Văn bản pháp luật: Thông tư 84/2000/TT-BTC

Nguyễn Thị Kim Ngân
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 84/2000/TT-BTC
Thông tư
Hết hiệu lực toàn bộ
03/07/2000
16/08/2000

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng phí, lệ phí y tế dự phòng

Thứ trưởng
2.000
Bộ Tài chính

Toàn văn

Bộ Tài chính

THÔNG TƯ

Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng phí, lệ phí y tế dựphòng

 

Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 và Nghị định số51/1998/NĐCP ngày 18/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp, quảnlý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/01/1999 của Chính phủ vềphí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước;

Căn cứ quyết định số 21/2000/QĐ/BTC ngày 21/02/2000 của Bộ trưởngBộ Tài Chính về việc ban hành biểu mức thu phí, lệ phí y tế dự phòng;

Sau khi thống nhất với Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quảnlý, sử dụng phí, lệ phí y tế dự phòng như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1.Phí và lệ phí y tế dự phòng là một khoản thu của ngân sách Nhà nước nhằm mụcđích bù đắp một phần chi phí cho các hoạt động có liên quan đến quản lý Nhà nước,quản lý các hoạt động chuyên môn kỹ thuật và việc tổ chức thu phí, lệ phí y tếdự phòng.

2.Nguồn thu phí, lệ phí y tế dự phòng phải được phản ánh đầy đủ vào ngân sách Nhànước. Hàng năm, đơn vị tổ chức thu phí, lệ phí y tế dự phòng phải lập dự toánthu, chi và được cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt.

3.Đối tượng, mức thu, tổ chức thu phí, lệ phí y tế dự phòng thực hiện theo Nghịđịnh số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999 của chính phủ về phí, lệ phí thuộc nguồnngân sách Nhà nước; Thông tư số 54/1999/TT-BTC ngày 10/5/1999 hướng dẫn thựchiện Nghị định; Quyết định số 21/2000/QĐ-BTC ngày 21/2/2000 của Bộ trưởng BộTài chính về việc ban hành biểu mức thu phí, lệ phí y tế dự phòng.

4.Đơn vị tổ chức thu phí, lệ phí y tế dự phòng được trích 90% tổng số tiền phí và40% tổng số tiền lệ phí thực tế thu được để sử dụng cho các nội dung chi quyđịnh tại thông tư này. Số còn lại phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo chương,loại, khoản , mục và tiểu mục của mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

1. Nội dung chi: Số thu phí, lệ phí y tế dự phòng được trích để lại, đơnvị chi theo những nội dung sau:

1.1.Chi cho các hoạt động chuyên môn kỹ thuật của công tác y tế dự phòng và thuphí, lệ phí:

Chimua thuốc, hoá chất, vắc xin, sinh phẩm xét nghiệm, chẩn đoán; chi mua độngvật, môi trường, tiêu bản phục vụ công tác kiểm định, khảo nghiệm vắc xin, sinhphẩm, hoá chất; các mẫu xét nghiệm các yếu tố môi trường lao động, xét nghiệm nước,kiểm dịch y tế biên giới;

Chimua sắm trang phục phù hiệu đối với cán bộ kiểm dịch y tế biên giới;

Muathiết bị và dụng cụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho: nghiên cứu, điều tra, xétnghiệm, khử trùng, chẩn đoán, khảo sát, xét nghiệm môi trường lao động, bệnhnghề nghiệp, kiểm tra chất lượng nước, kiểm tra vệ sinh trường học và vệ sinhmôi trường tại các địa điểm công cộng, bảo quản, vận chuyển vắc xin, sinh phẩm,hoá chất.

Chibảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, dụng cụ;

Chicho công tác phòng chống dịch bệnh: giám sát vệ sinh môi trường, vệ sinh trườnghọc, nước uống, vệ sinh lao động, sức khoẻ người lao động, kiểm định hoá chất,kiểm dịch y tế biên giới (đi điều tra, kiểm tra, giám sát)

1.2.Chi thường xuyên đảm bảo cho các hoạt động thu phí, lệ phí y tế dự phòng:

Chitiền công và các khoản phụ cấp cho lao động hợp đồng (nếu có);

Chicác khoản đóng góp cho người lao động hợp đồng thuộc trách nhiệm của người sửdụng lao động theo chế độ quy định (BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn);

Chithù lao cho công chức, viên chức đảm nhận thêm công việc thu phí, lệ phí ngoàichức năng nhiệm vụ được giao tuỳ theo mức độ tham gia công việc của từng người(kể cả phụ cấp làm thêm giờ);

Inấn (mua) các mẫu biểu, hồ sơ,sổ sách, giấy chứng nhận phục vụ công tác thẩmđịnh, cấp số đăng ký, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc;

Chiphí thẩm định hồ sơ, hoạt động của Hội đồng thẩm định; hội chẩn; giám định bệnhnghề nghiệp.

1.3.Chi giáo dục truyền thông phục vụ cho công tác y tế dự phòng.

1.4.Trích quỹ khen thưởng cho công chức, viên chức và người lao động hợp đồng thựchiện thu, nộp phí, lệ phí y tế dự phòng. Mức trích quỹ khen thưởng bình quânmột năm cho một người tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện;

1.5.Chi bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ y tế dự phòng;

1.6.Chi khác phục vụ công tác y tế dự phòng.

1.7.Một số mức chi cụ thể theo phụ lục đính kèm.

2Lập và Chấp hành dự toán thu, chi phí, lệ phí y tế dự phòng:

2.1.Hàng năm, cơ sở y tế dự phòng tổ chức thu phí, lệ phí có trách nhiệm lập dựtoán thu, chi theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành gửi cơ quan chủ quảnxét duyệt, tổng hợp gửi cơ quan tài chính đồng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi mởtài khoản giao dịch.

2.2.Căn cứ vào dự toán thu chi đã được cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt, lệnhchuẩn chi của thủ trưởng đơn vị, Kho bạc Nhà nước thanh toán và kiểm soát cácnội dung chi theo quy định hiện hành.

2.3.Đơn vị tổ chức thu phí, lệ phí y tế dự phòng phải mở tài khoản thu phí, lệ phítại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch . Định kỳ từ 7 đến 10 ngày, các đơn vị tổchức thu phí, lệ phí y tế dự phòng phải nộp số tiền thu được vào tài khoản tạmgiữ tiền phí, lệ phí của đơn vị mở tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Đối vớitrường hợp thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ, Kho bạc Nhà nước sẽ căn cứ vào tỷ giátrên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam công bốtại thời điểm nộp ngoại tệ vào Kho bạc Nhà nước để quy đổi ra tiền đồng ViệtNam.

2.4.Các khoản chi sai, ngoài dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đều phảixuất toán, thu hồi nộp ngân sách; người ra lệnh chi sai phải bồi hoàn công quỹvà xử lý theo quy định của pháp luật.

2.5.Số thu phí, lệ phí y tế dự phòng được để lại sử dụng đều phải thực hiện thủ tụcghi thu, ghi chi vào ngân sách Nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Thủ tụcvà trình tự ghi thu, ghi chi như sau:

Việcghi thu, ghi chi phải tiến hành hàng quý. Chậm nhất là ngày 15 của tháng đầuquý sau, các đơn vị tổng hợp số thực thu, chi từ nguồn thu phí, lệ phí y tế dựphòng (chi tiết theo mục lục ngân sách Nhà nước) của quý trước, gửi Kho bạc Nhànước nơi mở tài khoản giao dịch xác nhận để làm căn cứ ghi thu, ghi chi.

Saukhi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước, các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành Trung ươngquản lý gửi về Bộ, ngành chủ quản để tổng hợp gửi Bộ Tài chính làm thủ tục ghithu, ghi chi ngân sách Trung ương; các đơn vị thuộc địa phương gửi cơ quan chủquản tổng hợp gửi Sở Tài chính Vật giá địa phương làm thủ tục ghi thu, ghi chingân sách địa phương.

3. Quyết toán thu, chi phí, lệ phí y tế dự phòng:

3.1.Các đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí, lệ phí y tế dự phòngphải mở đầy đủ sổ sách kế toán, ghi chép, hạch toán và quyết toán thu, chi phí,lệ phí y tế dự phòng theo Quyết định số 999/TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ TrưởngBộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp vàQuyết định số 144/BYT/QĐ ngày 31/01/1997 của Bộ Trưởng Bộ Y tế về việc ban hànhhệ thống chế độ kế toán sự nghiệp y tế.

3.2.Đơn vị, tổ chức thu phí, lệ phí y tế dự phòng lập báo cáo quyết toán tình hìnhthu và sử dụng phí, lệ phí y tế dự phòng gửi cơ quan chủ quản xét duyệt tổnghợp vào báo cáo quyết toán chung gửi cơ quan tài chính đồng cấp thẩm định và rathông báo duyệt quyết toán theo quy định hiện hành.

3.3.Trường hợp số tiền thu phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng, cuối năm nếu chưasử dụng hết thì phải nộp số còn lại vào ngân sách Nhà nước. Trường hợp đặc biệtchuyển số dư sang năm sau phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính (đối với khoản thuphí, lệ phí y tế dự phòng của ngân sách Trung ương) và chủ tịch Uỷ ban Nhân dân(đối với khoản thu phí, lệ phí y tế dự phòng địa phương) quyết định.

3.4.Cơ quan chủ quản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tài chính đồng cấp tổ chứckiểm tra định kỳ (hoặc đột xuất) các đơn vị, tổ chức có thu phí, lệ phí y tế dựphòng nhằm đảm bảo thu, chi đúng quy định.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

Cácquy định tại Thông tư này được áp dụng kể từ ngày 07 tháng 3 năm 2000. Các quyđịnh khác về sử dụng phí, lệ phí y tế dự phòng trái với thông tư này đều bãibỏ.

Trongquá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan phản ánh kịp thời vềBộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

 

PHỤLỤC

Mức chi đối với một số nội dung chi của hoạt động y tế dự phòng vàtổ chức thu phí, lệ phí

(Ban hành theo Thông tư số : 84 /TT-BTC ngày 16 tháng 8 năm 2000của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng phí , lệ phí y tế dự phòng)

TT

NỘI DUNG CHI

ĐƠN VỊ TÍNH

SỐ TIỀN

1

2

 

3

4

 

5

 

 

 

 

 

7

8

 

9

 

 

 

 

10

11

 

12

13

14

 

15

16

 

 

17

18

 

 

 

 

 

 

19

 

 

 

 

20

21

22

 

Bồi dưỡng cán bộ trong biên chế đi lưu động

Bồi dưỡng cán bộ đi giám sát, điều tra, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh công cộng, vệ sinh trường học, vệ sinh lao động, phun hoá chất phòng chống dịch.

Bồi dưỡng cán bộ trực tiếp khám, phát hiện bệnh tại ổ dịch

Bồi dưỡng cán bộ đi tiêm chủng phòng dịch trong các đợt tiêm chủng hoặc phát thuốc điều trị các bệnh xã hội.

Bồi dưỡng cán bộ trực tiếp xét nghiệm máu, bệnh phẩm có nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS, xét nghiệm máu, huyết tương,huyết thanh,bệnh phẩm, các chất dịch khác của cơ thể nhằm mục đích phát hiện dịch, bệnh.

Bồi dưỡng cán bộ thực hiện kiểm định hoá chất, vắc xin, sinh phẩm

Trong phòng thí nghiệm

Thực địa

Bồi dưỡng cán bộ thực hiện kiểm tra, định loại, xét nghiệm trên các loại động vật, côn trùng...

Bồi dưỡng cán bộ thực hiện các xét nghiệm trên kính hiển vi điện tử, xét nghiệm PCR,các xét nghiệm có nguy cơ bị lây nhiễm phòng xạ.

Bồi dưỡng cán bộ xét nghiệm mẫu đất, nước, không khí, thực phẩm cung ứng cho tầu thuỷ, tàu thuỷ, tàu bay:

Xét nghiệm cảm quan

-Xét nghiệm hoá lý

xét nghiệm vi sinh

Xét nghiệm độc chất.

Bồi dưỡng cán bộ đi lấy mẫu xét nghiệm, làm xét nghiệm, đo đạc tại thực địa.

Bồi dưỡng cán bộ kiểm dịch y tế biên giới thực hiện việc xông hơi, đặt mồi bẫy, diệt chuột, diệt côn trùng, khử trùng, khử khuẩn.

Bồi dưỡng cán bộ kiểm dịch y tế biên giới kiểm tra xử lý thi hài

Bồi dưỡng cán bộ kiểm dịch y tế biên giới kiểm tra xử lý bưu kiện, bưu phẩm.

Kiểm tra y tế các sản phẩm đặc biệt (vi khuẩn,vi rút y học,các sản phẩm sinh y học,các mô, các tổ chức cơ thể,máu và các thành phần của máu người).

Kiểm tra vệ sinh trên các phương tiện vận tải

Bồi dưỡng cán bộ kiểm tra, giám sát kiểm dịch y tế các phương tiện vận tải

Tàu thuỷ

Phương tiện khác (tàu hoả, ô tô, thuyền, tàu bay...)

Bồi dưỡng cán bộ thực hiện tạo mẫu, định loại véc tơ

Bồi dưỡng cán bộ trong Hội đồng đọc tài liệu thẩm định hoá chất

Trung ương:

+ Chủ tịch, thư ký hội đồng

+ Uỷ viên hội đồng

Địa phương

+ Chủ tịch, thư ký hội đồng

+Uỷ viên

Bồi dưỡng cán bộ trong Hội đồng đọc tài liệu thẩm định vắc xin, sinh phẩm

ã         Nước ngoài

+ Hồ sơ tiếng Việt hoặc tiếng Anh dưới 300 trang

+ Hồ sơ tiếng Anh từ 300 trang trở lên

ã         Trong nước

Bồi dưỡng cán bộ khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp

Bồi dưỡng cán bộ tham gia hội chẩn phát hiện ca bệnh và bệnh nghề nghiệp

Bồi dưỡng cán bộ những ngày đảm nhiệm thêm các công việc liên quan đến thu phí, lệ phí.

đ/người/ngày

đ/người. ngày

 

 

đ/người/ngày

đ/người/ngày

đ/mẫu

 

 

đ/người/ngày

 

 

 

đ/mẫu

đ/mẫu

 

đ/chỉ tiêu

 

 

 

 

đ/người/ngày

đ/người/ngày

 

đ/thi hài

đ/người/ngày

đ/ngày

 

đ/người/ngày

đ/người/ngày

 

 

đ/mẫu

đ/người/hồ sơ

 

 

 

 

 

 

đ/người/hồ sơ

 

 

 

 

đ/bệnh nhân

đ/lầnhội chẩn

đ/người/ngày

 

 

6.000

8.000

 

 

15.000

15.000

3.000

 

 

 

6.000

15.000

1.500

30.000

 

 

 

1.000

1.500

3.000

10.000

15.000

20.000

50.000

15.000

20.000

 

15.000

 

30.000

20.000

20.000

 

 

80.000

50.000

50.000

30.000

 

 

150.000

250.000

80.000

3.000

50.000

10.000

 

 

 

 

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=5957&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận