Văn bản pháp luật: Thông tư 442/TTg

 
Toàn quốc
Sách - Nhà xuất bản Công an nhân dân;
Thông tư 442/TTg
Thông tư
25/11/1961
25/11/1961

Tóm tắt nội dung

Về việc quy định việc cất giữ, sử dụng các vật bằng kim khí quý, đá quý đối với các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước

 
1.961
 

Toàn văn

Thông tư

THÔNG TƯ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 422/TT, NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 1961 QUY ĐỊNH VIỆC CẤT GIỮ, SỬ DỤNG CÁC VẬT BẰNG KIM KHÍ QUÝ, ĐÁ QUÝ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN, XÍ NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Hiện nay, do nhu cầu nghiệp vụ, một số cơ quan, xí nghiệp Nhà nước có giữ những vật bằng kim khí quý, đá quý như vàng, bạc, bạch kim, kim cương, ngọc thạch...

Để đề phòng việc mất mát, bảo quản và sử dụng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật gây biến chất mau hư hỏng thiệt hại tài sản Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quy định những nguyên tắc về cất giữ, sử dụng các vật bằng kim khí quý, đá quý như sau:

1- Các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước cần giữ các vật bằng kim khí quý, đá quý phải kiểm kê và báo cáo cho các cơ quan tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Công an để theo dõi trong việc quản lý tài sản Nhà nước.

Đối với những vật hiện nay không cần giữ nữa thì báo cáo với cơ quan tài chính và giao hiện vật cho Ngân hàng Nhà nước cất giữ.

2- Các cơ quan, xí nghiệp giữ các vật bằng kim khí quý, đá quý phải xây dựng nội quy bảo quản và quy trình sử dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, để phòng mất mát, hư hỏng như:

- Về bảo quản: phải có phương tiện cất giữ an toàn, có chế độ bảo vệ, cần giao người có tín nhiệm coi giữ, quy định trách nhiệm cho người coi giữ, quy định thủ tục xuất nhập kho, di chuyển hiện vật.

- Về sử dụng: định ra các quy trình cần thiết về kỹ thuật. Ngưòi nào sử dụng những vật quý nói trên đều phải tuân theo quy định đó.

Những vật hư hỏng không còn dùng được nữa, phải bán lại cho Ngân hàng Nhà nước để thu hồi nguyên liệu quý.

3- Đối với các di vật lịch sử bằng kim khí quý, đá quý do các cơ quan bảo tàng bảo tồn giữ để trưng bày cho đông đảo người xem thì trưng bày mô hình, không trưng bày nguyên vật. Trường hợp phải trưng bày nguyên vật thì phải có kế hoạch bảo vệ chặt chẽ. Đối với các di vật mà số lượng có nhiều, thì cơ quan bảo tàng bảo tồn chỉ cần giữ một số cần thiết, còn thì giao cho Ngân hàng Nhà nước cất giữ.

Căn cứ các quy định trên đây, các Bộ có liên quan nghiên cứu kế hoạch hướng dẫn các cơ quan, xí nghiệp trong ngành thi hành.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=1348&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận