Văn bản pháp luật: Thông tư 39/2002/TT-BTC

Vũ Văn Ninh
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 39/2002/TT-BTC
Thông tư
26/04/2002
26/04/2002

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn NSNN và vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đầu tư xây dựng các cụm, tuyến dân cư vượt lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thứ trưởng
2.002
Bộ Tài chính

Toàn văn

Phòng NV1

THÔNG TƯ

Hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn NSNN và vốn tín dụngđầu tư

phát triển của Nhà nước đầu tư xây dựng các cụm, tuyếndân cư

vượt lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long

 

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ vềviệc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CPngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chếQuản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày8/7/1999 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ vềtín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;

Căn cứ các Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày 6/11/2001 về pháttriển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2005, số1548/QĐ-TTg ngày 5/12/2001 về việc đầu tư tôn nền vượt lũ để xây dựng các cụm,tuyến dân cư vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long năm 2002 và các Quyết địnhkhác của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư xây dựng các cụm, tuyến dân cư vùng ngậplũ Đồng bằng sông Cửu Long;

Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, thanh toán vốn ngân sách nhà nước,vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và các nguồn huy động khác xây dựngcác cụm, tuyến dân cư vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại 7 tỉnh An Giang, ĐồngTháp, Long An, Vĩnh Long, Kiên Giang, Tiền Giang, Cần Thơ như sau:

 

PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.Đối tượng áp dụng Thông tư là các dự án, công trình xây dựng các cụm, tuyến dâncư vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại 7 tỉnh trên, bao gồm tôn nền (xây dựng nhàở cho dân và xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật-xã hội) và đầu tư xây dựngcác công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (gọi chung là các dự án, côngtrình cụm tuyến dân cư).

2.Các dự án, công trình cụm tuyến dân cư được quyết định đầu tư bằng nguồn vốnngân sách nhà nước (NSNN) và nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển (ĐTPT) củaNhà nước.

Nguồnvốn NSNN: gồm vốn ngân sách trung ương (NSTW) bổ sung có mục tiêu cho địa phươngvà vốn ngân sách địa phương (nguồn vốn được cân đối trong dự toán ngân sách địaphương (NSĐP) hàng năm và các nguồn vốn huy động khác).

Nguồnvốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước từ Quỹ Hỗ trợ phát triển (HTPT) được chuyển vềngân sách tỉnh.

3.Uỷ ban nhân dân (UBND) các tỉnh chỉ đạo việc quản lý, sử dụng đúng mục đích cácnguồn vốn (vốn NSNN, vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước) đầu tư cho các dự án, côngtrình cụm tuyến dân cư, không được sử dụng sang các mục tiêu khác.

4.Các dự án, công trình cụm tuyến dân cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyhoạch không phải lập và trình duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáokhả thi, chỉ lập và trình duyệt Thiết kế kỹ thuật-Tổng dự toán (TKKT-TDT), đượcphép chỉ định thầu. Việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư các dự án, công trìnhcụm tuyến dân cư được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và cácquy định tại văn bản này.

5. Các Ban Quản lý dự án (QLDA) chịu trách nhiệm trong quá trình quảnlý vốn đầu tư xây dựng các dự án, công trình cụm tuyến dân cư từ khâu lập,trình duyệt TKKT-TDT, thực hiện đầu tư, quyết toán vốn đầu tư đưa vào khai thácsử dụng.

6.Việc thanh toán vốn đầu tư các dự án, công trình cụm tuyến dân cư được thựchiện tại Kho Bạc Nhà nước (KBNN).

PHẦN II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I/ Về tổ chức vay vốn và trả nợ Quỹ HTPT:

1.Căn cứ mức vốn vay theo kế hoạch nhà nước giao hàng năm về nguồn vốn tín dụngĐTPT của Nhà nước đầu tư các cụm tuyến dân cư vượt lũ vùng Đồng bằng sông CửuLong, UBND tỉnh uỷ quyền cho Sở Tài chính-Vật giá ký Hợp đồng vay vốn, quản lýsử dụng vốn vay và bố trí nguồn trả nợ.

2.Lãi suất vốn vay bằng không (0%), thời hạn vay vốn tối đa là 10 năm kể từ khinhận khoản vay đến khi trả hết nợ vay, trong đó 5 năm đầu ân hạn chưa phải trảnợ. Bắt đầu từ năm thứ 6 kể từ thời điểm rút vốn vay, UBND tỉnh có trách nhiệmbố trí nguồn trong NSĐP để hoàn trả vốn vay cho Quỹ HTPT, đảm bảo trả hết nợvào năm cuối cùng của thời hạn vay.

4.Phương thức chuyển vốn vay: Trên cơ sở Hợp đồng vay vốn đã ký, tiến độ thựchiện dự án, Sở Tài chính-Vật giá đề nghị Quỹ HTPT thực hiện chuyển tiền chongân sách tỉnh.

5.Sau khi đầu tư xong phần tôn nền xây dựng nhà ở cho dân, UBND tỉnh có quyếtđịnh và tổ chức giao đất ở cho từng hộ dân, ưu tiên hộ chính sách, hộ nghèo, kýhợp đồng đối với từng hộ dân về khoản nợ phải trả, chịu trách nhiệm tổ chức thuhồi vốn vay từ các hộ dân nhận đất để hoàn trả Quỹ HTPT.

6.Quỹ HTPT được hưởng phí quản lý 1%/năm trên số dư nợ vay.

II/Triển khai thực hiện vốn đầu tư xây dựng các dự án, công trình cụm tuyến dâncư:

1. Triển khai kế hoạch và chuyển vốn:

1.1-Căn cứ kế hoạch vốn đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ giao (bao gồm vốn tíndụng ĐTPT của Nhà nước, vốn bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP), vốn NSĐP bốtrí, căn cứ TKKT-TDT các dự án, công trình cụm tuyến dân cư đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt và tiến độ thực hiện của từng dự án, hàng năm (từ năm 2002)UBND các tỉnh giao kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án (theo mẫu biểu số 1a),đồng thời tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư chia theo nguồn vốn gửi Bộ Tài chính(theo mẫu biểu số 1b) để làm căn cứ chuyển tiền cho NSĐP.

1.2-Căn cứ vào tổng mức vốn NSTW bổ sung có mục tiêu cho dự án, kế hoạch năm vàtheo báo cáo hàng quý của UBND tỉnh về tiến độ thực hiện và thanh toán vốn chocác dự án, công trình cụm tuyến dân cư, hàng quý NSTW bổ sung có mục tiêu choNSĐP.

1.3-Căn cứ Quyết định giao kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Tài chính-Vật giá thông báokế hoạch vốn chi tiết từng dự án, công trình sang KBNN tỉnh, đồng thời chuyểnvốn sang KBNN để kiểm soát thanh toán theo quy định (theo mẫu thông báo kếhoạch vốn số 02)

1.4-Số vốn NSTW bổ sung có mục tiêu cho các tỉnh là mức vốn đã được Thủ tướng Chínhphủ giao về đầu tư xây dựng các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ Đồng bằng sôngCửu Long. Nguồn vốn này được sử dụng đầu tư các dự án, công trình cụm tuyến dâncư cho đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng, không điều hoà sang đầu tư mục tiêukhác, nếu cuối năm kế hoạch không sử dụng hết thì được chuyển tiếp sang năm sauthực hiện.

2. Cấp phát, thanh toán:

2.1-Mở tài khoản: Các Ban QLDA được UBND tỉnh giao nhiệm vụ quản lý vốn đầu tư cácdự án, công trình cụm tuyến dân cư mở tài khoản tại KBNN nơi thuận tiện choviệc kiểm soát thanh toán và giao dịch.

2.2-Hồsơ gửi lần đầu: Các Ban QLDA phải gửi đến KBNN nơi mở tài khoản các tài liệulần đầu như sau:

TKKT-TDTđược cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Vănbản cho phép chỉ định thầu (tuỳ theo công việc yêu cầu)

Hợpđồng kinh tế giữa Ban QLDA và nhà thầu.

Kếhoạch khối lượng chi tiết của dự án, công trình trong năm.

2.3-Tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng:

a/Tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn Xây lắp:

CácHợp đồng xây lắp được tạm ứng bằng 50% giá trị Hợp đồng khi có văn bản của cấpcó thẩm quyền cho phép chỉ định thầu, có Hợp đồng kinh tế giữa Ban QLDA và nhàthầu.

Vốntạm ứng được thu hồi khi thanh toán khối lượng hoàn thành. Số vốn thu hồi từnglần bằng số vốn thanh toán khối lượng hoàn thành nhân với (X) tỷ lệ tạm ứng.Vốn tạm ứng được thu hồi hết khi thanh toán xong giá trị Hợp đồng.

b/Tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn thiết bị:

Hợpđồng thiết bị được tạm ứng khi có văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép chỉđịnh thầu, có Hợp đồng kinh tế. Mức tạm ứng theo quy định của Hợp đồng đã ký.

Vốntạm ứng mua sắm thiết bị được thu hồi vào từng lần thanh toán khối lượng thiếtbị hoàn thành.

c/Tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn chi phí khác:

Cáchợp đồng tư vấn sau khi ký kết được tạm ứng bằng 50% giá trị Hợp đồng; Vốn tạmứng được thu hồi ngay khi thanh toán khối lượng hoàn thành. Số vốn thu hồi từnglần bằng số vốn thanh toán khối lượng hoàn thành nhân với (X) tỷ lệ tạm ứng.

Chiphí đến bù giải phóng mặt bằng (GPMB) được tạm ứng vốn khi có phương án đền bùvà dự toán chi phí được duyệt; Các chi phí khác như chi phí hoạt động bộ máyBan QLDA. . . phải có dự toán được duyệt. Mức vốn tạm ứng theo nhu cầu cầnthiết của công việc đó. Vốn tạm ứng cho công việc đền bù GPMB và các công việcthuộc chi phí khác của dự án được thu hồi một lần vào kỳ thanh toán khối lượnghoàn thành của công việc đó.

3. Thanh toán khối lượng hoàn thành:

a/Thanh toán khối lượng xây lắp:

Khốilượng xây lắp hoàn thành được thanh toán là khối lượng thực hiện đã được nghiệmthu hàng tháng, theo Hợp đồng có trong kế hoạch đầu tư được giao, có thiết kếvà dự toán chi tiết được duyệt theo đúng định mức, đơn giá của Nhà nước.

Hồsơ thanh toán từng lần gồm văn bản phê duyệt dự toán chi tiết, biên bản nghiệmthu khối lượng, phiếu giá và các chứng từ có liên quan khác.

Căncứ đề nghị của Ban QLDA, KBNN nơi thanh toán dự án có trách nhiệm kiểm soát,thanh toán vốn kịp thời và thu hồi vốn tạm ứng theo quy định.

b/Thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành:

Khốilượng thiết bị hoàn thành được thanh toán là khối lượng thiết bị đã nhập kho(đối với thiết bị không cần lắp), hoặc đã lắp đặt xong và được nghiệm thu (đốivới thiết bị cần lắp).

Hồsơ thanh toán : Hợp đồng kinh tế, hoá đơn kèm phiếu xuất kho (đối với thiết bịmua trong nước) hoặc bộ chứng từ nhập khẩu (đối vơí thiết bị nhập khẩu), phiếunhập kho (đối với thiết bị không cần lắp), biên bản nghiệm thu khối lượng thiếtbị lắp đặt (đối với thiết bị cần lắp), các chứng từ về vận chuyển, bảo hiểm,thuế, phí lưu kho, phiếu giá và các chứng từ khác.

Căncứ đề nghị của Ban QLDA, KBNN nơi thanh toán dự án có trách nhiệm kiểm soát,thanh toán vốn kịp thời và thu hồi vốn tạm ứng theo quyđịnh.

c/Thanh toán chi phí khác:

Côngtác tư vấn: khối lượng công tác tư vấn được coi là hoàn thành, được thanh toánlà khối lượng thực hiện được nghiệm thu phù hợp với hợp đồng kinh tế. Hồ sơthanh toán gồm quyết định chỉ định thầu, hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thukhối lượng, chứng từ thanh toán.

Chiphí khác: Chi đền bù GPMB phải có phương án và dự toán đền bù được duyệt, bảnxác nhận khối lượng đền bù đã thực hiện; chi phí Ban QLDA phải có dự toán, bảngkê chi phí, các chứng từ liên quan; chi phí lập và thẩm định thiết kế, dự toánphải có hợp đồng, biên bản nghiệm thu.. .

Căncứ đề nghị của Ban QLDA, KBNN nơi thanh toán dự án có trách nhiệm kiểm soát,thanh toán vốn kịp thời và thu hồi vốn tạm ứng (nếu có) theo quy định.

d/Số vốn thanh toán cho từng hạng mục của dự án, công trình cụm tuyến dân cưkhông được vượt dự toán, tổng số vốn thanh toán cho dự án, công trình không đượcvượt tổng dự toán đã duyệt. Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm cảtạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) nhiều nhất không vượt kế hoạch vốnđã bố trí cho dự án.

4. Hạch toán, báo cáo định kỳ và quyết toán:

3.1-Hạch toán ngân sách:

Cácnguồn vốn đầu tư cho dự án (vốn NSNN, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước)thực hiện hạch toán theo quy định hiện hành; đồng thời theo dõi riêng để lậpbáo cáo gửi các cơ quan có thẩm quyền.

Hạchtoán vay, trả nguồn vốn vay Quỹ HTPT:

Khinhận vốn vay do chi nhánh Quỹ HTPT chuyển cho ngân sách tỉnh, Sở Tài chính-Vậtgiá hạch toán vào thu NSĐP (chương 160B loại 10 khoản 05 mục 086 tiểu mục 10).

Khitrả nợ vốn vay bằng nguồn vốn của NSĐP, hạch toán chi NSĐP (chương 160B loại 10khoản 05 mục 158 tiểu mục 10)

Khidân nộp trả tiền vay, hạch toán thu NSĐP (chương 160B loại 10 khoản 10 mục 062tiểu mục 02).

3.2-Báo cáo:

Địnhkỳ ngày 20 hàng tháng, ngày 10 của tháng đầu quý sau và kết thúc năm kế hoạch,Ban QLDA có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện đầu tư, thanh toán vốn củadự án cho UBND tỉnh để tổng hợp gửi Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, tổng hợp báo cáoThủ tướng Chính phủ.

Địnhkỳ ngày 20 hàng tháng và ngày 10 của tháng đầu quý sau, KBNN tỉnh báo cáo Sởtài chính-Vật giá, KBNNTW về tình hình thanh toán vốn cho dự án. Kết thúc nămkế hoạch, KBNN tỉnh quyết toán sử dụng vốn đầu tư với Sở Tài chính-Vật giá đểtổng hợp vào quyết toán chi NSĐP theo quy định hiện hành.

3.3-Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành: Việc quyết toán được thực hiện theo chế độquyết toán vốn đầu tư hiện hành.

3.4-Hết năm kế hoạch, chi nhánh Quỹ HTPT phải tổng hợp tình hình chuyển vốn vay,thu nợ vay báo cáo Quỹ HTPT, đồng gửi UBND tỉnh. Quỹ HTPT, UBND tỉnh tổng hợpbáo cáo Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

III.Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan:

1.UBND các tỉnh chịu trách nhiệm:

Quảnlý đầu tư và xây dựng các dự án, công trình cụm tuyến dân cư theo chế độ quyđịnh hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư này.

Vayvà trả nợ vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước; tổ chức giao đất và vốn phải trả nợtới từng hộ dân, thu hồi khoản nợ của từng hộ dân để hoàn trả Quỹ HTPT.

2-Kho bạc nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức kiểm soát thanh toán vốn cho các dựán và báo cáo tình hình thanh toán vốn theo quy định.

3-Quỹ HTPT Có trách nhiệm ký Hợp đồng cho vay, chuyển vốn và thu nợ theo hợp đồngđã ký; không thẩm định dự án.

PHẦN III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thôngtư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Trongquá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ảnh về Bộ Tài chínhđể kịp thời xem xét sửa đổi, bổ sung./. 

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22475&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận