Văn bản pháp luật: Thông tư 56/2003/TT-BTC

Trương Chí Trung
Toàn quốc
Công báo số 64/2003;
Thông tư 56/2003/TT-BTC
Thông tư
Hết hiệu lực toàn bộ
13/07/2003
09/06/2003

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ trưởng
2.003
Bộ Tài chính

Toàn văn

No tile

THÔNG

Hướng dẫn thựchiện Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèmtheo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

Thi hành Quyết định số180/2002/QĐ-TTg ngày 191/2/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quychế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội, Bộ Tài chính hướngdẫn thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:

 

Chương I

CÁC QUY ĐỊNHCHUNG

1. Đối tượng áp dụng Thông tư này làNgân hàng Chính sách xã hội được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTgngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

Hoạt động tài chính của Ngân hàngChính sách xã hội thực hiện theo quy định của Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chínhsách, Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý tài chính đốivới Ngân hàng Chính sách xã hội, nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này vàcác văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài chính khác có liên quan.

2. Ngân hàng sách xã hội là một tổchức tín dụng Nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận; là một pháp nhân,có vốn điều lệ, có bảng cân đối, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàngNhà nước, Kho bạc Nhà nước và các Tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam.

Ngân hàng Chính sách xã hội là đơnvị hạch toán tập trung toàn hệ thống, chịu trách nhiệm về các hoạt động trướcpháp luật; thực hiện bảo tồn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động.Ngân hàng Chính sách xã hội không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dựtrữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm) được miễn thuế và các khoản phải nộpNgân sách Nhà nước.

3. Chủ tịch Hội đồng quảntrị, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm trước phápluật, trước các cơ quan quản lý nhà nước về việc chấp hành chế độ tài chính củaNgân hàng Chính sách xã hội.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNHCỤ THỂ

I. CÁC QUY ĐỊNH VỀ VN, QUỸ

1. Vốn và các quỹ:

a) Vốn điều lệ là 5.000.000.000.000đồng (Năm nghìn tỷ đồng) do Ngân sách Nhà nước cấp khi thành lập.

Bộ trưởng Bộ Tài chính là người giaovốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giámđốc Ngân hàng Chính sách xã hội là người ký nhận vốn do Ngân sách Nhà nước cấp.

b) Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điềulệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng rủi ro tíndụng, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.

c) Vốn Ngân sách Nhà nước (bao gồmngân sách Trung ương, ngân sách địa phương) để cho vay xóa đói giảm nghèo, tạoviệc làm và thực hiện chính sách xã hội khác.

d) Chênh lệch thu chi được để lại chưaphân bổ cho các quỹ (nếu có).

đ) vốn tài trợ không hoàn lại củacác tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

e) Vốn khác (nếu có).

2. Vốn huy động:

2.1. Nguyên tắc huy động vốn:

Hàng năm Ngân hàng Chính sách xã hộicăn cứ kế hoạch tín dụng chương trình quốc gia xóa đói, giảm nghèo và tạo việclàm để kế hoạch hóa các nguồn vốn huy động báo cáo Bộ Tài chính xem xét phêduyệt.

Việc huy động các nguồn vốn trong nướcvới lãi suất thị trường để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách phảiđảm bảo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phảitrả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp. Lãi suất huy động vốn của Ngân hàng Chínhsách xã hội được thực hiện theo nguyên tắc sau:

Trường hợp Ngân hàng Chính sách xãhội phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá để huy độngvốn, lãi suất phát hành thực hiện theo khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định

Trường hợp Ngân hàng Chính sách xãhội vay vốn của Tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội, lãi suất vay vốn do Bộ Tàichính quy định.

Trường hợp Ngân hàng Chính sách xãhội huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong nước;huy động tiết kiệm của người nghèo; vay vốn của các Tổ chức tài chính, Tổ chứctín dụng trong nước, lãi suất huy động vốn tối đa không được vượt quá 95% mứclãi suất huy động cao nhất cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các Ngân hàng thươngmại Nhà nước trên cùng địa bàn.

Trường hợp Ngân hàng Chính sách xãhội nhận tiền gửi của Tổ chức tín dụng Nhà nước theo khoản 2 Điều 8 Nghị địnhsố 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 củaChính phủ, lãi suất huy động vốn không vượt quá mức lãi suất quy định tại Thôngtư số 04/2008/TT-NHNN ngày 24/02/2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trường hợp Ngân hàng Chính sách xãhội vay vốn của các Tổ chức tín dụng, Tổ chức tài chính ở nước ngoài phải thực hiện theo đúng quyđịnh của Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật hiện hành. Lãi suấthuy động vốn phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

2.2. Hình thức huy động vốn

a) Huy động tiền gửi có trả lãitrong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt; tiền gửi tự nguyện không lấy lãicủa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tiết kiệm của người nghèo.

b) Vốn ODA được Chính phủ giao.

c) Phát hành trái phiếu, chứng chỉtiền gửi và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật

d) Nhận tiền gửi của các Tổ chức tíndụng Nhà nước.

đ) Vốn vay tiết kiệm bưu điện, bảohiểm xã hội Việt Nam.

e) Vốn vay Ngân hàng Nhà nước ViệtNam.

g) Vốn vay các Tổ chức tài chính,tín dụng trong và ngoài nước.

3. Vốn nhận ủy thác của các tổ chức,cá nhân trong và ngoài nước.

4. Vốn khác.

II. QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN

1. Ngân hàng Chính sách xã hội cótrách nhiệm theo dõi toàn bộ vốn và tài sản hiện có, thực hiện hạch toán theođúng chế độ kế toán, thống kê hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động củavốn và tài sản trong quá trình hoạt động, quy định rõ trách nhiệm của từng bộphận, cá nhân đối với các trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản.

2. Ngân hàng Chính sách xã hội đượcsử dụng vốn hoạt động để thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sáchtheo quy định của pháp luật đảm bảo an toàn và phát triển vốn.

Việc xây dựng, mua sắm tài sản cốđịnh và các tài sản khác Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo định mức doNhà nước quy định cho các cơ quan hành chính sự nghiệp và theo kế hoạch đượcHội đồng quản trị thông qua. Ngân hàng Chính sách xã hội được đầu tư, mua sắmvào tài sản cố định của mình theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cốđịnh không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có và phải chấp hành đầy đủ các quyđịnh của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.

Việc trang bị ô tô phục vụ công tác,Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo định mức sau:

Phó Chủ tịch thường trực Hội đồngquản trị và Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội được trang bị và sử dụngxe tô con đưa đón từ nơi ở đến nơilàm việc hàng ngày và đi công tác theo mức giá mua mới tối đa không vượt quá450 triệu đồng/một xe.

Hội sở chính của Ngân hàng Chínhsách xã hội được trang bị nhiều nhất là 02 xe với mức giá mua mới tối đa khôngvượt quá 400 triệu đồng một xe và 02 xe hai cầu lắp ráp trong nước với mức giámua mới không vượt quá 600 triệu đồng một xe.

Mỗi chi nhánh của Ngân hàng Chínhsách xã hội cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được trang bị 01 xe ôtôvới mức giá mua mới tối đa không vượt quá 350 triệu đồnglmột xe và 01 xe haicầu lắp ráp trong nước với mức giá mua mới tối đa không vượt quá 600 triệuđồng/1 xe.

Riêng chi nhánh thành phố Hồ ChíMinh và chi nhánh thành phố Đà Nẵng được trang bị thêm mỗi chi nhánh 01 xe haicầu.

Xe ôtô dùng để phục vụ nhu cầu côngtác, công việc chung của Ngân hàng, không được bố trí xe đưa đón cán bộ lãnhđạo của chi nhánh từ nơi ở đến nơilàm việc.

Việc trang bị điện thoại cố định tạinhà riêng và điện thoại di động cho cán bộ làm việc chuyên trách tại Ngân hàngChính sách xã hội được thực hiện như sau:

Cán bộ được trang bị 01 máy điệnthoại cố định tại nhà riêng bao gồm:

Các thành viên chuyên trách Hội đồngquản trị;

Các Phó Tổng giám đốc;

Kế toán trưởng, Chánh văn phòng củaNgân hàng Chính sách xã hội Trung ương;

Ban giám đốc của Sở giao dịch, trungtâm đào tạo

Ban giám đốc các chi nhánh Ngân hàngChính sách xã hội cấp tỉnh.

Chi phí mua máy điện thoại cố địnhkhông quá 300.000 đ/máy, chi phí lắp đặt máy thanh toán theo hợp đồng lắp đặtký với cơ quan bưu điện.

Trường hợp đối tượng thuộc diện đượctrang bị nhưng đã có điện thoại cố định tại nhà riêng thì không được thanhtoán.

Cán bộ được trang bị 01 máy điệnthoại di động bao gồm:

Các thành viên chuyên trách Hội đồngquản trị;

Các Phó Tổng giám đốc;

Kế toán trưởng, Chánh Văn phòng củaNgân hàng Chính sách xã hội Trung ương;

Giám đốc của Sở giao dịch, Trung tâm đào tạo; Giám đốc chinhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh.

Chi phí mua máy điện thoại di độngkhông quá 3.000.000 đ/máy, chi phí lắp đặt máy thanh toán theo hợp đồng lắp đặtký với cơ quan bưu điện.

Việc trích khấu hao tài sản cố địnhcủa Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện như đối với doanh nghiệp.

3. Ngân hàng Chính sách xã hội đượcquyền thay đổi cơ cấu vốn và tài sản trong phạm vi toàn hệ thống để thực hiệncác hoạt động của mình theo quy định của pháp luật.

4. Ngân hàng Chính sách xã hội thựchiện bảo đảm an toàn vốn trong hoạt động theo quy định tại Điều 9 Quy chế quảnlý tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác về bảo đảm an toàn vốn trong hoạtđộng theo quy định của pháp luật.

5. Mọi tổn thất về vốn, tài sản vàcác khoản dư nợ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội phải được lập biên bảnxác định mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý theo nguyên tắc sau: Nếuvốn, tài sản và các khoản dư nợ cho vay bị tổn thất do nguyên nhân chủ quan củatập thể hoặc cá nhân thì đối tượng gây ra tổn thất phải bồi thường theo quyđịnh của pháp luật. Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết địnhmức bồi thường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Đối với tài sản đã mua bảo hiểm thìxử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

Đối với những rủi ro khách quan đốivới các khoản dư nợ cho vay, Ngân hàng Chính sách xã hội sử dụng quỹ dự phòngrủi ro tín dụng để bù đắp hoặc thực hiện xử lý rủi ro theo quyết định của Thủ tướngChính phủ.

Giá trị tổn thất sau khi đã thu hồivà bù đắp bằng các nguồn trên, nếu thiếu được bù đắp bằng Quỹ dự phòng tàichính của Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủbù đắp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ trưởngBộ Tài chính xem xét, quyết định.

6. Kiểm kê, đánh giá lại tài sản

6.1. Ngân hàng Chính sách xã hộithực hiện kiểm kê, đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:

Kiểm kê tài sản theo định kỳ và khikết thúc năm tài chính.

Kiểm kê, đánh giá lại tài sản theoquyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thanh lý, nhượng bán tài sản

6.2. Việc kiểm kê, đánh giá lại tàisản phải theo đúng các quy định hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước. Kếtquả kiểm kê, đánh giá lại tài sản của Ngân hàng Chính sách xã hội phải được gửitới Bộ Tài chính. Trường hợp kết quả kiểm kê, đánh giá lại tài sản có tăng,giảm so với giá trị hạch toán trên sổ sách kế toán, Ngân hàng chính sách xã hộicó trách nhiệm giải thích rõ nguyên nhân, đề xuất biện pháp xử lý báo cáo BộTài chính xem xét, quyết định.

7. Ngân hàng Chính sách xã hội đượcquyền cho thuê các tài sản thuộc quyền quản lý của Ngân hàng theo nguyên tắc cóhiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của Bộ Luật Dân sự và cácquy định khác của pháp luật. Việc cho thuê trụ sở làm việc do Hội đồng quản trịquyết định theo đề nghị của Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội.

8. Ngân hàng Chính sách xã hội đượcthanh lý, nhượng bán những tài sản kém, mất phẩm chất, tài sản hư hỏng không cókhả năng phục hồi, tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sửdụng không có hiệu quả.

Khi nhượng bán, thanh lý tài sản,Ngân hàng Chính sách xã hội phải lập Hội đồng để đánh giá thực trạng về mặt kỹthuật, thẩm định giá trị tài sản hoặc thuê thẩm định. Những tài sản mà phápluật quy định phải tổ chức bán đấu giá khi nhượng bán, thanh lý Ngân hàng Chínhsách xã hội phải tổ chức bán đấu giá, thông báo công khai theo quy định củapháp luật. Nếu tài sản thanh lý dưới hình thức dỡ bỏ, hủy phải tổ chức Hội đồngthanh lý do Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.

Khoản chênh lệch giữa số tiền thu đượcdo nhượng bán, thanh lý tài sản với giá trị còn lại của tài sản nhượng bán, thanhlý và chi phí nhượng bán, thanh lý được hạch toán vào kết quả hoạt động củaNgân hàng Chính sách xã hội.

9. Đối với những tài sản Ngân hàngChính sách xã hội đi thuê, nhận cầm cố, nhận thế chấp, nhận bảo quản giữ hộ củakhách hàng, Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm quản lý, bảo quản hoặcsử dụng theo thỏa thuận với khách hàng phù hợp quy định của pháp luật.

III. TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO VÀXỬ LÝ RỦI RO

1. Ngân hàng Chính sách xã hội đượchạch toán vào chi phí khoản dự phòng rủi ro về tỷ giá đối với những khoản vốnhuy động nước ngoài theo quy định của Chính phủ để cho vay hộ nghèo và các đốitượng chính sách. Việc trích lập khoản dự phòng rủi ro về tỷ giá chỉ được thựchiện khi tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàngNhà nước công bố tại thời điểm trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá cao hơn tỷ giáđang hạch toán tại sổ sách kế toán của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Số phải trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá

=

Số dư nguyên tỷ lệ vốn huy động nước ngoài

x

Tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước công bố

-

Tỷ giá đang hạch toán tại sổ sách kế toán

Số được trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá

=

Số phải trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá

-

Số dư dự phòng rủi ro tỷ giá hiện có

 

Thời điểm trích lập dự phòng rủi rotỷ giá: Việc trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá được tiến hành cho từng loại vốnhuy động của từng loại ngoại tệ và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòngrủi ro tỷ giá để làm căn cứ hạch toán chi phí hoạt động của Ngân hàng Chínhsách xã hội. Việc trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá được thực hiện vào thời điểmkhoá sổ kế toán (ngày 31 tháng 12 năm dương lịch) để lập báo cáo tài chính năm.

Trường hợp số phải trích lập về dựphòng rủi ro tỷ giá lớn hơn số dự phòng rủi ro tỷ giá hiện có, Ngân hàng Chínhsách xã hội thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá theo số được trích lậpnêu trên.

Trường hợp số phải trích lập dựphòng rủi ro tỷ giá nhỏ hơn hoặc bằng số dư dự phòng rủi ro tỷ giá hiện có,Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển số dư dự phòng hiện có sang năm sau để sửdụng tiếp.

Mục đích của việc trích lập dự phòngrủi ro tỷ giá là để bù đắp những rủi ro do tỷ giá trên thị trường biến độngtăng dẫn đến Ngân hàng Chính sách xã hội phải tăng chi phí cho việc mua ngoạitệ thanh toán trả nợ nước ngoài. Ngân hàng Chính sách xã hội được sử dụng khoảndự phòng rủi ro tỷ giá hiện có để bù đắp khoản chênh lệch tỷ giá thực tế phátsinh khi thực hiện mua ngoại tệ để trả nợ nước ngoài. Trường hợp khoản dự phòngrủi ro tỷ giá không đủ để bù đắp số chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngânhàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định.

2. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

2.1. Ngân hàng Chính sách xã hội đượctrích lập Quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất do nguyên nhân khách quan phátsinh trong quá trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được sửdụng để bù đắp những rủi ro do nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn,dịch bệnh, chính sách Nhà nước thay đổi hoặc biến động giá cả thị trường...phát sinh thuộc diện đơn lẻ cục bộ sau khi sử dụng bồi thường của cơ quan bảohiểm (nếu có).

2.2. Mức trích lập Quỹ dự phòng rủiro tín dụng hàng năm được tính bằng 0,02% trên số dư nợ bình quân năm.

Số dư nợ bình quân năm được tínhtheo phương pháp bình quân số học số dư nợ cho vay của tất cả các tháng trongnăm theo quy định tại điểm 3 Mục IV Thông tư này.

2.3. Việc trích lập dự Quỹ dự phòngrủi ro tín dụng được tiến hành vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

2.4. Cuối năm, nếu không sử dụng hếtquỹ dự phòng rủi ro tín dụng, số dư của Quỹ được chuyển sang Quỹ dự phòng rủiro tín dụng năm sau. Trường hợp số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không đủ bùđắp tổn thất phát sinh trong năm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chínhsách xã hội báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàngChính sách xã hội chịu trách nhiệm quy định và thực hiện việc sử dụng Quỹ dựphòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng Chính sáchxã hội.

3. Việc xử lý những rủi ro do nguyênnhân khách quan phát sinh trên diện rộng thực hiện theo quyết định của Thủ tướngChính phủ.

IV. CẤP BÙ CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT VÀPHÍ QUẢN LÝ

1. Phạm vi và nguyên tắc cấp bùchênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội:

Ngân sách nhà nước chỉ cấp bù chênhlệch lãi suất và phí quản lý đối với các khoản cho vay thuộc đối tượng quy địnhtại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ. Ngân sách nhà nướckhông cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đối với:

Số dư nợ cho vay không đúng đối tượng.

Các chương trình Ngân hàng Chínhsách xã hội nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khác.

Số dư nợ được Chính phủ cho khoanh,xóa và các khoản nợ được Chính phủ cho phép xử lý đối với khách hàng nhưng cónguồn xử lý tương ứng cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

Mức cấp bù chênh lệch lãi suất đượcxác định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất hòa đồng các nguồn vốn bao gồm cảcác nguồn vốn không phải trả lãi với lãi suất cho vay bình quân.

Số phí quản lý được xác định trên sốchi phí quản lý thực tế đúng chế độ nhưng không vượt quá 0,6%/tháng tính trênsố dư nợ cho vay có thu được lãi.

Việc cấp bù được thực hiện theo phươngthức tạm cấp hàng quý theo kế hoạch và có điều chỉnh theo tình hình thực hiệncủa các quý trước trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước hàng năm bố trí chomục tiêu này; số cấp bù chính thức cả năm sẽ được xác định sau khi kết thúc nămtài chính.

Ngân hàng Chính sách xã hội có tráchnhiệm xây dựng kế hoạch đề nghị cấp bù chênh lệch lãi suất và chi phí quản lýbáo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo đúng quy định tại Thông tưnày.

2. Xây dựng kế hoạch cấp bù chênhlệch lãi suất và phí quản lý.

Căn cứ chương trình quốc gia xóađói, giảm nghèo và tạo việc làm, Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng kế hoạchcấp bù chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý cho năm kế hoạch gửi Bộ Tàichính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào thời gian xây dựng toán thu chi ngân sách nhànước hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướngdẫn.

Việc xây dựng kế hoạch cấp bù chênhlệch lãi suất và chi phí quản lý cho năm kế hoạch của Ngân hàng Chính sách xãhội được thực hiện theo các công thức quy định tại tại mục 3 dưới đây.

Trên cơ sở kế hoạch cấp bù chênhlệch lãi suất và phí quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội, căn cứ chươngtrình quốc gia xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm, căn cứ khả năng cân đối ngânsách nhà nước, Bộ Tài chính xác định số kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất vàchi phí quản lý và thông báo cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

Căn cứ chỉ tiêu cấp bù chênh lệchlãi suất và chi phí quản lý cả năm được Bộ Tài chính thông báo, Ngân hàng Chínhsách xã hội có trách nhiệm xây dựng, báo cáo Bộ Tài chính kế hoạch tạm cấp bùhàng quý làm cơ sở thực hiện cấp bù.

3. Xác định số cấp bù chênh lệch lãisuất và chi phí quản lý thực tế.

Ngân hàng chính sách xã hội xác địnhsố cấp bù chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý thực tế theo các công thứcsau.

Số tiền cấp bù = Số chênh lệch lãisuất + Số chi phí quản lý

Số chênh lệch lãi suất

=

Dư nợ cho vay bình quân

x

Lãi suất bình quân các nguồn vốn

-

Lãi suất bình quân cho vay

Số chi phí quản lý được xác địnhbằng số chi phí thực tế của các khoản chi đúng chế độ theo quy định tại Thông tưnày nhưng không vượt quá 0,6%/tháng tính trên số dư nợ cho vay có thu được lãi.

Trong đó:

a) Dư nợ cho vay bình quân là tổngsố dư nợ cho vay bình quân đúng đối tượng, được xác định theo công thức sau:

Dư nợ cho vay

bình quân quý

Tổng dư nợ cuối tháng của các tháng trong quý

3

 

Dư nợ cho vay

bình quân năm

Dư nợ cuối tháng 1 +…+ Dư nợ cuối tháng 12

12

b) Lãi suất bình quân các nguồn vốn

Lãi suất bình quân các nguồn vốn

Tổng lãi phải trả cho việc huy động các nguồn vốn

Số dư nguồn vốn bình quân

- Tổng số lãi phải trả cho việc huyđộng vốn là một số tiền lãi phải trả cho việc huy động các nguồn vốn của Ngânhàng Chính sách xã hội huy động của tất cả các tháng trong quý, năm.

Số dư nguồn vốn bình quân quý

Tổng số dư nguồn vốn cuối tháng của các tháng trong quý

3

 

Số dư nguồn vốn bình quân năm

Dư nguôn vốn cuối tháng 1+….+ Dư cuối tháng 12

12

Số dư nguồn vốn bình quân của Ngânhàng Chính sách xã hội được tính cho tất cả các nguồn vốn không phải trả lãi,nguồn vốn phải trả lãi, nguồn vốn nhận tiền gửi để cung ứng dịch vụ thanh toán. Khi tính toán số dư nguồn vốn bình quân,Ngân hàng Chính sách xã hội được loại trừ số vốn thực tế đã sử dụng để đầu tư,mua sắm tài sản cố định (nguyên giá tài sản cố định trừ đi khấu hao).

Nguồn vốn nhận uỷ thác từ các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn vốn Nhà nước chuyển sang để thực hiệnkhoanh nợ, xóa nợ cho khách hàng theo quyết định của Chính phủ sẽ được loại trừkhi tính lãi suất bình quân nguồn vốn.

c) Lãi suất cho vay bình quân

Lãi suất cho vay bình quân

=

Tổng số lãi phải thu

Tổng số dư nợ cho vay bình quân

Tổng số lãi phải thu là các khoảnlãi đến hạn phải thu của nợ trong hạn và nợ quá hạn của dư nợ cho vay tính theotừng tháng trong quý, năm.

d) Tỷ lệ dư nợ có thu được lãi

Tỷ lệ dư nợ có thu được lãi áp dụng chonăm kế hoạch là tỷ lệ dư nợ có thu được lãi thực tế 6 tháng đầu năm của năm trướcnăm kế hoạch. Tỷ lệ dư nợ có thu được lãi thực tế 6 tháng đầu năm của năm trướcnăm kế hoạch bằng số lãi thực thu 6 tháng chia cho số lãi phải thu của 6 tháng.

Tỷ lệ dư nợ cho vay có thu được lãithực tế được tính bằng số lãi thực thu quý, năm chia cho số lãi phải thu quý,năm.

đ) Mức phí quản lý được áp dụngtrong 3 năm đầu được xác định bằng số chi phí quản lý theo đúng nội dung, địnhmức chi quy định tại Thông tư này, được Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch hàngnăm nhưng không vượt quá 0,6%/tháng tính trên số dư nợ cho vay có thu được lãi.Đối với những chương trình Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay ủythác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà có quy định mức phí quản lý,Ngân hàng Chính sách xã hội được hưởng mức phí theo quy định tại các quyết địnhnày.

4. Trình tự cấp bù chênh lệch lãisuất và chi plư quản lý.

4.1. Tạm cấp bù hàng quý.

Việc tạm cấp bù hàng quý được thựchiện theo nguyên tắc:

Quý I cấp 75% kế hoạch quý I.

Quý II cấp 75% kế hoạch quý II + số điều chỉnh 3 tháng đầu năm.

Quý III cấp 75% kế hoạch quý III + số điều chỉnh 6 tháng đầu năm.

Quý IV cấp 75% kế hoạch Quý IV + số điềuchỉnh 9 tháng đầu năm.

Vào ngày 15 tháng đầu quý, căn cứ sốliệu tổng hợp từ các chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội lập kếhoạch cấp bù quý, kèm thuyết minh gửi Bộ Tài chính.

Căn cứ kế hoạch cấp bù được bố trítrong kế hoạch chi ngân sách nhà nước; trên cơ sở kế hoạch cấp bù quý của Ngânhàng Chính sách xã hội, vào ngày 25 tháng đầu hàng quý, Bộ Tài chính tạm cấp bùcho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định.

Điều chỉnh số cấp bù quý.

Vào ngày 15 tháng đầu quý sau, căncứ số liệu tổng hợp từ các chi nhánh, Ngân hàng Chính sách xã hội tính số phảicấp bù thực tế quý trước, số chênh lệch với số đã được tạm cấp bù quý trước kèmtheo thuyết minh gửi Bộ Tài chính.

Căn cứ kế hoạch được bố trí trong dựtoán chi Ngân sách Nhà nước, trên cơ sở đề nghị cấp bù của Ngân hàng Chính sáchxã hội, Bộ Tài chính xác định số thực phải cấp bù quý trước:

a) Nếu số thực phải cấp bù của quýtrước cao hơn số đã tạm cấp bù, Bộ Tài chính cấp bổ sung phần còn thiếu cùngvới số tạm cấp bù quý sau.

b) Nếu số thực phải cấp bù của quýtrước thấp hơn số đã tạm cấp bù, Bộ Tài chính sẽ trừ số đã cấp vượt vào số tạmcấp bù quý sau.

4.2. Điều chỉnh số cấp bùhàng năm theo quyết toán chính thức.

Kết thúc năm tài chính, căn cứ sốliệu quyết toán chính thức được Hội đồng quản trị phê duyệt, Ngân hàng Chínhsách xã hội tính toán lại số phải cấp bù cả năm kèm thuyết minh gửi Bộ Tàichính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Căn cứ kế hoạch cấp bù cả năm đượcbố trí trong ngân sách nhà nước; căn cứ số liệu quyết toán và tình hình hoạtđộng thực tế trong năm của Ngân hàng Chính sách xã hội, Bộ Tài chính xác địnhlại số chính thức phải cấp bù cả năm cho Ngân hàng Chính sách xã hội và thựchiện điều chỉnh. Riêng đối số phí quản lý được hưởng sẽ được xác định trên cơsở số dư nợ cho vay bình quân thực tế và tỷ lệ phí quản lý tương ứng với số dư nợ bình quân được Bộ Tài chính phêduyệt trong thông báo kế hoạch dự toán cấp bù chênh lệch lãi suất.

Việc điều chỉnh số cấp bù theo quyếttoán chính thức được thực hiện như sau:

Nếu số được cấp bù chính thức cả nămcao hơn số đã tạm cấp bù trong năm (theo các quý) thì Bộ Tài chính sẽ cấp bổsung phần còn thiếu trong phạm vi kế hoạch được thông báo. Phần chênh lệch vượtgiữa số cấp bù chính thức cả năm và kế hoạch được thông báo (nếu có) sẽ được bốtrí trong kế hoạch cấp bù năm sau.

Nếu số được cấp bù chính thức cả nămthấp hơn số đã tạm cấp bù trong năm (theo các quý) thì phần chênh lệch vượt sẽđược giữ lại để cấp bù cho quý I năm tiếptheo (trường hợp năm tiếp theo vẫn phát sinh việc cấp bù hoặc phải nộp lại chongân sách nhà nước (trường hợp năm tiếp theo không phát sinh việc cấp bù).

V. QUẢN LÝ THU NHẬP, CHI PHÍ:

1. Thu nhập của Ngần hàng Chính sáchxã hội là toàn bộ các khoản thục thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ vàhoạt động khác, bao gồm:

1.1. Thu nhập từ hoạt độngnghiệp vụ:

Thu lãi cho vay hộ nghèo và các đốitượng chính sách

Thu lãi tiền gửi của Ngân hàng Chínhsách xã hội tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thươngmại;

Thu phí nhận uỷ thác cho vay lạitheo hợp đồng ủy thác;

Thu cấp bù chênh lệch lãi suất và phíquản lý do ngân sách nhà nước cấp;

Thu về dịch vụ thanh toán và ngânquỹ;

Thu hoạt động nghiệp vụ và dịch vụkhác;

1.2. Thu nhập từ hoạt động khác:

Thu thanh lý, nhượng bán tài sản củaNgân hàng Chính sách xã hội (sau khi trừ giá trị còn lại và các khoản chi phíthanh lý, nhượng bán);

Thu từ các khoản nợ đã được xử lý từquỹ dự phòng rủi ro, đã được xử lý theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

Các khoản thu nhập khác.

2. Chi phí của Ngân hàng Chính sáchxã hội là các khoản chi phí hợp lý trong kỳ, bao gồm:

2.1. Chi hoạt động nghiệp vụ:

Chi phí phải trả lãi tiền huy độngvốn;

Chi phí dịch vụ thanh toán và ngânquỹ bao gồm các khoản chi về dịch vụ thanh toán; cước phí bưu điện, mạng truyềnthông; chi vận chuyển bốc xếp tiền, chi kiểm đếm phân loại và đóng gói tiền,chi bảo vệ tiền và các khoản chi phí khác về hoạt động thanh toán và ngân quỹ;

Chi trả phí dịch vụ cho tổ chức thựchiện ủy thác cho vay đến người nghèo và các đối tượng chính sách.

Trường hợp cho vay ủy thác thông quatổ nhóm: Mức trả phí dịch vụ ủy thác do Ngân hàng Chính sách xã hội và tổ chứcthực hiện ủy thác cho vay thỏa thuận, trong đó chi cho tổ chức thực hiện ủythác không vượt quá 0,22%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi và chi hoahồng cho các tổ vay vốn không vượt quá 0,1%/tháng tính trên số dư nợ có thu đượclãi.

Trường hợp cho vay ủy thác không quatổ nhóm: Mức tra phí dịch vụ ủy thác do Ngân hàng Chính sách xã hội và tổ chứcthực hiện ủy thác cho vay thỏa thuận nhưng không vượt quá 0,32%/tháng tính trênsố dư nợ cho vay có thu được lãi.

Chi về tham gia thị trường tiền tệ;

Chi khác cho hoạt động nghiệp vụ.

2.2. Chi nộp thuế, phí và lệ phítheo quy định.

2.3. Chi phí trích lập dự phòng rủiro về tỷ giá và trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.

2.4. Chi cho cán bộ, công chức, viên chức của Ngân hàng Chính sáchxã hội:

Chi lương, phụ cấp lương cho cán bộ theo chế độ do Thủ tướng Chínhphủ quyết định;

Chi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đóng góp kinh phí côngđoàn theo chế độ Nhà nước quy định;

Chi ăn giữa ca mức chi mỗi người không vượt quá mức lương tốithiểu Nhà nước quy định cho công nhân viên chức;

Chi trang phục giao dịch, mức chi tối đa không vượt quá 500.000đ/người/năm;

Chi phương tiện bảo hộ lao động cho các đối tượng cần trang bị bảohộ lao động theo quy định;

Chi phụ cấp cho thành viên Hội đồng quản trị làm việc bán chuyêntrách tại trung ương theo quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 28/5/1998 củaChính phủ;

Chi phụ cấp trách nhiệm cho thành viên Ban chuyên gia tư vấn củaHội đồng quản trị, thành viên kiêm nhiệm Ban kiểm soát Hội đồng quản trị, thànhviên Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp mức chi hàng tháng cho mỗi thánhviên là 50.000 đ/người/tháng;

Chi trả thù lao cho cán bộ xã, phường với mức 50.000 đ/xã, phường/tháng;

Chi trợ cấp thôi việc cho người lao động thực hiện theo Nghị địnhsố 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều Bộ luật lao động và các văn bản hiện hành của Nhà nước;

Chi cho lao động nữ theo chế độ quy định.

2.5. Chi phí về tài sản của Ngân hàng Chính sách xã hội:

Chi phí khấu hao tài sản cố định theo quy chế quản lí sử dụng vàtrích khấu hao tài sản cố định hiện hành đối với doanh nghiệp;

Chi phí sửa chữa tài sản cố định nhằm khôi phục năng lực của tàisản được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí hoạt động trong năm.Đối với những tài sản cố định đặc thù mà chi phí sửa chữa tài sản cố định phátsinh không đều giữa các kỳ, các năm nếu Ngân hàng Chính sách xã hội muốn tríchtrước chi phí sửa chữa tài sản cố định vào chi phí hoạt động phải lập kế hoạchkế hoạch trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định báo cáo với Bộ Tài chínhđể xem xét, quyết định. Ngân hàng chính sách xã hội phải quyết toán chi phí sửachữa thực tế phát sinh với chi phí sửa chữa đã trích trước, nếu chi phí sửachữa thực tế lớn hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán thẳng hoặcphân bổ dần vào chi phí trong kỳ, nếu chi phí sửa chữa thực tế nhỏ hơn số đãtrích thì phần chênh lệch được hạch toán vào thu nhập trong kỳ;

Chi phí tiền thuê tài sản được hạch toán vào chi phí hoạt độngtheo số thực chi trong năm căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản, trường hợp trảtiền thuê tài sản một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chiphí hoạt động theo số năm sử dụng tài sản;

Chi mua sắm công cụ lao động được tính trên số cán bộ, viên chứccủa Ngân hàng Chính sách xã hội với mức bình quân không quá 2,2 triệu đồng/người/năm;

Chi mua bảo hiểm tài sản đối với những tài sản phải mua bảo hiểmtheo quy định của pháp luật, mức chi căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm tài sản đượcký kết với cơ quan Bảo hiểm.

2.6. Chi cho hoạt động quản lý và công vụ: Các khoản chi này đượcthực hiện theo nguyên mức chi đối với từng khoản chi thực hiện theo chế độ Nhànước quy định;

Tổng mức chi quản lý và công vụ hàng năm của Ngân hàng Chính sáchxã hội tính trên số cán bộ, viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội bình quân năm tối đa không quá 16 triệu đồng/người/năm.

Các khoản chi cho hoạt động quản lý và công vụ gồm:

Chi mua vật liệu và giấy tờ in bao gồm các khoản chi để mua vậtliệu văn phòng, giấy tờ in, vật mang tin, xăng dầu và các vật liệu khác.

Chi công tác phí cho cán bộ, viên chức đi công tác trong và ngoàinước theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính đối với các cơ quan hành chính sựnghiệp.

Chi cho việc đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, viên chứcthuộc Ngân hàng Chính sách xã hội. Mức chi theo quy định của Nhà nước đồi vớicơ quan hành chính sự nghiệp.

Chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ; sáng kiến,cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đềtài nghiên cứu và dự toán chi phí nghiên cứu của từng đề tài phải được Hội đồngquản trị Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt và tự chịu trách nhiệm về hiệuquả các đề tài đó.

Chi bưu phí và điện thoại là các khoản chi về bưu phí, truyền tin,điện báo, điện thoại, thuê kênh truyền tin, telex, fax...trả theo hóa đơn củacơ quan bưu điện. Việc chi thanh toán sử dụng điện thoại cố định lắp đặt tạinhà riêng và điện thoại di động cho các đối tượng được trang bị thực hiện theođịnh mức sau:

Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị được thanh toán khôngquá 200.000 đ/tháng đối với điện thoại cố định tại nhà riêng và 400.000 đ/thángđối với điện thoại di động.

Các đối tượng còn lại được thanh toán không quá 100.000 tháng đốivới điện thoại cố định tại nhà riêng và 250.000 đ/tháng đối với điện thoại diđộng.

Chi hỗ trợ cho các hoạt động của Đảng, đoàn thể của Ngân hàngChính sách xã hội theo quy định của Nhà nước (không bao gồm các khoản chi ủng hộ công đoàn ngành, địa phương, cáctổ chức xã hội và cơ quan khác).

Chi mua tài liệu, sách, báo.

Chi điện, nước, y tế, vệ sinh cơ quan.

Chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị, lễ tân, khánh tiếtvà các khoản chi khác phải gắn liền với hiệu quả hoạt động, trong 3 năm đầukhông vượt quá 7% tổng chi phí mỗi năm và không quá 5% các năm tiếp sau.

Chi cho việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán củn Ngân hàng Chínhsách xã hội theo chế độ quy định.

Chi cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy trong cơ quan theo quyđịnh.

Chi cho công tác bảo vệ môi trường.

Chi phí quản lý khác theo quy định.

2.7. Chi khác

Chi nhượng bán, thanh lý tài sản (bao gồm cả giá trị còn lại củatài sản cố định khi thanh lý, nhượng bán).

Các khoản chi phí khác theo thực tế phát sinh và có chứng từ hợplý.

3. Ngân hàng Chính sách xã hội không được hạch toán vào chi phícác khoản sau: Các khoản thiệt hại đã được Chính phủ hỗ trợ hoặc cơ quan bảohiểm, bên gây thiệt hại bồi thường;

Các khoản chi phạt do vi phạm hành chính, vi phạm môi trường, phạtnợ vay quá hạn do nguyên nhân chủ quan, phạt vi phạm chế độ tài chính;

Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, nâng cấp, cải tạotài sản cố định thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản;

Các khoản chi cho sửa chữa, bảo dưỡng và trang thiết bị các tàisản phúc lợi như nhà ở, nhà nghỉ của cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng;

Chính sách xã hội, các khoản chi cho các công trình phúc lợi khác;

Các khoản chi ủng hộ địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quankhác;

Chi công tác trong và ngoài nước vượt định mức chi do Nhà nước quyđịnh;

Các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ.

VI. XỬ LÝ CHÊNH LỆCH THU CHI VÀ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CÁC QUỸ

1. Việc xử lý chênh lệch thu chi của Ngân hàng Chính sách xã hội đượcthực hiện theo quy định tại Điều 18 Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Mục đích sử dụng các quỹ

2.1. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ dùng để bổ sung vốn điều lệ.

2.2. Quỹ dự phòng tài chính dùng để bù đắp phần còn lại của nhữngtổn thất thiệt hại về vốn, tài sản và các khoản dư nợ cho vay xảy ra trong quátrình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội sau khi đã được bù đắp bằngtiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểmvà sử dụng quỹ dự phòng rủi ro.

2.3. Quỹ đầu tư phát triển: Dùng để đầu tư mở rộng quy mô hoạtđộng và đổi mới công nghệ trang thiết bị, điều kiện làm việc của Ngân hàngChính sách xã hội.

Căn cứ vào nhu cầu đầu tư và khả năng của quỹ, Hội đồng quản trịNgân hàng Chính sách xã hội quyết định hình thức và biện pháp đầu tư theonguyên tắc an toàn và có hiệu quả.

2.4. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm dùng để trả trợ cấp cho ngườilao động đã làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội đủ từ 1 năm trở lên bị mấtviệc làm tạm thời theo quy định của Nhà nước; chi đào tạo lại chuyên môn, kỹthuật cho người lao động dothay đổi công nghệ hoặc chuyển sang công việc mới; đào tạo nghề dự phòng cholao động nữ của Ngân hàng Chính sách xã hội và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghềnghiệp cho cán bộ, viên chức làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Quỹ nàychỉ dùng trợ cấp cho người lao động mất việc làm do các nguyên nhân khách quannhư lao động dôi ra vì thay đổi công nghệ, do thay đổi tổ chức khi chưa bố trícông việc khác, hoặc chưa kịp thời giải quyết cho thôi việc.

2.5. Quỹ khen thưởng dùng để:

Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ viên chức củaNgân hàng Chính sách xã hội. Mức thưởng do Tổng giám đốc quyết định theo đềnghị của Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Ngân hàng Chính sách xã hội trêncơ sở năng suất lao động, thành tích của mỗi cán bộ, viên chức làm việc tạiNgân hàng Chính sách xã hội.

Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể của Ngân hàng Chínhsách xã hội có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ mang lại hiệuquả Mức thưởng do Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.

Thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài Ngân hàng Chính sách xã hội cóquan hệ, hoàn thành tốt những điều kiện hợp đồng, đóng góp có hiệu quả vào hoạtđộng của Ngân hàng Chính sách xã hội. Mức thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trịNgân hàng Chính sách xã hội quyết định.

2.6. Quỹ phúc lợi dùng để:

Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trìnhphúc lợi của Ngân hàng Chính sách xã hội, góp vốn đầu tư xây dựng các côngtrình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị theo hợp đồng thỏa thuận.

Chi cho các hoạt động thể thao, văn hóa, phúc lợi công cộng củatập thể cán bộ, viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội.

Đóng góp cho Quỹ phúc lợi xã hội.

Chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ, viên chứcNgân hàng Chính sách xã hội.

Chi các hoạt động phúc lợi khác

Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với Ban chấphành công đoàn để quản lý, sử dụng quỹ này.

VII. Chế độ kế toán thống kê, kiểm toán, báo cáo công khai tàichính

1. Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện chế độ kế toán, thống kêtheo quy định của pháp luật, ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ sáchkế toán và phản ánh đầy đủ, kịp thời trung thực, chính sách, khách quan cáchoạt động nghiệp vụ.

2. Năm tài chính của Ngân hàng chính sách xã hội có trách nhiệmlập và gửi cho Bộ Tài chính kế hoạch tài chính gồm:

a) Kế hoạch nguồn vốn, sử dụng vốn.

b) Kế hoạch thu nhập – chi phí

c) Kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý từ Ngân sáchNhà nước (theo mẫu biểu 01-KH)

Kế hoạch tài chính là căn cứ để Ngân hàng Chính sách xã hội tổchức thực hiện trong năm và phải được Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chínhsách xã hội phê duyệt và gửi cho Bộ Tài chính

4. Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm lập và gửi các báocáo tài chính cho Bộ Tài chính theo định kỳ hàng quý, năm và đột xuất khác theoquy định của Thông tư này.

a) Nội dung báo cáo tài chính gồm (theo mẫu biểu kèm Thông tư này)

Bảng cân đối tài khoản cấp III (bao gồm cả tài khoản ngoại bảng)

Bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng Chính sách xã hội

Báo cáo thực hiện thu nhập, chi phí (theo mẫu biểu 01-BC)

Báo cáo tình hình huy động vốn, sử dụng vốn (Theo biểu mẫu số02-BC)

Báo cáo tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng (theo biểu mẫu 03- BC)

Báo cáo tình thu nhập của cán bộ nhân viên (theo mẫu biểu 04-BC)

Báo cáo trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro (theo mẫu biểu 05-BC)

Báo cáo quyết toán chênh lệch lãi suất và phí quản lý đề nghị cấpbù (theo mẫu biểu 06-BC)

b) Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm vềtính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính.

5. Kiểm tra quyết toán tài chính

Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm do Chủ tịch Hội đồng quảntrị Ngân hàng chính sách xã hội phê duyệt và gửi cho Bộ Tài chính. Việc kiểm toánvà xác nhận báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của Ngân hàng Chính sách xãhội do cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện. Kết quả kiểm toán báo cáo tàichính của Ngân hàng Chính sách xã hội phải được gửi Bộ Tài chính và Ngân hàngNhà nước.

Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm về tính chính xác,trung thực của các báo cáo tài chính. Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra việc chấphành chế độ tài chính, quyết toán cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý choNgân hàng Chính sách xã hội.

6. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chế độ kiểm toán nội bộ,công bố kết quả hoạt động tài chính hàng năm của mình phù hợp với quy định củaLuật các Tổ chức tín dụng và phạm vi, quy mô hoạt động của mình.

Chương III

TỔ CHỨC THỰCHIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăngcông báo.

Căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư này, các văn bản quy định về chếđộ tài chính của Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng quy chế tàichính áp dụng trong các đơn vị của Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ Tàichính chấp thuận trước khi trình Hội đồng quản trị phê duyệt để làm căn cứ thựchiện.

Trong qúa trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về BộTài chính để xem xét, giải quyết./.

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Biểu số 01-KH

KẾ HOẠCH CẤP BÙ CHÊNHLỆCH LÃI SUẤT VÀ PHÍ QUẢN LÝ NĂM….

Số thứ tự

Chỉ tiêu

Kế hoạch năm trước

Kế hoạch năm

I

Kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất

 

 

1

Dư nợ cho vay bình quân

 

 

 

- Số dư đầu năm

 

 

 

- Số dư cuối năm

 

 

2

Số dư bình quân các nguồn vốn

 

 

 

- Số dư đầu năm

 

 

 

- Số dư cuối năm

 

 

3

Tổng số lãi phải thu cho vay

 

 

4

Tổng số lãi phải trả các nguồn vốn

 

 

5

Lãi suất bình quân cho vay

 

 

6

Lãi suất bình quân các nguồn vốn

 

 

7

Chênh lệch lãi suất đề nghị cấp bù

 

 

II

Chi phí quản lý được hưởng

 

 

1

Chi phí uỷ thác cho vay

 

 

2

Chi hoa hồng tổ nhóm

 

 

3

Cho nộp thuế, phí, lệ phí

 

 

4

Chi trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng

 

 

5

Chi cho cán bộ viên chức

 

 

6

Chi về tài sản của NHCSXH

 

 

7

Chi hoạt động quản lý và công vụ

 

 

8

Chi khác

 

 

III

Tổng số chênh lệch lãi suất và phí quản lý đề nghị cấp bù (I+II)

 

 

Ngày      tháng        năm

Người lập biểu Kếtoán trưởng Tổng giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Biểu số 01-BC

BÁO CÁO THU NHẬP,CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Chỉ tiêu

Số dư đầu kỳ

Số phát sinh trong kỳ

Số dư cuối kỳ

PS nợ

PS có

1

2

3

4

5

A. THU NHẬP

 

 

 

 

I. Thu về hoạt động tín dụng

 

 

 

 

1. Thu lãi cho vay

 

 

 

 

2. Thu khác về hoạt động tín dụng

 

 

 

 

II. Thu dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

 

 

 

 

1. Thu lãi tiền gửi

 

 

 

 

2. Thu từ dịch vụ thanh toán

 

 

 

 

3. Thu từ dịch vụ ngân quỹ

 

 

 

 

III. Thu từ các hoạt động khác

 

 

 

 

1. Thu từ tham gia thị trường tiền tệ

 

 

 

 

2. Thu từ nghiệp vụ nhận uỷ thác đại lý

 

 

 

 

3. Thu từ các dịch vụ khác

 

 

 

 

IV. Thu cấp bù chênh lệch và phí do NS cấp

 

 

 

 

B. CHI PHÍ

 

 

 

 

I. Chi về huy động vốn

 

 

 

 

1. Chi trả lãi tiền gửi

 

 

 

 

2. Chi trả lãi tiền vay

 

 

 

 

3. Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá

 

 

 

 

4. Chi phí khác

 

 

 

 

II. Chi dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

 

 

 

 

1. Chi về dịch vụ thanh toán

 

 

 

 

2. Cước bưu điện mạng viễn thông

 

 

 

 

3. Chi về ngân quỹ

 

 

 

 

4. Các khoản chi dịch vụ khác

 

 

 

 

III. Chi hoạt động khác

 

 

 

 

1. Chi về tham gia thị trường tiền tệ

 

 

 

 

2. Chi về các dịch vụ khác

 

 

 

 

IV. Chi trả phí dịch vụ cho tổ chức nhận uỷ thác cho vay đối tượng chính sách

 

 

 

 

V. Chi về tài sản

 

 

 

 

1. Khấu hao tài sản cố định

 

 

 

 

2. Bảo dưỡng sửa chữa tài sản

 

 

 

 

3. Công cụ lao động

 

 

 

 

4. Chi bảo hiểm tài sản

 

 

 

 

5. Chi thuê tài sản

 

 

 

 

VI. Chi cho nhân viên

 

 

 

 

1. Chi lương và phụ cấp lương

 

 

 

 

2. Chi khác về lương

 

 

 

 

3. Chi thù lao cho cán bộ xã phường

 

 

 

 

4. Chi phụ cấp HĐQT, ban đại diện HĐQT, ban kiểm soát

 

 

 

 

5. Chi trang phục giao dịch và HĐLĐ

 

 

 

 

6. Chi trợ cấp thôi việc

 

 

 

 

VII. Chi nộp thuế và các khoản lệ phí

 

 

 

 

1. Cho nộp thuế

 

 

 

 

2. Chi nộp lệ phí

 

 

 

 

VIII. Chi hoạt động quản lý, công vụ

 

 

 

 

1. Chi vật liệu giấy tờ in

 

 

 

 

2. Chi công tác phí

 

 

 

 

3. Chi đào tạo huấn luyện nghiệp vụ

 

 

 

 

4. Chi NCKH, sáng kiến

 

 

 

 

5. Chi bưu phí và điện thoại

 

 

 

 

6. Chi xuất bản tài liệu, tuyên truyền

 

 

 

 

7. Chi mua tài liệu sách, báo

 

 

 

 

8. Chi cho các hoạt động đoàn thể

 

 

 

 

9. Các khoản cho lễ tân, khánh tiết, hội nghị

 

 

 

 

10. Chi khác

 

 

 

 

IX. Chi trích lập dự phòng

 

 

 

 

1. Chi lập dự phòng tỷ giá

 

 

 

 

2. Chi lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

 

 

 

 

X. Chi phí khác

 

 

 

 

C. CHÊNH LỆCH THU CHI

 

 

 

 

Ngày       tháng          năm

Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng giám đốc

(ký tên, đóng dấu)

NGÂN HÀNG CHÍNHSÁCH XÃ HỘI Biểu số 02-BC

BÁO CÁO TÌNHHÌNH TĂNG, GIẢM NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN

Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Số phát sinh trong kỳ

Số cuối kỳ

PS nợ

PS có

1

2

3

4

5

Phần A. Nguồn vốn

 

 

 

 

I. Vốn huy động

 

 

 

 

1. Tiền gửi

 

 

 

 

1.1. Bằng đồng Việt Nam

 

 

 

 

a) Của các tổ chức kinh tế

 

 

 

 

+ Tiền gửi không kỳ hạn

 

 

 

 

+ Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng

 

 

 

 

+Tiền gửi có kỳ hạn > = 12 tháng

 

 

 

 

b) Tiền gửi tiết kiệm

 

 

 

 

+ Tiền gửi không kỳ hạn

 

 

 

 

+ Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng

 

 

 

 

+Tiền gửi có kỳ hạn > = 12 tháng

 

 

 

 

c) Tiến gửi khác

 

 

 

 

1.2. Bằng ngoại tệ

 

 

 

 

a) Của các tổ chức kinh tế

 

 

 

 

+ Tiền gửi không kỳ hạn

 

 

 

 

+ Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng

 

 

 

 

+Tiền gửi có kỳ hạn > = 12 tháng

 

 

 

 

b) Tiền gửi tiết kiệm

 

 

 

 

+ Tiền gửi không kỳ hạn

 

 

 

 

+ Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng

 

 

 

 

+Tiền gửi có kỳ hạn > = 12 tháng

 

 

 

 

c) Tiền gửi khác

 

 

 

 

2. Tiền vay

 

 

 

 

2.1. Vay NHNN

 

 

 

 

2.2. Vay các TCTD khác trong nước

 

 

 

 

2.3. Vay TCTD nước ngoài

 

 

 

 

3. Phát hành trái phiếu

 

 

 

 

II. Nguồn vốn nhận uỷ thác đầu tư

 

 

 

 

1. Bằng Đồng Việt Nam

 

 

 

 

2. Bằng ngoại tệ

 

 

 

 

III. Vốn và các quỹ

 

 

 

 

1. Vốn của NHCSXH

 

 

 

 

1.1. Vốn điều lệ

 

 

 

 

1.2. Vốn ĐTXDCB

 

 

 

 

1.3. Vốn khác

 

 

 

 

2. Các quỹ của TCTD

 

 

 

 

2.1. Quỹ dự trữ bổ sung VĐL

 

 

 

 

2.2. Quỹ đầu tư phát triển

 

 

 

 

2.3. Quỹ dự phòng tài chính

 

 

 

 

2.4. Quỹ khác

 

 

 

 

Phần B. Sử dụng vốn

 

 

 

 

I. Tiền và giấy tờ có giá

 

 

 

 

1. Tiền mặt

 

 

 

 

2. Các giấy tờ có giá

 

 

 

 

3. Vàng, kim loại quý, đá quý

 

 

 

 

II. Tiền gửi

 

 

 

 

1. Tiền gửi tại NHNN

 

 

 

 

2. Tiền gửi tại các TCTD trong nước

 

 

 

 

2.1. Tiền gửi bằng Đồng Việt Nam

 

 

 

 

2.2. Tiền gửi ngoại tệ

 

 

 

 

III. Hoạt động tín dụng

 

 

 

 

1. Cho vay các TCKT và CN trong nước

 

 

 

 

1.1. Cho vay bằng đồng Việt Nam

 

 

 

 

  1. Cho vay ngắn hạn

 

 

 

 

b) Cho vay trung, dài hạn

 

 

 

 

2. Cho vay bằng vốn tài trợ uỷ thác đầu tư

 

 

 

 

a) Cho vay bằng vốn của các tổ chức

 

 

 

 

Cho vay bằng vốn của Chính phủ

 

 

 

 

3. Các khoản nợ chờ xử lý

 

 

 

 

4. Các khoản nợ khoanh

 

 

 

 

IV. Tài sản cố định

 

 

 

 

1. Nguyên giá tài sản

 

 

 

 

2. Hao mòn tài sản

 

 

 

 

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Biểu số 03-BC

TÌNH HÌNH NỢ QUÁHẠN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Số phát sinh trong kỳ

Số cuối kỳ

PS Nợ

PS Có

I. Tổng số dư

 

 

 

 

II. Các khoản nợ cho vay quá hạn

 

 

 

 

1. Nợ quá hạn quá 180 ngày

 

 

 

 

2. Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

 

 

 

 

3. Nợ khó đòi

 

 

 

 

III. Số nợ quá hạn có tài sản đảm bảo

 

 

 

 

IV. Tỷ lệ quá hạn trên tổng số dư nợ (lấy 2 chũ số sau dấu phẩy)

 

 

 

 

Ngày tháng năm

Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Biểu số 04-BC

TÌNH HÌNH THUNHẬP CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN

Chỉ tiêu

Kế hoạch

Thực hiện

Tỷ lệ (%) thực hiện so với kế hoạch

I. Tổng số cán bộ, CNV

 

 

 

II. Thu nhập của cán bộ

 

 

 

1. Tổng quỹ lương

 

 

 

2. Tiền thưởng

 

 

 

3. Tổng thu nhập (1 + 2)

 

 

 

4. Tìên lương bình quân

 

 

 

5. Thu nhập bình quân

 

 

 

Ngày tháng năm

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Tổng giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)

 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

Biểu số 05 – BC

BÁO CÁO TRÍCHLẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RỦI RO

Số thứ tự

Chỉ tiêu

Dự phòng tỷ giá

Dự phòng rủi ro tín dụng

1

Số dư năm trước chuyển sang

 

 

2

Số trích lập trong năm

 

 

3

Số đã sử dụng trong năm

 

 

 

- Xóa nợ

 

 

 

- Khác

 

 

4.

Số dư cuối năm

 

 

Ngày       tháng      năm

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Tổng giám đốc

(ký tên, đóng dấu)

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Biểu số 06-BC

XÁC ĐỊNH SỐ CẤPBÙ CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ THỰC TẾ

NĂM………….

Số thứ tự

Chỉ tiêu

Kế hoạch được giao

Số thực tế năm

I

Số cấp bù năm trước chuyển sang

 

 

II

Số cấp bù chênh lệch lãi suất

 

 

1

Dư nợ cho vay bình quân

 

 

 

- Số dư đầu năm

 

 

 

- Số dư cuối năm

 

 

2

Số dư bình quân các nguồn vốn

 

 

 

- Số dư đầu năm

 

 

 

- Số dư cuối năm

 

 

3

Tổng số lãi phải thu cho vay

 

 

4

Tổng số lãi suất phải trả cho các nguồn vốn

 

 

5

Lãi suất bình quân cho vay

 

 

6

Lãi suất bình quân các nguồn vốn

 

 

7

Chênh lệch lãi suất đề nghị cấp bù

 

 

III

Chi phí quản lý được hưởng

 

 

1

Chi trả phí ủy thác cho vay

 

 

2

Chi hoa hồng tổ nhóm

 

 

3

Chi nộp thuế, phí, lệ phí

 

 

4

Chi trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng

 

 

5

Chi cho cán bộ, viên chức

 

 

6

Chi về tài sản của NHCSXH

 

 

7

Chi hoạt động quản lý và công cụ

 

 

8

Chi khác

 

 

IV

Tổng số chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý đề nghị cấp bù (II + III)

 

 

V

Số đã tạm cấp trong năm (không bao gồm số năm trước chuyển sang)

 

 

VI

Số còn được cấp bù

 

 

Ngày        tháng         năm

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Tổng giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=21097&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận