Điều 8 của quyết định số 21-HĐBT ngàu 8/8/1981 của Hội đồng Bộ trưởng quy định công nhân, viên chức Nhà nước và quân nhân đang công tác ở K, C về hưu, hoặc nghỉ việc vì mất sức lao động được lấy phụ cấp khu vực ở nơi đã công tác trước khi K, C để cộng với lương chính làm cơ sở tính trợ cấp hàng tháng; ngoài ra cứ mỗi năm công tác ở K, C công nhân, viên chức Nhà nước và quân nhân còn được hưởng một khoản trợ cấp bằng một tháng lương, nhưng tối đa không quá mười tháng.
Nếu nơi công tác trước khi đi K, C không có phụ cấp khu vực, hoặc phụ cấp khu vực thấp hơn 25%, thì những người đã công tác ở K, C từ 3 năm trở lên được lấy mức phụ cấp 25% để cộng với lương chính làm cơ sở tính trợ cấp hàng tháng.
Dưới đây nói rõ thêm:
1. Đối tượng và điều kiện được áp dụng Điều 8 của quyết định số 21-HĐBT.
Công nhân, viên chức và quân nhân nói tại Điều 8 của quyết định số 21-HĐBT là những người đang công tác ở K, C thuộc diện hưởng chế độ lương như khi còn công tác ở trong nước mà được về hưu hoặc nghỉ việc vì mất sức lao động.
Những người hưởng lương theo chế độ ngoại giao và chế độ chuyên gia do bạn đài thọ thì không thuộc đối tượng hưởng trong điều 8 của quyết định số 21-HĐBT.
2. Chế độ trợ cấp.
a. Khoản trợ cấp lần đầu khi mới về hưu hoặc nghỉ việc vì mất sức lao động:
Công nhân, viên chức và quân nhân thuộc đối tượng nói trên, về hưu hoặc nghỉ việc vì mất sức lao động, ngoài khoản trợ cấp một lần khi mới về nghỉ theo chế độ hiện hành, cứ mỗi năm (tròn 12 tháng) công tác ở K, C, còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp bằng một tháng lương (kể cả phụ cấp và trợ cấp con nếu có), nhưng tối đa không quá 10 tháng lương.
Khoản trợ cấp lần đầu này chỉ áp dụng đối với những người về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động từ tháng 8 năm 1981 (ngày ban hành quyết định số 21-HĐBT).
b. Khoản trợ cấp khu vực để tính trợ cấp hàng tháng:
Công nhân, viên chức là quân nhân đang công tác ở K, C về hưu hoặc nghỉ việc vì mất sức lao động hưởng trợ cấp hàng tháng (kể cả người đã về hưu hoặc nghỉ việc vì mất sức lao động từ trước ngày ban hành quyết định số 21-HĐBT hiện đang hưởng trợ cấp) được lấy phụ cấp khu vực ở nơi đã công tác trước khi K, C để cộng với lương chính lànmcơ sở tính trợ cấp hàng tháng (không phân biệt thời gian công tác ở K, C dài hay ngắn và mức phụ cấp khu vực cao hay thấp).
Riêng những người đã công tác ở k, C từ 3 năm (36 tháng) trở lên, nếu nơi công tác trước khi đi K, C không có phụ cấp khu vực, hoặc phụ cấp khu vực thấp hơn 25%, thì được lấy mức phụ cấp khu vực 25% để cộng với lương chính làm cơ sở tính chợ cấp hàng tháng.
Thời gian công tác 3 năm ở K, C nói trên là 3 năm liên tục. Trường hợp được giao nhiệm vụ chính ở K, C tuy đã có đủ 3 năm trở lên, nhưng do yêu cầu công tác, thời gian ở K, C không được liên tục, thì khi về nghỉ cũng được lấy khoản phụ cấp khu vực 25% để tính trợ cấp (nếu có vướng mắc cần trao đổi ý kiến với Bộ Thương binh và xã hội trước khi giải quyết).
3. Thủ tục điều chỉnh trợ cấp.
Thủ tục điều chỉnh trợ cấp và cách ghi vào sổ trợ cấp và phiếu 10-TRC cũng làm theo cách điều chỉnh đối với người được hưởng trợ cấp lâu dài như đã quy định tại thông tư số 26-TBXH ngày 31/8/1981 của Bộ Thương binh và xã hội.
Các cơ quan, đơn vị có người về nghỉ trước ngày ban hành quyết định số 21-HĐBT, thuộc diện quy định tại đoạn b, điểm 2 nói trên có trách nhiệm xác nhận về thời gian đương sự đã công tác ở K, C để Sở, Ty thương binh và xã hội nơi đương sự cư trú có đủ yếu tố làm thủ tục điều chỉnh trợ cấp.
Kể từ nay trở đi, hồ sơ của công nhân viên chức và quân nhân công tác ở K, C về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động phải ghi rõ nơi công tác trước khi đi K, C và thời gian công tác ở K, C.
Về khoản trợ cấp lần đầu đối với quân nhân mới về hưu hoặc nghỉ việc vì mất sức lao động vẫn do đơn vị trả theo quy định hiện nay.