Văn bản pháp luật: Thông tư 09/2002/TT-BLĐTBXH

Nguyễn Thị Hằng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 09/2002/TT-BLĐTBXH
Thông tư
01/06/2002
11/06/2002

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lí lao động, tiền lương và thu nhập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Bộ trưởng
2.002
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Toàn văn

bộ lao động - thư-ng binh Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

THÔNGTƯ

Hướngdẫn thực hiện cơ chế quản lí lao động, tiền lương và thu nhập

đốivới công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Nhànước nắm giữ 100% vốn điều lệ

 

Thực hiệnNghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 của Chính phủ về chuyển đổi doanhnghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hộithành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, sau khi có ý kiến của một sốBộ, ngành liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện cơchế quản lí lao động, tiền lương và thu nhập như sau:

I. Phạmvi, Đối tượng áp dụng.

1/ Phạmvi áp dụng:

Phạm vi ápdụng Thông tư này là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất, kinh doanh,do Nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quyết định nắmgiữ 100% vốn điều lệ được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên (gọi tắt là công ty) theo qui định tại Nghị định số63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 của Chính phủ.

Các tổ chứclà đại diện Chủ sở hữu hoặc được uỷ quyền là đại diện chủ sở hữu công ty theoqui định tại Điều 2, Nghị định số 63/2001/NĐ-CP nói trên gọi tắt là Chủ sởhữu.         

2/ Đối tượngáp dụng:

Các thànhviên Hội đồng quản trị, gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên chuyêntrách, không chuyên trách Hội đồng quản trị (đối với công ty có Hội đồng quảntrị);

Tổng Giámđốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc, Kế toán trưởng);

Chủ tịchcông ty (đối với công ty không có Hội đồng quản trị);

Người laođộng làm việc theo hợp đồng lao động trong công ty.

II. Cơchế quản lý lao động và tiền lương:

1/ Cơ chếquản lý lao động:

a) Căn cứvào khối lượng, chất lượng theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh, Giám đốc có tráchnhiệm xác định số lượng lao động kế hoạch cần tuyển dụng và đăng kí với Chủ sởhữu trước khi thực hiện;

b) Theo số lượnglao động kế hoạch đã đăng kí, Giám đốc được quyền chủ động tuyển dụng và ký kếthợp đồng lao động theo pháp luật lao động qui định;

c) Hằng năm,Giám đốc có trách nhiệm đánh giá việc sử dụng lao động. Nếu số lượng lao độngthực tế tuyển dụng vượt quá nhu cầu, để người lao động không có việc làm hoặckhông đủ việc làm thì Giám đốc có phương án bố trí và giải quyết dứt điểm; Trườnghợp không thể bố trí được thì Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với công ty cóHội đồng quản trị) hoặc Chủ tịch công ty (đối với công ty không có Hội đồngquản trị) và Giám đốc có trách nhiệm giải quyết mọi chế độ đối với người laođộng theo qui định của pháp luật lao động từ quĩ trợ cấp mất việc làm, quĩ dựphòng (trừ quĩ lương dự phòng), quĩ phúc lợi, khen thưởng, lợi nhuận sau thuế,nếu vẫn không đủ thì được trích từ vốn sản xuất, kinh doanh và hạch toán vàogiá thành hoặc phí lưu thông. Sau năm 2005, nguồn kinh phí này không được tríchtừ vốn sản xuất, kinh doanh và không được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưuthông.

2/ Cơ chếquản lý tiền lương:

2.1. Xếplương ngạch, bậc và phụ cấp:

Căn cứ vàocác qui định hiện hành về tiền lương của Nhà nước, công ty thực hiện việc xếp lươngngạch, bậc và hưởng phụ cấp chức vụ như sau:

a) Đốivới Hội đồng quản trị và Chủ tịch công ty:

Chuyển xếp lương:

Các chức vụbổ nhiệm bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên chuyên trách Hội đồngquản trị, Chủ tịch công ty đang xếp và hưởng lương theo các bảng lương dân cử,bầu cử; hành chính, sự nghiệp; viên chức quản lý doanh nghiệp; viên chức chuyênmôn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp; lực lượng vũ trang thì thực hiện việc chuyểnxếp lương theo quy định tại mục II, Thông tư số 06/1998/TTLT-TCCP-BLĐTBXH-BTCngày 20/10/1998 của Liên tịch Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội - Bộ Tài chính.

Phụ cấp chứcvụ và phụ cấp trách nhiệm:

Các thànhviên Hội đồng quản trị (trừ thành viên Hội đồng quản trị không chuyên trách) vàChủ tịch công ty được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:

Chức danh

Hệ số phụ cấp chức vụ

Hạng 1

Hạng 2

Hạng 3

Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch công ty

0,8

0,6

0,5

Thành viên chuyên trách HĐQT

0,6

0,5

0,4

Hệ số phụcấp chức vụ tính so với mức lương tối thiểu. Hệ số lương tối thiểu là 1 cơ sởđể tính hưởng phụ cấp chức vụ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Hạng 1: áp dụng đối với công ty được xếp doanh nghiệphạng I;

Hạng 2: áp dụng đối với công ty được xếp doanh nghiệphạng II;

Hạng 3: áp dụng đối với công ty được xếp doanh nghiệphạng III trở xuống.

Các thànhviên không chuyên trách Hội đồng quản trị được hưởng phụ cấp trách nhiệm quiđịnh tại Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ, cụ thể:

Mức 0,3 sovới mức lương tối thiểu, áp dụng đối với công ty được xếp doanh nghiệp hạng Ivà hạng II;

Mức 0,2 sovới mức lương tối thiểu, áp dụng đối với công ty được xếp doanh nghiệp hạng IIItrở xuống.

b) Đốivới Tổng Giám đốc (Giám đốc):

Tổng Giámđốc (Giám đốc), kể cả Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và Kế toán trưởng côngty xếp lương theo bảng lương viên chức quản lý doanh nghiệp quy định tại Nghịđịnh số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và hạng công ty được xếp theo tiêuchuẩn xếp hạng doanh nghiệp quy định và hướng dẫn tại Thông tư số17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 và Thông tư số 10/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTCngày 4/4/2000 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính.

Chủ sở hữucăn cứ vào các tiêu chuẩn xếp hạng qui định tại Thông tư số17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC và Thông tư số 10/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC nói trên đểxem xét và quyết định xếp hạng từ hạng II trở xuống đối với các công ty. Đốivới công ty xếp hạng I trở lên thì có sự thoả thuận của Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội - Bộ Tài chính.

Việc chuyểnxếp lương đối với Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) vàKế toán trưởng theo quy định tại mục VI, Thông tư số 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTCnói trên.

c) Đốivới người lao động:

Đối với viênchức chuyên môn, nghiệp vụ: xếp lương theo các bảng lương qui định tại Nghịđịnh 25/CP và Nghị định 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.

Viên chứcgiữ chức vụ (Trưởng, phó phòng công ty hoặc tương đương) được hưởng phụ cấpchức vụ theo hạng công ty được xếp.

Đối với ngườilao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh: xếp lương theo các thang lương, bảng lươngqui định tại Nghị định 25/CP, Nghị định 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.

Tiêu chuẩncấp bậc kĩ thuật công nhân và chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viênchức là căn cứ để xếp lương, thi nâng bậc, nâng ngạch, sử dụng lao động phù hợpvới trình độ tay nghề hoặc chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của sản xuất,kinh doanh, cũng như làm cơ sở để bồi dưỡng nâng cao tay nghề và đào tạo nghềcho người lao động.

Công ty cótrách nhiệm xây dựng, ban hành và đăng kí với Chủ sở hữu Tiêu chuẩn cấp bậc kĩthuật công nhân và Chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức sau:

Chức danh,tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tưsố 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 04/04/1998 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;

Tiêu chuẩncấp bậc kĩ thuật công nhân trước mắt thực hiện theo Tiêu chuẩn hiện có, sau đócông ty xây dựng lại theo hướng dẫn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

2.2. Trảlương:

Để có cơ sởtrả lương đúng, gắn với số lượng, chất lượng lao động, năng suất lao động và hiệuquả, các công ty phải thực hiện các qui định sau:

a) Địnhmức lao động:

Trên cơ sởkhối lượng, chất lượng công việc, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, công tyxây dựng định mức lao động để xác định số lao động cần thiết, xác định đơn giátiền lương sản phẩm, lương khoán. Việc xây dựng các mức cụ thể được thực hiệntheo phương pháp xây dựng định mức lao động hướng dẫn tại Thông tư số14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

Chú ý khixác định số lượng lao động theo định mức lao động của công ty cho hoạt động sảnxuất, kinh doanh không bao gồm các thành viên Hội đồng quản trị, bộ máy giúpviệc Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổnggiám đốc (Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) của công ty và cán bộ Đảng, đoàn thể hưởnglương chuyên trách.

Khi các địnhmức đã xây dựng xong, công ty phải tổ chức áp dụng thử trong thời gian từ 1 đến3 tháng đối với các định mức lao động mới cũng như các mức điều chỉnh lại. Nếumức lao động thực hiện nhỏ hơn 90% mức được giao thì phải điều chỉnh hạ địnhmức; nếu mức lao động thực hiện cao hơn 110% mức được giao thì phải điều chỉnhtăng định mức. Sau thời gian áp dụng thử, công ty ra quyết định ban hành chínhthức và đăng kí với Chủ sở hữu.

b) Đơngiá tiền lương:

Xác địnhtiền lương bình quân:

Mức lươngtối thiểu (TLminct):

Căn cứ vàohiệu quả sản xuất, kinh doanh, công ty lựa chọn mức lương tối thiểu cao hơn mứclương tối thiểu chung do Chính phủ qui định (tại thời điểm hiện nay là 210.000đồng/tháng) để tính đơn giá tiền lương sản phẩm, lương khoán, nhưng phải bảođảm thực hiện đủ 2 điều kiện:

Điều kiện1: Tốc độ tăng tiền lương bìnhquân đầu người phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đầu ngườitheo quy định và hướng dẫn tại Thông tư số 06/2001/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2001của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (tính bình quân theo năm).

Điều kiện2: Lợi nhuận bình quân đầu ngườitính trong 1 hoặc 2 năm kế hoạch (tuỳ thuộc vào việc xây dựng đơn giá tiền lươngổn định cho 1 hoặc 2 năm) không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện bình quânđầu người của các năm trước tương ứng liền kề đã thực hiện.

Trường hợpđặc biệt, những công ty sản xuất, kinh doanh các loại hàng hoá, dịch vụ trọngyếu mà Nhà nước có quyết định can thiệp hoặc giao nhiệm vụ thực hiện chính sáchổn định thị trường, như: về giá, về điều tiết cung, cầu; tăng tỷ lệ khấu haocao hơn khung quy định so với năm trước liền kề nhằm thu hồi vốn nhanh, đổi mớicông nghệ, mở rộng sản xuất, kinh doanh, nên kế hoạch lợi nhuận bình quân đầungười thấp hơn lợi nhuận thực hiện bình quân đầu người năm trước liền kề hoặcbị lỗ thì được loại trừ khi áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tốithiểu để tính đơn giá tiền lương.

* Côngthức tính lợi nhuận bình quân đầu người theo kế hoạch:

_ Pkh1+ Pkh2

Pkh= -------------------

L1+ L2

            Trong đó:

- Pkh:Lợi nhuận bình quân đầu người tính trong 2 năm kế hoạch;

- Pkh1 Pkh2: Lợi nhuận kế hoạch năm thứ nhất và thứhai. Cách xác định lợi nhuận kế hoạch theo qui định hiện hành của Nhà nước;

- L1 L2: Số lao động kế hoạch năm thứ nhất và thứ hai. Nếuđịnh mức lao động theo đơn vị sản phẩm thì số lao động (L1, L2)là số lao động bình quân thực tế dự kiến sử dụng; Nếu định mức lao động theo phươngpháp định biên thì số lao động (L1, L2) là số lao động địnhbiên.

* Côngthức tính lợi nhuận bình quân đầu người thực hiện năm trước liền kề:

_ Pth1+ Pth2

P2nt= -------------------

Lnt1+ Lnt2

            Trong đó:

- P2nt:Lợi nhuận bình quân đầu người thực hiện của 2 năm trước liền kề;

- Pth1Pth2: Lợi nhuận thực hiện của năm thứ nhất và thứhai trước đó liền kề. Cách xác định lợi nhuận thực hiện theo qui định hiện hànhcủa Nhà nước;

- Lnt1Lnt2: Số lao động của 2 năm trước liền kề. Nếu định mứclao động theo đơn vị sản phẩm thì số lao động (Lnt1, Lnt2)là số lao động thực tế sử dụng bình quân tính theo hướng dẫn tại Thông tư số08/1998/TT-BLĐTBXH ngày 7/5/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; nếuđịnh mức lao động theo phương pháp định biên thì số lao động (Lnt1,Lnt2) là số lao động định biên của 2 năm trước liền kề.

Trường hợpcông ty xây dựng đơn giá tiền lương cho 1 năm thì chỉ tính lợi nhuận bình quânđầu người của 1 năm.

+ Hệ sốcấp bậc công việc bình quân (Hcb):

Căn cứ vàotổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuậtcông nhân, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức và định mức lao động đểxác định hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của tất cả số lao động trongđịnh mức để xác định đơn giá tiền lương.

+ Cáckhoản phụ cấp lương được tính trong đơn giá tiền lương (Hpc):

Căn cứ vàocác văn bản qui định và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, xácđịnh đối tượng và mức phụ cấp được tính đưa vào đơn giá để xác định các khoảnphụ cấp bình quân (tính theo phương pháp bình quân gia quyền).

Hiện nay, cáckhoản phụ cấp được tính vào đơn giá tiền lương, gồm: phụ cấp khu vực; phụ cấpđộc hại, nguy hiểm; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp làm đêm; phụ cấp thu hút; phụcấp lưu động; phụ cấp chức vụ lãnh đạo và chế độ thưởng an toàn ngành điện (nếucó).

Làm thêm giờlà chế độ trả lương, không phải là chế độ phụ cấp, do đó không đưa vào đơn giátiền lương.

+ Tiền lươngbình quân, được tính theo công thức:

TLbqkh= TLminct x ( Hcb + Hpc )

Trong đó:

- TLbqkh:Tiền lương bình quân theo kế hoạch;

- TLminct:Mức lương tối thiểu của công ty lựa chọn theo qui định tại tiết b, điểm 2.2 nóitrên;

- Hcb:Hệ số cấp bậc công việc bình quân;

- Hpc:Các khoản phụ cấp lương tính trong đơn giá tiền lương.

- Quỹtiền lương kế hoạch:

+ Quỹtiền lương kế hoạch để tính đơn giá tiền lương của công ty được xác định theocông thức:

Vkh= [ {TLbqkh x Lđb } ] x 12 tháng + Vvc (1)

Trong đó:

- Vkh: Quỹ lương kế hoạch;

- TLbqkh:Tiền lương bình quân theo kế hoạch;

- Lđb: Lao động định biên, xây dựng theo qui định và hướng dẫn tại Thông tư số14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, không baogồm các thành viên Hội đồng quản trị, bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị, Chủtịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc, Kếtoán trưởng) của công ty và cán bộ Đảng, đoàn thể hưởng lương chuyên trách;

- Vvc: Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa tính trongđịnh mức lao động tổng hợp. Không bao gồm quĩ tiền lương của các thành viên Hộiđồng quản trị, bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị, Chủ tịch Công ty, Tổng Giámđốc (Giám đốc) Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) của công ty,cán bộ Đảng, đoàn thể hưởng lương chuyên trách.

+ Quĩtiền lương kế hoạch của các thành viên Hội đồng quản trị, bộ máy giúp việc Hộiđồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc, Kế toán trưởng)của công ty và cán bộ Đảng, đoàn thể hưởng lương chuyên trách, được tínhtheo công thức:

VkhHĐQT= Lđbtt x (Hcb + Hpc) x TLminctx 12 tháng x K

Trong đó:

- VkhHĐQT: Quĩ tiền lương kế hoạch của các thành viên Hội đồng quản trị, bộmáy giúp việc Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc),Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) của công ty và cán bộ Đảng,đoàn thể hưởng lương chuyên trách;

- Lđbtt:Số thành viên Hội đồng quản trị, bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị, Chủ tịchCông ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc, Kế toán trưởng)của công ty do Chủ sở hữu quyết định và cộng số cán bộ Đảng, đoàn thể hưởng lươngchuyên trách theo qui định;

- Hcb: Hệ số mức lương hiện hưởng bình quân;

- Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp lương hiện hưởng bình quân;

- TLminct:Mức lương tối thiểu của công ty lựa chọn theo qui định tại tiết b, điểm 2.2 nóitrên;

- K :Hệ số điều chỉnh quĩ tiền lương do Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty xem xét,lựa chọn cho phù hợp trên cơ sở bảo đảm các điều kiện qui định tại tiết b, điểm2.2 nói trên.

Quĩ tiền lươngkế hoạch VkhHĐQT phải trình Chủ sở hữu phê duyệt trước khithực hiện.

 Tổng quĩ tiền lương chung năm kế hoạch:

Tổng quỹtiền lương chung năm kế hoạch không phải để xây dựng đơn giá tiền lương mà đểlập kế hoạch tổng chi quĩ tiền lương của công ty, được xác định theo công thức:

Vc= Vkh + Vpc + Vbs + Vtg + VkhHĐQT

Trong đó:

- Vc: Tổng quỹ tiền lương chung năm kế hoạch;

- Vkh: Quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương, được hướngdẫn tính theo tiết b nói trên;

- Vpc: Quỹ các khoản phụ cấp lương kế hoạch và các chế độ khác (nếu có) không đượctính trong đơn giá tiền lương theo quy định (ví dụ: phụ cấp thợ lặn; chế độ thưởngan toàn hàng không...); quỹ này tính theo số lao động thuộc đối tượng được hưởngtheo qui định;

- Vbs: Quỹ tiền lương bổ sung theo kế hoạch, chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp đượcgiao đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm. Quỹ tiền lương bổ sung trả cho sốlao động theo kế hoạch không tham gia sản xuất nhưng được hưởng lương theo chếđộ quy định, mà khi xây dựng định mức lao động không được tính đến, bao gồm:quỹ tiền lương nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ, Tết, nghỉ theo chế độlao động nữ,... theo quy định của Bộ Luật Lao động.

- Vtg: Quỹ tiền lương làm thêm giờ được tính theo kế hoạch. Quỹ tiền lương làm thêmgiờ chỉ áp dụng đối với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh phát sinh ngoài kế hoạch,công ty không xây dựng và tính trong đơn giá tiền lương;

- VkhHĐQT: Quĩ tiền lương kế hoạch của các thành viên Hội đồng quản trị, bộmáy giúp việc Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc),Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) của công ty và cán bộ Đảng,đoàn thể hưởng lương chuyên trách;

Phươngpháp xây dựng đơn giá tiền lương:

Căn cứ tínhchất, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, cơ cấu tổ chức và chỉ tiêu kinhtế gắn với việc trả lương có hiệu quả nhất, công ty có thể lựa chọn 1 trong haiphương pháp xây dựng đơn giá tiền lương.

Đối vớicông ty xây dựng đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quiđổi) được xác định theo côngthức sau:

ĐGV= Vgiờ x Tsp

Trong đó:

- ĐGV:Đơn giá tiền lương (đơn vị tính là đồng/đơn vị hiện vật);

- Vgiờ: Tiền lương giờ. Tiền lương giờ được tính bằng tiền lương bình quân kếhoạch tháng chia cho 26 ngày và chia cho 8 giờ.

- Tsp: Mức lao động tổng hợp tính cho đơn vị sản phẩm hoặc sản phẩm quy đổi (sốgiờ-người) xây dựng theo qui định và hướng dẫn tại Thông tư 14/LĐTBXH-TT ngày10/4/1997 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

+ Đối vớicông ty xây dựng đơn giá tiền lương theo doanh thu (hoặc doanh số) hoặc theotổng thu trừ (-) tổng chi (chưa có tiền lương) hoặc trên lợi nhuận, được xác định theo công thức sau:

Vkh

ĐGV= -----------------------------------------------------------------

S Tkhhoặc S Tkh - S Ckh(không có lương) hoặc S Pkh

Trong đó:

            - ĐGV: Đơn giátiền lương (đơn vị tính đồng/1.000 đồng)

            - Vkh : Quỹ tiền lươngnăm kế hoạch, được tính theo hướng dẫn tại tiết b nói trên (công thức 1);

            - S Tkh : Tổngdoanh thu (hoặc doanh số) kế hoạch;

            - S Ckh (không cólương): Tổng chi phí kế hoạch (chưa có tiền lương);

            - S Pkh : Tổng lợinhuận kế hoạch;

-Quyết định đơn giá tiền lương:

Sau khi tínhtoán, xây dựng đơn giá theo hướng dẫn, công ty quyết định đơn giá tiền lương vàghi kèm chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận do Chủ sở hữu giao để làm cơ sở xác địnhquĩ tiền lương thực hiện theo qui định tại Thông tư này.

Đơn giá tiềnlương phải đăng kí với Chủ sở hữu trước khi thực hiện.

c) Xácđịnh quĩ tiền lương thực hiện theo kết quả sản xuất, kinh doanh:

c.1. Trườnghợp lợi nhuận thực hiện bình quân đầu người bằng lợi nhuận kế hoạch bình quânđầu người.

Căn cứ vàomức độ hoàn thành kế hoạch sản phẩm hoặc doanh thu và đơn giá tiền lương, quĩtiền lương thực hiện của công ty được xác định như sau:

Vth= (ĐGV x Csxkd ) + Vpc + Vbs + Vtg+ VkhHĐQT

Trong đó:

- Vth: quỹ tiền lương thực hiện;

- ĐGV:đơn giá tiền lương do công ty quyết định và đăng kí với Chủ sở hữu;

- Csxkd:Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo tổng sản phẩm hàng hoá thực hiện, hoặc doanhthu (doanh số) hoặc tổng thu trừ (-) tổng chi (không có tiền lương) thực hiệnhoặc lợi nhuận thực hiện;

- Vpc: Quỹ các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu có) không được tính trongđơn giá theo quy định (ví dụ: phụ cấp thợ lặn; chế độ thưởng an toàn hàngkhông...), tính theo số lao động thực tế được hưởng của từng chế độ.

- Vbs: Quỹ tiền lương bổ sung, chỉ áp dụng đối với công ty được giao đơn giá tiền lươngtheo đơn vị sản phẩm. Quỹ tiền lương bổ sung trả cho thời gian thực tế của sốlao động trong công ty không tham gia sản xuất được hưởng lương theo chế độ quyđịnh, mà khi xây dựng định mức lao động không tính đến, bao gồm: quỹ tiền lươngnghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ, Tết, nghỉ theo chế độ lao động nữ, hộihọp, học tập...... theo quy định của Bộ Luật lao động;

- Vtg:Quỹ tiền lương làm thêm giờ được tính theo khối lượng và số giờ thực tế làmthêm.

- VkhHĐQT: Quĩ tiền lương của các thành viên Hội đồng quản trị, bộ máy giúp việcHội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giámđốc (Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) của công ty và cán bộ Đảng, đoàn thể hưởng lươngchuyên trách, được hưởng bằng quĩ tiền lương kế hoạch do Chủ sở hữu phê duyệt.

c.2. Trườnghợp lợi nhuận thực hiện bình quân đầu người cao hơn lợi nhuận kế hoạch bìnhquân đầu người:

Ngoài quỹtiền lương thực hiện của công ty được xác định theo quy định tại tiết c.1 nêutrên, phần lợi nhuận tăng thêm do lợi nhuận thực hiện cao hơn lợi nhuận kếhoạch, công ty được trích từ phần lợi nhuận tăng thêm sau khi đã nộp thuế thunhập doanh nghiệp để bổ sung các quĩ như sau:

- Trích bổsung vào quĩ phân phối trực tiếp và dự phòng cho năm sau của các thành viên Hộiđồng quản trị, bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng Giámđốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) của công ty vàcán bộ Đảng, đoàn thể hưởng lương chuyên trách, tối đa bằng 3 lần quĩ tiền lươngkế hoạch (VkhHĐQT) của các đối tượng này.

- Trích bổsung tối đa không quá 3 tháng tiền lương bình quân thực hiện của công ty đểphân phối tiếp cho người lao động hưởng lương từ đơn giá và dự phòng quĩ tiền lươngcho năm sau.

Việc xácđịnh lợi nhuận thực hiện của công ty theo qui định hiện hành của Nhà nước.

c.3. Trườnghợp lợi nhuận thực hiện bình quân đầu người thấp hơn lợi nhuận kế hoạch bìnhquân đầu người:

Công ty phảigiảm trừ quỹ tiền lương do lợi nhuận thực hiện bình quân đầu người thấp hơn lợinhuận kế hoạch bình quân đầu người được giao, nhưng mức giảm trừ tối đa thì quĩtiền lương thực hiện bằng quĩ lương được tính theo số lao động thực tế bìnhquân sử dụng với hệ số mức lương bình quân của công ty và mức lương tối thiểuchung do Nhà nước qui định.

+ Đối vớiquĩ tiền lương thực hiện theo đơn giá:

Công ty lựachọn 1 trong hai cách giảm trừ quĩ tiền lương sau đây:

Cách 1: Quỹ tiền lương thực hiện bị giảm trừ theo sốtuyệt đối và được tính theo công thức sau:

Vth= Vthđg – [ (Pkh - Pth) x Lđb ] + Vpc+ Vbs + Vtg

Trong đó:

- Vth:Quĩ tiền lương thực hiện sau khi giảm trừ;

- Vthđg:Quĩ tiền lương thực hiện theo đơn giá chưa giảm trừ;

- Pkh:Lợi nhuận kế hoạch bình quân đầu người 1 hoặc 2 năm theo cách tính qui định tạitiết b, điểm 2.2;

- Pth: Lợi nhuận thực hiện bình quân đầu người 1 hoặc 2 năm theo cách tínhqui định tại tiết b, điểm 2.2;

- Lđb: Lao động định biên (đối với công ty định mức lao động theo phươngpháp định biên) hoặc lao động thực tế sử dụng bình quân dự kiến của năm kếhoạch đối với công ty định mức lao động theo đơn vị sản phẩm;

- Vpc: Quỹ các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu có) không được tính trongđơn giá theo quy định (ví dụ: phụ cấp thợ lặn; chế độ thưởng an toàn hàngkhông...), tính theo số lao động thực tế được hưởng của từng chế độ.

- Vbs: Quỹ tiền lương bổ sung, chỉ áp dụng đối với công ty được giao đơn giá tiền lươngtheo đơn vị sản phẩm. Quỹ tiền lương bổ sung trả cho thời gian thực tế của sốlao động trong công ty không tham gia sản xuất được hưởng lương theo chế độ quyđịnh, mà khi xây dựng định mức lao động không tính đến, bao gồm: quỹ tiền lươngnghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ, Tết, nghỉ theo chế độ lao động nữ, hộihọp, học tập...... theo quy định của Bộ Luật lao động;

- Vtg:Quỹ tiền lương làm thêm giờ được tính theo khối lượng và số giờ thực tế làmthêm nhưng không vượt quá quy định của Bộ Luật lao động.

Cách 2: Quỹ tiền lương thực hiện bị giảm trừ theonguyên tắc: cứ giảm 1% lợi nhuận thực hiện bình quân đầu người so với lợi nhuậnkế hoạch bình quân đầu người thì giảm trừ 0,35% quỹ tiền lương thực hiện củacông ty và được xác định theo công thức sau:

Pth

Vth= Vthđg – Vthđg x [ (1 - -------- ) x 0,35 ] + Vpc+ Vbs + Vtg

Pkh

Trong đó:Vth, Vthđg,Pkh, Pth, Vpc, Vbs, Vtg : như qui định tại cách 1 nói trên;

Ví dụ:Công ty A, năm 2002 có cácchỉ tiêu thực hiện như sau:

KH 2002 TH2002

- Lợi nhuận:3 tỷ đồng 2,5 tỷ đồng

- Lao độngđịnh biên: 500 người 500 người

- Lợi nhuậnkế hoạch bình quân

gắn với đơngiá: (tr.đ/người, năm) 6 tr.đ 5 tr.đ

- Quĩ tiền lươngthực hiện theo đơn giá

tiền lươngchưa giảm trừ: - 25 tỷ đồng

- Quĩ tiền lương(Vpc, Vbs, Vtg): - 0,3 tỷ đồng

Quĩ tiền lươngthực hiện năm 2002 công ty A có thể lựa chọn để quyết toán như sau:

Theocách 1:

- Phần quĩtiền lương theo đơn giá sau khi bị giảm trừ năm 2002 là:

Vth= 25 tỷ.đ – (6 tr.đ/năm – 5 tr.đ/năm) x 500 người = 24,5 tỷ đồng

- Quĩ tiền lươngthực hiện được quyết toán năm 2002 là:

(24,5 tỷ.đ +0,3 tỷ.đ) = 24,8 tỷ đồng

Theocách 2:

- Quĩ tiền lươngthực hiện theo đơn giá sau khi bị giảm trừ năm 2002 là: 5

Vth= 25 tỷ.đ – 25 tỷ.đ x [ (1 - -------- ) x 0,35 ]

6

= 25 tỷ.đ –25 tỷ.đ x (0,167 x 0,35)

= 25 tỷ.đ -1,46 tỷ.đ = 23,54 tỷ đồng

- Quĩ tiền lươngthực hiện được quyết toán năm 2002 là:

23,54 tỷ.đ +0,3 tỷ.đ = 23,84 tỷ đồng

+ Giảmtrừ quỹ tiền lương thực hiện của các thành viên Hội đồng quản trị, bộ máy giúpviệc Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổnggiám đốc (Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) của công ty và cán bộ Đảng, đoàn thể hưởnglương chuyên trách khi lợi nhuận thực hiện bình quân đầu người thấp hơn kếhoạch:

Giảm trừtheo nguyên tắc: cứ giảm 1% lợi nhuận thực hiện bình quân đầu người so với lợinhuận kế hoạch bình quân đầu người thì giảm trừ 0,5% quỹ tiền lương kế hoạch đượcgiao và được xác định theo công thức sau:

Pth

VthHĐQT= VkhHĐQT – Vkh HĐQT x [ (1 - --------- ) x 0,5 ]

_

Pkh

Trong đó:

- VthHĐQT:Quĩ tiền lương thực hiện của các thành viên Hội đồng quản trị, bộ máy giúp việcHội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giámđốc (Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) của công ty và cán bộ Đảng, đoàn thể hưởng lươngchuyên trách;

- VkhHĐQT:Quĩ tiền lương kế hoạch của các thành viên Hội đồng quản trị bộ máy giúp việcHội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giámđốc (Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) của công ty và cán bộ Đảng, đoàn thể hưởng lươngchuyên trách;

- Pkh:Lợi nhuận kế hoạch bình quân đầu người 1 hoặc 2 năm theo cách tính qui định tạitiết b, điểm 2.2;

- Pth: Lợi nhuận thực hiện bình quân đầu người1 hoặc 2 năm theo cách tínhqui định tại tiết b, điểm 2.2;

Ví dụ:Cũng từ ví dụ trên, giả sửquĩ tiền lương kế hoạch năm 2002 của các thành viên Hội đồng quản trị bộ máygiúp việc Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc), PhóTổng giám đốc (Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) của công ty và cán bộ Đảng, đoànthể hưởng lương chuyên trách là 500 triệu đồng. Quĩ tiền lương thực hiện bịgiảm trừ do không thực hiện được lợi nhuận kế hoạch bình quân đầu người:

VthHĐQT= 500 triệu.đ - 500 triệu.đ x (0,167 x 0,5 )

= 500triệu.đ - 41,75 triệu.đ = 458,25 triệu đồng

c.4. Đốivới các công ty chưa xây dựng, đăng kí định mức lao động, đơn giá tiền lươnghoặc bị lỗ thì quĩ tiền lương thực hiện chỉ được quyết toán bằng tổng số laođộng thực tế sử dụng với hệ số mức lương bình quân do Chủ sở hữu quyết định vàmức lương tối thiểu chung do Nhà nước qui định.

d) Quychế phân phối tiền lương và trả lương:

- Qui chếphân phối tiền lương:

Để thực hiệnviệc trả lương theo đơn giá tiền lương sản phẩm, lương khoán có hiệu quả, gắntiền lương với năng suất, chất lượng và lợi nhuận sản xuất, kinh doanh của từngđơn vị, bộ phận và cá nhân người lao động thuộc quyền quản lý, các công ty phảixây dựng và ban hành quy chế phân phối tiền lương của công ty theo hướng dẫntại công văn số 4320/LĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 của Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội. Qui chế phân phối, trả lương áp dụng đối với mọi người lao động củacông ty, trừ các thành viên Hội đồng quản trị, bộ máy giúp việc Hội đồng quảntrị, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giámđốc, Kế toán trưởng) của công ty và cán bộ Đảng, đoàn thể hưởng lương chuyêntrách.

Bản qui chếphân phối tiền lương do Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty và Tổng Giámđốc (Giám đốc) sau khi trao đổi với Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp quyếtđịnh, được phổ biến đến từng người lao động và đăng ký với Chủ sở hữu.

Việc quyđịnh phân phối tiền lương cho từng bộ phận, cá nhân người lao động theo quy chếphụ thuộc vào năng suất, chất lượng, hiệu quả làm việc, công tác của từng bộphận, cá nhân người lao động, không phân phối bình quân. Đối với lao động cótrình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giỏi, giữ vai trò và đóng góp quan trọng choviệc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của đơn vị thì mức tiền lương vàthu nhập phải được trả tương xứng. Chênh lệch về tiền lương và thu nhập giữalao động phục vụ, giản đơn với lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao,giỏi trong nội bộ công ty do công ty xem xét quy định cho phù hợp, khoảng cáchkhông thấp hơn 5 lần và tối đa là 12 lần.

Đối vớithành viên Hội đồng quản trị, bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị, Chủ tịch côngty, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc, Kế toán trưởng)của công ty và cán bộ Đảng, đoàn thể hưởng lương chuyên trách, qui chế phânphối tiền lương, tiền thưởng do Hội đồng quản trị qui định.

 Trả lương:

Để trả lươngkhông vượt quá đơn giá tiền lương công ty đã đăng kí với Chủ sở hữu và bảo đảmchỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch được giao, tuỳ điều kiện cụ thể và khả năng thựchiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, công ty qui định mức tạm ứng chi trả tiền lươnghàng tháng đối với người lao động cho phù hợp, tránh trường hợp khi quyết toánquĩ tiền lương thực chi vượt quá quĩ tiền lương thực hiện được quyết toán. Trườnghợp chi vượt, phải truy hoàn hoặc trừ vào quĩ tiền lương của năm sau.

III. quảnlý tiền lương và thu nhập:

1/ Chủ sởhữu hoặc tổ chức được uỷ quyền là đại diện Chủ sở hữu công ty có trách nhiệm:

Phổ biến, hướngdẫn các công ty thuộc quyền quản lí nắm vững và thực hiện đúng các chế độ laođộng, tiền lương, thu nhập theo quy định của Nhà nước.

Kiểm tra,giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách lao động, tiền lương của các côngty;

Xem xét bảnđăng kí của công ty về kế hoạch lao động; Qui chế tuyển dụng, đào tạo; Tiêuchuẩn cấp bậc kĩ thuật công nhân; Chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụviên chức; Định mức lao động; Đơn giá tiền lương; Qui chế phân phối tiền lươngvà tiền thưởng; Qui chế nâng bậc, nâng ngạch lương của các công ty thuộc quyềnquản lí.

Trường hợpphát hiện những bất hợp lí hoặc những nội dung trái với qui định thì Chủ sở hữucó trách nhiệm chỉ đạo, yêu cầu công ty phải sửa đổi, điều chỉnh lại cho phùhợp;

Giao địnhbiên bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị;

Đầu quí Ihằng năm, xem xét, phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận để các công ty xâydựng đơn giá tiền lương và chậm nhất vào cuối quí I hằng năm, phê duyệt quĩtiền lương kế hoạch của các thành viên Hội đồng quản trị, bộ máy giúp việc Hộiđồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc(Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) của công ty;

Quí II hằngnăm, tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiệnquản lí lao động, tiền lương và thu nhập năm trước của các công ty thuộc quyền quảnlí (mẫu số 1a và 1b).

Củng cố,tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách làm công tác laođộng, tiền lương có đủ năng lực thực hiện công việc theo yêu cầu và các quiđịnh của pháp luật.

2/ Tráchnhiệm của công ty:

Xác định nhucầu và xây dựng kế hoạch lao động hằng năm đăng kí với Chủ sở hữu làm căn cứ đểtuyển dụng hoặc giải quyết lao động không có việc làm theo qui định;

Xây dựng kếhoạch lợi nhuận trình Chủ sở hữu phê duyệt làm cơ sở để xác định đơn giá tiền lương;

Qúi I hằngnăm, xây dựng và trình Chủ sở hữu phê duyệt quĩ tiền lương của các thành viênHội đồng quản trị, bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, TổngGiám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) của côngty và cán bộ Đảng, đoàn thể hưởng lương chuyên trách (Theo mẫu số 2);

Trao đổi ýkiến với tổ chức công đoàn cùng cấp khi xây dựng, ban hành và đăng kí với Chủsở hữu:

Qui chếtuyển dụng lao động;

Tiêu chuẩncấp bậc kỹ thuật công nhân; Chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viênchức;

Định mức laođộng;

Đơn giá tiềnlương (đăng kí với Chủ sở hữu theo mẫu số 3a hoặc 3b);

Qui chế phânphối tiền lương, tiền thưởng;

Qui chế nângbậc, nâng ngạch lương;

Thực hiệnviệc ghi đầy đủ tiền lương và thu nhập hằng tháng của người lao động trong Sổ lươngcủa công ty theo quy định tại Quyết định 238/LĐTBXH-QĐ ngày 8/4/1997 và Thông tưsố 15/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm cơsở cho việc kiểm tra, thanh tra thực hiện tiền lương, thu nhập và nộp thuế thunhập cá nhân theo quy định của Nhà nước;

Thực hiệnđóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động theo qui định của Nhà nước.

Quý I hằngnăm, báo cáo tình hình thực hiện lao động, tiền lương và thu nhập năm trướcliền kề của công ty cho Chủ sở hữu (mẫu số 4).

Không tuyểndụng thêm lao động mới nếu công ty không có kế hoạch lao động hằng năm đăng kívới Chủ sở hữu;

Chưa thựchiện chế độ thi nâng bậc, nâng ngạch lương khi chưa xây dựng, ban hành và đăngkí tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật công nhân; Chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn,nghiệp vụ viên chức;

IV. tổchức thực hiện.

1/ Căn cứnội dung hướng dẫn tại Thông tư này, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các Tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và Chủsở hữu chỉ đạo triển khai kịp thời để các công ty thực hiện chính sách, chế độquản lí lao động, tiền lương và thu nhập theo đúng qui định của Nhà nước.

2/ Thông tưnày có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2002.

Trong quátrình thực hiện có gì vướng mắc, đề nghị các Bộ, Uỷ ban nhân nhân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, các Chủ sở hữu và các công ty phản ánh về BộLao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22418&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận