Văn bản pháp luật: Thông tư 100/2000/TT-BTC

Nguyễn Thị Kim Ngân
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 100/2000/TT-BTC
Thông tư
Hết hiệu lực toàn bộ
01/11/2000
16/10/2000

Tóm tắt nội dung

Qui định chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt nam và chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam

Thứ trưởng
2.000
Bộ Tài chính

Toàn văn

Bộ tài chính

THÔNG TƯ

Quy định chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài

vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức các hộinghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam

 

Căn cứ vào Nghị định số 12/CP ngày 1/12/1992 của Chính phủ về"Qui chế quản lý các đoàn của ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vàonước ta";

Căn cứ Chỉ thị số 297 CT ngày 26/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ) "về việc chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài";

Căn cứ Quyết định số 236/1999/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 của Thủ tướngChính phủ " về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại ViệtNam";

Thực hiện Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; để thốngnhất chế độ chi tiêu trong sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chínhqui định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài và chi tiêu tổ chức các hộinghị, hội thảo quốc tế được tổ chức tại Việt Nam như sau:

 

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

1.Các Bộ, ngành và địa phương khi mời các đoàn khách nước ngoài, các tổ chức quốctế đến thăm và làm việc tại Việt Nam; tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tếtại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định số 12/CP ngày 1/12/1992 củaThủ tướng Chính phủ về "qui chế quản lý các đoàn của ta ra nước ngoài vàcác đoàn nước ngoài vào nước ta" và Quyết định số 236/1999/QĐ-TTg ngày24/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về "tổ chức và quản lý hội nghị, hộithảo quốc tế tại Việt Nam".

2.Các cơ quan, đơn vị, tổ chức Đảng, đoàn thể, hội quần chúng (dưới đây gọi tắtlà cơ quan, đơn vị) thụ hưởng kinh phí từ ngân sách Nhà nước tiếp khách nướcngoài đến công tác tại cơ quan, đơn vị; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tạiViệt Nam thực hiện theo tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu quy định tại Thông tư này.Riêng hội nghị quốc tế ASEAN tại Việt Nam áp dụng theo Thông tư số149/1998/TT-BTC ngày 17/11/1998 của Bộ Tài chính.

3.Cơ quan, đơn vị đón tiếp các đoàn khách nước ngoài, tổ chức hội nghị, hội thảoquốc tế cần tận dụng nhà khách, phương tiện đi lại và cơ sở vật chất sẵn có đểphục vụ khách. Trường hợp cần thiết phải thuê dịch vụ bên ngoài thì cơ quan,đơn vị phải thực hiện theo mức chi quy định tại Thông tư này.

4.Kinh phí đón tiếp khách nước ngoài, tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế docơ quan, đơn vị sắp xếp trong dự toán ngân sách Nhà nước được duyệt hàng năm.Ngân sách nhà nước chỉ xem xét, bổ sung kinh phí đón tiếp khách nước ngoài, tổchức hội nghị, hội thảo quốc tế khi được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban đối ngoạiTW (đối với các cơ quan đơn vị trực thuộc TW), Chủ tịch UBND tỉnh, thành phốtrực thuộc TW (đối với cơ quan, đơn vị trực thuộc địa phương) cho phép bằng vănbản.

5.Cấp hạng khách quốc tế:

Mứcchi đón tiếp khách quốc tế được phân biệt theo cấp hạng khách. Cấp hạng kháchquốc tế được quy định tại Chỉ thị số 297-CT ngày 26/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ) "về việc chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài", baogồm: Khách Hạng đặc biệt, khách Hạng A, khách Hạng B, khách Hạng C (Xem phụ lụcđính kèm).

Đốivới một số chức danh của các tổ chức quốc tế chưa được xếp hạng trong Chỉ thịsố 297-CT ngày 26/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng, được xếp hạng như sau:

Xếpvào khách hạng B đối với khách là các quan chức là Chủ tịch hoặc Tổng thư kýcác tổ chức liên Chính phủ (EU, ASEAN, APEC), Chủ tịch hoặc Tổng thư ký các tổchức tài chính quốc tế (WB, IMF, ADB), Chủ tịch Uỷ ban hỗn hợp.

Xếpvào khách hạng C đối với khách là Phó chủ tịch hoặc Phó tổng thư ký các tổ chứcliên Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế.

CHƯƠNG II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. Đối với các đoàn khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam doViệt Nam đài thọ toàn bộ chi phí:

1.Chi đón tiếp tại sân bay:

Chitặng hoa: Tặng hoa cho các thành viên đoàn đối với khách hạng đặc biệt và kháchhạng A, tặng hoa cho trưởng đoàn và đoàn viên là nữ đối với khách hạng B; tặnghoa cho trưởng đoàn là nữ đối với khách hạng C.

Chithuê phòng chờ tại sân bay: Trong trường hợp cần thiết mới thuê phòng chờ vàchỉ áp dụng đối với khách hạng đặc biệt, khách hạng A và B.

2.Tiêu chuẩn xe ô tô:

a.Khách hạng đặc biệt: Sử dụng xe lễ tân Nhà nước theo quy chế của Bộ Ngoại giao.

b.Đoàn là khách hạng A: Trưởng đoàn bố trí một xe riêng; Phó đoàn và đoàn viên:2-3 người/một xe; đoàn tuỳ tùng đi xe nhiều chỗ ngồi.

c.Đoàn là khách hạng B, C: Trưởng đoàn bố trí một xe riêng; các đoàn viên trongđoàn đi xe nhiều chỗ ngồi.

Giáthuê xe được thanh toán căn cứ vào hợp đồng thuê xe và hoá đơn thu tiền của cácđơn vị Nhà nước có chức năng kinh doanh vận tải.

3.Tiêu chuẩn về thuê chỗ ở:

a.Khách hạng đặc biệt: Bố trí ở nhà khách Trung ương Đảng và Chính phủ, trườnghợp không đủ chỗ phải thuê khách sạn thì mức chi do Thủ trưởng cơ quan đượcgiao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt.

b.Đoàn là khách hạng A: Bố trí ở nhà khách Trung ương Đảng và Chính phủ. Trườnghợp không đủ chỗ phải thuê khách sạn thì mức chi để thuê phòng (có bao gồm cảbữa ăn sáng) như sau:

Trưởngđoàn: Mức tối đa: 2.000.000 đ/người/ngày.

Phóđoàn và đoàn viên: Mức tối đa: 1.600.000 đ/người/ngày.

c.Đoàn là khách hạng B (giá thuê phòng có bao gồm cả bữa ăn sáng):

Trưởngđoàn: Mức tối đa: 1.600.000 đ/người/ngày.

Đoànviên: Mức tối đa: 1.000.000 đ/người/ngày.

d.Đoàn khách hạng C (giá thuê phòng có bao gồm cả bữa ăn sáng):

Trưởngđoàn: Mức tối đa: 1.000.000 đ/người/ngày.

Đoànviên: Mức tối đa: 700.000 đ/người/ngày.

4.Tiêu chuẩn ăn hàng ngày: (bao gồm 2 bữa: trưa, tối):

Kháchhạng đặc biệt: do Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt.

Đoànlà khách hạng A: Mức tối đa: 300.000 đ/ngày/người.

Đoànlà khách hạng B: Mức tối đa: 200.000 đ/ngày/người

Đoànlà khách hạng C: Mức tối đa: 150.000 đ/ngày/người

5.Tổ chức chiêu đãi:

Đốivới khách từ hạng B trở lên, mỗi đoàn khách được tổ chức chiêu đãi một lần. Mứcchi chiêu đãi cho khách bao gồm cả đại diện và phiên dịch phía Việt Nam tối đakhông vượt quá mức tiền ăn một ngày của khách (quy định tại điểm 4 mục I nóitrên).

Kháchhạng C không tổ chức chiêu đãi, được chi để mời một bữa cơm thân mật hoặc tiệctrà, bao gồm cả đại diện và phiên dịch phía Việt Nam, mức chi không vượt quá150.000 đ/người.

6.Tiêu chuẩn tiếp xã giao và các buổi làm việc:

Kháchhạng đặc biệt: do Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt.

Kháchcác hạng còn lại: mức chi cho nước uống, hoa quả hoặc bánh ngọt, tối đa là20.000 đ. người/buổi và 40.000 đ/người/ngày (áp dụng cho cả đại biểu và phiêndịch của ta).

7.Chi văn hoá văn nghệ và tặng phẩm:

Vềnguyên tắc không khuyến khích bố trí chi ngân sách cho khách xem văn hoá vănnghệ và tặng phẩm đối với tất cả các đoàn khách quốc tế vào làm việc tại ViệtNam. Tuy nhiên, tuỳ theo yêu cầu đối ngoại và tính chất công việc của từngđoàn, thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm đón đoàn quyết định chi hoạt động vănhoá và quà tặng như sau:

Đốivới khách hạng đặc biệt: do Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phêduyệt.

Đốivới khách hạng A, B và C:

Chixem biểu diễn nghệ thuật dân tộc 1 lần theo giá vé tại rạp.

Chivề tặng phẩm: Mức chi tối đa không quá 250.000 đ. người.

Trongmột số trường hợp đặc biệt mà mức chi tặng phẩm cần vượt quá mức quy định nêutrên thì thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm đón đoàn phải có quyết định bằngvăn bản.

8.Đi công tác địa phương và cơ sở:

Trườnghợp cần thiết phải đưa khách đi thăm, làm việc tại các địa phương hoặc cơ sởtheo chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định thì tiêu chuẩnđón tiếp như sau:

Cơquan chủ trì đón tiếp khách chịu trách nhiệm chi toàn bộ chi phí đưa đón kháchtừ nơi ở chính tới địa phương, cơ sở và chi phí ăn, nghỉ cho khách trong nhữngngày khách làm việc tại địa phương, cơ sở theo các mức chi quy định tại điểm 3,4 và 5, Mục I nêu trên.

Cơquan đơn vị ở địa phương hoặc cơ sở nơi khách tới thăm và làm việc chi tiếpkhách gồm nước uống, hoa quả, bánh ngọt mức chi theo quy định tại điểm 6, Mục Inêu trên.

9.Trường hợp đoàn vào làm việc với nhiều cơ quan, đơn vị:

Trườnghợp đoàn vào làm việc với nhiều cơ quan, đơn vị theo chương trình, kế hoạch đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì cơ quan chủ trì trong việc đón đoàn chịutrách nhiệm về chi phí đón, tiễn, tiền ăn, tiền thuê chỗ ở, đi lại của đoàntheo mức chi quy định tại các điểm 1, 2, 3, 4 và 5 nêu trên. Các cơ quan đơn vịnằm trong chương trình làm việc với đoàn sẽ chịu trách nhiệm chi phí tiếp đoàntrong thời gian khách làm việc với cơ quan đơn vị mình theo kế hoạch được cấpcó thẩm quyền phê duyệt. Mức chi tiếp khách áp dụng theo quy định tại điểm 6nêu trên.

II. Đối với các đoàn khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam dokhách tự túc ăn, ở, Việt Nam chi các khoản chi phí lễ tân, chi phí đi lại trongnước:

Cơquan chủ trì đón tiếp đoàn vào được chi để đón tiếp đoàn như sau: Chi đón tiếptại sân bay; chi phí về phương tiện xe ô tô đi lại trong thời gian đoàn làmviệc tại Việt Nam; chi phí tiếp xã giao các buổi làm việc. Tiêu chuẩn chi đóntiếp và mức chi theo từng hạng khách như quy định tại điểm 1; điểm 2; điểm 6mục I nêu trên.

Trườnghợp cần thiết phải đưa khách đi thăm, làm việc tại các địa phương hoặc cơ sởtheo chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định thì thực hiệnchi đón tiếp như quy định tại điểm 8 mục I nêu trên.

Trườnghợp đoàn làm việc với nhiều cơ quan, đơn vị theo chương trình, kế hoạch đã đượccấp có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện chi đón tiếp như quy định tại điểm 6mục I nêu trên.

III. Đối với các đoàn khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam dokhách tự túc mọi chi phí:

Cơquan, đơn vị có đoàn đến làm việc chỉ được chi phí để tiếp xã giao các buổiđoàn đến làm việc, mức chi như quy định tại điểm 6 mục I nêu trên.

IV. Đối với hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt Nam:

1.Hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt Nam do phía Việt Nam chịu toàn bộchi phí được chi như sau:

Đốivới khách mời là đại biểu Quốc tế do phía Việt Nam đài thọ được áp dụng các mứcchi quy định tại Mục I nêu trên.

Chigiải khát giữa giờ (áp dụng cho cả đại biểu và phiên dịch của ta): thực hiệnmức chi cho nước uống, hoa quả hoặc bánh ngọt, tối đa là 20.000 đ. người/buổivà 40.000 đ/người/ngày theo quy định tại điểm 6, Mục I nêu trên.

Đốivới khách mời là đại biểu phía Việt Nam được áp dụng mức chi quy định trongviệc tổ chức các hội thảo khoa học, hội nghị trong nước.

Đốivới các khoản chi phí khác như: Chi giấy bút, văn phòng phẩm, in ấn tài liệu,tuyên truyền, trang trí, thuê hội trường hoặc phòng họp, thuê thiết bị (nếucó), tiền làm cờ, phù hiệu hội nghị, chi thuê phiên dịch, bảo vệ, thuốc y tế,các khoản chi cần thiết khác (nếu có) phải trên cơ sở thực sự cần thiết vàtrong dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt .

2.Hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt Nam do phía Việt Nam và phía nướcngoài phối hợp tổ chức:

Đốivới các hội nghị, hội thảo này khi xây dựng dự toán cần làm rõ những nội dungphía nước ngoài chi, những nội dung phía Việt Nam chi để tránh chi trùng lắp.Phía Việt Nam chỉ chi đối với các nội dung không được phía nước ngoài tài trợ.Đối với những nội dung chi do phía Việt Nam tài trợ thì thực hiện phải căn cứvào chế độ chi tiêu hiện hành và các mức chi được quy định tại điểm 1, Mục IVnêu trên .

3.Đối với hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt Nam do phía nước ngoài chịutoàn bộ chi phí:

Đốivới các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam do các tổ chức quốc tế đài thọmọi chi phí, thì cơ quan, đơn vị nơi phối hợp với các tổ chức quốc tế để tổchức hội nghị, hội thảo không được sử dụng kinh phí của ngân sách nhà nước đểchi thêm cho các hội nghị, hội thảo quốc tế này.

V. Về chế độ đối với cán bộ Việt Nam tham gia đón, tiếp khách quốctế:

Cánbộ Việt Nam tham gia đón, tiếp khách quốc tế, phục vụ các hội nghị, hội thảoquốc tế được thanh toán công tác phí theo qui định tại Thông tư số94/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính "quy định chế độ công tácphí cho cán bộ, công chức nhà nước". Trường hợp làm thêm giờ thì đượcthanh toán theo chế độ qui định hiện hành.

VI. Lậpdự toán, cấp phát và quyết toán kinh phí đón đoàn vào và tổ chức hội nghị, hộithảo quốc tế:

1.Căn cứ vào chương trình đón các đoàn khách nước ngoài và tổ chức các hội nghị,hội thảo quốc tế tại Việt Nam được cấp có thẩm quyền giao, các cơ quan, đơn vịcăn cứ vào dự toán ngân sách hàng năm đã được thông báo và chế độ chi tiêu quyđịnh tại Thông tư này lập dự toán chi tiêu gửi kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giaodịch.

Khobạc Nhà nước kiểm tra hồ sơ chứng từ, lệnh chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị, bảođảm tính hợp pháp của chứng từ và phù hợp với hạn mức kinh phí chi đón đoàn vàovà chi hội nghị, hội thảo quốc tế của đơn vị, làm thủ tục thanh toán kinh phícho đơn vị theo quy định.

2.Cơ quan, đơn vị tổ chức đón tiếp khách nước ngoài và tổ chức các hội nghị, hộithảo quốc tế có trách nhiệm quyết toán chi đón tiếp khách nước ngoài và tổ chứccác hội nghị, hội thảo quốc tế theo từng đoàn khách, theo từng hội nghị, hộithảo và tổng hợp vào báo cáo quyết toán quý, năm của đơn vị. Kinh phí chi tiêuđón tiếp khách nước ngoài và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế được bố trítrong dự toán hàng năm của cơ quan, đơn vị cuối năm chi không hết được điềuchỉnh chi cho các nội dung công việc khác.

Cơquan tài chính các cấp có trách nhiệm kiểm tra quyết toán chi tiêu đón tiếpkhách nước ngoài và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế của cơ quan, đơn vịbảo đảm chi đúng chế độ qui định, trường hợp chi sai chế độ hoặc vượt mức chiqui định, thì cơ quan tài chính có quyền xuất toán khoản chi sai chế độ, vượtmức chi qui định. Người nào ra lệnh chi sai phải bị xử phạt theo qui định tạiPháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí .

CHƯƠNG III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

1.Các doanh nghiệp Nhà nước vận dụng chế độ quy định tại Thông tư này để chi tiêucho việc đón tiếp các đoàn khách nước ngoài và chi tiêu cho những hội nghị, hộithảo quốc tế phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quychế tài chính doanh nghiệp Nhà nước do Chính phủ ban hành.

2.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Thông tư này thaythế cho Thông tư số 56 TC/HCVX ngày 30/4/1994 của Bộ Tài chính quy định chế độchi tiêu tiếp khách nước ngoài. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đềnghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

PHỤ LỤC VỀ PHÂN LOẠI KHÁCH

(Căn cứ theo phụ lục đính kèm Chỉ thị 297-CT ngày26/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng)

Phânloại khách nước ngoài vào thăm nước ta

Kháchđặc biệt: Gồm có các vị Tổng thống và Phó Tổng thống, Chủ tịch và Phó Chủ tịchnước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Đảng,Tổng Bí thư Đảng.

HạngA: Gồm các vị Tổng thư ký và Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Phó Thủ tướng, PhóChủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Bộ Chính trị và những chức vụ tương đương như: Chủtịch và Phó Chủ tịch Liên hiệp thanh niên và sinh viên thế giới, Chủ tịch vàPhó Chủ tịch Liên hiệp phụ nữ thế giới, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Hoà bình thếgiới, Tổng thư ký Liên hiệp quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Quốcphòng.

HạngB: Gồm các vị Bộ trưởng, thứ trưởng và những chức vụ tương đương như: Chủ tịchTổng Công đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên, Chủ tịch Trung ươngHội Liên hiệp phụ nữ, Uỷ viên Trung ương Đảng.

HạngC: Gồm tất cả các khách từ cấp Vụ, Cục trở xuống và những chức vụ tương đương,phi công, hoa tiêu, các đoàn nghệ thuật và thể dục thể thao.

Riêngcác đoàn nghệ thuật, thể dục thể thao ăn theo tiêu chuẩn loại B; hoa tiêu vàphi công ăn theo tiêu chuẩn loại A./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=5976&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận