THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện một số nội dung kỹ thuật quy định
tại Nghị định số 54/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999
của Chính phủ về Bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
Căn cứ Nghị định số74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số54/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về bảo vệ an toàn lướiđiện cao áp,
Bộ Công nghiệp hướngdẫn thực hiện một số nội dung kỹ thuật quy định tại Nghị định số 54/1999/NĐ-CPngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về Bảo vệ an toàn lưới điện cao áp nhưsau:
1. Tiêu chuẩn kỹthuật và mục đích sử dụng dây bọc
a) Dây bọc là dây dẫnđiện chuyên dùng cho đường dây trên không, được bọc lớp cách điện phù hợp vớicấp điện áp sử dụng. Điện trở cách điện của lớp vỏ bọc không được nhỏ hơn trịsố sau:
Điện áp (kV) | Đến 6 | 10 | 15 | 22 | 35 |
Điện trở cách điện (MW ) | 6 | 10 | 15 | 22 | 35 |
b) Dây bọc được sửdụng nhằm mục đích giảm chiều rộng hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp,giảm số lượng cây xanh phải chặt tỉa khi đưa lưới điện cao áp vào sâu trung tâmthành phố, thị trấn, thị xã (sau đây gọi tắt là thành phố).
c) Dây bọc phải đượcmắc từng pha trên sứ cách điện như đối với dây trần.
d) Dây bọc có thể đượcsử dụng để đi trên toàn tuyến hoặc kết hợp với dây trần để đi trên một vàikhoảng cột cần thiết.
đ) Dây bọc được thaykhi cách điện của lớp vỏ bọc có hiện tượng lão hoá, không chống được sự cố chạmđất do cây xanh va đập vào dây dẫn.
2. Đơn vị quản lý lướiđiện cao áp có thẩm quyền
a) Đơn vị quản lý lướiđiện cao áp có thẩm quyền quy định tại khoản 8 Điều 2 Nghị định 54/CP là tổchức kinh tế có đủ điều kiện hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật,bao gồm:
Đối với hệ thống điệnquốc gia, đơn vị quản lý lưới điện cao áp có thẩm quyền là các Công ty truyềntải điện, Công ty Điện lực và Điện lực tỉnh được Tổng công ty Điện lực Việt Namgiao nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.
Các tổ chức kinh tếkhác có đủ các điều kiện hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật là đơnvị quản lý lưới điện cao áp có thẩm quyền trong phạm vi lưới điện của mình.
b) Tổ chức có tài sảnlà công trình đường dây cao áp, trạm biến áp chuyên dùng nhưng không có giấyphép hoạt động điện lực có thể ký hợp đồng bao thầu quản lý với tổ chức khác cógiấy phép hoạt động điện lực để quản lý vận hành và giải quyết những vấn đềliên quan đến việc thực hiện Nghị định 54/CP.
Tổ chức có giấy phéphoạt động điện lực và được ký hợp đồng bao thầu quản lý là đơn vị quản lý lướiđiện cao áp có thẩm quyền trong phạm vi lưới điện được uỷ quyền quản lý.
c) Đơn vị quản lý lướiđiện cao áp có thẩm quyền phải thông báo công khai trên các phương tiện thôngtin đại chúng về địa chỉ, số điện thoại của các đơn vị cơ sở được uỷ quyền giảiquyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Nghị định 54/CP.
3. Hành lang bảo vệan toàn lưới điện cao áp trên không
Chiều dài hành langbảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên không được tính từ điểm mắc dây trên cộtxuất tuyến của trạm biến áp này đến điểm mắc dây trên cột néo cuối trước khivào trạm biến áp kế tiếp (xem hình 1- phần Phụ lục). Đoạn đầu tuyến và đoạncuối tuyến nối từ cột vào giàn thanh cái của trạm biến áp được tính là bộ phậncông trình trạm. Tiêu chuẩn an toàn cho các đoạn tuyến này được thực hiện theoquy định tại Điều 15 của Nghị định 54/CP.
4. Cây trồng tronghành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
a) Lúa và hoa màu đượctrồng cách mép móng cột điện, móng néo ít nhất là 0,5 m (xem hình 2 - phần Phụlục). Khoảng cách 0,5 m nêu trên được đo sát mặt đất tự nhiên, tính từ mặtngoài phần bê tông của móng trở ra.
b) Các loại cây trồngkhác phải đảm bảo khoảng cách từ điểm cao nhất của cây đến dây dẫn không nhỏhơn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 54/CP (xem hình 3 - phần Phụlục). Những cây có khả năng phát triển nhanh trong thời gian ngắn phải chặt sátgốc và cấm trồng mới là những cây trong một chu kỳ kiểm tra và phát quang hànhlang tuyến đã phát triển trở lại, có khả năng gây sự cố lưới điện. Những câykhác nếu phải chặt ngọn sẽ không còn hiệu quả kinh tế như cau, dừa, cao su...thuộc diện số cây phải chặt sát gốc, cấm trồng mới và được thực hiện đền bùngay khi xây dựng đường dây cao áp.
Chu kỳ kiểm tra vàphát quang hành lang tuyến được quy định là một lần trong một quý. Đơn vị quảnlý lưới điện cao áp có trách nhiệm liệt kê bổ sung danh mục các loại cây có khảnăng phát triển nhanh trong thời gian ngắn tại địa phương để lập kế hoạch phátquang hành lang tuyến, đảm bảo cho lưới điện vận hành an toàn.
5. Chặt, tỉa cây ngoài hành langbảo vệ an toàn lưới điện cao áp
a) Cây ở ngoài hànhlang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phải được chặt tỉa theo qui địnhtại khoản 2 Điều 7 Nghị định 54/CP (xem hình 4 và 5 - phần Phụ lục). Riêng đốivới cây cao trong thành phố nếu bị đổ có thể va đập vào đường dây, đơn vị quảnlý lưới điện cao áp chỉ tổ chức chặt, tỉa cành để đảm bảo khoảng cách theo quyđịnh tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 54/CP.
b) Đối với những câycó giá trị lịch sử, văn hoá hoặc có giá trị đặc biệt, trước khi chặt tỉa, đơnvị quản lý lưới điện cao áp có thẩm quyền phải thoả thuận với cơ quan trực tiếpquản lý cây. Trường hợp không thoả thuận được với các cơ quan nói trên, đơn vịquản lý lưới điện cao áp có thẩm quyền làm văn bản gửi Sở Công nghiệp địa phươngvà cơ quan cấp trên của cơ quan quản lý cây để phối hợp tìm biện pháp xử lý.
c) Đối với đường dâycao áp đang được thi công, chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp được phépphát quang hành lang tuyến, chặt tỉa một số cây không thuộc quy định tại Điều 7Nghị định 54/CP để tránh làm tưa, đứt, hư hỏng dây dẫn trong quá trình thicông, đảm bảo điều kiện thi công an toàn nhưng phải báo cho chủ sở hữu cây vàphải đền bù cho chủ sở hữu cây theo quy định của Nhà nước.
6. Vật liệu để làm tường bao,mái lợp của nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
a) Tường bao và máilợp của nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phảiđược làm bằng vật liệu không cháy. Vật liệu không cháy là vật liệu dưới tácđộng của lửa hay nhiệt độ cao không bốc cháy, không âm ỉ và không bị các-bonhoá (ví dụ: gạch, ngói, phi-brô-xi măng, bê-tông, tấm lợp kim loại, kính, ...).
b) Các vì kèo đỡ máinhà, cửa sổ, cửa ra vào không bắt buộc phải sử dụng vật liệu không cháy.
7. Nối đất mái kimloại của nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
Mái lợp của nhà ở,công trình bằng kim loại trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phải đượcnối đất để chống hiện tượng cảm ứng điện và tĩnh điện. Việc nối đất được thựchiện như sau: Đóng một cọc tiếp đất bằng thép góc L63x63x6 dài 2 m, cọc ngậpsâu dưới đất 1,8 m. Nối mái kim loại của nhà với cọc tiếp đất bằng dây dẫn cótiết diện không nhỏ hơn: F 6 đối với thép tròn; F 4 đối với dây đồng hoặc 40x4đối với thép dẹt. Dây dẫn tiếp đất được nối với mái nhà bằng phương pháp bắtbu-lon, nối với cọc tiếp đất bằng phương pháp hàn. Trị số điện trở tiếp đấtkhông quy định.
Chủ đầu tư công trìnhlưới điện cao áp có trách nhiệm tổ chức thực hiện xong việc nối đất các mái nhàở, công trình này trước khi đóng điện. Chủ nhà ở, công trình có trách nhiệmquản lý hệ thống nối đất này.
8. Các biện pháptăng cường an toàn về điện và về xây dựng đối với các khoảng cột vượt qua nhàở, công trình
Đường dây cao áp trênkhông vượt qua nhà ở, công trình phải được tăng cường an toàn về điện và về xâydựng. Các biện pháp này được quy định cụ thể như sau:
a) Tiết diện của dâydẫn điện không được nhỏ hơn quy định tại bảng sau:
Loại dây dẫn điện | Tiết diện tối thiểu (mm2) |
Dây nhôm và dây hợp kim nhôm (A) | 70 |
Dây nhôm lõi thép (AC) | 35 |
Dây đồng (M) | 35 |
Dây chống sét bằng cáp thép (C) | 25 |
b) Hệ số an toàn củadây dẫn điện không được nhỏ hơn 2,5 và được tính theo công thức sau:
Trong đó:
K AT = Hệsố an toàn
s KĐ = ứngsuất kéo đứt dây (Quy phạm Trang bị điện-bảng II.5.2)
s CD = ứngsuất căng dây (Số liệu tính toán để căng dây)
c) Dây dẫn và dâychống sét của đường dây cao áp trên không vượt qua nhà ở, công trình nếu cótiết diện nhỏ hơn 240 mm2 thì không được phép có mối nối. Dây dẫn vàdây chống sét có tiết diện từ 240 mm2 trở lên được phép có không quámột mối nối cho một pha.
d) Sứ cách điện trongkhoảng cột vượt nhà ở, công trình:
Dây dẫn và dây chốngsét được mắc trên cách điện kiểu treo (sứ chuỗi) phải dùng khoá đỡ dây kiểu cốđịnh. Khi đường dây làm việc ở chế độ bình thường, hệ số an toàn của sứ chuỗivà phụ kiện mắc dây không được nhỏ hơn 2,7.
Dây dẫn và dây chốngsét được mắc trên cách điện kiểu đứng (sứ kim) phải mắc kép trên 2 sứ cáchđiện. Hệ số an toàn của sứ, ty sứ, phụ kiện mắc dây khi làm việc ở chế độ bìnhthường không được nhỏ hơn 3,0.
đ) Cột đỡ dây điện vượtqua nhà ở, công trình phải là cột sắt hoặc cột bê tông cốt sắt. Hệ số an toàncủa cột, xà, móng cột không được nhỏ hơn 1,5.
e) Để tổ chức, cá nhâncó thể cải tạo hoặc xây mới nhà ở, công trình cao đến 8m so với mặt đất tựnhiên, khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn trong điều kiện không có gióđến mặt đất tự nhiên tại khu vực đông dân cư không được nhỏ hơn quy định sau:
Điện áp | Đến 35 kV | 66 đến 110 kV | 220 kV |
Khoảng cách (m) | 11 | 12 | 13 |
Khu vực đông dân cư làthành phố, xí nghiệp công nghiệp, xí nghiệp nông nghiệp, nhà ga, bến xe, khuvực xóm làng dân ở tập trung hoặc sẽ phát triển trong thời gian 5 năm tới theoquy hoạch đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phêduyệt.
g) Đường dây cao áp vượtqua nhà ở, công trình thì đơn vị quản lý lưới điện cao áp không được phép vậnhành đường dây này quá tải quá quy định. Các thiết bị bảo vệ, đóng cắt phải đượckiểm định đạt tiêu chuẩn mới được phép đưa vào vận hành. Lãnh đạo đơn vị quảnlý lưới điện cao áp có thẩm quyền phải tổ chức xem xét và nếu cần phải sửa đổi,bổ sung ngay quy trình điều độ, quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố.
9. Đền bù để di dờinhà ở, công trình ra ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
Việc đền bù để di dờinhà ở, công trình ra ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp chỉ đượcáp dụng đối với nhà ở, công trình xây dựng hợp pháp, có trước khi xây dựng đườngdây điện cao áp và việc di dời đó có lý do chính đáng.
a) Xây dựng hợp pháplà xây dựng không phải trên đất lấn chiếm và chủ sở hữu nhà ở, công trình cóđầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng nhà, đất hoặc giấy phép xây dựng theoquy định của pháp luật về đất đai và xây dựng.
b) Lý do chính đángbao gồm:
Chủ đầu tư công trìnhlưới điện cao áp không đảm bảo được các điều kiện an toàn cho nhà ở, công trìnhnhư quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 54/CP.
Nhà ở, công trình phảiphá dỡ một phần để đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định tại điểm c khoản 1Điều 8 Nghị định 54/CP nhưng diện tích còn lại không còn sử dụng được hoặckhông đủ để sinh hoạt bình thường theo quy định của địa phương và chủ nhà ở,công trình đó có yêu cầu di dời.
Kho tàng, công trìnhcó nguy cơ cháy, nổ cao như kho xăng, dầu, kho đạn dược, khu điều chế đóng bìnhkhí cháy, khu vực sản xuất có thải ra chất khí ăn mòn kim loại như khí clo (Cl2),sunfua (SO2), hydrosunfua (H2S).
Những công trình kinhtế, văn hoá, an ninh, quốc phòng, thông tin liên lạc, nơi thường xuyên tậptrung đông người (nhà hát, bến xe, trường học...) Trường hợp được sự thoả thuậncủa cơ quan chủ quản cho phép đường dây cao áp vượt qua các công trình này thìđường dây phải được tăng cường an toàn về điện và về xây dựng theo quy định.
Tất cả nhà ở, côngtrình có người thường xuyên sinh hoạt, làm việc nằm trong hành lang bảo vệ antoàn lưới điện cao áp 500 kV trừ những công trình chuyên ngành phục vụ đườngdây đó.
c) Chuồng trại chănnuôi, nhà vệ sinh, bể nước, giếng nước, đường đi, sân phơi không thuộc đối tượngđền bù để di dời ra ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp nhưng nếucông trình chính phải di dời thì chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp phảiđền bù để di dời các công trình phụ này.
10. Thoả thuận vềviệc cơi nới hoặc xây mới nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn lướiđiện cao áp
a) Cơ quan chức năngchỉ cấp giấy phép xây dựng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn lướiđiện cao áp sau khi có sự thống nhất bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện caoáp có thẩm quyền.
b) Chủ công trình xâydựng viết bản đề nghị kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ liên quan vềnhà, đất, giấy phép xây dựng gửi cho đơn vị quản lý lưới điện cao áp có thẩmquyền.
c) Nội dung thoả thuậngiữa đơn vị quản lý lưới điện cao áp có thẩm quyền với chủ công trình xây dựngsẽ tuỳ theo từng trường hợp cụ thể nhưng gồm các vấn đề về xác định khoảng cáchan toàn theo quy định tại Nghị định 54/CP, thoả thuận về thời gian, tráchnhiệm, kinh phí để thực hiện các công việc như cắt điện, nâng cao dây, tăng cườngan toàn về điện và về xây dựng của tuyến dây, giám sát an toàn về điện trongquá trình thi công công trình.
d) Trong thời hạn 15ngày kể từ ngày nhận được bản đề nghị và hồ sơ có liên quan, đơn vị quản lý lướiđiện cao áp có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản cho chủ công trình xâydựng. Trường hợp không thoả thuận được, đơn vị quản lý lưới điện cao áp có thẩmquyền phải nêu rõ lý do trong văn bản trả lời
đ) Trường hợp chủ côngtrình xây dựng thấy lý do khước từ thoả thuận của đơn vị quản lý lưới điện caoáp có thẩm quyền không thoả đáng thì có thể chuyển đơn đến Sở Công nghiệp địaphương đề nghị can thiệp giải quyết.
11. Khoảng cách từdây dẫn điện cao áp đến mặt đường bộ tại các khoảng giao chéo
Khoảng cách theo chiềuthẳng đứng từ dây dẫn của đường dây cao áp trên không khi dây ở trạng thái tĩnhđến mặt đường ô-tô, mặt ray của đường sắt có trị số quy định sau:
Đặc điểm chỗ giao chéo | Khoảng cách nhỏ nhất (m) khi điện áp của đường dây (kV) |
| Đến 35 | 66 á 110 | 220 | 500 |
Đến mặt đường ô-tô | 7 | 7 | 8 | 10 |
Đến mặt ray đường sắt | 7,5 | 7,5 | 8,5 | 12 |
12. Khoảng cách từdây dẫn điện cao áp đến mặt nước của đường thuỷ nội địa tại các khoảng giaochéo
a) Đường thuỷ nội địađược quy định tại điều 1 Nghị định số 171/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hànhngày 07 tháng12 năm 1999 Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trìnhgiao thông đối với công trình giao thông đường sông.
Ở những đoạn giao chéo giữa đườngdây cao áp trên không với đường thuỷ nội địa, khoảng cách từ điểm thấp nhất củadây dẫn đến mặt nước cao nhất trung bình hàng năm khi dây ở trạng thái tĩnhbằng chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thuỷ nội địa cộng vớikhoảng cách an toàn phóng điện, có trị số quy định sau:
Cấp kỹ thuật của đường thuỷ nội địa | Kích thước luồng lạch (m) | Khoảng cách an toàn thẳng đứng từ điểm thấp nhất của dây dẫn đến mặt nước cao nhất trung bình hàng năm (m) |
Sông thiên nhiên | Kênh đào | Bán kính cong |
Chiều sâu nước | Chiều rộng đáy | Chiều sâu nước | Chiều rộng đáy | Đến 35 kV | 66á 110 kV | 220 kV | 500 kV |
I | > 3,0 | > 90 | > 4,0 | > 50 | > 700 | 13,5 | 14 | 15 | 16 |
II | 2á3 | 70á90 | 3á 4 | 40á50 | 500á700 | 12,5 | 13 | 14 | 15 |
III | 1,5á2 | 50á70 | 2,5á3 | 30á40 | 300á500 | 10,5 | 11 | 12 | 13 |
IV | 1,2á1,5 | 30á50 | 2á2,5 | 20á30 | 300á500 | 9,5 | 10 | 11 | 12 |
V | 1á1,2 | 20á30 | 1,2á2 | 10á20 | 100á200 | 9,5 | 10 | 11 | 12 |
VI | < 1 | 10á20 | < 1,2 | 10 | 60á150 | 9,5 | 10 | 11 | 12 |
| | | | | | | | | | |
b) Đối với giao thôngđường biển có quy định riêng cho từng trường hợp cụ thể. Trường hợp tàu biểnhoặc phương tiện vận tải thuỷ khác có kích thước lớn (quy định tại điều 22 Pháplệnh Bảo vệ công trình giao thông) hoạt động trên những tuyến đường thuỷ nộiđịa có đường dây cao áp giao chéo, ngoài giấy phép hoạt động có thời hạn theoquy định, chủ phương tiện còn phải liên hệ với đơn vị quản lý lưới điện cao ápcó thẩm quyền để thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết.
13. Hành lang bảovệ an toàn đường cáp điện ngầm
a) Hành lang bảo vệ antoàn đường cáp điện ngầm được quy định tại Điều 12 Nghị định 54/CP (xem hình số9 - phần Phụ lục). Việc đặt cáp ngầm và cột mốc, dấu hiệu được thực hiện theoquy định tại chương II.3 Quy phạm Trang bị điện số 11TCN-19-84.
b) Không được phép xâydựng nhà ở, công trình trên hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm vàtiến hành những công việc có khả năng gây hư hỏng cáp.
c) Khi bắt buộc phảitiến hành các công việc có khả năng ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của đườngcáp điện ngầm, đơn vị tiến hành những công việc đó phải có biện pháp đảm bảo antoàn và phải được sự thoả thuận của đơn vị quản lý lưới điện cao áp có thẩmquyền.
14. Hành lang bảovệ an toàn trạm điện
Chiều rộng hành langbảo vệ an toàn trạm điện quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 14 Nghị định 54/CPchỉ áp dụng cho trạm treo và trạm hở là loại trạm có máy biến áp được đặt ngoàitrời (xem hình 10 - phần Phụ lục).
Quy định này không yêucầu áp dụng đối với trạm kín là loại trạm có máy biến áp được đặt trong gianphòng chuyên dùng, bố trí bên trong hoặc được xây liền kề với khối nhà xưởng,cơ quan, khách sạn, ...
15. Sơn màu và đặtđèn tín hiệu trên cột
a) Chủ đầu tư côngtrình lưới điện cao áp phải sơn màu báo hiệu trắng - đỏ và đặt đèn tín hiệu tạinhững vị trí cột có độ cao từ 80 m trở lên. Màu báo hiệu trắng - đỏ bắt đầu đượcsơn từ độ cao 50 m trở lên. Từ 50 m trở xuống phía dưới được phép sơn chống rỉbình thường hoặc để nguyên lớp mạ. Đèn tín hiệu được đặt trên đỉnh cột hoặctrên dây dẫn cao nhất.
b) Một số cột có độcao từ 50 m đến 80 m nhưng được đặt ở vị trí có độ cao vượt trội so với địahình xung quanh được sơn màu và đặt đèn tín hiệu theo đề nghị của Bộ Quốc phònghoặc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.
16. Đặt biển báo, dấu hiệu khiđường dây cao áp trên không giao chéo với đường thủy nội địa
a) Theo quy định tạiĐiều 10 và Điều 11 Nghị định số 171/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 07tháng 12 năm 1999 Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giaothông đối với công trình giao thông đường sông: "Hệ thống đường thủy nộiđịa được phân thành 3 cấp: Hệ thống đường thuỷ nội địa Trung ương; Tuyến đườngthuỷ nội địa chuyên dùng; Hệ thống đường thuỷ nội địa địa phương. Hệ thống đườngthủy nội địa Trung ương và tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng do Bộ trưởng BộGiao thông vận tải quyết định và công bố. Hệ thống đường thủy nội địa địa phươngdo Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định và công bố".
Căn cứ nội dung nêutrên, các kênh, rạch có tàu thuyền qua lại nhưng không quy định là hệ thống đườngthủy nội địa thì không phải đặt biển báo, dấu hiệu ở 2 bên bờ.
b) Khi đường dây caoáp giao chéo với đường thủy nội địa, chủ đầu tư công trình lưới điện cao ápphải đặt biển báo, dấu hiệu ở hai bên bờ theo mẫu quy định của Bộ Giao thôngvận tải.
17. Trách nhiệm củachủ đầu tư công trình lưới điện cao áp và của đơn vị quản lý lưới điện cao ápcó thẩm quyền
a) Đối với chủ đầu tưcông trình lưới điện cao áp:
Trước khi đóng điệnnghiệm thu công trình lưới điện cao áp, chủ đầu tư công trình lưới điện cao ápphải hoàn thành việc di dời hoặc cải tạo nhà ở, công trình, chặt tỉa cây...theo quy định của Nghị định 54/CP. Những tồn tại hoặc phát sinh mới chưa thể xửlý được phải lập thành biên bản riêng, có sự thoả thuận của đơn vị quản lý lướiđiện cao áp có thẩm quyền về nội dung, biện pháp, thời gian khắc phục.
Chủ đầu tư công trìnhlưới điện cao áp phải bàn giao đầy đủ hồ sơ liên quan đến đền bù, di dời, cảitạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp cho đơnvị quản lý lưới điện cao áp có thẩm quyền. Các hồ sơ này phải có xác nhận củaHội đồng đền bù và của người được đền bù.
b) Đối với đơn vị quảnlý lưới điện cao áp có thẩm quyền:
Những vấn đề tồn tạitrong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp do việc chuyển đổi thực hiệnNghị định 70-HĐBT qua thực hiện Nghị định 54/CP, nếu trách nhiệm thuộc chủ đầutư công trình lưới điện cao áp thì đơn vị quản lý lưới điện cao áp có thẩmquyền phải thống kê, lập phương án cải tạo, khắc phục và lập kế hoạch tổ chứcthực hiện.
Nếu trách nhiệm thuộctổ chức, cá nhân khác thì được thống kê riêng và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương để xử lý theo thẩm quyền.
Thông tư này có hiệulực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có những vấn đề vướngmắc hoặc mới phát sinh cần phải xử lý, đề nghị gửi văn bản về Bộ Công nghiệp đểxem xét, giải quyết./.