Văn bản pháp luật: Thông tư 65/2001/TT-BTC

Trần Văn Tá
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 65/2001/TT-BTC
Thông tư
23/05/2001
10/08/2001

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn việc xử lý kết quả tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giátrị tài sản doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm 0 giờ ngày 01/01/2000.

Thứ trưởng
2.001
Bộ Tài chính

Toàn văn

bộ tài chính

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc xử lý kết quả tổng kiểm kê tài sản vàxác định lại giá trị tài sản

doanh nghiệp Nhà nước tại thời điểm 0 giờ ngày01/01/2000

 

Thi hành Chỉ thị số12/2001/CT-TTg ngày 23/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý kết quảtổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản doanh nghiệp nhà nước tạithời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 01 năm 2000, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểmcụ thể như sau:

1- Về xử lý tài sảnthừa, thiếu do kiểm kê

Khi kiểm kê phát hiệntài sản thừa, thiếu so với sổ kế toán, doanh nghiệp phải phân tích làm rõnguyên nhân tài sản thừa, thiếu; xác định mức độ trách nhiệm đền bù của tổchức, cá nhân đối với tài sản thiếu kèm theo các biện pháp xử lý hành chínhtheo các quy định hiện hành. Riêng trường hợp tài sản thừa không xác định đượcnguyên nhân và không tìm được chủ sở hữu thì hạch toán tăng tài sản theo giátrị xác định tại thời điểm kiểm kê và tăng nguồn vốn kinh doanh (thuộc sở hữunhà nước) của doanh nghiệp.

2- Đối với chênhlệch tăng, giảm do xác định lại giá trị tài sản

2.1. Đối với các khoảnchênh lệch tăng, giảm do xác định lại giá trị tài sản (bao gồm tài sản cố định,tài sản lưu động kém, mất phẩm chất) của doanh nghiệp, cơ quan chức năng thẩmđịnh kết quả kiểm kê xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp tại thờiđiểm kiểm kê 0 giờ ngày 1/1/2000 theo đúng hướng dẫn tại Phương án kiểm kê số04 KK/TW ngày 22/10/1999, Thông tư số 09/1999/TT-KKTW ngày 24/11/1999 và cácvăn bản hướng dẫn khác của Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương. Cơ quan có thẩmquyền quyết định tăng, giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp tương ứng với giá trịtài sản đã được xác định lại.

2.2. Tài sản của doanhnghiệp được đầu tư bằng vốn vay từ nguồn ODA:

Trong trường hợp doanhnghiệp không được nhận vốn bằng tiền mà nhận bằng thiết bị, máy móc hoặc côngtrình xây dựng hoàn chỉnh với giá trị có chênh lệch so với mặt bằng giá tạithời điểm kiểm kê, cần phải xác định lại giá trị tài sản và điều chỉnh vốn tươngứng thì doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp Trung ương và doanh nghiệp địa phương)làm văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ tài liệu gửi về Bộ Tài chính. Sau khi phốihợp với các cơ quan có liên quan thẩm định số liệu, Bộ Tài chính quyết địnhđiều chỉnh vốn cho doanh nghiệp theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyềnBộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2.3. Thủ tục và thẩmquyền quyết định tăng, giảm vốn:

Doanh nghiệp có phátsinh khoản chênh lệch tăng, giảm do xác định lại giá trị tài sản cần xử lý điềuchỉnh tăng, giảm vốn tương ứng gửi hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền đểthẩm định và ra quyết định tăng, giảm vốn cho doanh nghiệp. Hồ sơ, tài liệu vàthẩm quyền quyết định như sau:

2.3.1- Hồ sơ, tàiliệu:

Văn bản đề nghị phươngán xử lý của doanh nghiệp có giải trình rõ căn cứ xác định lại giá trị tài sản;giải trình về trường hợp tài sản đầu tư bằng vốn vay từ nguồn ODA;

Báo cáo kết quả kiểmkê xác định lại giá trị tài sản của Hội đồng kiểm kê doanh nghiệp, phù hợp vớibáo cáo đã gửi cơ quan cấp trên và Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương;

Biên bản phúc tra củacơ quan chức năng hoặc cơ quan quản lý cấp trên (nếu có). Riêng trường hợp tàisản đầu tư bằng vốn vay từ nguồn ODA nhất thiết phải có biên bản phúc tra;

Văn bản của cơ quanquản lý cấp trên đề nghị xử lý kết quả kiểm kê, xác định lại giá trị tài sảncủa doanh nghiệp.

2.3.2- Cơ quan thẩmđịnh và ra quyết định tăng, giảm vốn cho doanh nghiệp:

a) Đối với các doanhnghiệp nhà nước trực thuộc các Bộ, ngành Trung ương, các doanh nghiệp là thànhviên của Tổng công ty nhà nước (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp Trung ương);tất cả các trường hợp xác định lại giá trị tài sản đầu tư bằng vốn vay từ nguồnODA (bao gồm doanh nghiệp Trung ương và doanh nghiệp địa phương), gửi văn bảnkèm hồ sơ, tài liệu báo cáo Bộ Tài chính. Bộ Tài chính chủ trì cùng với Bộ quảnlý ngành, Tổng công ty nhà nước, các cơ quan có liên quan thẩm định số liệu vàra quyết định tăng, giảm vốn cho doanh nghiệp. Trường hợp vượt quá thẩm quyềnBộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

b) Đối với các doanhnghiệp nhà nước thuộc địa phương quản lý, trừ trường hợp xác định lại giá trịtài sản đầu tư bằng vốn vay từ nguồn ODA (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp địaphương), gửi văn bản kèm hồ sơ, tài liệu báo cáo Sở Tài chính- Vật giá tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương. Sở Tài chính - Vật giá chủ trì cùng với Sởquản lý ngành, các cơ quan có liên quan thẩm định số liệu báo cáo Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định tăng, giảm vốn chodoanh nghiệp.

3- Đối với cáckhoản chênh lệch do thanh lý tài sản

3.1. Doanh nghiệp phảitìm biện pháp tích cực để có thể đưa vào sử dụng hoặc nhượng bán số tài sản,vật tư kém, mất phẩm chất, kỹ thuật lạc hậu, tồn đọng chậm luân chuyển. Đối vớinhững tài sản, vật tư kém, mất phẩm chất, kỹ thuật lạc hậu, tồn đọng nhiều nămnhưng không thể sử dụng được nữa thì doanh nghiệp thực hiện thanh lý. Đối vớitài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính của doanh nghiệp khi thanh lý, nhượngbán phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp phê duyệt.

Khi nhượng bán, thanhlý tài sản, doanh nghiệp phải lập Hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật,thẩm định giá trị tài sản, nếu nhượng bán phải tổ chức đấu giá, thông báo côngkhai. Nếu tài sản thanh lý dưới hình thức dỡ bỏ, huỷ phải tổ chức Hội đồngthanh lý do Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp quyết định; khi thực hiện dỡbỏ, huỷ phải bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường.

3.2. Chênh lệch giữasố tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kếtoán và chi phí thanh lý, nhượng bán (nếu có) được hạch toán vào kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp.

3.3. Trường hợp doanhnghiệp thanh lý tài sản bị lỗ không có khả năng tự bù đắp thì doanh nghiệp cóvăn bản báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại tiết 3.3.2 dưới đây xemxét, xử lý giảm vốn cho doanh nghiệp. Mức giảm tối đa không vượt quá giá trịcòn lại theo sổ kế toán của tài sản thanh lý. Hồ sơ, tài liệu và thẩm quyền xemxét, xử lý như sau:

3.3.1- Hồ sơ, tàiliệu:

Văn bản đề nghị xingiảm vốn của doanh nghiệp, có giải trình tài sản thanh lý bị lỗ, những khó khăncủa doanh nghiệp không có khả năng tự bù đắp khoản lỗ do thanh lý tài sản nóitrên;

Hồ sơ thanh lý tàisản, vật tư kém, mất phẩm chất, kỹ thuật lạc hậu, tồn đọng chậm luân chuyển,quyết toán khoản lỗ do thanh lý tài sản, Báo cáo quyết toán các năm có liênquan;

Báo cáo kết quả kiểmkê xác định lại giá trị tài sản của Hội đồng kiểm kê doanh nghiệp phù hợp vớibáo cáo đã gửi cơ quan cấp trên và Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương;

Văn bản của cơ quanquản lý cấp trên đề nghị xử lý khoản lỗ thanh lý tài sản xin giảm vốn cho doanhnghiệp.

3.3.2- Cơ quan thẩmđịnh và ra quyết định giảm vốn cho doanh nghiệp:

Đối với các doanhnghiệp Trung ương gửi văn bản kèm hồ sơ, tài liệu báo cáo Bộ Tài chính xem xétvà quyết định giảm vốn cho doanh nghiệp;

Đối với các doanhnghiệp địa phương gửi văn bản kèm hồ sơ, tài liệu báo cáo Sở Tài chính - Vậtgiá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sở Tài chính - Vật giá thẩm định sốliệu báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyếtđịnh giảm vốn cho doanh nghiệp.

4- Đối với cáckhoản nợ tồn đọng, nợ khó đòi

4.1- Đối với cáckhoản nợ phải thu nhưng không có khả năng thu hồi:

Đối với các khoản nợphải thu, nhưng không có khả năng thu hồi được, doanh nghiệp phải lập hồ sơ xácđịnh rõ mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp để xử lý hoặc trình cơquan có thẩm quyền xử lý theo nguyên tắc:

4.1.1. Trường hợpkhoản nợ tồn đọng phải thu do lỗi của cá nhân, tổ chức gây ra thì cá nhân, tổchức đó phải bồi thường và xử lý theo quy định của pháp luật. Hội đồng quảntrị, Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị)quyết định mức bồi thường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Khoảnchênh lệch giữa số nợ phải thu với số tiền đã bồi thường của đương sự được xửlý theo quy định tại tiết 4.1.2 và tiết 4.1.3 dưới đây.

4.1.2. Trường hợpkhông phải do lỗi của cá nhân, tổ chức thì trước hết doanh nghiệp phải tự bùđắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, Quỹ dự phòng tài chính của doanhnghiệp, nếu quỹ này không đủ thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí kinhdoanh hàng năm của doanh nghiệp, nhưng tối đa không quá 5 năm.

4.1.3. Nếu quá thờihạn nêu tại tiết 4.1.2 những doanh nghiệp bị lỗ không có khả năng tự bù đắpkhoản nợ phải thu khó đòi thì có văn bản giải trình cụ thể về các khoản nợ phảithu khó đòi: nguyên nhân; những khó khăn của doanh nghiệp không có khả năng tựbù đắp khoản nợ khó đòi, kèm theo các tài liệu có liên quan, báo cáo Bộ Tàichính để xem xét xử lý tài chính cho doanh nghiệp tuỳ theo tính chất và mức độcụ thể của từng khoản nợ khó đòi; trường hợp vượt thẩm quyền Bộ Tài chính trìnhThủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.  

4.2- Đối với cáckhoản nợ phải trả ngân sách:

Đối với các khoản nợphải trả ngân sách nhà nước bao gồm tiền thuế và các khoản phải nộp ngân sáchnhà nước từ 31/12/1999 trở về trước, nhưng doanh nghiệp đã chiếm dụng để đầu tưthành tài sản cố định theo dự án được duyệt, đến nay vẫn không có khả năngthanh toán thì doanh nghiệp làm văn bản giải trình kèm theo hồ sơ, tài liệu gửiBộ Tài chính. Đồng thời doanh nghiệp phải tự kiểm điểm việc để nợ tồn đọng nàynhằm ngăn ngừa việc tái phạm. Bộ Tài chính xem xét từng trường hợp để xử lýtăng vốn cho doanh nghiệp. Hồ sơ, tài liệu và thẩm quyền xem xét, quyết định xửlý như sau:

4.2.1. Hồ sơ, tàiliệu:

Báo cáo kết quả kiểmkê xác định lại giá trị tài sản của Hội đồng kiểm kê doanh nghiệp phù hợp vớibáo cáo đã gửi cơ quan cấp trên và Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương;

Văn bản đề nghị giảiquyết cấp hỗ trợ vốn đầu tư từ nguồn doanh nghiệp còn nợ ngân sách nhà nước,trong đó giải trình rõ:

Tổng giá trị đầu tưtheo dự án được duyệt;

Trị giá đầu tư xâydựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị... theo quyết toán đã hoàn thành bàn giao đưavào sử dụng;

Các nguồn vốn huy độngvào đầu tư:

Vốn ngân sách nhà nướccấp;

Vốn của doanh nghiệp (quỹphát triển sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh khác);

Vốn vay ngân hàng vàtổ chức, cá nhân khác;

Vốn chiếm dụng tiềnthuế và các khoản phải nộp ngân sách (chi tiết theo từng khoản phải nộp).

Dự án đầu tư mở rộngsản xuất kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Quyết toán đầu tư xâydựng cơ bản được phê duyệt theo đúng quy định hiện hành;

Quyết toán tài chính,quyết toán thuế của các năm có liên quan đến các khoản phải nộp ngân sách nhà nướccòn nợ đọng mà doanh nghiệp đã chiếm dụng để đầu tư;

Xác nhận của Cục thuếtỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về:

Số thuế và các khoảnphải nộp ngân sách còn nợ đọng trước khi chiếm dụng đầu tư;

Số thuế và các khoảnphải nộp ngân sách đã chiếm dụng đầu tư đến 31/12/1999.

Văn bản của cơ quanquản lý cấp trên đề nghị giải quyết cấp hỗ trợ vốn đầu tư cho doanh nghiệp từnguồn phải trả ngân sách nhà nước.

4.2.2. Trình tự, cơquan thẩm định, ra quyết định và thực hiện:

Đối với doanh nghiệpTrung ương gửi hồ sơ, tài liệu cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) đểxem xét giải quyết.

Đối với doanh nghiệpđịa phương gửi hồ sơ, tài liệu cho Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương. Sở Tài chính-Vật giá tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý ghi thu,ghi chi ngân sách nhà nước về số thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nướcnợ đọng của doanh nghiệp địa phương trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xemxét, có ý kiến bằng văn bản kèm theo hồ sơ của doanh nghiệp gửi Bộ Tài chínhxem xét, quyết định.

Bộ Tài chính thẩmđịnh, xem xét hỗ trợ vốn đầu tư cho doanh nghiệp bằng hình thức ghi thu, ghichi tối đa bằng số thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước mà doanhnghiệp đã sử dụng đưa vào đầu tư, sau khi huy động hết các nguồn vốn của doanhnghiệp trong các năm trước đến hết năm 1999.

Bộ Tài chính thực hiệnghi thu, ghi chi cho các doanh nghiệp Trung ương và các doanh nghiệp có thuếtiêu thụ đặc biệt; các khoản ghi thu, ngân sách Trung ương hưởng 100%.

Sở Tài chính- Vật giáthực hiện ghi thu, ghi chi cho các doanh nghiệp địa phương sau khi có ý kiến đồngý của Bộ Tài chính, các khoản ghi thu, ngân sách địa phương được hưởng 100%.

5- Hạch toán vàđiều chỉnh sổ kế toán

Căn cứ từng trường hợpxử lý cụ thể của doanh nghiệp và quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền,doanh nghiệp hạch toán vào các tài khoản kế toán liên quan theo chế độ kế toánqui định. Trên cơ sở đó chấn chỉnh công tác hạch toán, đồng thời điều chỉnh sổkế toán, lập báo cáo tài chính và bảng cân đối tài chính theo chế độ hiện hành.Nếu các quyết định xử lý trước khi lập báo cáo quyết toán năm 2000 thì điềuchỉnh vào sổ kế toán của năm 2000. Trường hợp các quyết định xử lý sau khi báocáo quyết toán năm 2000 đã được lập thì điều chỉnh vào sổ kế toán của năm 2001.

6- Tổ chức thựchiện

Các Bộ, ngành, Uỷ bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tổng công ty nhà nướcvà các doanh nghiệp nhà nước, theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo, hướngdẫn, đôn đốc thực hiện kịp thời Chỉ thị 12/2001/CT-TTg và Thông tư này.

Hồ sơ (đầy đủ theo quyđịnh trên đây) được gửi đến Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp), Sở Tàichính- Vật giá, thời gian chậm nhất là ngày 31/12/2001, riêng trường hợp thanhlý tài sản, vật tư kém, mất phẩm chất tồn đọng chậm luân chuyển, thời gian gửihồ sơ chậm nhất là ngày 31/12/2002. Quá thời hạn trên sẽ không được xem xétgiải quyết theo nội dung Thông tư này.

Uỷ ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (do Sở Tài chính chủ trì) làm báo cáotổng hợp việc thực hiện theo từng nội dung của Chỉ thị số 12/2001/CT-TTg vàThông tư này, những vướng mắc tồn tại và kiến nghị xử lý, báo cáo làm 2 đợt vàongày 30/9/2001 và ngày 31/12/2001; Trường hợp nhượng bán, thanh lý tài sản vàonăm 2002 thì báo cáo vào ngày 30/6/2002 và ngày 31/12/2002 gửi Bộ Tài chính(Cục Tài chính doanh nghiệp) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thông tư này có hiệulực thi hành kể từ ngày có hiệu lực thi hành Chỉ thị số 12/2001/CT-TTg ngày23/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ, áp dụng để xử lý kết quả kiểm kê tài sản vàxác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp nhà nước thời điểm 0 giờ ngày1/1/2000 theo Quyết định số 150/1999/QĐ-TTg ngày 8/7/1999 của Thủ tướng Chínhphủ.

Trong quá trình thựchiện nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, các Tổng công ty và các doanh nghiệp nhà nước phảnánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=23168&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận