Văn bản pháp luật: Thông tư 26/TC-CĐKT

 
Công báo số 10/1987;
Thông tư 26/TC-CĐKT
Thông tư
01/07/1987
01/04/1987

Tóm tắt nội dung

Về việc sửa đổi một số điểm trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất

 
1.987
 

Toàn văn

THôNG Tư

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 26/TC-CĐKT NGÀY 1-4-1987

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỂM TRONG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN

KẾ TOÁN THỐNG NHẤT

Quyết định số 425-TC/CĐKT ngày 4-12-1970 của Bộ Tài chính đã ban hành hệ thống tài khoản kế toán thống nhất áp dụng cho các ngành kinh tế quốc dân. Nội dung và cách vận dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất đã được giải thích cụ thể trong Thông tư số 231-TC/CĐKT ngày 17-7-1971.

Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, sự cải tiến không ngừng của công tác quản lý kinh tế - tài chính, hệ thống tài khoản kế toán thống nhất cũng đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 34-TC/CĐKT ngày 28-10-1975, Quyết định số 222-TC/CĐKT ngày 11-10-1980 ban hành chế độ kế toán tài sản cố định, Thông tư số 11-TC/CĐKT ngày 23-10-1980 về kế toán công cụ lao động thuộc tài sản lưu động, Thông tư số 3-TC/CĐKT ngày 18-1-1980 về chế độ kế toán thống kê liên hiệp các xí nghiệp, Thông tư số 6-TC/CĐKT ngày 10-3-1982 về kế toán các khoản tiền vay, tiền gửi Ngân hàng bằng ngoại tệ Thông tư số 24/TC-CĐKT ngày 16-5-1985 quy định những sửa đổi, bổ sung về kế toán theo tinh thần Nghị quyết số 156-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 10-TC/CĐKT ngày 7-2-1987 sửa đổi, bổ sung về kế toán thực hiện quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở do Bộ Tài chính ban hành.

Nay Bộ Tài chính ban hành thông tư bổ sung, sửa đổi thêm một số điểm và hệ thống lại các điểm đã sửa đổi trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất cho phù hợp với việc thực hiện cơ chế quản lý mới theo tinh thần Nghị quyết 36 (dự thảo) của Bộ Chính trị và Quyết định số 76-HĐBT ngày 26-6-1986 của Hội đòng Bộ trưởng.

Dưới đây là nội dung những điểm bổ sung sửa đổi mới:

1. Tài khoản 55 - " Các khoản tiền gửi vào Ngân hàng khác" bỏ các tiểu khoản 55.1 "tiền gửi Ngân hàng về sửa chữa lớn", 55.4 "tiền gửi Ngân hàng về các khoản cấp phát khác", 55.5 "các khoản tiền gửi Ngân hàng khác", 55.6 "tiền gửi Ngân hàng về các quỹ của Liên hiệp các xí nghiệp". Theo Quyết định số 76-HĐBT nói trên về cơ chế kinh doanh xã hội chủ nghĩa và quản lý Nhà nước của Ngân hàng và về quyền tự chủ Tài chính của các đơn vị kinh tế cơ sở, thì xí nghiệp mở một tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước do mình lựa chọn. Xí nghiệp có quyền sử dụng mọi khoản vốn bằng tiền hiện có của mình (trừ vốn đầu tư xây dựng cơ bản gửi tại Ngân hàng đầu tư) vào các mục đích kinh doanh.

Do đó TK 51 "tiền gửi Ngân hàng" sẽ phản ánh tình hình biến động của tất cả các khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ của các vốn sản xuất, kinh doanh, các xí nghiệp, vốn sửa chữa lớn tài sản cố định, các vốn kinh phí...

Riêng các khoản tiền gửi ở Ngân hàng đầu tư để sử dụng vào công tác kiến thiết cơ bản vẫn phản ánh ở TK 54 " Tiền gửi Ngân hàng về vốn đầu tư xây dựng cơ bản".

Để theo dõi chi tiết các loại tiền gửi Ngân hàng Nhà nước theo nội dung trên, nay quy định TK 51 chia ra 2 tiểu khoản:

- 51.1 "Tiền gửi Ngân hàng". Phản ánh các khoản tiền gửi ở Ngân hàng Nhà nước bằng tiền Việt Nam của các khối sản xuất, kinh doanh, các quỹ xí nghiệp, vốn sửa chữa lớn tài sản cố định các khoản kinh phí...

- 51.2 "Ngoại tệ gửi Ngân hàng". Phản ánh số ngoại tệ của đơn vị (nếu có) gửi tại Ngân hàng Ngoại thương được quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá kết toán nội bộ hiện hành của Nhà nước. Số nguyên tệ được theo dõi trên hệ thống sổ sách riêng (sổ chi tiết). Đối với các đơn vị các quyền sử dụng ngoại tệ, không có ngoại tệ gửi tại Ngân hàng thì phản ánh quyền sử dụng ngoại tệ trên tài khoản 011-tài khoản ngoài bảng tổng kết tài khoản.

Việc bỏ các tiểu khoản nói trên của TK 55 "các khoản tiền gửi Ngân hàng khác" đòi hỏi các xí nghiệp phải hạch toán rõ ràng, minh bạch các nguồn vốn tự có, sửa chữa lớn và các khoản cấp phát khác, trong đó phản ánh chi tiết các nguồn vốn lưu động (tiểu khoản 85.2 của TK 85) nguồn vốn sửa chữa lớn (tiểu khoản 86.2 của tài khoản 86) nguồn vốn của các quỹ xí nghiệp (chi tiết của TK 87) và các nguồn chi phí cấp phát (chi tiết của TK 86).

Về phương pháp hạch toán bỏ các bút toán kết chuyển vốn khi trích lập,

chỉ tiêu các quỹ xí nghiệp, hoặc khi phản ánh giá trị sửa chữa lớn hoàn thành phải chuyển trả vốn sản xuất (nợ TK 55- có TK 51 hoặc ngược lại).

2. Bỏ các tiểu khoản của TK 45 "Hàng hoá gửi đi và lao vụ đã hoàn thành" việc hạch toán chi tiết trên tài khoản 45 phải rành mạch theo từng lần gửi hàng đi.

3. Đổi tên và thay đổi nội dung phản ánh của tài khoản.

Để phù hợp với tính chất tài khoản và những thay đổi trong cơ chế quản lý tài chính, nay quy định:

a) Đổi tên TK 02 " khấu hao tài sản cố định" thành tài khoản "hao mòn tài sản cố định" TK 02 phản ánh giá trị hao mòn tài sản cố định (số khấu hao cơ bản đã trích).

b) Đổi tên TK 72 "thanh toán tiền vay Ngân hàng về xây dựng cơ bản bằng lợi nhuận và các nguồn vốn khác" thành "thanh toán tiền vay Ngân hàng về xây dựng cơ bản bằng khấu hao cơ bản và các nguồn vốn khác"

c) Bỏ tiêu khoản 36.2 "chi bằng kinh phí chuyên dùng" của TK 36 "chi phí bằng các nguồn cấp phát khác". Đồng thời bỏ tiểu khoản 96.2 "Cấp phát kinh phí chuyên dùng" của TK 96 "các khoản cấp phát khác". Vì hiện nay đã bỏ khoản cấp phát này.

d) Quy định thêm nội dung phản ánh trên TK 23 "sản xuất phụ" như sau:

Ngoài việc phản ánh chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lao vụ của các bộ phận sản xuất phụ được tổ chức với mục đích chủ yếu phục vụ cho sản xuất chính, TK 23 còn dùng để phản ánh chi phí về tính giá thành sản phẩm, lao vụ của các hoạt động sản xuất kinh doanh nghề phụ tận dụng năng lực sản xuất thừa hoặc tận dụng phế phẩm, phế liệu.

TK này phải được mở chi tiết cho từng loại, từng bộ phận hoạt động sản xuất kinh doanh.

4. Hệ thống những sửa đổi, bổ sung đã được quy định trong các thông tư của Bộ Tài chính:

a) Đổi tên và sửa đổi nội dung phản ánh của TK 07 và tiểu khoản thuộc TK 07.

- Đổi tên TK 07 "Vật liệu xây dựng và thiết bị cần lắp" thành "Vật liệu xây dựng và thiết bị đầu tư xây dựng cơ bản".

- Đổi tên tiểu khoản 07.3 "thiết bị cần lắp" thành "thiết bị đầu tư xây dựng cơ bản"... tiểu khoản này phản ánh các nghiệp vụ mua và nhập kho thiết bị, gồm cả thiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ... tiểu khoản 07.3 chia làm 2 tiết khoản:

07.3 A. - Thiết bị trong kho.

07.3 C. - Thiết bị để lắp.

b) Đổi tên và sửa đổi nội dung phản ánh tiểu khoản 35.3 (TK 35):

- Đổi tên tiểu khoản 35.3 "phí tổn không tính vào giá trị công trình" thành "chi phí đầu tư tính vào giá trị tài sản lưu động chuyển giao cho đơn vị sản xuất".

- Tiểu khoản này phản ánh:

- Chi phí mua sắm công cụ, khí cụ không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định,

vật liệu phụ tùng đi theo thiết bị toàn bộ, kể cả chi phí vận chuyển bảo quản cho đơn vị sản xuất sử dụng sau khi công trình hoàn thành.

- Chi phí mua sắm súc vật, cây giống có tính chất sản xuất chuyên cung cấp một số sản phẩm nhất định không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định.

- Chi phí đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân sản xuất cho công trình (kể cả thực tập sinh).

- Chi phí phục vụ cho bộ máy quản lý chuẩn bị sản xuất.

c) Chia TK 46 "Tiêu thụ" thành 2 tiểu khoản:

46.1 "Tiêu thụ trong nước"

46.2 "Tiêu thụ ngoài nước".

Đồng thời trên sổ sách kế toán chi tiết về tiêu thụ, doanh thu về bán hàng được phân tích theo hai chỉ tiêu:

- Doanh thu theo giá bán buôn công nghiệp.

- Doanh thu theo giá bán buôn xí nghiệp.

Nếu đơn vị bán sản phẩm theo giá coa hơn giá bán buôn công nghiệp theo quy định của Nhà nước thì phần chênh lệch cao hơn được cộng thêm vào mức thu quốc doanh để nộp ngân sách (gọi là thu quốc doanh bổ sung). Trường hợp chưa kịp điều chỉnh mức thu quốc doanh thì đơn vị phải nộp ngân sách dưới hình thức chênh lệch giá.

d) Mở thêm tiểu khoản 87.4 "Vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản" của TK 87 "Các quỹ của xí nghiệp".

Tiểu khoản này phản ánh vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản của xí nghiệp được hình thành từ khấu hao cơ bản để lại cho xí nghiệp, từ quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi và từ khấu hao sửa chữa lớn của tài sản cố định xét thấy không cần thiết sửa chữa và được cơ quan quản lý cấp trên đồng ý.

Kế toán tiểu khoản 87.4 (TK 87) như sau:

- Khi trích khấu hao cơ bản hoặc khấu hao sửa chữa lớn để hình thành vốn tự có vvề đầu tư xây dựng cơ bản:

Nợ TK 86 "Vốn khấu hao" (86.1 hoặc 86.2).

Có TK 87 "Các quỹ của xí nghiệp" (87.4).

- Khi trích từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh hoặc quỹ phúc lợi để bổ sung vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản:

Nợ TK 878 "Các quỹ của xí nghiệp" (87.1 hoặc 87.3).

Có TK 87 "Các quỹ của xí nghiệp" (87.4).

- Khi sử dụng vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản, phải chuyển vốn và nguồn vốn theo chế độ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

- Khi sử dụng vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản, phải chuyển vốn và nguồn vốn theo chế độ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

Nợ TK 87 "Các quỹ của xí nghiệp" (87.4).

Có TK 95 "Cấp pháp về xây dựng cơ bản" (95.2) đồng thời

Nợ TK 54 "Tiền gửi Ngân hàng về đầu tư xây dựng cơ bản".

Có TK 51 "Tiền gửi Ngân hàng" (51.1).

đ) Bổ sung thêm phương pháp hạch toán đối với tiểu khoản 87.1 "quỹ khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh", 87.2 "quỹ khen thưởng", 87.3 "quỹ phúc lợi" như sau:

- Khi trích quỹ khuyến khích phát triển sản xuất để bổ sung vốn lưu động:

Nợ TK 87 "Các quỹ của xí nghiệp" (87.1).

Có TK 85 "Vốn cơ bản" 85.2).

- Khi trích quỹ khuyến khích phát triển sản xuất để lập quỹ nghiên cứu khoa học kỹ thuật và quỹ dự trữ tài chính tập trung của cơ quan quản lý cấp trên:

Nợ TK 87 "Các quỹ của xí nghiệp" (87.1).

Có TK 51 "Tiền gửi Ngân hàng" (51.1)

Trích quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi nộp cấp trên để lập quỹ Bộ trưởng (hoặc quỹ Tổng giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp, tổng công ty).

Nợ TK 87 "Các quỹ của xí nghiệp" (87.2 và 87.3).

Có TK 51 "Tiền gửi Ngân hàng" (51.1)

e) Bổ sung và đổi tên tiểu khoản của tài khoản 88 "Các quỹ của liên hiệp các xí nghiệp":

- Bổ sung thêm tiểu khoản 88.8 "Quỹ Bộ trưởng" phản ánh khoản quỹ Bộ trưởng hoặc quỹ Tổng Giám đốc do các đơn vị nộp lên để sử dụng vào những mục đích nhất định.

Đổi tên tiểu khoản 88.6 "Quỹ dự phòng của Liên hiệp các xí nghiệp" thành Quỹ dự trữ tài chính".

g) Mở tiểu khoản TK 93 "Vay ngắn hạn Ngân hàng" và của TK 94 "Vay dài hạn Ngân hàng".

- Tài khoản 93 "Vay ngắn hạn Ngân hàng" mở 2 tiểu khoản:

93.1 "Vay ngắn hạn Ngân hàng"

93.2 "Vay dài hạn Ngân hàng bằng Ngoại tệ"

Tài khoản 94 "Vay dài hạn Ngân hàng" mở hai tiểu khoản:

94.1 "Vay dài hạn Ngân hàng"

94.2 " Vay dài hạn Ngân hàng bằng ngoại tệ"

Tiểu khoản 93.2 và 94.2 phản ánh số ngoại tệ vay ngắn hạn và dài hạn tại Ngân hàng ngoại thương quy đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá kết toán nội bộ hiện hành của Nhà nước.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-1987. Bộ Tài chính đề nghị các bộ, các ngành hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=2721&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận