Văn bản pháp luật: Thông tư 70/2001/TT-BTC

Lê Thị Băng Tâm
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 70/2001/TT-BTC
Thông tư
08/09/2001
24/08/2001

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính Nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại

Thứ trưởng
2.001
Bộ Tài chính

Toàn văn

Bộ tài chính Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính Nhà nước đối với

nguồn viện trợ không hoàn lại

 

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/3/1996; Luật sửađổi, bổ sung một số Điều của Luật Ngân sách Nhà nước số 06/1998/QH10 ngày20/5/1998 và các văn bản hướng dẫn dưới Luật hiện hành;

Căn cứ Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ banhành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;

Căn cứ Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tướngChính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nướcngoài;

Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính Nhà nước đối vớinguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài như sau:

 

I. NGUYÊN TẮC CHUNG:

1- Viện trợ không hoàn lại là các khoản trợ giúp không phải hoàn trả dưới hìnhthức tiền, hiện vật, tri thức, từ các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên HợpQuốc, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chínhphủ (NGO) nước ngoài, các tổ chức kinh tế, hoặc cá nhân người nước ngoài choViệt Nam nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác đượcthực hiện thông qua các văn kiện chính thức ký kết giữa hai bên, được cấp cóthẩm quyền phê duyệt và các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắcphục hậu quả chiến tranh, thiên tai.

Mọisự chuyển giao khác không thuộc phạm vi quy định trên đều được coi là quà tặng,không thuộc đối tượng quản lý hướng dẫn tại Thông tư này.

Cáckhoản viện trợ không hoàn lại nước ngoài là nguồn thu của ngân sách nhà nước vàphải được hạch toán đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

2- Bộ Tài Chính thống nhất quản lý tài chính Nhà nước đối với mọi nguồn viện trợkhông hoàn lại, từ khâu tham gia ý kiến về mặt tài chính trong việc xác địnhchủ trương sử dụng viện trợ; tham gia thẩm định dự án, phân bổ nguồn vốn chocác dự án; đến nghiên cứu ban hành cơ chế quản lý tài chính, thực hiện việc xácnhận viện trợ và hạch toán các nguồn viện trợ vào ngân sách; hướng dẫn và kiểmtra việc chấp hành các chế độ quản lý tài chính, thẩm tra quyết toán, hướng dẫnbàn giao tài sản, vật tư, tiền vốn của các dự án sau khi kết thúc theo nhữngquy định tại Thông tư này.

Vụhoặc Ban Tài chính kế toán của các Bộ, Ngành, đoàn thể có tráchnhiệm giúp Thủ trưởng Bộ, Ngành, tổ chức đoàn thể quản lý tài chính đối vớitoàn bộ các chương trình, dự án, khoản viện trợ không hoàn lại do Bộ, NgànhTrung ương tiếp nhận và thực hiện.

SởTài chính Vật giá các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Tài chính-Vậtgiá Quận, Huyện; Ban Tài chính xã, phường có tráchnhiệm giúp UBND các cấp quản lý tài chính đối với toàn bộ các chương trình, dựán, các khoản viện trợ không hoàn lại do các đơn vị thuộc địa phương tiếp nhậnvà thực hiện; giám sát tình hình thực hiện các chương trình, dự án viện trợTrung ương thực hiện trên địa bàn.

3- Giám đốc các chương trình, dự án, Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp sử dụngnguồn viện trợ không hoàn lại chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thựchiện đúng các mục tiêu, đối tượng và các cam kết khác đã ghi trong từng chươngtrình, dự án cũng như chế độ quản lý tài chính hướng dẫn tại Thông tư này.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

A. Lập và tổng hợp dự toán

Hàngnăm, căn cứ hướng dẫn lập dự toán Ngân sách Nhà nước của Bộ Tài chính, các vănbản cam kết hoặc thoả thuận và kế hoạch triển khai chương trình, dự án hoặcthông báo phân phối viện trợ của cơ quan chủ quản cho đơn vị, tình hình thựchiện dự án trong năm; các đơn vị hoặc chủ dự án lập dự toán thu, chi ngân sáchnhà nước về viện trợ không hoàn lại và vốn đối ứng (nếu có) cùng với dự toánngân sách của mình gửi cơ quan chủ quản dự án và cơ quan tài chính đồng cấp:

Dựán thuộc các Bộ, Ngành gửi Vụ Tài chính Kế toán của Bộ, Ngành.

Dựán thuộc các địa phương gửi cơ quan Tài chính cùng cấp.

CácBộ, Ngành Trung ương và các Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm tổng hợp dựtoán thu, chi ngân sách Nhà nước về viện trợ không hoàn lại thuộc phạm vi mìnhquản lý và nhu cầu vốn đối ứng (nếu có) gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầutư để tổng hợp chung trong NSNN.

Dựtoán về vốn đối ứng được lập theo quy định tại Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày4/5/2001 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành áp dụng chungcho các chương trình, dự án viện trợ ODA và viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

Dựtoán thu, chi ngân sách nhà nước về viện trợ không hoàn lại được lập theo Biểusố 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

B- Chế độ sử dụng viện trợ:

Tấtcả các hoạt động chi tiêu phải có dự toán cụ thể và căn cứ vào các khoản mục đãđược cơ quan tài trợ chấp thuận, chi tiêu đúng đối tượng, đúng mục đích vàkhông được chi vượt mức đã thoả thuận với phía nước ngoài.

Trườnghợp văn kiện dự án không có dự toán đầy đủ chi tiết, cụ thể thì đơn vị thựchiện cần căn cứ các điều khoản đã cam kết với phía nước ngoài và căn cứ địnhmức chi tiêu trong nước để chi.

Ngoàicác khoản chi cụ thể đã được ghi rõ trong các văn kiện dự án, các đơn vị khôngđược tự ý dùng nguồn tiền viện trợ để chi cho bất cứ một mục đích gì khác. Giámđốc các dự án hoặc cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp không được điều hoà nguồnkinh phí viện trợ giữa các đơn vị, trừ trường hợp được phép bằng văn bản của tổchức viện trợ và cơ quan phê duyệt dự án.

Lãitiền gửi ngân hàng của các chương trình, dự án viện trợ thuộc diện ngân sáchcấp phát đang trong quá trình thực hiện, đơn vị phải sử dụng đúng theo cam kếtvới nhà tài trợ. Trường hợp khoản lãi tiền gửi viện trợ không đề cập trong vănkiện dự án hoặc có đề cập trong văn kiện dự án nhưng dự án đã kết thúc mà khoảnlãi tiền gửi viện trợ chưa sử dụng hết thì tất cả khoản lãi tiền gửi viện trợđó là nguồn của Ngân sách Nhà nước. Khi quyết toán dự án hoàn thành được phêduyệt, đơn vị phải nộp khoản lãi tiền gửi viện trợ đó vào Ngân sách Nhà nước.Trước khi dự án kết thúc hoặc trước khi có quyết định phê duyệt quyết toán dựán hoàn thành, nếu dự án có bổ sung thêm nội dung chi tiêu hoặc đơn vị có mụcđích chi tiêu khác, đơn vị chỉ được phép sử dụng khoản lãi tiền gửi viện trợnày khi có quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền về mục đích và nội dungchi tiêu và có chứng từ cấp phát của cơ quan tài chính (cấp phát dưới hình thứcghi thu ghi chi).

Đốivới các chương trình, dự án viện trợ thuộc diện ngân sách cấp phát dưới hìnhthức cấp phát nguồn kinh phí hành chính sự nghiệp, việc mua sắm, trang thiết bịvà các dịch vụ phải tuân thủ các quy định trong văn kiện dự án và các quy địnhhiện hành của Nhà nước về mua sắm hàng hoá, trang thiết bị.

Trườnghợp các chương trình, dự án sử dụng tiền, hàng viện trợ để đầu tư xây dựng cơbản, sửa chữa trụ sở, công trình kiến trúc và các công trình kết cấu hạ tầngphải tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu theo quy định ghi trong văn kiện dự án,nếu không có thoả thuận thì thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ vềquản lý đấu thầu các công trình đầu tư xây dựng cơ bản.

Trườnghợp các chương trình, dự án sử dụng tiền viện trợ để trả lương cho cán bộ ViệtNam tham gia quản lý, thực hiện chương trình, dự án viện trợ thì người được hưởnglương chi trả từ nguồn viện trợ phải có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo quyđịnh của pháp luật hiện hành về thuế thu nhập.

C/ Thực hiện tiếp nhận, quản lý và hạch toán qua NSNN nguồn việntrợ.

1.Giải ngân vốn viện trợ:

Khichương trình, dự án viện trợ được ký kết và phê duyệt, cơ quan chủ quản chươngtrình, dự án và cơ quan chủ chương trình, dự án có trách nhiệm khẩn trương hoàntất các điều kiện và thủ tục cần thiết cho việc giải ngân vốn viện trợ. Trườnghợp việc giải ngân vốn viện trợ của chương trình, dự án phải thực hiện qua mộtngân hàng thương mại thì việc lựa chọn ngân hàng được uỷ quyền rút vốn sẽ do BộTài Chính quyết định. Ngân hàng Thương mại được Bộ Tài chính uỷ quyền làm dịchvụ rút vốn viện trợ được hưởng phí theo quy định hiện hành do chủ chương trình,dự án thanh toán bằng nguồn vốn đối ứng trong nước hoặc theo thoả thuận với bêntài trợ.

2.Xác nhận viện trợ:

Giámđốc các chương trình, dự án viện trợ, thủ trưởng các đơn vị nhận viện trợ chịutrách nhiệm làm thủ tục xác nhận viện trợ theo các quy định dưới đây:

2.1- Các khoản viện trợ không hoàn lại phải làm xác nhận viện trợ bao gồm:

Cáccông trình xây dựng cơ bản do các nhà thầu thực hiện theo hình thức "chìakhoá trao tay" thể hiện qua các văn bản bàn giao, quyết toán, các Hợp đồnggiao nhận thầu.

Hànghoá, thiết bị ghi trong danh mục kèm theo dự án hoặc trong thông báo viện trợ đượcnhập khẩu, đặt mua trong nước.

Ngoạitệ hoặc tiền Việt Nam do phía nước ngoài chuyển giao cho các đơn vị trong nướcnhận và trực tiếp sử dụng để thực hiện các thoả thuận viện trợ (bao gồm cảkhoản tài trợ cho hoạt động mang tính chất công vụ phí của văn phòng dự án theocam kết trong văn kiện dự án).

Cácdịch vụ tư vấn, dịch vụ kỹ thuật được thanh toán từ nguồn của các chương trình,dự án viện trợ không hoàn lại thể hiện qua Hợp đồng được ký kết giữa chủ dự ánvới công ty tư vấn trong và ngoài nước.

2.2. Giấy xác nhận viện trợ:

Giấyxác nhận viện trợ được lập theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này. (Mẫu số 1và số 2)

Giấyxác nhận viện trợ gồm 2 phần:

Phần1 của giấy xác nhận viện trợ là phần xác nhận của cơ quan tài chính.

Phần2 là phần kê khai của đơn vị nhận viện trợ. Đơn vị nhận viện trợ phải kê khaiđầy đủ các dữ kiện ghi trong mẫu giấy xác nhận viện trợ và phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật về tính chính xác của tư liệu, số liệu do đơn vị tự kêkhai.

Giấyxác nhận hàng viện trợ được lập thành 5 bản. Nếu hàng viện trợ là ô tô, xe máyphải làm thêm 1 bản để đăng ký lưu hành.

Giấyxác nhận tiền viện trợ được lập thành 4 bản.

2.3 - Thời điểm và địa điểm xác nhận:

Khinhận được tiền, hàng viện trợ hoặc thông báo nhận hàng; giấy báo Có của Ngânhàng về tiền viện trợ; hoặc ngay sau khi nghiệm thu bàn giao, quyết toán cáchợp đồng giao nhận thầu, các hợp đồng mua sắm và các hợp đồng về dịch vụ tưvấn, dịch vụ kỹ thuật, các đối tượng quy định ở trên có trách nhiệm gửi đến BộTài chính hoặc Đại diện Ban quản lý và Tiếp nhận viện trợ quốc tế tại Thành phốHồ Chí Minh hoặc Đại diện Ban quản lý và Tiếp nhận viện trợ quốc tế tại Đà Nẵngcác hồ sơ theo quy định tại điểm 3 dưới đây để làm thủ tục xác nhận viện trợ.

3. Các tài liệu cần thiết để xác nhận viện trợ:

3.1 - Đối với hàng viện trợ gồm:

Hồsơ pháp lý về viện trợ:

Vănbản phê duyệt chương trình, dự án hoặc cho phép của cơ quan có thẩm quyền;

Vănkiện dự án, chương trình, Hiệp định, Nghị định thư, Công hàm trao đổi, hoặc cácvăn bản thoả thuận đã được ký kết chính thức với đối tác nước ngoài hoặc thôngbáo viện trợ có ghi rõ danh mục, số lượng, chủng loại và giá trị hàng hoá cácloại đã được phê chuẩn....

Vănbản phê duyệt hợp đồng thương mại theo quy định hiện hành, kèm hoá đơn thươngmại (Invoice) hoặc hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành nếu mua hàng trong nước.

Vậnđơn đường biển (Bill of lading) hoặc vận đơn hàng không (airway Bill).

Bảnkê chi tiết (Packing List)

Trườnghợp chưa có hoá đơn, vận đơn thì phải có giấy báo nhận hàng của tổ chức vậnchuyển.

Nếumột lô hàng viện trợ gửi cho nhiều nơi, phải kèm theo giấy uỷ quyền của các đơnvị liên quan và bảng kê phân chia hàng viện trợ.

Đốivới các chương trình, dự án được tổ chức đấu thầu tại Việt Nam để mua sắm trangthiết bị, hàng hoá và dịch vụ tư vấn, nghiên cứu... bằng nguồn tiền viện trợ,ngoài các tài liệu đã quy định ở trên, cần bổ sung thêm các tài liệu liên quansau:

Biênbản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định công nhận đơn vị trúng thầu (nếu có).

Hợpđồng cung cấp hàng hoá, dịch vụ được ký kết giữa Chủ dự án và đơn vị trúngthầu.

Hợpđồng ngoại thương nếu phải nhập khẩu hàng hoá, hoặc hoá đơn theo mẫu do Bộ Tàichính quy định nếu mua hàng sản xuất trong nước.

3.2 - Đối với tiền viện trợ gồm:

Hồsơ pháp lý về viện trợ.

Cácchứng từ chứng minh việc chuyển tiền viện trợ.

3.3 - Đối với các dự án là công trình xây dựng cơ bản do các nhà thầuthực hiện theo hình thức chìa khoá trao tay:

Hồsơ pháp lý dự án

Hợpđồng giao nhận thầu (Hợp đồng xây dựng, hợp đồng mua sắm và hợp đồng tư vấn).

Biênbản nghiệm thu, bàn giao hoặc thanh lý hợp đồng.

3.4- Trườnghợp do yêu cầu khẩn cấp hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác mà đơn vị nhậnviện trợ không kịp làm thủ tục xác nhận viện trợ thì hàng quý, đơn vị có tráchnhiệm tổng hợp giá trị viện trợ đã tiếp nhận báo cáo đề nghị cơ quan tài chínhđồng cấp ghi thu ghi chi Ngân sách nhà nước tiền, hàng viện trợ theo mẫu số 7ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Hạch toán vào Ngân sách Nhà nước:

4.1-Các chứng từ sau đây là căn cứ để hạch toán:

Giấyxác nhận viện trợ do Bộ Tài chính cấp cho các đơn vị nhận viện trợ, hoặc

Đềnghị ghi thu-ghi chi ngân sách của đơn vị nhận viện trợ theo Mẫu số 7 đính kèm,hoặc

Cácchứng từ khác chứng minh việc chuyển giao và sử dụng viện trợ như: Hợp đồnggiao nhận thầu, Hợp đồng thương mại, Hợp đồng tư vấn, chứng từ của ngân hàng đượcuỷ quyền rút vốn, biên bản thanh lý Hợp đồng, báo cáo quyết toán đã được phêduyệt của đơn vị (quyết toán dự án khi kết thúc hoặc quyết toán năm) v.v...

4.2-Trị giá hạch toán vào ngân sách các cấp là trị giá bằng VND được quy đổi từnguyên tệ theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố trong từng thời kỳ.(Trừ trường hợp nhà tài trợ đã quy định tỷ giá).

Trườnghợp nhận hàng viện trợ không có trị giá nguyên tệ thì tạm tính trên cơ sở giácả của mặt hàng tương tự nhập khẩu cùng thời kỳ; khi kiểm tra thực tế có phátsinh chênh lệch thừa, thiếu không đúng chủng loại, không đúng giá cả đã kê khaixác nhận; hoặc các công trình xây dựng cơ bản được đầu tư bằng nguồn vốn việntrợ, nếu xét thấy giá công trình chưa hợp lý thì trong thời hạn 60 ngày kể từngày nghiệm thu bàn giao hoặc ngày làm giấy xác nhận viện trợ, đơn vị có tráchnhiệm xác định lại giá trị viện trợ và gửi biên bản định giá lại cho cơ quantài chính cùng cấp để làm căn cứ hạch toán vào ngân sách. Việc định lại giá trịviện trợ được thực hiện bởi Hội đồng định giá do cơ quan chủ quản của đơn vịthành lập với sự tham gia của đại diện cơ quan tài chính - vật giá cùng cấp.Quy trình định lại giá thực hiện theo quy định hiện hành.

4.3- Nguồn kinh phí thuộc dự án viện trợ, nhưng do phía nước ngoài trực tiếp chi,như chi cho chuyên gia tư vấn, chi cho đào tạo, tham quan, khảo sát, thực tậpvà khoản chi khác được thực hiện ở nước ngoài mà không có chứng từ xác địnhviệc chi tiêu, thì không hạch toán vào ngân sách nhà nước.

4.4- Thời điểm hạch toán: Việc hạch toán vào Ngân sách Nhà nước nguồn viện trợkhông hoàn lại được thực hiện ngay sau khi cơ quan tài chính các cấp có mộttrong các chứng từ chứng minh việc tiếp nhận và sử dụng viện trợ được quy địnhtại điểm 4.1, mục 4, phần C.

4.5- Phân cấp hạch toán viện trợ vào Ngân sách Nhà nước:

Đốivới các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cánhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam theo quy định của pháp luật thuộcnguồn thu của Ngân sách Trung ương do Bộ Tài chính làm thủ tục hạch toán ghithu ghi chi qua Ngân sách Nhà nước Trung ương.

Đốivới các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoàiviện trợ trực tiếp cho cấp Tỉnh, Thành phố theo quy định của pháp luật thuộcnguồn thu của Ngân sách Nhà nước cấp tỉnh, do Sở Tài chính Vật giá các Tỉnh,Thành phố làm thủ tục hạch toán ghi thu ghi chi qua Ngân sách Tỉnh, Thành phố.

Đốivới các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoàitrực tiếp cho cấp huyện theo quy định của pháp luật thuộc nguồn thu của Ngânsách cấp huyện, do Phòng Tài chính huyện làm thủ tục hạch toán ghi thu ghi chiqua Ngân sách cấp huyện.

Đốivới các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoàitrực tiếp cho xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật thuộc nguồn thucủa Ngân sách xã, phường, thị trấn, do Ban Tài chính xã, phường, thị trấn làmthủ tục hạch toán ghi thu ghi chi qua Ngân sách cấp phường, xã.

4.6- Phương thức hạch toán ghi chi viện trợ cho các đối tượng sử dụng:

4.6.1.Đối với các dự án thuộc diện cấp phát:

Cấpphát vốn đầu tư xây dựng cơ bản:

Hạchtoán ghi thu ngân sách viện trợ, Chương 160, Loại 10, Khoản 8 (hoặc 9), Mục tươngứng của Mục lục NSNN hiện hành; ghi chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản quahệ thống Kho bạc Nhà nước và sao gửi bảng kê chi tiết tên và địa chỉ các đơn vịsử dụng viện trợ để cơ quan Kho Bạc Nhà nước cấp phát cho đơn vị theo chế độquản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.

Trườnghợp các công trình xây dựng cơ bản hoàn toàn bằng nguồn vốn viện trợ (không cóvốn đối ứng trong nước), cơ quan tài chính hạch toán ghi thu Ngân sách viện trợvà ghi chi trực tiếp cho các đơn vị thụ hưởng (không ghi chi tạm ứng vốn đầu tưxây dựng cơ bản qua hệ thống Kho Bạc Nhà nước).

Cấpphát kinh phí hành chính sự nghiệp:

Hạchtoán ghi thu viện trợ như trên và ghi chi cho các đơn vị thụ hưởng theo Chương,Loại, Khoản, Mục tương ứng của Mục lục NSNN hiện hành. Trường hợp một đơn vị dựtoán cấp I Ngân sách Trung ương có nhiều đơn vị thụ hưởng thì kèm theo Lệnh thuchi NSNN ghi cho đơn vị dự toán cấp I là bảng kê chi tiết tên, địa chỉ, giá trịviện trợ cụ thể cho từng đơn vị thụ hưởng thuộc đơn vị dự toán cấp I đó. Cácđơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm đối chiếu, kiểm tra và thông báo tiếp chocác đơn vị thuộc cấp của mình theo mẫu thông báo cấp phát vốn viện trợ cho cácđơn vị trực thuộc do Bộ Tài chính quy định. (Biểu số 5 ban hành kèm theo Thôngtư này). Thông báo này được coi là chứng từ cấp phát vốn NSNN cho đơn vị thụ hưởngtrực tiếp. Căn cứ thông báo cấp vốn của đơn vị dự toán cấp I, các đơn vị thụ hưởngviện trợ phải hạch toán giá trị viện trợ được cấp phát vào sổ sách kế toán,quản lý và quyết toán hàng năm với đơn vị cấp trên của mình.

Trườnghợp chương trình, dự án viện trợ do một đơn vị Trung ương làm chủ chương trình,dự án nhưng trong đó có nhiều tiểu dự án được triển khai thực hiện tại các địaphương; hoặc chương trình, dự án do một Bộ, một ngành làm chủ chương trình, dựán nhưng có nhiều tiểu dự án được triển khai thực hiện tại các Bộ, các ngànhkhác thì trong quá trình thực hiện chương trình, dự án Bộ Tài chính làm thủ tụcghi thu Ngân sách Trung ương, ghi chi cho đơn vị chủ dự án, khi chương trình,dự án kết thúc, chủ dự án tiến hành bàn giao tài sản theo hướng dẫn tại điểm 4mục E phần II của Thông tư này. Căn cứ vào kết quả bàn giao tài sản sau khi kếtthúc dự án, bên bàn giao được ghi giảm tài sản và giảm nguồn vốn hình thành tàisản đó, bên tiếp nhận phải ghi tăng tài sản và ghi tăng nguồn vốn hình thànhtài sản đó theo đúng chế độ hạch toán kế toán hiện hành. Đối với các chươngtrình, dự án viện trợ mà vai trò của cơ quan chủ quản ở Trung ương chỉ là hỗtrợ kỹ thuật hay chỉ đạo chuyên môn, không có bộ máy quản lý tài chính dự ánthì sẽ ghi thu ngân sách Trung ương, ghi chi cho các đơn vị trực tiếp nhận, sửdụng viện trợ. (Trừ những chương trình, dự án có quy định riêng).

Đốivới các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp chưa có tên trong danh mụcChương quy định của Mục lục NSNN, hoặc không được Nhà nước đảm bảo cân đối kinhphí hoạt động theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, việc hạch toán ghi thuvẫn theo quy định trên, nhưng ghi chi vào Chương 150 "Các đơn vịkhác", loại, khoản, hạng, mục tương ứng của Mục lục NSNN hiện hành, coi nhưmột khoản hỗ trợ của NSNN cho đơn vị đó. Tài sản được hình thành từ nguồn hỗtrợ này là tài sản Nhà nước phải được quản lý theo các quy định hiện hành vềquy chế quản lý tài sản Nhà nước tại các Hội.

Trườnghợp các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện những chươngtrình, dự án viện trợ có giá trị lớn, xác định được địa chỉ của đơn vị thụ hưởngviện trợ, và có thể quyết toán chi viện trợ cho các đơn vị thụ hưởng, khi cóxác nhận của đơn vị thụ hưởng, thì ghi chi cho đơn vị thụ hưởng theo Chương,Loại, Khoản, Mục tương ứng của Mục lục Ngân sách Nhà nước hiện hành.

Đốivới khoản viện trợ chưa xác định đơn vị sử dụng: Hạch toán ghi thu ngân sáchtheo phân cấp quy định, đồng thời xác định phương án sử dụng theo đúng cam kết,mục tiêu đã thoả thuận với phía viện trợ, trình cấp có thẩm quyền quyết định,sau đó phân phối cho các đơn vị sử dụng và làm thủ tục cấp phát ngân sách theocác quy định ở trên.

4.6.2.Các dự án thuộc diện cho vay lại:

Đốivới các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuộc diện Chính phủ chodoanh nghiệp vay lại, Bộ Tài chính ký hợp đồng uỷ nhiệm cho Quỹ hỗ trợ pháttriển hoặc cho các Ngân hàng thương mại làm nhiệm vụ cho vay lại đối với cácdoanh nghiệp sử dụng vốn viện trợ, quản lý và thu hồi tiền vốn vay, đồng thờithực hiện thủ tục hạch toán ghi thu và ghi chi cho vay qua NSTW trị giá nguồnviện trợ theo quy định của Mục lục NSNN hiện hành.

4.6.3.Đối với các dự án có một hợp phần quỹ tín dụng cho vay quay vòng,cho vay xoá đói giảm nghèo hoặc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay: Thực hiệnghi thu viện trợ, ghi chi Mục 151 hoặc Mục 152, tiểu mục tương ứng theo Chương,Loại, Khoản tương ứng của Mục lục NSNN hiện hành.

Việcxác định lãi suất và phân phối, sử dụng tiền lãi cần chú ý một số điểm sau đây:

Nếutrong văn kiện dự án đã quy định rõ lãi suất và việc sử dụng lãi suất thì thựchiện theo đúng các quy định đó.

Trườnghợp nhà tài trợ không quy định cụ thể thì lãi suất cho vay được thực hiện theomức lãi suất ưu đãi hiện hành áp dụng đối với khoản cho vay xoá đói giảm nghèođang thực hiện tại địa phương.

Sốlãi thu được phân phối và sử dụng theo nguyên tắc: Sau khi trừ phí dịch vụ ngânhàng (nếu có), dành tỷ lệ hợp lý để bổ sung các khoản chi phí của ban quản lýdự án các cấp, còn lại bổ sung nguồn vốn cho quỹ quay vòng.

Cơquan tài chính đồng cấp phối hợp cơ quan thực hiện dự án quy định cụ thể lãisuất và việc sử dụng các khoản lãi theo những nguyên tắc chung đã quy định ởphần trên cho từng dự án.

Địnhkỳ hàng quý, cơ quan thực hiện dự án báo cáo với cơ quan tài chính đồng cấptình hình sử dụng số lãi nói trên. Căn cứ báo cáo, cơ quan tài chính làm thủtục ghi thu, ghi chi cấp phát hoặc cho vay qua ngân sách các cấp trị giá khoảnlãi thu hồi được sử dụng cho các mục tiêu cụ thể.

Khikết thúc chương trình, dự án viện trợ, chủ dự án có trách nhiệm bàn giao nguồnvốn này cho Ngân sách địa phương nơi thực hiện dự án (trừ trường hợp có thoảthuận riêng với nhà tài trợ được ghi trong văn kiện dự án).

D/ Kế toán, quản lý tài sản viện trợ:

Trongquá trình sử dụng viện trợ, các đơn vị phải phản ánh kịp thời, đầy đủ các nguồntiền, hàng đã nhận (cả về lượng và giá trị) trên chứng từ và sổ sách kế toántheo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Pháp lệnh Kế toán thống kê, chếđộ hạch toán kế toán hiện hành và yêu cầu của nhà tài trợ (nếu có).

Trườnghợp chứng từ gốc phải gửi cho nhà tài trợ thì trước khi gửi, chủ chương trình,dự án viện trợ phải sao bộ chứng từ gốc đó, lập bảng kê những chứng từ gốc đãgửi cho nhà tài trợ, ghi rõ số chứng từ, ngày tháng, nội dung thu, chi và sốtiền ghi trên chứng từ. Bảng kê này có chữ ký của người lập, kế toán trưởng vàthủ trưởng đơn vị. (Biểu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này). Bản sao chứng từgốc này được sử dụng để ghi sổ kế toán và được lưu trữ, bảo quản theo chế độquản lý chứng từ gốc hiện hành và làm căn cứ cho việc kiểm tra kế toán và quyếttoán dự án hoàn thành.

Trườnghợp số tiền viện trợ thực tế sử dụng có chênh lệch so với số tiền ghi trên giấyxác nhận viện trợ do có sự khác biệt giữa tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng lớn(hoặc nhỏ) hơn tỷ giá hạch toán của Bộ Tài chính công bố, đơn vị thực hiện hạchtoán khoản chênh lệch tỷ giá vào tài khoản 413 (Chênh lệch tỷ giá) kèm theochứng từ của ngân hàng. Số dư của tài khoản này sẽ được xử lý khi xét duyệtquyết toán hàng năm, hoặc khi kết thúc dự án.

Cácđơn vị được sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại dưới hình thức hàng hoá, thiếtbị.... nhưng chưa được bàn giao quyền sở hữu (chưa kết thúc dự án) trong quátrình sử dụng cho việc thực hiện dự án, các đơn vị vẫn phải thực hiện hạch toánđầy đủ trên các tài khoản liên quan ngoài bảng cân đối tài khoản để phục vụ choyêu cầu quản lý.

Trongquá trình thực hiện dự án, chủ dự án có thể kiến nghị thanh lý các trang thiếtbị, hàng hoá đã quá thời hạn sử dụng theo quy định, hoặc đã hư hỏng không thểphục vụ dự án. Việc thanh lý phải được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức tàitrợ hoặc của cơ quan chủ quản dự án.

Việcxử lý tài sản từ nguồn viện trợ phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nướcvề xử lý tài sản không cần dùng và không còn sử dụng được trong các cơ quanhành chính sự nghiệp. Sau khi kết thúc, các chương trình, dự án viện trợ phảitiến hành bàn giao tài sản. Trang thiết bị từ nguồn viện trợ khi được bàn giaocho đơn vị sử dụng là tài sản của Nhà nước, đơn vị có trách nhiệm quản lý theochế độ quản lý và thanh lý tài sản Nhà nước hiện hành. Nguyên tắc, thể thức vànội dung bàn giao tài sản được tiến hành theo quy định tại Nghị định số14/1998/NĐ/CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ về Quản lý tài sản Nhà nước và Thôngtư số 42 TC/QLCS ngày 31 tháng 7 năm 1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc tiếpnhận và bàn giao tài sản giữa các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tếtheo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Đốivới những chương trình, dự án đang trong thời gian thực hiện thì số dư tiềnviện trợ trên tài khoản của các chương trình, dự án tại thời điểm cuối năm ngânsách được chuyển sang năm sau để thực hiện tiếp.

E. Chế độ báo cáo, kiểm tra, quyết toán:

1. Chế độ báo cáo:

Hàngquý và cả năm, Giám đốc các chương trình, dự án, Thủ trưởng các đơn vị trựctiếp sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại phải lập báo cáo tình hình tiếp nhậnvà sử dụng nguồn viện trợ theo Biểu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơquan chủ quản dự án. Cơ quan chủ quản dự án có trách nhiệm tổng hợp toàn bộtình hình tiếp nhận và sử dụng của các dự án thuộc phạm vi quản lý theo quyđịnh sau:

Cácdự án thuộc Bộ, ngành Trung ương gửi về Vụ Tài chính kế toán của Bộ, Ngành mìnhđể tổng hợp gửi Bộ Tài chính.

Cácdự án thuộc địa phương gửi về Sở tài chính Vật giá để tổng hợp gửi Bộ TàiChính.

Báocáo tiếp nhận và sử dụng viện trợ phải phản ánh đầy đủ các nội dung theo yêucầu và đúng thời hạn quy định tại Điều 35 Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày4/5/2001 của Chính phủ và Điều 20 của bản Quy chế ban hành kèm theo Quyết địnhsố 64/ 2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Chế độ kiểm tra:

Cơquan tài chính các cấp có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn cácđơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc các chế độ quản lý tài chính nguồn việntrợ không hoàn lại được quy định tại Thông tư này:

VụTài chính Kế toán của các Bộ, Ngành kiểm tra và hướng dẫn các chương trình, dựán viện trợ không hoàn lại do các đơn vị trực thuộc Bộ, Ngành Trung ương tiếpnhận và thực hiện.

SởTài chính Vật giá các Tỉnh, Thành phố và các Phòng Tài chính vật giá quận,huyện, thị xã kiểm tra và hướng dẫn các chương trình, dự án, các khoản viện trợkhông hoàn lại do các đơn vị trực thuộc địa phương tiếp nhận và thực hiện.

Trườnghợp cần thiết, Bộ Tài chính kiểm tra đối với các chương trình, dự án hoặc cáckhoản viện trợ không hoàn lại do các đơn vị trực thuộc Bộ, Ngành Trung ươnghoặc địa phương tiếp nhận và thực hiện.

3. Chế độ quyết toán.

Hàngnăm và khi kết thúc dự án, căn cứ vào các quy định hiện hành, Giám đốc chươngtrình, dự án viện trợ, thủ trưởng các đơn vị sử dụng viện trợ có trách nhiệmlập báo cáo quyết toán thu chi viện trợ cụ thể như sau:

3.1- Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản: Việc quyết toán thực hiện theo đúngquy định tại Thông tư 70/2000/TT-BTC ngày 17/7/2000 của Bộ Tài Chính hướng dẫnquyết toán vốn đầu tư.

3.2- Đối với các dự án hành chính sự nghiệp:

Nộidung và mẫu biểu báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định hiện hành tại Quyếtđịnh số 999 TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc banhành Hệ thống Chế độ Kế toán hành chính sự nghiệp.

3.2.1- Quyết toán năm:

BộTài Chính chủ trì thẩm tra báo cáo quyết toán năm về nguồn thu và sử dụng việntrợ của các Bộ, Ngành Trung ương cùng với việc thẩm tra quyết toán kinh phíhành chính sự nghiệp. Căn cứ vào biên bản thẩm tra quyết toán nguồn viện trợ,Bộ Tài chính sẽ thông báo duyệt tổng số quyết toán chi hành chính sự nghiệp,trong đó có quyết toán nguồn viện trợ của Bộ, Ngành Trung ương. Vốn đối ứng củacác dự án được quyết toán như quyết toán nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấptheo quy định hiện hành.

SởTài chính Vật giá các Tỉnh, Thành phố và Phòng Tài chính Vật giá quận, huyện,thị xã Chủ trì thẩm tra quyết toán thu và sử dụng viện trợ hàng năm của các đơnvị thuộc địa phương quản lý cùng với việc thẩm tra quyết toán kinh phí hànhchính sự nghiệp.

3.2.2- Quyết toán dự án:

Tấtcả các chương trình, dự án và khoản viện trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệtkhi kết thúc đều phải được quyết toán đầy đủ và gửi đến cơ quan tài chính đồngcấp theo đúng quy định hiện hành số điểm cần lưu ý khi quyết toán:

1.Khi dự án kết thúc đã quyết toán xong với nhà tài trợ mà vẫn còn thừa tiền,Giám đốc dự án báo cáo phương án xử lý với cơ quan chủ quản và cơ quan tàichính đồng cấp (như quy định tại phần gửi báo cáo quyết toán) xem xét, quyếtđịnh.

2.Việcphê duyệt quyết toán dự án hoàn thành phải đảm bảo tuân thủ các quy định hiệnhành của Bộ Tài chính.

3.Cùng với việc gửi báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, chủ dự án phải báo cáophương án xử lý tài sản, công nợ và các vấn đề tồn tại khác với cơ quan chủquản và cơ quan tài chính đồng cấp. Cơ quan chủ quản dự án có trách nhiệm thamkhảo ý kiến của cơ quan tài chính đồng cấp và ý kiến của các cơ quan hữu quanđể xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt phươngán xử lý tồn tại của dự án trước khi phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Thông tư này thay thế Thông tư số 22/1999/TT/BTC ngày 26/02/1999 của Bộ Tàichính và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

2.Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị,các chủ dự án cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giảiquyết./.

Mẫu số 1

(Kèm theo Thông tư số 70/2001/TT/BTC ngày 24/8/2001 củaBộ Tài chính)

 

BỘ TÀI CHÍNH                                            Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam

                                                                                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: TC/XNVT ---------------

GIẤY XÁC NHẬN HÀNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI

I. xác nhận của bộ tài chính

Sau khi thẩm tra, Bộ Tài chính xác nhận số hàng kê khai ở mặt sautờ xác nhận viện trợ này thuộc nguồn viện trợ không hoàn lại.

Giátrị viện trợ được phân loại theo quy định của mục lục ngân sách nhà nước hiệnhành như sau:

 ChươngLoại Khoản                 Mục

 Sốtiền :

Ngày tháng năm

II. phần tự kê khai của đơn vị nhận viện trợ:

A. Những dữ kiện cơ bản:

1.Nguồn viện trợ của: Chính phủ Tổ chức quốc tế Phi Chính phủ

2.Tên tổ chức viện trợ:

Tênchương trình,dự án, phi dự án: Thực hiện từ: đến:

4.Tổng giá trị viện trợ: Nguyên tệ: Quy ra USD:

5.Văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền:

Số:Ngày: của:

6.Đơn vị chủ dự án, chương trình:

7.Đơn vị trực tiếp sử dụng hàng viện trợ:

Trựcthuộc (Bộ, cơ quan TW):                                                 quảnlý

Trựcthuộc (Tỉnh, TP): quản lý

8.Đơn vị được uỷ nhiệm nhận hàng viện trợ:

B. Chi tiết lô hàng:

1.Tên tầu/máy bay:                             cảng:                                        ngày đến

2.Hàng đặt mua trong nước tại:

Số, ngày của vận đơn hoặc hoá đơn bán hàng

 

Tên hàng hoá

Số lượng (kiện)

 

 

 

Trị giá

 

 

lô hàng

 

 

 

Nguyên tệ

Quy ra USD

Thành tiền Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷgiá quy đổi (VND/1 USD):

Ngày tháng năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 2

(Kèmtheo Thông tư số 70/2001/TT/BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính)

Bộ tài chính                                          Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam

                                                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: TC/XNVT ---------------

GIẤY XÁC NHẬN TIỀN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI

I. Xác nhận của bộ tài chính:

Sau khi thẩm tra, Bộ Tài chính xác nhận số tiền kê khai ở mặt sautờ xác nhận viện trợ này thuộc nguồn viện trợ không hoàn lại.

Giátrị viện trợ được phân loại theo quy định của mục lục ngân sách nhà nước hiệnhành như sau:

ChươngLoại Khoản                  Mục

Sốtiền :

Hà Nội,        ngày     tháng         năm

II. Phần tự kê khai của đơn vị nhận viện trợ:

A. Những dữ kiện cơ bản:

1.Nguồn viện trợ của: Chính phủ Tổ chức quốc tế Phi Chính phủ

2.Tên tổ chức viện trợ:

3.Tên chương trình,dự án, phi dự án: Thực hiện từ: đến:

4.Tổng giá trị viện trợ: Nguyên tệ: Quy ra USD:

5.Văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền:

Số:Ngày: của:

6.Đơn vị chủ dự án, chương trình:

7.Đơn vị trực tiếp sử dụng hàng viện trợ:

Trựcthuộc (Bộ, cơ quan TW):                                                 quản lý

Trựcthuộc (Tỉnh, TP): quản lý

8.Đơn vị được uỷ nhiệm nhận tiền viện trợ:

9.Số tài khoản của đơn vị nhận tiền viện trợ:

Tại:

B. Chi tiết các khoản tiền:

1.Được nhận bằng nguyên tệ:

2.Quy ra USD:

3.Tỷ giá quy đổi (VND/1 USD):

4.Quy ra tiền Việt Nam:

5.Được nhận bằng tiền Việt Nam:

6.Tổng số tiền Việt Nam được nhận:

Trongđó:

Sửdụng cho:

Sửdụng cho:

Ngày tháng năm

                                                                                                 Thủ trưởng đơn vị

                                                                                                 (Ký tên, đóng dấu)

Chú ý:

Giấyxác nhận tiền viện trợ được viết trên 2 mặt của tờ giấy.

Khôngviết tay, tẩy xoá.

Bộ (ngành).........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 3

 

 

 

 

 

 

 

(Kèm theo Thông tư số 70/2001/TT/BTC ngày 24/8/2001của Bộ Tài chính)

Dự toán thu nsnn về viện trợ không hoàn lại và vốn đối ứng năm 200....

 

 

 

 

 

 

Bộ, cơ quan TW, thành phố:...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị nhận

Tổ chức

Trị giá cam kết

Thời gian

Luỹ kế tiếp

Dự toán

Mục đích

sử dụng

Vốn đối ứng

 

Dự án

viện trợ

Tổng số

TĐ: Ghi

thực hiện

nhận đến cuối

năm

viện trợ

đề nghị NS cấp

 

 

 

thu NS

từ... đến...

năm trước

200...

XDCB

HCSN

XDCB

HCSN

 

 

 

1000 USD

1000 USD

 

1000 USD

1000 USD

1000 USD

1000 USD

1000 đ

1000 đ

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên đơn vị nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên đơn vị nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu

 

 

 

 

Ngày tháng năm 200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thủ trưởng đơn vị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ký tên và đóng dấu)

 

 

 

Cơ quan báo cáo:

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 4

 

 

 

 

 

 

 

(Kèm theo Thông tư số 70/2001/TT/BTC ngày 24/08/2001 của Bộ Tài chính)

báo cáo tiếp nhận sử dụng nguồn viện trợ

 

 

 

 

 

không hoàn lại quý..... năm.....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên dự án, C/trình

Tổ chức

Trị giá cam kết

Luỹ kế

tiếp nhận đến

Đã t/nhận trong quý (năm) và Sử

dụng cho

Vốn đối

 

nước ngoài

Tổng số

cuối năm trước

 

 

 

ứng được

Đơn vị nhận

 

 

 

 

 

XDCB

HCSN

NS cấp

 

 

USD

1000 đ

USD

1000 đ

USD

1000 đ

USD

1000 đ

1000 đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I -VT theo CT, d/án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Dự án (Đ/vị nhận)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II-VT không theo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Đơn vị nhận....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* ..................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần thuyết minh:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Đánh giá chung tình hình thực hiện, mức giải ngân, những nguyên nhân và yếu tố tác động tới quá trình giải ngân.

 

 

* Những nguyên nhân làm chậm giải ngân của các dự án trong bảng trên và biện pháp giải quyết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày tháng năm

 

 

Người lập biểu

 

 

 

 

Thủ trưởng đơn vị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ký tên và đóng dấu

 

 

 

Bộ(ngành)... cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

 

Biểu số 5

 

 

Số............

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(Kèm theo Thông tư số 70/2001/TT/BTC ngày24/5/2001của Bộ Tài chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

thông báo cấp phát vốn viện trợ cho các đơn vị trực thuộc

 

 

 

 

(Tiếp theo Lệnh chi NSNN số.....................)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị: đồng

STT

Tên đơn vị

Tên chương trình

Vốn cấp phát

 

Tổng số

 

 

được cấp phát

dự án viện trợ

 

Tổng số

Phân theo Mục lục NSNN

 

 

 

 

 

Chương

Loại

Khoản

Mục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kế toán

 

 

Vụ trưởng Vụ (Ban) TCKT của Bộ,ngành

 

 

 

 

 

(Ký tên - Đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên

chủ chương trình, dự án

 

Biểu số 6

 

 

 

(Kèm theo Thông tư số 70/2001/TT/BTC ngày24/8/2001 của Bộ Tài chính)

 

 

 

 

 

 

Bảng kê chứng từ gốc gửi cho nhà tài trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STT

Số chứng từ

Ngày lập

Nội dung

Số tiền ghi

 

 

chứng từ

thu, chi

trên chứng từ

 

 

 

 

thu,. chi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày tháng năm 200

 

Người lập biểu

Trưởng Bộ phận TCKT

Thủ trưởng đơn vị

 

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký tên và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 7

(Kèmtheo Thông tư số 70/2001/TT/BTC ngày 24/8/2001của Bộ Tài chính)

tênđơn vị                                                        CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM

                                                                                       Độc lập - Tựdo - Hạnh phúc

 

ĐỀ NGHỊ GHI THU - GHI CHI NGÂN SÁCH TIỀN, HÀNG VIỆNTRỢ

Kính gửi: Sở Tài chính (Phòng Tài chính).. .. ...

1.Nguồn viện trợ của: Chính phủ Tổ chức quốc tế Phi Chính phủ

2.Tên tổ chức viện trợ:

3.Tên chương trình,dự án, phi dự án: Thực hiện từ: đến:

4.Tổng giá trị viện trợ: Nguyên tệ: Quy ra USD:

5.Văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền:

Số:Ngày: của:

6.Chủ dự án, chương trình:

7.Tổng số tiền viện trợ đề nghị ghi thu - ghi chi:

Ngày tháng năm

Thủ trưởng đơn vị

                                                                                                 (Ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:

Như trên

Lưu:

Chúý: Nhận viện trợ bằng hiện vật thì quy đổi ra VND để lập báo cáo. Kèm theo hồsơ xác định giá trị.

Chú ý:

Giấyxác nhận hàng viện trợ được viết trên 2 mặt của tờ giấy.

Khôngviết tay, tẩy xoá.

Nếucó nhiều loại hàng hoá thì lập bảng kê riêng đính kèm, đóng dấu treo./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22716&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận