Văn bản pháp luật: Thông tư 319/2000/TT-BGTVT

Lã Ngọc Khuê
Toàn quốc
Công báo số 37/2000;
Thông tư 319/2000/TT-BGTVT
Thông tư
17/08/2000
17/08/2000

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn về tiêu chuẩn sức khỏe và điều kiện làm việc của người điều khiển phương tiện cơ giới dường bộ

Thứ trưởng
2.000
Bộ Giao thông vận tải

Toàn văn

No tile

THÔNG TƯ

Hướng dẫn về tiêu chuẩn sức khỏe và điều kiện làm việc

của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ

 

Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ vềbảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đôthị; Quyết định số 70/TTg ngày 06/7/1962 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điềulệ quy định điều kiện sức khỏe cho người lái các loại phương tiện giao thông đườngbộ có động cơ; Thông tư số 22/BYT-TT ngày 14/8/1991 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quy địnhvề tuổi của người lái xe cơ giới đường bộ và Thông tư số 13/BYT-TT ngày21/10/1996 của Bộ Y tếhướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao độngvà bệnh nghề nghiệp.

Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn sức khỏe vàcác điều kiện liên quan đến việc hành nghề đối với người điều khiển phương tiệngiao thông cơ giới đường bộ như sau:

1. Quy định về tuổicủa người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ:

Bảng 1

Hạng giấy phép

lái xe

Loại phương tiện giao thông

được điều khiển

Tuổi của người

điều khiển

Giấy chứng nhận (đã học luật lệ giao thông đường bộ)
 Xe máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3
16 tuổi trở lên

A1

Xe máy, mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3

18 tuổi trở lên

A2

Xe máy, mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên

18 tuổi trở lên

A3

Mô tô 3 bánh, xe lam, xích lô máy

18 tuổi trở lên

A4

Máy kéo có trọng tải đến 1000 kg

18 tuổi trở lên

B1 (không chuyên nghiệp)

Xe mô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả ghế lái và ô tô chở hàng đến dưới 3500 kg

18 tuổi trở lên

B2

 Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả ghế lái và ô tô chở hàng đến dưới 3500 kg

18 tuổi đến 60 tuổi

C

Xe ô tô chở hàng, đầu kéo, sơ mi rơ móc và xe chuyên dùng có trọng tải, sức nâng từ 3500 kg trở lên

20 tuổi đến 60 tuổi

D
 Xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả ghế lái 
25 tuổi đến 60 tuổi

E

Xe ô tô chở người từ 31 chỗ ngồi trở lên, kể cả ghế lái

25 tuổi đến 55 đối với nam, đến 50 đối với nữ.

F

Các loại xe quy định cho hạng B2 - C - D - E có kéo rơ móc có trọng tải lớn hơn 750 kg

Tuổi tương ứng với quy định cho người điều khiển loại phương tiện cơ giới đường bộ được sử dụng để kéo móc

Ghi chú: Các cơ sở đàotạo lái xe căn cứ quy định tại bảng 1 để tuyển sinh các khóa đào tạo lái xe chophù hợp.

2. Quy định về điềukiện nâng hạng Giấy phép lái xe:

Bảng 2

Chuyển hạng giấy phép

lái xe

Điều kiện thi nâng hạng Giấy phép lái xe

Km lái xe an toàn

Thâm niên hành nghề lái xe

Từ B1 lên B2

 

Đủ 1 năm trở lên

Từ B2 lên C

 

Đủ 1 năm trở lên

Từ B1 lên C

 

Đủ 2 năm trở lên

Từ C lên D

30.000 km

Đủ 1 năm trở lên

Từ B2 lên D

50.000 km

Đủ 2 năm trở lên

Từ D lên E

30.000 km

Đủ 1 năm trở lên

Từ C lên E

50.000 km

Đủ 2 năm trở lên

Từ các hạng giấy phép lái xe lên hạng F tương ứng

30.000 km

Đủ 1 năm trở lên

Ghichú: Điều kiện thi nâng hạng giấy phép lái xe quy định tại bảng 2 phải do cơquan, doanh nghiệp sử dụng người lái xe xác nhận. Trường hợp người lái xe đồngthời là chủ sở hữu phương tiện giao thông thì do chính quyền cấp xã, phường nơithường trú xác nhận.

3. Các quy định khác về sức khỏe:

Cácyêu cầu khác liên quan đến sức khỏe của người điều khiển phương tiện giao thôngcơ giới đường bộ như: Tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng, về các giác quan, vềkhám sức khỏe định kỳ... áp dụng theo quy định tại các văn bản:

Quyếtđịnh số 70/TTg ngày 06/7/1962 của Thủ tướng Chính phủ.

Thôngtư số 22/BYT-TT ngày 14/8/1991 của Bộ Y tế.

Nghịđịnh số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ.

Thôngtư số 13/BYT ngày 21/10/1996 của Bộ Y tế.

4. Quy định vế chế độ làm việc của người điều khiển phương tiện cơgiới đường bộ:

4.1.Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng người điều khiển phương tiện cơ giớiđường bộ phải thi hành đầy đủ những quy định về chế độ làm việc của người laođộng được quy định tại Bộ Luật Lao động và các văn bản liên quan khác của Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội nhằm đảm bảo sức khỏe cho người điều khiển phươngtiện cơ giới đường bộ.

4.2.Tổng số giờ điều khiển phương tiện của người điều khiển phương tiện cơ giới đườngbộ không được quá 6 giờ trong 1 ca làm việc. Ngoài ra đối với người điều khiểncác xe kinh doanh vận tải khách không được điều khiển phương tiện liên tục quá3 giờ.

4.3.Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải khách ngoài việc thực hiện nghiêmtúc các quy định trên còn phải bố trí ca, kíp làm việc và cung, chặng vậnchuyển hợp lý... tạo điều kiện thuận lợi cho người lái xe khách được nghỉ ngơi,đảm bảo sức khỏe phục vụ hành khách an toàn. Đặc biệt là trên các luồng, tuyếnvận tải hành khách qua các vùng đèo, dốc nguy hiểm; vận chuyển ban đêm; vậnchuyển đường dài; vận chuyển trong mùa mưa bão... phải có biện pháp cụ thể đểđề phòng và ngăn chặn những tình huống làm cho người lái xe vì mệt mỏi, căngthẳng, hoặc lao động quá sức... dẫn đến tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

5.Các quy định trước đây trái với Thông tư này không còn giá trị./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=5707&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận