Văn bản pháp luật: Thông tư 27/2001/TT-BTC

Lê Thị Băng Tâm
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 27/2001/TT-BTC
Thông tư
12/05/2001
27/04/2001

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Thứ trưởng
2.001
Bộ Tài chính

Toàn văn

Bộ TàI CHíNH CộNG HOà Xã Hội CHủ NGHĩA VIệT NAM

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi ViệtNam

 

Thi hành Quyết địnhsố 145/2000/QĐ-TTg ngày 19/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quychế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Bộ Tài chính hướngdẫn một số nội dung về chế độ quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi ViệtNam như sau:

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1- Bảo hiểm tiền gửiViệt Nam là tổ chức tài chính Nhà nước, có vốn điều lệ, hoạt động không vì mụctiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí, được miễn nộp thuếgiá trị gia tăng đối với hoạt động bảo hiểm tiền gửi, được miễn nộp thuế thunhập doanh nghiệp và thu sử dụng vốn.

2- Bảo hiểm tiền gửiViệt Nam là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống, thực hiện thu, chi vàquyết toán thu chi tài chính theo quy định tại Quy chế quản lý tài chính banhành kèm theo Quyết định số 145/2000/QĐ-TTg ngày 19/12/2000 của Thủ tướng Chínhphủ, các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này và các văn bản qui phạm pháp luậtvề quản lý tài chính khác có liên quan.

3- Chủ tịch Hội đồngquản trị, Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chịu trách nhiệm trước phápluật về việc quản lý an toàn vốn và tài sản, về sử dụng vốn, về chấp hành chếđộ tài chính, kế toán và kiểm toán theo quy định của pháp luật.

4- Bộ Tài chính thựchiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, hướng dẫn thực hiện và kiểm trahoạt động thu, chi tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

 

II. QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN

1- Bảo hiểm tiền gửiViệt Nam thực hiện quản lý vốn và tài sản theo quy định tại Chương II Quy chếquản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 145/2000/QĐ-TTg ngày 19/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ.

2- Bảo hiểm tiền gửiViệt Nam có trách nhiệm theo dõi toàn bộ vốn và tài sản hiện có, thực hiện hạchtoán theo đúng chế độ kế toán, thống kê hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác,kịp thời tình hình biến động của vốn và tài sản trong quá trình hoạt động, quyđịnh rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với các trường hợp làm hư hỏng,mất mát tài sản.

3- Quỹ dự phòng nghiệpvụ hình thành từ nguồn thu phí bảo hiểm tiền gửi được dùng để chi trả tiền bảohiểm cho người gửi tiền theo quy định của pháp luật.

Số phí thu được từ cáctổ chức tham gia bảo hiểm trong 3 năm đầu, từ năm 2001 đến hết năm 2003 đượcphân chia như sau: 88% số phí thu được hạch toán vào quỹ dự phòng nghiệp vụ,12% số phí còn lại hạch toán vào thu nhập của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Khi tổ chức tham giabảo hiểm tiền gửi mất khả năng thanh toán và có quyết định chấm dứt hoạt độngcủa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng quỹdự phòng nghiệp vụ để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền theo quy định.

Trường hợp quỹ dựphòng nghiệp vụ không đủ để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, Bảo hiểmtiền gửi Việt Nam báo cáo tình hình và đề xuất phương án xử lý với Bộ Tài chínhvà Ngân hàng Nhà nước. Trên cơ sở đề xuất, kiến nghị của Bảo hiểm tiền gửi ViệtNam, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước thống nhất trình Thủ tướng Chính phủquyết định phương án xử lý.

4- Bảo hiểm tiền gửiViệt Nam được sử dụng vốn để phục vụ hoạt động theo quy định của pháp luật,phải đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đượcmua sắm, đầu tư vào tài sản cố định của mình theo nguyên tắc giá trị còn lạicủa tài sản cố định không vượt quá 15% vốn điều lệ.

Việc đầu tư và mua sắmtài sản cố định hàng năm phải tuân thủ các quy định của Nhà nước và trong phạmvi kế hoạch năm đã được duyệt.

Bảo hiểm tiền gửi ViệtNam, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng vốn để mua sắm, đầu tưvào tài sản cố định.

5- Bảo hiểm tiền gửiViệt Nam được sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư:

Gửi tại Kho bạc Nhà nước,Ngân hàng Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng Nhà nước.

Mua trái phiếu Chính phủ,trái phiếu, tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng Nhà nướcphát hành.

Hình thức đầu tư, mứcđầu tư vốn nhàn rỗi theo phương án phê chuẩn của Hội đồng quản trị.

6- Bảo hiểm tiền gửiViệt Nam thực hiện việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản, trích khấu hao tài sảncố định, xử lý tổn thất, thanh lý nhượng bán tài sản theo quy định tại Điều 7,Điều 8, Điều 9, Điều 10 Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửiViệt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 145/2000/QĐ-TTg ngày 19/12/2000 củaThủ tướng Chính phủ.

 

III. THU NHẬP, CHI PHÍ

1- Các khoản thunhập của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là các khoản thực thu trong năm, bao gồm:

1.1- Thu hoạt độngnghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi

Trong 3 năm đầu từ năm2001 đến hết năm 2003, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được hạch toán vào thu nhập12% tổng số phí thu được hàng năm của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Thu lãi từ các khoảncho vay hỗ trợ để chi trả tiền gửi được bảo hiểm.

Thu phí bảo lãnh chocác khoản vay đặc biệt để có nguồn chi trả tiền gửi được bảo hiểm.

Thu lãi từ mua lại nợ.

Thu tiền phạt do viphạm thời hạn nộp phí theo quy định.

1 .2- Thu hoạt độngtài chính

Thu lãi đầu tư vào cácgiấy tờ có giá.

Thu lãi tiền gửi.

1. 3- Thu hoạt độngkhác

Thu thanh lý, nhượngbán tài sản: là toàn bộ số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản (khôngbao gồm khoản thu từ thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi).

Thu phí dịch vụ tưvấn, đào tạo cán bộ cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

1.4 - Các khoản thukhác

Các khoản thu của Bảohiểm tiền gửi Việt Nam phát sinh trong kỳ phải có hoá đơn hoặc chứng từ hợp lệvà phải được hạch toán đầy đủ vào thu nhập.

2- Chi phí củaBảo hiểm tiền gửi Việt Nam là các khoản thực chi cần thiết cho hoạt động củaBảo hiểm tiền gửi Việt Nam, có hoá đơn hoặc chứng từ hợp lệ. Mức chi, đối tượngchi được thực hiện theo qui định của pháp luật. Trường hợp pháp luật chưa cóquy định, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng định mức, quyết định việc chitiêu và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các khoản chi phí phải nằm trong kếhoạch tài chính năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, bao gồm:

2.1- Chi hoạt động bảohiểm tiền gửi

Chi trả lãi tiền vay.

Chi phí dịch vụ thanhtoán, uỷ thác.

Chi khác cho hoạt độngnghiệp vụ: chi phí cho hoạt động mua bán nợ, hoạt động đầu tư, chi phí cho việcthu hồi các khoản nợ khó đòi và các khoản chi khác cho hoạt động nghiệp vụ.

2.2- Chi cho người laođộng, gồm những khoản chi sau:

Chi phí tiền lương,tiền công và các khoản chi mang tính chất tiền lương phải trả cho người laođộng.

Chi phụ cấp cho thànhviên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát làm việc bán chuyên trách.

Chi ăn ca do Bảo hiểmtiền gửi Việt Nam quy định nhưng mức chi hàng tháng cho mỗi cán bộ, nhân viênkhông vượt quá mức lương tối thiểu Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước.

Chi cho lao động nữ.

Chi bảo hộ lao độngđối với những đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc.

Chi trang phục giaodịch cho cán bộ, nhân viên làm việc tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Chi trợ cấp thôi việccho người lao động.

Chi trợ cấp khó khăn.

2.3- Chi phí bảo hiểmxã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.

2.4- Chi phí cho hoạtđộng của tổ chức Đảng, đoàn thể tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được lấy từnguồn kinh phí của tổ chức này, nếu nguồn kinh phí của tổ chức trên không đủthì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí của Bảo hiểm tiền gửi ViệtNam.

2.5- Chi hoạt độngquản lý và công vụ

Các khoản chi cho hoạtđộng quản lý và công vụ bao gồm:

a- Chi vật tư vănphòng: vật liệu, giấy tờ in, văn phòng phẩm, phòng cháy chữa cháy.

b- Chi về cước phí bưuđiện và truyền tin: là các khoản chi về bưu phí, truyền tin, điện thoại, điệnbáo, thuê kênh truyền tin, telex, fax trả theo hoá đơn của cơ quan bưu điện.

Việc trang bị điệnthoại tại nhà riêng được áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước như đốivới đơn vị hành chính sự nghiệp.

c- Chi điện, nước, ytế, vệ sinh cơ quan, bảo vệ môi trường.

d- Chi xăng dầu: Chixăng dầu vận chuyển phục vụ cán bộ đi công tác và cán bộ lãnh đạo đi làm việc.

e- Chi công tác phícho cán bộ đi công tác trong và ngoài nước: thực hiện theo quy định đối với cánbộ, nhân viên doanh nghiệp Nhà nước đi công tác trong và ngoài nước.

f- Chi lễ tân, giaodịch đối ngoại, khánh tiết, hội nghị, tuyên truyền, quảng cáo theo quy địnhhiện hành của pháp luật và phải gắn với hoạt động của Bảo hiềm tiền gửi ViệtNam. Các khoản chi này không quá 7% tổng chi phí trong 2 năm đầu mới thành lậpvà không quá 5% các năm sau đó.

g- Chi đào tạo tậphuấn cán bộ và chi nghiên cứu khoa học, công nghệ thực hiện căn cứ vào nhu cầuthực tế và tổng mức chi trong kế hoạch tài chính năm, gồm:

Chi tổ chức các lớpđào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ, vi tính, ngoại ngữ ngắn hạn cho cánbộ, nhân viên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Chi mua tài liệu, sáchbáo, in ấn, biên dịch tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng huấnluyện nghiệp vụ, nghiên cứu.

Chi tổ chức các cuộchội thảo khoa học.

Chi nghiên cứu đề tàikhoa học.

Chi triển khai ứngdụng khoa học, công nghệ.

Các khoản chi kháctheo quy định của Nhà nước.

Kế hoạch đào tạo, huấnluyện nghiệp vụ, hội thảo khoa học do Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định vàduyệt dự toán.

h- Chi về thuê chuyêngia trong nước và ngoài nước thực hiện căn cứ vào nhu cầu thực tế và tổng mứcchi trong kế hoạch tài chính năm.

i- Chi phí thanh tra,kiểm toán.

j- Chi tiền phạt do viphạm hợp đồng kinh tế do nguyên nhân khách quan bất khả kháng.

k- Chi phí quản lýkhác.

2.6- Chi về tài sản:

Chi khấu hao tài sảncố định theo quy chế quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định quy địnhđối với doanh nghiệp Nhà nước.

Chi về mua bảo hiểmtài sản.

Chi mua sắm công cụlao động.

Chi bảo dưỡng và sửachữa tài sản: mức chi hàng năm tối đa không quá 5% giá trị tài sản cố định bìnhquân trong năm.

Chi phí thuê tài sản:Là số tiền thuê tài sản căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản giữa bên cho thuê vàBảo hiểm tiền gửi.

Chi về thanh lý, nhượngbán tài sản (bao gồm giá trị còn lại của tài sản và các chi phí thanh lý, nhượngbán).

Chi cho khoản tổn thấttài sản còn lại sau khi đã được bù đắp bằng các nguồn quy định.

2.7- Chi nộp thuế,phí, lệ phí.

2.8- Chi khen thưởngcho cá nhân và đơn vị ngoài ngành có đóng góp cho hoạt động của Bảo hiểm tiềngửi Việt Nam: đối tượng, hình thức khen do Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyếtđịnh. Mức chi tối đa không quá 1/2 tháng lương thực hiện trong năm.

2.9- Các khoản chi phíkhác gồm các khoản chi cần thiết cho hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Namphát sinh trong quá trình hoạt động, chưa nằm trong các quy định nêu trên.

3- Bảo hiểm tiền gửiViệt Nam thực hiện hạch toán thu nhập, chi phí đúng chế độ quy định, chịu tráchnhiệm trước pháp luật về sự chính xác của các khoản thu, chi và thực hiện cácquy định về chế độ hoá đơn, chứng từ kế toán.

4- Bảo hiểm tiền gửiViệt Nam không được hạch toán vào chi phí hoạt động các khoản sau:

Các khoản thiệt hại đãđược Chính phủ hỗ trợ hoặc cơ quan bảo hiểm, bên gây thiệt hại bồi thường;

Các khoản chi phạt dovi phạm hành chính, vi phạm môi trường, phạt nợ vay quá hạn do nguyên nhân chủquan, phạt vi phạm chế độ tài chính;

Các khoản tiền phạt màtập thể, cá nhân phải nộp do vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ;

Các khoản chi khôngliên quan đến hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi như chi đầu tư xây dựng cơ bản;chi ủng hộ tổ chức cá nhân khác;

Các khoản chi thuộcnguồn kinh phí khác đài thọ: chi sự nghiệp, chi khen thưởng phúc lợi và cáckhoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ.

Các khoản chi khônghợp lệ khác.

 

IV. CHÊNH LỆCH THU CHI TÀI CHÍNH VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ

 

1- Chênh lệch thu chitài chính thực hiện trong năm là kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi ViệtNam, được xác định giữa tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí hợp lý, hợp lệ phátsinh trong năm quy định tại mục III của Thông tư này.

2- Việc phân phốichênh lệch thu chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện theo quy định tạiđiều 17 và điều 18 Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi ViệtNam.

 

V. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN,

THỐNG KÊ, KIỂM TOÁN VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

1- Bảo hiểm tiền gửiViệt Nam thực hiện chế độ kế toán, thống kê hiện hành và các văn bản hướng dẫncủa Bộ Tài chính.

2- Năm tài chính củaBảo hiểm tiền gửi Việt Nam bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31tháng 12 dương lịch.

3- Hàng năm Bảo hiểmtiền gửi Việt Nam có trách nhiệm lập và gửi cho Bộ Tài chính kế hoạch tài chínhđã được Hội đồng quản trị thông qua, gồm:

Kế hoạch thu nhập -chi phí (kèm theo thuyết minh chi tiết về các mục thu - chi và các định mức chitiêu cụ thể dự kiến cho năm kế hoạch).

Kế hoạch xây dựng cơbản và mua sắm tài sản cố định (kèm theo thuyết minh chi tiết về dự kiến xâydựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định và cân đối các nguồn vốn).

Kế hoạch lao động,tiền lương - thu nhập.

Kế hoạch tài chính nămlà căn cứ để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tổ chức thực hiện trong năm. Trong nămtài chính, nếu do những biến động khách quan không dự kiến trước dẫn đến phảiđiều chỉnh kế hoạch tài chính năm, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải gửi báo cáobổ sung cho Bộ Tài chính.

Kế hoạch tài chính đượcgửi cho cơ quan tài chính trước ngày 15 tháng 11 năm trước năm kế hoạch.

4- Định kỳ (quý, năm)hoặc khi cần thiết, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm gửi báo cáo tàichính đến Bộ Tài chính, cơ quan thống kê và Ngân hàng Nhà nước.

4.1 Các loại báo cáo:

Bảng cân đối tài khoảncấp III.

Bảng cân đối kế toán(bảng tổng kết tài sản).

Báo cáo kết quả hoạtđộng.

Thuyết minh báo cáotài chính:

Tình hình tăng giảmtài sản cố định.

Thực hiện lao động,tiền lương - thu nhập

Tình hình tăng, giảmbiến động nguồn vốn, sử dụng vốn

Tình hình bảo lãnh,cho vay, mua lại nợ.

Tình hình lập và sửdụng quỹ dự phòng nghiệp vụ.

4.2 Chủ tịch Hội đồngquản trị, Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chịu trách nhiệm về tínhchính xác, tính trung thực của các báo cáo này.

4.3 Thời hạn gửi báocáo:

Báo cáo quý gửi chậmnhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

Báo cáo năm của Bảohiểm tiền gửi Việt Nam được Hội đồng quản trị thông qua và gửi cho Bộ Tài chínhchậm nhất trong vòng 45 ngày từ ngày kết thúc năm tài chính.

5- Hàng năm, trên cơsở báo cáo quyết toán tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Bộ Tài chính sẽxem xét, kiểm tra tài chính theo chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước.

6- Bảo hiểm tiền gửiViệt Nam thực hiện chế độ kiểm toán nội bộ theo quy định.

 

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệulực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Trong quá trình thựchiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xem xét,giải quyết./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22605&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận