THÔNG TƯ
Hướng dẫn Quy chế quản lý tài
chính đối với Quỹ hỗ trợ nông dân của Hộinông dân Việt Nam
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4035/KTTHngày 26/7/1995 về việc thành lập Quỹ hỗ trợ nông dân Việt Nam; Công văn số 492/CP-KTTHngày 19/5/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển số vốn 40 tỷ đồng cho QuỹHỗ trợ nông dân quản lý. Bộ Tài chính hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đốivới Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội nông dân Việt Nam thay thế Thông tư số73TC/TCNH ngày 9/10/1995 như sau:
I. Những quy định chung
1. Quỹ hỗ trợ nông dân (sau đây gọi tắt là Quỹ) hoạt động không vìmục tiêu lợi nhuận nhằm hỗ trợ và giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất ở nôngthôn.
2. Quỹ tự chịu trách nhiệm về hoạt động trước Pháp luật, tự chủ vềtài chính, bảo đảm an toàn vốn và không phải nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước.
3. Hoạt động thu, chi tài chính của Quỹ hỗ trợ nông dân đặt dướisự chỉ đạo, quản lý của Ban thường vụ trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
4. Quỹ thực hiện thu, chi, hạch toán kế toán và quyết toán thu chitài chính theo Pháp lệnh kế toán, thống kê; chế độ tài chính chung của Nhà nướcvà những nội dung hướng dẫn trong Thông tư này.
Năm tài chính của Quỹ được tính từ 1/1 đến 31/12 hàng năm.
II. Nội dung quản lý tài chính
1 - Về nguồn vốn
Vốn hoạt động của Quỹ được hình thành từ các nguồn sau đây:
Vốn do Nhà nước cấp 40 tỷ đồng.
Vốn vận động các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ,cho mượn không lãi hoặc lãi suất thấp.
Vốn tiếp nhận từ các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổchức và người nước ngoài giúp đỡ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ViệtNam.
Vốn uỷ thác của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước tàitrợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Vốn tự bổ sung hàng năm.
Quỹ không được huy động vốn và vay vốn dưới hình thức tiền gửitiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, vay thương mại... như các tổ chức tíndụng kinh doanh tiền tệ.
2. Về sử dụng vốn
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ được sử dụng để giúp nông dân, nhất làđối với những hộ nghèo có vốn để phát triển sản xuất. Vốn giúp nông dân đượcthực hiện dưới hình thức cho vay trợ giúp có hoàn trả (có hạn mức, có kỳ hạn)không thu lãi mà chỉ thu phí.
Quỹ có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng,có hiệu quả, thu hồi kịp thời, đầy đủ các khoản vốn cho vay trợ giúp nông dânđể bảo toàn vốn và hoàn trả đầy đủ, kịp thời cho các tổ chức, cá nhân tài trợvốn cho Quỹ dưới hình thức phải hoàn trả.
Quỹ không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để thực hiện các mụcđích kinh doanh tiền tệ kiếm lời.
3. Về thu phí
Quỹ hỗ trợ nông dân được thu phí trên số vốn cho vay trợ giúp nôngdân. Mức thu phí trên nguyên tắc: Bảo đảm trang trải chi phí cần thiết cho hoạtđộng của Quỹ bao gồm phí và lãi trả cho các cá nhân và tổ chức tài trợ vốn (cóthu phí hoặc thu lãi với lãi suất ưu đãi); chi lương, công tác phí, văn phòngphẩm và các khoản chi phí khác cần thiết cho hoạt động của Quỹ; đồng thời mứcphí thu phải phù hợp với từng loại hộ, từng vùng và từng thời gian; cụ thể:
Mức phí thu cho vay hộ nghèo thấp hơn cho vay hộ không nghèo.
Mức phí thu cho vay các hộ thuộc khu vực miền núi, hải đảo thấphơn cho vay các hộ thuộc khu vực đồng bằng, trung du.
Mức phí cho vay cao nhất không quá 80% lãi suất cho vay cùng kỳhạn của tổ chức tín dụng trên địa bàn vào cùng thời điểm.
Căn cứ vào nguyên tắc trên, Ban thường vụ trung ương Hội nông dânViệt Nam chỉ đạo, hướng dẫn Quỹ xây dựng biểu phí. Ban thường vụ trung ương Hộiký quyết định ban hành biểu phí để Quỹ thực hiện.
Việc sửa đổi các nguyên tắc nêu trên chỉ được thực hiện sau khi cóý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
4. Thu, chi tài chính của Quỹ
a. Thu nhập của Quỹ bao gồm các khoản:
Thu phí cho vay hỗ trợ các thành viên.
Thu phí dịch vụ cho vay uỷ thác.
Thu khác: khoản đóng góp của các tổ chức cá nhân trong, ngoài nướccho hoạt động của Quỹ ( nếu có).
Quỹ có trách nhiệm thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu.
b. Chi phí hoạt động của Quỹ:
Chi phí nghiệp vụ gồm:
Chi trả phí cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợvốn cho Quỹ có thu phí.
Chi trả lãi: Cho các khoản vốn nhận tài trợ, uỷ thác của các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước phải trả lãi (lãi suất ưu đãi).
Các chi phí khác (nếu có).
Chi phí quản lý:
Chi lương cho cán bộ của Quỹ (đối với cán bộ không thuộc biên chếcủa Hội nông dân các cấp). Việc chi lương do ban thường vụ trung ươngHội nông dân quyết định theo các qui định hiện hành của Nhà nước.
Chi phụ cấp cho cán bộ của Hội được phân công quản lý, điều hànhQuỹ. Căn cứ vào nguồn thu thực tế, Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam qui định cụthể mức chi phụ cấp cho phù hợp. Mức chi tối đa không quá 50% tiền lươngcủa cán bộ Hội được phân công quản lý, điều hành Quỹ.
Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản phải nộp theo lương,theo chế độ Nhà nước quy định (đối với cán bộ không thuộc biên chế của Hội nôngdân các cấp).
Chi công tác phí.
Các khoản chi: khấu hao cơ bản, sửa chữa và mua sắm công cụ laođộng (đối với tài sản thuộc quyền quản lý của quỹ).
Các khoản chi khác cần thiết, hợp lý như chi tập huấn nghiệp vụ,hội nghị, tiếp khách...
Trích dự phòng rủi ro:
Mức trích là 0,05%/tháng trên dư nợ cho vay bình quân tháng.
Thời điểm trích là ngày cuối cùng của tháng.
Quỹ dự phòng tối đa bằng 10% dư nợ tại thời điểm 31/12 hàng năm,phần vượt (nếu có) được bổ sung vốn hoạt động.
Quỹ dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp các khoản nợ cho vay hỗtrợ không thu hồi được. Quỹ xây dựng quy chế trích lập, quản lý sử dụng Quỹ dựphòng rủi ro trình Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam ký ban hành sau khi thốngnhất với Bộ Tài chính.
c. Phân phối chênh lệch thu chi:
Số chênh lệch thu lớn hơn chi hàng năm được phân phối như sau:
Trích 1,8%/năm trên số vốn Nhà nước tại Quỹ để bổ sung vào vốn Nhànước tại Quỹ.
Phần còn lại (coi như 100%) phân bổ cụ thể như sau:
Trích 50% bổ sung vào vốn hoạt động để cho vay hỗ trợ.
Trích 20% lập quỹ đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản đểphục vụ cho hoạt động của Quỹ.
Số còn lại 30% được trích lập 2 quỹ: khen thưởng và phúc lợi. Mứctrích cho hai quỹ được vận dụng theo chế độ Nhà nước quy định đối với doanhnghiệp Nhà nước.
Chênh lệch thu chi sau khi trích lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợinếu còn được bổ sung vào quỹ đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản.
5. Chế độ hạch toán và kế toán
Căn cứ vào Pháp lệnh kế toán - thống kê, chế độ kế toán hiện hànhcủa Nhà nước, Ban thường vụ trung ương Hội nông dân Việt Nam xây dựng chế độ kếtoán áp dụng cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của Quỹ gửi cho Bộ Tài chính.Sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận Ban thường vụ trung ương Hội ký quyết địnhban hành để Quỹ thực hiện.
Quỹ có trách nhiệm thực hiện việc mở sổ sách kế toán, ghi chépchứng từ, và thực hiện việc hạch toán kế toán theo đúng chế độ quy định tạiPháp lệnh kế toán và thống kê và các quy định của Ban thường vụ trung ương Hộinông dân Việt Nam và của Bộ Tài chính.
Quỹ hỗ trợ nông dân có trách nhiệm thực hiện quyết toán tài chínhvà gửi cho Bộ Tài chính, Ban thường vụ trung ương Hội nông dân các báo cáo quý,năm sau đây:
Bảng tổng kết tài sản.
Bảng cân đối tài khoản.
Báo cáo quyết toán tài chính (Báo cáo thu nhập, chi phí).
Báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn (trong đó nêu rõ nguồn vốn tănghàng năm trên số vốn Nhà nước cấp trích từ chênh lệch thu chi được để lại nêutrên).
Thời hạn gửi báo cáo:
Báo cáo quyết toán quý chậm nhất 40 ngày sau khi kết thúc quý.
Báo cáo quyết toán năm chậm nhất vào ngày 1/3 của năm sau.
6. Chế độ kiểm tra, giám sát tài chính
Quỹ có trách nhiệm tổ chức, thực hiện kiểm tra, giám sát đảm bảohoạt động thu chi tài chính của Quỹ tại trung ương và các đơn vị cơ sở thựchiên đúng hướng dẫn tại Thông tư này và các chế độ tài chính khác có liên quan.
Ban thường vụ Hội nông dân Việt Nam chịu trách nhiệm kiểm tra,giám sát và xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm của Quỹ; Phối hợp với BộTài chính kiểm tra tài chính của Quỹ khi cần thiết.
Cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành chế độtài chính của Quỹ.
7. Lập kế hoạch năm
Quỹ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính năm để Ban thườngvụ trung ương Hội nông dân Việt Nam xem xét, phê duyệt và gửi Bộ Tài chính vàothời điểm quy định các tài liệu kế hoạch của năm tiếp theo, gồm:
Kế hoạch nguồn và sử dụng vốn trợ giúp nông dân.
Kế hoạch thu, chi tài chính.
Các chỉ tiêu kế hoạch được duyệt sẽ là căn cứ để Quỹ thực hiệntrong năm.
III. Tổ chức thực hiện
1. Quỹ hỗ trợ nông dân chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việcquản lý, sử dụng và bảo tồn vốn, tài sản của Nhà nước do Quỹ quản lý để cho vayhỗ trợ nông dân và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính Nhà nước theo Pháplệnh kế toán - thống kê và quy định của chế độ tài chính tại Thông tư này.
Trường hợp Quỹ sử dụng vốn không đúng mục đích, Bộ Tài chính sẽbáo cáo Thủ tướng Chính phủ thu hồi số vốn Nhà nước đã giao cho Quỹ quản lý, sửdụng.
2. Ban thường vụ trung ương Hội nông dân Việt Nam có trách nhiệmtổ chức thực hiện việc theo dõi, kiểm tra hoạt động tài chính của Quỹ bảo đảmquản lý và sử dụng vốn của quỹ theo đúng mục tiêu, chính sách của Hội và thựchiện thu, chi tài chính theo đúng chính sách tài chính, chế độ quy định.
Trên cơ sở chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ nông dân hướngdẫn tại Thông tư này Ban thường vụ trung ương Hội nông dân Việt Nam ban hànhvăn bản hướng dẫn cụ thể đối với Quỹ.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký,thay thế Thông tư số 73 TC/TCNH ngày 9/10/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn quychế quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội nông dân Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về BộTài chính để xem xét bổ sung, sửa đổi kịp thời.