áp dụng thuế suấtthuế GTGT là 5% theo quy định tại Điểm 2h - Thông tư số 49/2000/TT-BTC ngày31/5/2000 của Bộ Tài chính. Trường hợp các loại phế liệu thu hồi đơn vị bán ra,đã xuất hoá đơn GTGT có các mức thuế suất khác với quy định này thì đơn vị kêkhai nộp thuế theo thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng.
b.Trường hợp trong năm 1999, doanh nghiệp sản xuất mía đường bị lỗ, thuế GTGT đốivới sản phẩm đường và các phế liệu thu hồi đã nộp ngân sách nhà nước cao hơnmức phải nộp quy định tại Quyết định số 65/2000/QĐ-TTg ngày 7/6/2000 của Thủ tướngChính phủ và Thông tư này thì Cục trưởng Cục thuế ra quyết định hoàn lại thuếGTGT đã nộp thừa cho doanh nghiệp. Trường hợp nộp thiếu, doanh nghiệp phải nộpngay số thuế còn lại vào Ngân sách nhà nước.
c.Trong 6 tháng đầu năm 2000, các doanh nghiệp sản xuất mía đường chưa thực hiệntạm giảm 50% thuế GTGT phải nộp hàng tháng thì được tạm giảm 50% thuế GTGT phảinộp trong 6 tháng đầu năm 2000. Trường hợp số thuế GTGT doanh nghiệp đã nộp lớnhơn số thuế phải nộp (sau khi được tạm giảm 50%) thì được trừ vào số thuế GTGTphải nộp của 3 tháng tiếp theo. Sau 3 tháng nếu chưa bù trừ hết số thuế GTGT đãnộp thì Cục trưởng Cục thuế ra quyết định hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp. Trườnghợp nộp chưa đủ, doanh nghiệp phải nộp ngay số thuế còn thiếu vào ngân sách nhànước.
4- Tổng hợp báo cáo:
Hàngquý Cục thuế tỉnh, thành phố có xử lý thuế GTGT cho các doanh nghiệp sản xuấtmía đường tổng hợp báo cáo về Tổng cục thuế vào ngày cuối cùng của quý báo cáo.
Tổngcục thuế có trách nhiệm tổng hợp số liệu giảm thuế GTGT đối với các doanhnghiệp sản xuất mía đường để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính.
V. Tổ chức thực hiện:
Thôngtư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Trongquá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời vềBộ Tài chính (Tổng cục thuế) để nghiên cứu xử lý./.