Văn bản pháp luật: Thông tư 10/TM-XNK

 
Toàn quốc
Sách-Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia;
Thông tư 10/TM-XNK
Thông tư
14/10/1992
14/10/1992

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 01/TTg ngày 6/10/1992 của Thủ tướng Chính phủ

 
1.992
 

Toàn văn

thông tư

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI

Hướng dẫn thi hành chỉ thị

số 01/TTg ngày 6-10-1992 của Thủ tướng Chính phủ

Thi hành chỉ thị số 01/TTg ngày 6-10-1992 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách nhằm chấn chỉnh quản lý các dịch vụ xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hoá ở thị trường trong nước, Bộ Thương mại hướng dẫn như sau:

 

I. CÁC MẶT HÀNG TẠM NGỪNG NHẬP KHẨU

(Điểm 1 của Chỉ thị số 01/TTg)

1- Căn cứ chỉ đạo của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và đề nghị của các Bộ, Bộ Thương mại và Du lịch (nay là Bộ Thương mại) đã có văn bản số 6962/TMDL-XNK ngày 8 tháng 9 năm 1992 quy định các mặt hàng tạm ngừng nhập khẩu. Văn bản 6962/TMDL-XNK ngày 8-9-1992 phù hợp với tinh thần Chỉ thị số 01/TTg ngày 6 tháng 10 năm 1992.

Nay giải thích và cụ thể hoá từng mặt hàng như sau:

1.1- Xe đạp và phụ tùng xe đạp:

- Tạm ngừng nhập khẩu xe đạp và phụ tùng xe đạp, trừ xe đạp thể thao và phụ tùng xe đạp thể thao.

1.2- Quạt điện:

- Tạm ngừng nhập khẩu quạn điện nguyên chiếc, quạt điện tháo rời và các linh kiện: cánh quạt, lồng bảo hiểm, vỏ bầu quạt.

1.3- Bóng điện:

- Tạm ngừng nhập khẩu bóng điện tròn thắp sáng có dây tóc công suất từ 75w trở xuống.

1.4- Hàng điện tử nguyên chiếc (kể cả dạng SKD):

Tạm ngừng nhập khẩu ti vi, radio (kể cả radio cassette) máy cassette, không phân biệt mới hoặc đã sử dụng.

1.5- Phích nước nóng:

- Tạm ngừng nhập khẩu các loại phích nước nóng thông thường (kể cả ruột phích nước).

1.6- Quần áo may mặc, hàng dệt kim:

- Tạm ngừng nhập khẩu tất cả các loại hàng may sẵn, hàng dệt kim, không phân biệt mới hoặc đã sử dụng.

1.7- Đồ dùng bằng gốm, sứ, thuỷ tinh:

- Tạm ngừng nhập khẩu đồ dùng gia đình bằng gốm, sứ, thuỷ tinh, trừ đồ dùng gia đình bằng phalê, đèn trang trí, thiết bị vệ sinh các loại.

1.8- Vải mặc:

- Tạm ngừng nhập khẩu các loại vải, trừ vải cao cấp (len, da, vải pha len, nhung, lụa) vải chuyên dùng và vải nhập để gia công xuất khẩu theo các hợp đồng gia công đã được duyệt.

1.9- Giấy:

- Tạm ngừng nhập khẩu các loại giấy, trừ giấy để in ôp-sét và các loại giấy chuyên dùng.

1.10- Mỹ phẩm:

- Tạm ngừng nhập khẩu tất cả các loại mỹ phẩm.

- Tiếptục được nhập nguyên liệu, phụ liệu, bao bì chuyên dụng để sản xuất mỹ phẩm. Riêng mỹ phẩm nhập khẩu dùng cho các đoàn nghệ thuật sẽ được Bộ Thương mại xem xét giải quyết từng trường hợp.

1.11- Xà phòng các loại:

- Tạm ngừng nhập khẩu tất cả các loại xà phòng.

1.12- Thực phẩm:

- Tạm ngừng nhập khẩu các loại thực phẩm tươi sống và chế biến, trừ sữa bột trẻ em, mì chính, bơ, pho mát. Riêng rượu mạnh và các loại thực phẩm nhập khẩu cho các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, các cửa hàng ăn của liên doanh với nước ngoài, các khách sạn và các cửa hàng miễn thuế sẽ được Bộ Thương mại xem xét giải quyết từng trường hợp.

1.13- Pin:

- Tạm ngừng nhập khẩu các loại pin đại (trừ pin đại chuyên dụng).

1.14- Sản phẩm nhựa:

- Tạm ngừng nhập khẩu tất cả các loại sản phẩm bằng nhựa dùng cho sinh hoạt gia đình.

1.15- Bơm thuốc trừ sâu:

- Tạm ngừng nhập khẩu tất cả các loại bơm thuốc trừ sâu không có động cơ.

1.16- Kính:

- Tạm ngừng nhập khẩu kính phẳng, trắng trong suốt dầy 4mm trở xuống.

1.17- c quy:

- Tạm ngừng nhập khẩu các loại ắc quy, trừ ắc quy dùng cho xe gắn máy và ắc quy đặc chủng.

Việc nhập khẩu hàng hoá thuộc 17 nhóm hàng nêu trên đã có giấy phép nhập khẩu mà đến 16-10-1992 chưa làm thủ tục hải quan sẽ được Bộ Thương mại xem xét cho gia hạn từng trường hợp.

 

II. VỀ CÁC HÌNH THỨC QUÁ CẢNH, CHUYỂN KHẨU,
MƯỢN ĐƯỜNG, NHẬN UỶ THÁC XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CHO NƯỚC NGOÀI.

(Điểm 2 Chỉ thị số 01/TTg).

Theo quy định tại điểm 2 Chỉ thị số 01/TTg thì các hình thức nhập khẩu hộ, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh và chuyển khẩu chỉ được thực hiện khi có văn bản cần thiết do Chính phủ hai bên ký kết và được thực hiện với các biện pháp quản lý thích hợp. Hiện nay giữa Việt Nam và Lào, Việt Nam và Campuchia đã có văn bản thoả thuận giữa hai bên, việc thực hiện được hướng dẫn như sau:

1- Đối với Lào:

Hàng nhập vào Lào qua các cửa khẩu biên giới Việt - Lào và hàng xuất khẩu của Lào qua các hải cảng Việt Nam được thực hiện theo Thông thư Liên Bộ thương nghiệp - Hải quan số 01/TTLB-TN-HQ ngày 31-01-1991.

2- Đối với Campuchia:

Phải tuân thủ Thông tư Liên Bộ Thương nghiệp Hải quan số 10/TTLB-TN-HQ ngày 13-11-1990 và Thông tư số 11/TTLB-TN-HQ ngày 13-11-1990.

Các hợp đồng liên quan đến mặt hàng gỗ thời hạn cuối cùng để thanh lý hợp đồng là ngày 30-10-1992.

 

III- HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XỬ LÝ HÀNG HOÁ THEO CÁC ĐIỂM 3 VÀ 4 CHỈ THỊ SỐ 01/TTG.

Thực hiện điểm 3 và 4 Chỉ thị số 01/TTg, Bộ Thương mại hướng dẫn như sau:

Theo diện số 189/CT ngày 13-8-1992 (được thông báo cho các Phòng giấy phép xuất nhập khẩu ngày 15-8-1992 chỉ ngừng tạm nhập tái xuất ôtô, xe máy; còn tạm nhập tái xuất các hàng hoá khác và chuyển khẩu, quá cảnh tất cả các hàng hoá vẫn được tiến hành. Đến ngày 31-8-1992 có chỉ thị ngừng tạm nhập tái xuất, nhập hộ, quá cảnh và chuyển khẩu tất cả các loại hàng hoá.

Trên cơ sở đó, Bộ Thương mại hướng dẫn như sau:

1- Hàng tạm nhập tái xuất, nhập hộ chưa có giấy phép xuất nhập khẩu chuyến của Bộ Thương mại được coi là hợp lệ trong trường hợp các hợp đồng với nước ngoài đã đăng ký tại các Phòng giấy phép xuất nhập khẩu trước ngày 16 tháng 8 năm 1992 đối với ôtô, xe máy và trước ngày 31-8-1992 đối với hàng hoá khác.

2- Hàng chuyển khẩu (theo quy định tạm thời số 4919/TN-XNK ngày 3-8-1991 của Bộ Thương nghiệp, nay là Bộ Thương mại, không làm thủ tục nhập khẩu) đã đưa vào kho, bãi do Hải quan kiểm soát, có hợp đồng hợp cách với khách hàng nước ngoài (hợp đồng bán, hợp đồng mua) được đăng ký tại các Phòng giấy phép xuất nhập khẩu trước ngày 31-8-1992 thì được coi là hợp lệ.

3- Hàng quá cảnh đã được Bộ Thương mại và du lịch cho phép làm dịch vụ trước ngày 31-8-1992 mà chưa được cấp giấy phép xuất nhập khẩu chuyến trước ngày 31-8-1992 được coi là hợp lệ.

4- Trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng dịch vụ hàng quá cảnh với nước ngoài trước 31-8-1992, khách hàng nước ngoài căn cứ vào hợp đồng đã xếp hàng lên tàu, đang trên đường đi hoặc hàng đã về đến cảng Việt Nam dưới sự kiểm soát của Hải quan nhưng chưa làm thủ tục hải quan thì trả lại cho người gửi hàng.

5- Xác định quyền sở hữu:

a) Trường hợp hợp đồng ký kết theo điều kiện thương mại quốc tế "Incoterms" có ghi năm dẫn chiếu, thì phải căn cứ vào các điều kiện đó để xác định quyền sở hữu.

b) Nếu trong hợp đồng ký kết không dẫn chiếu đến các điều kiện thương mại của "Incoterms" thì căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng và thực tế thực hiện hợp đồng để xác định quyền sở hữu hàng hoá.

 

IV- CÁC HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
TRAO ĐỔI HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI

(Điểm 6 của Chỉ thị số 01/TTg)

Việc trao đổi hàng hoá theo các hình thức khác qua biên giới (ngoài các hình thức tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, nhập hộ như quy định tại 2 điểm Chỉ thị số 01/TTg và được hướng dẫn tại mục II trên đây) vẫn tiến hành theo các quy định hiện hành của Hội đồng Bộ trưởng và các văn bản hướng dẫn của Bộ Thương mại và du lịch.

Các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp được Bộ Thương mại và du lịch cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu phải phù hợp với luật pháp Việt Nam và tập quán thương mại quốc tế. Đối với thị trường Trung Quốc phải tuân thủ Hiệp định thương mại Việt - Trung ký ngày 7-11-1991 và thông tư số 11/TMDL-XNK ngày 7-12-1991 của Bộ Thương mại và du lịch hướng dẫn thực hiện Hiệp định này; bạn hàng Trung Quốc phải là Công ty hoặc thực thể kinh tế khác có giấy pháp kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Kinh tế và mậu dịch đối ngoại Trung Quốc cấp.

Việc trao đổi hàng hoá giữa cư dân biên giới Việt Trung phải tuân thủ Thông tư số 05/TMDL-QLTT ngày 7-5-1992 của Bộ Thương mại và du lịch hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 94/CT ngày 25-3-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

 

V. TỔ CHỨC LƯU THÔNG NHỮNG MẶT HÀNG THUỘC DIỆN "TẠM NGỪNG NHẬP KHẨU" TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

(Điểm 8 Chỉ thị số 01/TTg)

Các Sở Thương mại tỉnh và thành phố phối hợp với các ngành thuế hướng dẫn các tổ chức và cá nhân kinh doanh những mặt hàng tạm ngừng nhập khẩu nói trên tự khai và đăng ký với cơ quan thuế, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan có chức năng về quản lý thị trường. Thời hạn kê khai và đăng ký với cơ quan thuế chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Sau thời hạn kê khai và đăng ký trên đây, hàng hoá thuộc diện tạm ngừng nhập khẩu nếu không kê khai đăng ký hoặc tiếp tục mua thêm để bán trên thị trường nội địa thì bị coi là hàng nhập lậu và bị xử lý theo pháp luật hiện hành.

 

VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.

 

1- Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

2- Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề gì khó khăn, vướng mắc yêu cầu phản ánh về Bộ Thương mại để nghiên cứu giải quyết./. 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=11001&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận