Văn bản pháp luật: Thông tư 32-LĐ-TT

 
Thông tư 32-LĐ-TT
Thông tư
03/11/1951
03/11/1951

Tóm tắt nội dung

Giải thích nhiệm vụ và quyền hạn các uỷ ban kháng chiến hành chính và cơ quan lao động trong công tác tổng động viên nhân lực.

 
1.951
 

Toàn văn

THÔNG TU S? 32-LĐ-TT NGÀY 3 THÁNG 11 NAM 1951 C?A B? TRU?NG B? LAO Đ?NG GI?I THÍCH NHI?M V? VÀ QUY?N H?N CÁC U? BAN KHÁNG CHI?

THÔNG TƯ

SỐ 32-LĐ-TT NGÀY 3 THÁNG 11 NĂM 1951 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG GIẢI THÍCH NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CÁC UỶ BAN KHÁNG CHIẾN HÀNH CHÍNH VÀ CƠ QUAN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC TỔNG ĐỘNG VIÊN NHÂN LỰC

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi: Các ông Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu, các ông Giám đốc Khu lao động Việt Bắc, 3, 4, 5, Nam bộ.

Đầu năm 1951, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Lao động phụ trách Tổng động viên nhân lực.

Sở dĩ Chính phủ giao cho Bộ Lao động phụ trách Tổng động viên nhân lực là vì vấn đề này đều sử dụng tới sức lao động của nhân dân và đều có liên quan đến hai nhiệm vụ của Bộ Lao động là:

- Điều hoà và phân phối nhân lực theo nhu cầu kháng chiến và sản xuất.

- Bảo hộ sức lao động, cải thiện sinh hoạt và thực hiện dân chủ cho lao động.

- Thông tư số 23-LĐ-TT ngày 20 tháng 4 năm 1951 đã nói rõ nhiệm vụ của Bộ Lao động về tổng động viên nhân lực.

Nay nhắc lại những điểm chính như sau:

- Điều hoà phân phối nhân lực,

- Đặt kế hoạch huy động hợp lý dân công để cung cấp cho các nhu cầu quân sự và các ngành hoạt động của Chính phủ.

- Thống kê khả năng và nhu cầu nhân lực của các ngành, các địa phương.

- Ban hành các thể lệ săn sóc, bồi dưỡng dân công.

- Theo rõi, tổng kết kinh nghiệm và thành tích bồi bổ chính sách tổng động viên nhân lực để đi đến quản lý chặt chẽ sự đóng góp của nhân dân về nhân lực.

- Kịp thời khen thưởng, khuyến khích những người làm nghĩa vụ kháng chiến có thành tích.

Chúng ta phải quan niệm tổng động viên nhân lực là một công tác chính trị quan trọng nó quyết định một phần rất lớn sự thắng lợi của cuộc kháng chiến và sự thành công của cuộc kiến thiết nền kinh tế dân chủ nhân dân. Từ cán bộ đến nhân dân cần phải nhân thức rõ ràng tổng động viên nhân lực là điều kiện thắng lợi thiết yếu trong cuộc chiến tranh nhân dân.

Nhân dân có hăng hái làm đầy đủ nghĩa vụ kháng chiến phục vụ cho quân đội, với một tinh thần tích cực, chịu đựng gian khổ và lâu dài thì mới bảo đảm được sự thắng lợi của cuộc chiến tranh trường kỳ và gian khổ của chúng ta.

Vì tổng động viên nhân lực là một công tác quy mô rộng khắp toàn dân cho nên một cơ quan , một đoàn thể, một ngành không thể đảm đương nổi.

Tuy Bộ Lao động phụ trách công tác tổng động viên nhân lực nhưng Hồ Chủ Tịch và Hội đồng Chính phủ cũng thường nhắc đi nhắc lại là cần phải có sự phối hợp công tác giữa các Bộ, các ngành, các đoàn thể thì Bộ Lao động mới đảm đương được có hiệu quả.

Vậy ở các địa phương, các Uỷ ban kháng chiến hành chính, các cơ quan lao động các cấp phải làm gì để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tổng động viên nhân lực.

1/ Nhiệm vụ của Uỷ ban kháng chiến hành chính

Do sự quan trọng của vấn đề tổng động viên nhân lực nên các địa phương chỉ có các Uỷ ban kháng chiến hành chính, tức là chính quyền địa phương, mới đủ thẩm quyền đại diện chính phủ và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện chính sách tổng động viên nhân lực.

Các Uỷ ban kháng chiến hành chính phải thi hành những chỉ thị của Bộ Lao động tức là cơ quan đã được Hội đồng chính phủ giao nhiệm vụ phụ trách việc tổng động viên nhân lực.

Các Uỷ ban kháng chiến hành chính phải báo cáo thường xuyên kết quả sự thực hiện chính sách tổng động viên nhân lực và hỏi chỉ thị ở Bộ Lao động để giải quyết những trường hợp chưa được quy định.

Cụ thể, các Uỷ ban kháng chiến hành chính có những nhiệm vụ chính dưới đây:

Về lãnh đạo:

- Giải thích, phổ biến sâu rộng trong các ngành cơ quan đoàn thể và tận dân chúng chính sách tổng động viên nhân lực và những nguyên tắc căn bản đã được Hội đồng Chính phủ thông qua mà Bộ đã giải thích trong Thông tư số 22-LĐ-TT ngày 20 tháng 4 năm 1951.

- Chỉ đạo các cấp chính quyền bên dưới thực hiện đúng theo phương châm, chính sách nói trên, thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh từng địa phương.

- Điều khiển sự hoạt động của các Ban huy động dân công kịp thời sửa chữa những sai lệch trái với chính sách tổng động viên nhân lực của Chính phủ.

- Tổng kết kinh nghiệm về lãnh đạo và đôn đốc các ngành, các cấp thường xuyên rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm về huy động, sử dụng, bồi dưỡng sức đóng góp của nhân dân.

Về thực hiện:

- Thống kê nắm vững các con số về khả năng cung cấp nhân lực của các địa phương báo cáo rõ cho Bộ biết để đặt kế hoạch phân phối cho các cơ quan (Bộ đã có những Chỉ thị số 306/P5 ngày 22 tháng 2 năm 1951, nhắc nhở các Uỷ ban nhưng chưa được báo cáo kết quả. Nhân tiện, xin nhắc các Uỷ ban kháng chiến hành chính tích cức thi hành chị thị này).

- Thi hành các mệnh lệnh về huy động dân công.

- Theo dõi sự thi hành các chế độ bồi dưỡng và xử dụng nhân lực.

- Đề nghị và xin chỉ thị thi hành những biện pháp ngoại lệ trong những hoàn cảnh đặc biệt của địa phương.

- Theo rõi sự sử dụng sức dân ở các địa phương, can thiệp để tiết kiệm sức dân, do các địa phương xã, huyện tự tiện huy động không theo các thể lệ đã ban hành.

Nói chung, đối với Bộ Lao động trong vấn đề tổng động viên nhân lực các cấp chính quyền địa phương đều có những phận sự đã ấn định của các cấp chính quyền địa phương đối với các Bộ ở Chính phủ trung ương. Nhưng trong vấn đề tổng động viên nhân lực đến nay, Bộ nhận thấy các Uỷ ban kháng chiến hành chính chưa làm đầy đủ nhiệm vụ của mình đối với Bộ Lao động, cho nên Bộ cần nhấn mạnh lại những điểm chính nói trên, mong các Uỷ ban lưu ý.

2/ Nhiệm vụ của cơ quan lao động địa phương:

Các cơ quan lao động phải nhận định rõ ràng sự liên hệ giữa cơ quan lao động các cấp và giữa cơ quan lao động và Uỷ ban kháng chiến hành chính.

a/ Đối với Uỷ ban kháng chiến hành chính cấp tương đương và cấp dưới:

Là bộ phận chuyên môn, đặt dưới quyền trực tiếp điều khiển của Uỷ ban kháng chiến hành chính cấp tương đương, các cơ quan lao động có nhiệm vụ giúp Ủy ban kháng chiến hành chính cấp tương đương thực hiện công tác tổng động viên nhân lực trong phạm vi địa phương mình.

Trong khi làm nhiệm vụ ấy đứng về cương vị cơ quan chuyên môn, cũng như đứng về cương vị thư ký trong ban huy động dân công, các cơ quan lao động không phải là cơ quan cấp trên của các Uỷ ban kháng chiến hành chính cấp dưới và không có quyền chỉ thị cho các Uỷ ban kháng chiến hành chính cấp dưới.

Dưới sự điều khiển của Uỷ ban và chịu trách nhiệm với Uỷ ban, các cơ quan lao động có nhiệm vụ phụ trách mọi công việc có quan hệ đến việc tổng động viên nhân lực như:

- Nghiên cứu kế hoạch trình Uỷ ban thông qua và Uỷ ban ra chỉ thị cho các ngành, các cấp giải thích phổ biến chính sách tổng động viên nhân lực.

- Nghiên cứu kế hoạch trình Uỷ ban ra những mệnh lệnh cần thiết, thực hiện các chỉ thị của Bộ về huy động và phân phối nhân lực.

- Nghiên cứu kế hoạch trình Uỷ ban ra chỉ thị cho các ngành tiết kiệm nhân lực, sử dụng hợp lý và bảo đảm canh tác theo nông lịch ở địa phương.

- Nghiên cứu chỉ thị trình Uỷ ban thống kê việc sử dụng nhân lực ở địa phương, tiết kiệm sức dân thường bị huy động làm những công tác không hạn định ở thôn, xã...

- Đặt kế hoạch thống kê khả năng nhân lực, trình Uỷ ban ra chỉ thị cho các cấp chính quyền cung cấp tài liệu đầy đủ để cho Uỷ ban báo cáo kịp thời về Bộ.

- Theo rõi sự thi hành các chế độ thù lao, cấp dưỡng dân công. Gặp những trường hợp thi hành sai những thể lệ đã ấn định, can thiệp và báo cáo cho Uỷ ban biết.

- Chuẩn bị cho Uỷ ban các tài liệu cần thiết để Uỷ ban tổng kết và nhận xét thường xuyên việc thực hiện chính sách tổng động viên nhân lực và báo cáo kịp thời về Bộ.

Trên đây Bộ vạch một vài công tác cụ thể làm thí dụ: Bộ không đi sâu vào sự chỉ đạo của Uỷ ban đối với các cơ quan lao động trong công tác tổng động viên nhân lực. Vì đây cũng chỉ là một công tác như bao nhiêu công tác khác mà Ủy ban phải điều khiển các cơ quan chuyên môn thi hành theo chủ trương, chính sách, chỉ thị của Chính phủ trung ương, đúng với nguyên tắc dân chủ tập trung của bộ máy chính quyền chúng ta.

Các Uỷ ban cũng còn phải tuỳ khả năng tổ chức, khả năng cán bộ của các cơ quan lao động mà giao việc, trong lúc chưa tăng cường được kịp thời cán bộ và phương tiện.

Tuy nhiên, Uỷ ban phải chú ý hết sức giúp các cơ quan lao động kiện toàn để phụ trách cho đắc lực bộ phận công tác chuyên môn này cho Uỷ ban.

Về việc tổng động viên nhân lực bao trùm toàn dân và tất cả các ngành, các cơ quan lao động phải được giao nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng và giới thiệu rành mạch với các ngành để cho sự trực tiếp liên lạc và phối hợp được mật thiết.

b/ Giữa các cơ quan lao động khu và tỉnh:

Theo nguyên tắc thì chỉ có chính quyền cấp trên mới có quyền ra chỉ thị cho chính quyền cấp dưới. Cơ quan chuyên môn cấp trên có những chị thị gì cho chính quyền cấp dưới thi hành thì phải đề nghị Uỷ ban cấp mình chị thị cho Uỷ ban cấp dưới, để Uỷ ban cấp dưới điều khiển cơ quan chuyên môn cùng ngành thi hành.

Tất cả những chỉ thị gì về phổ biến chính sách tổng động viên nhân lực, chỉ thị về huy động dân công, thù lao cấp dưỡng, điều tra, thống kê, tổng kết thành tích, kinh nghiệm v..v. Các khu lao động có ý kiến gì đề nghị thì trình cho Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu để Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu chỉ thị cho các Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh.

Khi đã được Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu đồng ý và ra chỉ thị cho Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh thi hành thì các Khu lao động phải chỉ dẫn các Ty lao động cách thức thi hành để giúp cho các Ty lao động làm đầy đủ nhiệm vụ của mình với Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh.

Những chỉ thị thuần tuý chuyên môn, giúp đỡ ý kiến bày vẽ kế hoạch cho các Ty lao động, các Khu lao động gửi thẳng cho các Ty Lao động.

Thí dụ: Cách thức thống kê nhân lực, giải thích các thể lệ bồi dưỡng dân công, để cho các ty biết mà theo rõi sự thi hành, cách thức phối hợp với các ngành và đoàn thể, để thi hành chỉ thị huy động và phân phối nhân lực, cách thức tổng kết kinh nghiệm và thành tích v..v..

Như vậy, các ty lao động phải thường xuyên báo cáo cho các Khu lao động kinh nghiệm công tác và kết quả để khu tổng kết và kịp thời trình Bộ.

Kinh nghiệm và kết quả về thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch thì do các Uỷ ban báo cáo lên cấp trên và Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu báo cáo thẳng về Bộ.

c/ Đối với các cơ quan khác:

Các cơ quan lao động địa phương phải liên lạc mật thiết với các cơ quan khác. Với cơ quan giáo dục tuyên truyền…để phối hợp trong việc phổ biến chủ trương, chính sách với các cơ quan có liên quan đến việc sử dụng dân công (như giao thông công chính, canh nông, công thương, tài chính v..v..) để biết nhu cầu nhân lực, góp ý kiến về sử dụng dân công cho hợp lý, săc sóc và giáo dục dân công.

3/ Tại các tỉnh không có Ty Lao động

Tại các tỉnh không có Ty lao động, thì tuỳ sự quan trọng của vấn đề tổng động viên nhân lực; Khu lao động sẽ phái về một số cán bộ làm việc tại Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh để giúp Uỷ ban kháng chiến hành chính trong việc này.

Số cán bộ Khu phái về các tỉnh trong thời gian ngắn hay dài là do nhu cầu của công tác.

Có thể biệt phái hẳn đặt dưới quyền sử dụng của Uỷ ban hoặc phái về với tính cách lưu động của Khu về làm một công tác nhất định; trong trường hợp lưu động, cán bộ phải giữ chặt liên lạc với khu, báo cáo công tác, thỉnh thị công tác, nhưng cũng phải thường xuyên báo cáo hoạt động của mình cho Uỷ ban tỉnh biết và Uỷ ban tỉnh cũng có trách nhiệm theo rõi sự hoạt động của những cán bộ này.

Như đã nói trên, tổng động viên nhân lực là một công tác chính trị đại quy mô, một cơ quan, một đoàn thể, một ngành không thể một mình làm nổi. Công tác tổng động viên nhân lực phải thực hiện dựa trên sự giác ngộ của nhân dân, mệnh lệnh, cưỡng bách là một việc bất đắc dĩ.

Do đó, việc thực hiện công tác tổng động viên nhân lực dù ở cấp nào cũng đòi hỏi một sự phối hợp công tác, liên lạc chặt chẽ giữa các cơ quan, đoàn thể.

Ví dụ:

- Với Uỷ ban Liên Việt để phổ biến chính sách giáo dục, động viên nhân dân.

- Với Liên hiệp công đoàn trong việc tổ chức các công trường, các đoàn vận tải và huy động công nhân chuyên nghiệp.

- Với Nông hội trong việc thống kê khả năng cung cấp nhân lực chiểu theo nhu cầu canh tác ở địa phương, trong việc tổ chức các hội đổi công, hợp công, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người đi dân công và những người ở nhà.

- Với Đoàn thanh niên cứu quốc để thu thập kinh nghiệm về việc tổ chức các đoàn Thanh niên xung phong công tác, áp dụng vào việc huy động, sử dụng dân công để đạt mục đích tăng hiệu xuất dân công (ít người mà làm được nhiều việc, tiết kiệm sức dân, tiết kiệm công quỹ và lợi cho tăng gia sản xuất.

- Với Hội liên hiệp phụ nữ để trao đổi ý kiến về tổng động viên, giáo dục, tổ chức huy động và sử dụng nữ dân công cho thích hợp.

* *

*

Trên đây là những nét lớn về lề lối làm việc, quyền hạn và nhiệm vụ của các Uỷ ban kháng chiến hành chính, các cơ quan lao động các cấp thuộc phạm vi công tác tổng động viên nhân lực.

Trong khi thi hành gặp điều gì thắc mắc, khó khăn, trở ngại, yêu cầu các ông báo cáo cho Bộ biết để kịp thời giải thích, giúp đỡ ý kiến, có những kinh nghiệm gì cho Bộ biết để phổ biến đi các nơi khác và bồi bổ phương thức chỉ đạo của Bộ

Ngày 3 tháng 11 năm 1951


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=852&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận