Văn bản pháp luật: Thông tư 62/1999/TT-BTC

Trần Văn Tá
Toàn quốc
Công báo số 28/1999;
Thông tư 62/1999/TT-BTC
Thông tư
05/05/1999
07/06/1999

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước

Thứ trưởng
1.999
Bộ Tài chính

Toàn văn

rHôNG TƯ số 62/1999/TT'BTC ngày 07/6/1999 hướng dẫn việc qun lý, sử dụngvốn và tài sn trong doanh nghiệp nhà nước

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản trongdoanh nghiệp nhà nước

Căn cứ Nghị đinh số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ ban hànhQuy chế Quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 của Chính phủ vềviệc sửa đổi, bổ sung Quy chế Quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối vớidoanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 củaChính phủ;

Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản trongdoanh nghiệp nhà nước như sau:

I.CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

1.Đối tượng áp dụng Thông tư này là doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Điều1 của Quy chế Quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh ban hành kèm theo Nghịđịnh số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ.

2.Tài sản của doanh nghiệp nhà nước bao gồm: tài sản cố định và đầu tư dài hạn,tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn được hình thành từ vốn nhà nước và cácnguồn vốn khác.

Mọitài sản do doanh nghiệp đi thuê hoạt động, đi mượn, nhận giữ hộ, nhận gia công,nhận bán đại lý, ký gửi không phải là tài sản của doanh nghiệp.

3.Vốn pháp định của doanh nghiệp nhà nước là số vốn tối thiểu phải có để thànhlập doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ quy định cho từng ngành nghề.

4.Vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước là vốn thuộc sở hữu nhà nước ghi trongđiều lệ doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp phải công bố công khai vốn điều lệvà các trường hợp thay đổi vốn điều lệ

5.Vốn thuộc sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản doanh nghiệpđang quản lý và sử dụng trừ đi các khoản nợ phải trả ở thời điểm báo cáo.

6.Vốn thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp nhà nước bao gồm: các khoảnnợ phải trả và vốn thuộc sở hữu nhà nước;

Cáckhoản nợ phải trả bao gồm: nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác.

7.Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Giámđốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) phải xây dựng Quy chếQuản lý vốn và tài sản để cụ thể hóa các quy định trong Thông tư này đối với doanhnghiệp mình nhằm sử dụng các loại vốn vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả, bảotoàn và phát triển vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ.

8.Doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các hoạt động kinh doanhtrước pháp luật và trước các chủ nợ trong phạm vi vốn thuộc sở hữu nhà nước tạidoanh nghiệp.

II.ĐẦU TƯ VỐN VÀ GIAO VỐN CHO DOANHNGHIỆP

1. Đầu tư vốn:

1.1.Nhà nước đầu tư vốn cho các doanh nghiệp nhà nước mới thành lập ở những ngành,những lĩnh vực quan trọng:

Doanhnghiệp nhà nước thành lập mới phải thực hiện đúng các trình tự, thủ tục hiệnhành quy định tại Nghị định số 50/CP ngày 28/8/1996 của Chính phủ về thành lập,tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước.

Cáccơ quan có thẩm quyển khi quyết định thành lập doanh nghiệp mới phải bảo đảm đủvốn thực có tại thời điểm thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định cho mỗingành nghề đã quy định tại Nghị định số 50/CP ngày 28/8/1996 của Chính phủ.

1.2.Trong quá trình kinh doanh, căn cứ vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nhiệm vụphát triển kinh tế - xã hội mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp và khả năng ngânsách nhà nước, Nhà nước xem xét đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp trong những trườnghợp cần thiết.

2. Giao vốn cho doanh nghiệp:

Doanhnghiệp nhà nước được Nhà nước giao vốn thuộc sở hữu nhà nước hiện có tại doanhnghiệp sau khi đã được kiểm tra, thẩm định theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2.l.Số vốn giao cho doanh nghiệp được xác định như sau:

a)Đối với doanh nghiệp thành lập mới là số vốn Nhà nước ghi trong quyết toán vốnđầu tư xây dựng cơ bản bàn giao sang sản xuất, kinh doanh, vốn điều lệ được Nhànước bổ sung và vốn khác thuộc sở hữu nhà nước (nếu có).

b)Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động và thành lập lại (sáp nhập, chia tách)là số vốn thuộc sở hữu nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệpthành viên, sau khi đã được kiểm tra, thẩm định theo quy định hiện hành của Nhànước.

Trướckhi giao vốn, doanh nghiệp phải xác định rõ những tồn tại về mặt tài chính (tàisản thừa, thiếu, mất mát, hư hỏng, kém mất phẩm chất, tài sản ứ đọng chậm luânchuyển, không cần dùng, chờ thanh lý, công nợ khó đòi, các khoản lỗ lũy kế, cáckhoản chi phí chưa có nguồn bù đắp và các tổn thất tài sản khác), nguyên nhânvà trách nhiệm của những người liên quan đến các tồn tại để xử lý theo chế độhiện hành. Những tồn tại tài chính do thực hiện chủ trương của Nhà nước thìdoanh nghiệp phải kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý. Nhữngtồn tại chưa thể xử lý được thì ghi rõ trong hồ sơ giao vốn Doanh nghiệp thànhlập lại và doanh nghiệp tiếp nhận doanh nghiệp khác sáp nhập vào được kế thừacác quyền lợi và thực hiện mọi nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước trước khi sápnhập, hợp nhất, chia tách.

Cáckhoản vốn tăng thêm do được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khi thực hiệnLuật Khuyến khích đầu tư trong nước hoặc được cấp lại các khoản phải nộp ngânsách theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được coi là vốn cónguồn gốc từ ngân sách: Các khoản vốn tăng thêm nói trên và vốn được Nhà nướccấp bổ sung sau khi đã giao vốn đều được tính vào số vốn Nhà nước giao chodoanh nghiệp.

2.2.Việc giao vốn tiến hành chậm nhất 60 ngày sau khi doanh nghiệp được cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với các Tổng công ty nhà nước, sau khi nhậnvốn chậm nhất 30 ngày Tổng công ty phải tổ chức giao vốn cho các doanh nghiệpthành viên. Tổng số vốn giao cho các doanh nghiệp thành viên (doanh nghiệp độclập và phụ thuộc) không được thấp hơn số vốn Nhà nước giao cho Tổng công ty.Trong thời gian 15 ngày sau khi giao vốn xong cho các doanh nghiệp thành viên,Tổng công ty nhà nước gửi báo cáo tổng hợp và biên bản giao vốn cho cơ quanquản lý tài chính và Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp.

2.3.Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc người được ủy quyền là ngườl giao vốn cho các doanhnghiệp nhà nước. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc (đốivới doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Giám đốc (đối với doanh nghiệp không cóHội đồng quản trị) là người ký nhận vốn Đối với các doanh nghiệp là thành viêncủa Tổng công ty nhà nước, người giao vốn là Tổng Giám đốc Tổng công ty, ngườinhận vốn là Giám đốc doanh nghiệp thành viên.

Đốivới các Tổng công ty nhà nước được thành lập theo Quyết định số 90/TTg và Quyếtđịnh số 91/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ khi giao vốn phải có sựchứng klến của đại diện cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp.

III.HUY ĐỘNG VỐN

Ngoàisố vốn Nhà nước đầu tư, doanh nghiệp nhà nước phải tự huy động vốn dưới cáchình thức: phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay vốn, nhận vốn góp liên kết vàcác hình thức khác để phát triển kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về việc huyđộng vốn. Việc huy động vốn không được thay đổi hình thức sở hữu của doanhnghiệp và phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Cácdoanh nghiệp nhà nước là ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng khácthì việc huy động vốn phải theo các quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước vàLuật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

1. Huy động vốn trong nước:

Doanhnghiệp nhà nước được phát hành trái phiếu để huy động vốn phát triển kinh doanhtheo quy định tại Nghị định số 120/CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ về phát hànhtrái phiếu doanh nghiệp nhà nước và Thông tư số 91/TC-KBNN ngày 05/11/1994 củaBộ Tài chính và các quy định khác của pháp luật hiện hành.

Doanhnghiệp được ký hợp đồng, hợp tác kinh doanh hoặc liên kết với các tổ chức, cánhân trong nước nhằm bổ sung vốn kinh doanh của đoanh nghiệp.

Doanhnghiệp được vay vốn của các tổ chức tín dụng (các ngân hàng thương mại, cáccông ty tài chính...), các doanh nghiệp khác, các cá nhân (kể cả cán bộ côngnhân viên trong doanh nghiệp) để đầu tư phát triển.

Vềnguyên tắc lãi suất huy động vốn theo hình thức vay vốn, phát hành trái phiếucủa doanh nghiệp theo lãi suất thực tế nhưng tối đa không quá tỷ lệ lãi suấttrần do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho các tổ chức tín dụng. Căn cứvào nguyên tắc này, lãi suất huy động vốn phải được ghi trong khế ước hoặc hợpđồng vay vốn và được hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính của doanhnghiệp.

2. Huy động vốn nước ngoài:

Doanhnghiệp nhà nước được vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức và cánhân nước ngoài để phát triển kinh doanh, theo đúng các quy định tại Quy chếQuản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 90/1998/NĐ-CPngày 07/11/1998 của Chính phủ. Trường hợp đặc biệt được Nhà nước bảo lãnh vayvốn nước ngoài phải do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trường hợp không đượcThủ tướng Chính phủ cho phép thì tổ chức nào bảo lãnh, tổ chức đó chịu tráchnhiệm về khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp theo quy định của hợp đồng đãký.

3. Trách nhiệm sử dụng và hoàn trả vốn huy động:

Việchuy động vốn phải được tính toán, cân nhắc kỹ về hiệu quả kinh tế. Vốn huy độngchỉ sử dụng vào mục đích kinh doanh không dùng vào mục đích khác. Vốn huy độngphải được quản lý chặt chẽ, kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp phải trả nợgốc và lãi theo đúng cam kết khi huy động vốn.

Hộiđồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Giám đốc (đối với doanhnghiệp không có Hội đồng quản trị) chịu trách nhiệm phê duyệt phương án huyđộng vốn. Nếu phương án huy động vốn không có hiệu quả dẫn đến tổn thất tài sảnthì Hội đồng quản trị, Giám đốc chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 40 Nghịđịnh số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ.

TổngGiám đốc hoặc Giám đốc có trách nhiệm lập và thực hiện phương án huy động vốn,sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả. Nếu trình phương án huy động vốn khôngcó hiệu quả hoặc thực hiện phương án huy động vốn sai, sử dụng vốn không đúngmục đích dẫn đến tổn thất tài sản thì Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc chịu tráchnhiệm theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 củaChính phủ.

IV.QUẢN LÝ SỦ DỤNG VỐN VÀ TÀI SẢN

A.QUẢN LÝ SỬ DỤNGVỐN VÀ TÀI SẢN TRONG PHẠM VI DOANH NGHIỆP

1.Doanh nghiệp có trách nhiệm mở sổ và ghi sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộtài sản và vốn hiện có theo đúng chế độ hạch toán kế toán, thống kê hiện hành;phản ánh trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của tài sản và vốntrong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

2.Doanh nghiệp được quyền sử dụng vốn và quỹ để kinh doanh theo nguyên tắc cóhiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Trường hợp sử dụng các loại vốn và quỹkhác với mục đích sử dụng đã quy định cho các loại vốn và quỹ đó thì phải theonguyên tắc có hoàn trả, như: dùng các quỹ dự phòng, quỹ khen thưởng, quỹ phúclợi... để kinh doanh thì phải hoàn trả quỹ đó khi có nhu cầu sử dụng.

Doanhnghiệp được quyền thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn cho việc phát triểnkinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.

CácTổng công ty nhà nước được quyền điều động tài sản thuộc vốn sở hữu nhà nướccủa các doanh nghiệp thành viên theo nguyên tắc sau:

Đểsử dụng hợp lý, có hiệu quả các loại tài sản trong phạm vi Tổng công ty;

Khôngđể xảy ra tổn thất;

Phươngán điều động phải được Hội đồng quản trị phê duyệt, Tổng Giám đốc quyết địnhviệc điều động thực hiện theo nguyên tắc tăng, giảm vốn.

Doanhnghiệp thực hiện chế độ khấu hao tài sản cố định theo quy đinh hiện hành

3.Doanh nghiệp nhà nước phải xây dựng quy chế quản lý, bảo quản, sử dụng tài sảncủa doanh nghiệp; quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với cáctrường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản.

4.Định kỳ và khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê toànbộ tài sản và vốn hiện có. Xác định chính xác số tài sản thừa, thiếu, tài sản ứđọng, mất phẩm chất, nguyên nhân và xử lý trách nhiệm; đồng thời để có căn cứlập báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

5.Quản lý công nợ:

Doanhnghiệp phải mở sổ theo dõi chi tiết tất cả các khoản công nợ phải thu trong vàngoài doanh nghiệp.

Địnhkỳ (tháng, quý) doanh nghiệp phải đối chiếu, tổng hợp, phân tích tình hình côngnợ phải thu; đặc biệt là các khoản nợ đến hạn, quá hạn và các khoản nợ khó đòi.Các khoản nợ không thu hồi được, cần xác định rõ mức độ, nguyên nhân, tráchnhiệm và biện pháp xử lý.

Nếudo chủ quan gây ra thì người phạm lỗi phải bồi thường. Hội đồng quản trị, TổngGiám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) quyết địnhmức bồi thường. Khoản chênh lệch giữa thiệt hại và bồi thường của đương sự nếuthiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp nếuquỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chiphí bất thường trong kỳ.

Cáckhoản nợ thực sự không đòi được (theo quy định tại Thông tư số 64-TC/TCDN ngày15/9/1998 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập và sử dụng dự phòng giảm giáhàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanhnghiệp nhà nước), doanh nghiệp hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh, đồngthời phải tiếp tục theo dõi trên sổ kế toán (tài khoản ngoài bảng cân đối kếtoán) và đôn đốc thường xuyên để thu hồi. Số tiền thu được sau khi trừ chi phíthu nợ, hạch toán vào thu nhập bất thường của doanh nghiệp.

Hộiđồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hộiđồng quản trị) phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về các khoản nợ phải thucủa doanh nghiệp. Tùy theo mức độ vi phạm nếu con nợ không trả hết nợ hoặckhông có khả năng trả nợ nếu do khuyết điểm chủ quan thì chủ nợ có thể bị xửphạt hành chính, bồi thường vật chất; nếu cấu thành tội phạm thì bị truy cứutrách nhiệm hình sự.

6. Cho thuê, thế chấp, nhượng bán, thanh lý tài sản:

6.1.Cho thuê, thế chấp tài sản:

Doanhnghiệp được quyền cho các tổ chức, cá nhân trong nước thuê hoạt động các tàisản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình, để nâng cao hiệu suất sử dụng,tăng thu nhập nhưng phải theo dõi, thu hồi tài sản khi hết hạn cho thuê.

Đốivới tài sản cho thuê hoạt động, doanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao theo chếđộ quy định.

Doanhnghiệp được đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để cầm cố, thếchấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng theo đúng trình tự, thủ tụcquy định của pháp luật.

Doanhnghiệp không được đem cầm cố, thế chấp, cho thuê các tài sản đi mượn, đi thuê,nhận giữ hộ, nhận cầm cố, nhận thế chấp... của doanh nghiệp khác nếu không đượcsự đồng ý của chủ sở hữu những tài sản đó.

Đốivới tài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính của doanh nghiệp theo quyđịnh của cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật khi cho thuê, cầm cố, thếchấp phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp cho phép.

6.2.Nhượng bán, thanh lý tài sản:

a)Nhượng bán: Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu vềkỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn.

Đốivới tài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính của doanh nghiệp theo quyđlnh của cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuât khi nhượng bán phải được cơquan quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý bằng văn bản.

b)Thanh lý: Doanh nghiệp được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất; tài sảnlạc hậu bị hư hỏng không có khả năng phục hồi; tài sản lạc hậu kỹ thuật khôngcó nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả và không thể nhượng bánnguyên trạng được. Những tài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính củadoanh nghiệp theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật khithanh lý phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp phê duyệt.

Khinhượng bán, thanh lý doanh nghiệp phải lập Hội đồng đánh giá thực trạng về mặtkỹ thuật, thẩm định giá trị tài sản. Tài sản đem nhượng bán phải tổ chức đấugiá, thông báo công khai.

Nếutài sản thanh lý dưới hình thức dỡ bỏ, hủy phải tổ chức Hội đồng thanh lý doTổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quyết định.

c)Chênh lệch giữa số tiền thu được do thanh lý nhượng bán tài sản với giá trị cònlại trên sổ kế toán và chi phí nhượng bán, thanh lý (nếu có) được hạch toán vàokết quả kinh doanh của doanh nghiệp (thu nhập khác).

7. Xử lý tổn thất tài sản:

Mọitổn thất tài sản của doanh nghiệp phải lập biên bản xác định mức độ, nguyênnhân và trách nhlệm. Nếu:

7.l. Tài sản tổn thất do nguyên nhân chủ quan của tập thể và cá nhân thì ngườigây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Hội đồng quản trịhoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) quyết định mứcbồi thường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

7.2.Tài sản đã mua bảo hiểm nếu bị tổn thất thì do các tổ chức bảo hiểm bồi thườngcho doanh nghiệp đối với các khoản thiệt hại, mất mát, thiếu hụt theo hợp đồngbảo hiểm.

7.3.Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể,của các tổ chức bảo hiểm nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính củadoanh nghiệp. Trường hợp nếu quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phầnthiếu được hạch toán vào chi phí bất thường trong kỳ.

Nhữngtrường hợp tổn thất về tài sản do thiên tai, địch họa doanh nghiệp không thể tựkhắc phục được thì Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp nhà nước (đốivới doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) phải lập phương án xử lý tổn thấttrình cơ quan tài chính. Sau khi có ý kiến của cơ quan quyết định thành lậpdoanh nghiệp đề nghị, cơ quan tài chính quyết định xử lý hoặc báo cáo Thủ tướngChính phủ quyết định xử lý

Saukhi xử lý tổn thất, doanh nghiệp phảỉ điều chỉnh lại sổ kế toán theo quyết địnhxử lý.

8. Đánh giá lại tài sản:

Doanhnghiệp được đánh giá lại tài sản và hạch toán tăng, giảm vốn khoản chênh lệchdo đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:

8.l.Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền;

8.2.Thực hiện cổ phần hóa, đa dạng hóa hình thức sở hữu, chuyển đổi sở hữu doanhnghiệp;

8.3.Dùng tài sản để liên doanh, góp vốn cổ phần (khi đem tài sản đi góp vốn và khinhận tài sản về).

Việchạch toán tăng hoặc giảm vốn nhà nước được cơ quan tài chính phê duyệt.

B.ĐẦU TƯ RA NGOÀIDOANH NGHIỆP

Doanhnghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trỉ quyền sử dụng đất để đầu tư ra ngoàidoanh nghiệp theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn, tăng thunhập và đảm bảo nhiệm vụ thu nộp ngân sách nhà nước; việc đầu tư phải tuân theocác quy định hiện hành của pháp luật.

Khiđem giá trị quyền sử dụng đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải thực hiệntheo các quy định của Luật Đất đai.

Cáchình thức đầu tư ra ngoài doanh nghiệp gồm: mua cổ phiếu, góp vốn liên doanh,góp cổ phần và các hình thức đầu tư khác...

Đốivới các hình thức đầu tư liên doanh:

1. Đầu tư liên doanh trong nước:

Đầutư vào các doanh nghiệp nhà nước khác thì do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc(đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) quyết định phương án liêndoanh.

Đầutư vào các doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước thì Hội đồng quản trị quyếtđịnh dự án liên doanh. Đối với doanh nghiệp độc lập (không có Hội đồng quảntrị) thì dự án liên doanh phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệpđồng ý bằng văn bản.

Doanhnghiệp nhà nước không được phép đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế khác mà người quản lý điều hành hoặc người sở hữu chính là vợ,chồng, bố, mẹ, con của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, kếtoán trưởng doanh nghiệp nhà nước đó.

2. Đầu tư liên doanh với chủ đầu tư nước ngoài:

Nếusử dụng tài sản để đầu tư liên doanh với chủ đầu tư nước ngoài tại Việt Namhoặc tại nước ngoài thì doanh nghiệp phải được cơ quan quyết định thành lậpdoanh nghiệp hoặc Hội đồng quản trị nếu được cơ quan quyết định thành lập doanhnghiệp ủy quyền phê duyệt dự án liên doanh và báo cáo bằng văn bản cho cơ quantài chính trong vòng 15 ngày kể từ khi phê duyệt.

Việcđầu tư liên doanh với chủ đầu tư trong nước và nước ngoài phải đảm bảo có hiệuquả, bảo toàn và phát triển vốn có báo cáo định kỳ về tình hình kết quả liêndoanh cho cơ quan tài chính và cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp.

Hộiđồng quản trị, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) cử ngườicó trình độ, phẩm chất quản lý trực tiếp phần vốn góp vào doanh nghiệp khác vàchịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Việc quản lý phầnvốn nhà nước tại các doanh nghiệp khác thực hiện theo quy định hiện hành củaNhà nước.

Đầutư ra nước ngoài: Doanh nghiệp nhà nước được phép đưa vốn và tài sản đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày14/4/1999 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước.

C.BẢO TOÀN VỐN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN

Bảotoàn vốn và phát triển vốn là nghĩa vụ của doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích củaNhà nước về vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện cho doanhnghiệp ổn định và phát triển kinh doanh có hiệu quả, tăng thu nhập cho ngườilao động và làm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Cácbiện pháp bảo toàn vốn là:

Thựchiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo các quy định của Nhà nướcvà Thông tư này

Thựchiện việc mua bảo hiểm tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp;

Tiềnmua bảo hiểm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

Doanhnghiệp nhà nước được hạch toán vào chi phí kinh doanh, chi phí hoạt động kháccác khoản dự phòng sau đây:

Dựphòng giảm giá hàng tồn kho: là khoản giảm giá vật tư, hàng hóa tồn kho dự kiếnsẽ xảy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo;

Dựphòng các khoản nợ phải thu khó đòi: là các khoản phải thu dự kiến không thu đượctrong kỳ kinh doanh tới do khách nợ không có khả năng thanh toán;

Dựphòng giảm giá các loại chứng khoán trong hoạt động tài chính.

Việclập và sử dụng các khoản dự phòng nói trên thực hiện theo quy định hiện hành.

Ngoàicác biện pháp trên, doanh nghiệp được dùng lãi năm sau (trước thuế hoặc sauthuế) để bù lỗ các năm trước (thời gian không quá 05 năm), được hạch toán mộtsố thiệt hại (thiên tai, dịch bệnh...) vào chi phí hoặc kết quả kinh doanh theoquy định của Nhà nước.

IV.ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thôngtư này thay thế Thông tư số 75/TC- TCDN ngày 12/11/1996 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng vốn và tài sảntrong doanh nghiệp nhà nước và có hiệu lực thi hành từ ngày Nghị định số27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ có hiệu lực.

Mọiquy định trước đây về quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp trái với Thông tưnày đều bãi bỏ.

Trongquá trình thực hiện, các Bộ, ngành, các doanh nghiệp nếu có vướng mắc đề nghịphản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6697&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận