THÔNG TƯ
Hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng
Căn cứ Nghị định số15/CP ngày 4/3/1994 của Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quy chế Quảnlý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày08/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ;
Để đảm bảo chất lượng,an toàn công trình trong quá trình vận hành, khai thác, sử dụng; Bộ Xây dựng hướngdẫn công tác bảo trì công trình xây dựng như sau:
Phần 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng và phạmvi áp dụng:
1.1. Công trình xâydựng thuộc mọi nguồn vốn và mọi hình thức sở hữu đều phải thực hiện công tácbảo trì theo quy định của Thông tư này.
1.2. Công trình xâydựng áp dụng Quy định Quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theoQuyết định số 17/2000/QĐ-BXD ngày 02/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và trường hợp côngtrình được phép của cấp có thẩm quyền thay đổi chức năng sử dụng ban đầu, đơnvị tư vấn thiết kế phải lập quy trình bảo trì công trình.
1.3. Công trình đangsử dụng hoặc công trình đã hết niên hạn sử dụng (nếu được cấp có thẩm quyền chophép sử dụng tiếp) chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng phải thuê đơn vị tư vấncó chức năng đánh giá hiện trạng chất lượng để lập quy trình bảo trì.
2. Giải thích từ ngữ:
2.1. Công trình xâydựng: là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với đất được tạo thành từ vậtliệu xây dựng thông qua việc sử dụng thiết bị thi công và sức lao động. Côngtrình xây dựng có thể là một hạng mục hoặc nhiều hạng mục nằm trong dây chuyềncông nghệ đồng bộ hoàn chỉnh.
2.2. Công tác bảo trìcông trình: là hoạt động bắt buộc theo luật pháp đối với chủ sở hữu hoặc chủquản lý sử dụng công trình nhằm đảm bảo cho các bộ phận, hạng mục công trìnhtiếp tục thực hiện được các chức năng đã xác định của chúng.
2.3. Quy trình bảo trìcông trình là trình tự thực hiện các công việc cần thiết nhằm phục hồi chất lượngcác bộ phận, hạng mục công trình để công trình có khả năng tiếp tục thực hiệnchức năng theo yêu cầu.
2.4. Công việc bảo trìcông trình: là các việc cần thực hiện trong quy trình bảo trì để hoàn thànhcông tác, bảo trì công trình.
2.5. Đánh giá mức độxuống cấp công trình: là đánh giá hiện trạng chất lượng công trình so với thiếtkế ban đầu có tính đến hậu quả của các tác động trong quá trình vận hành, khaithác, sử dụng công trình bao gồm:
2.5.1 Tác động của cácyếu tố tự nhiên;
2.5.2. Tác động củacác hoạt động trong vận hành, khai thác sử dụng công trình;
2.5.3. Ảnh hưởng của các yếu tố phátsinh hoặc rủi ro ngoài dự kiến của đơn vị thiết kế.
2.6. Sửa chữa lớn côngtrình là công việc được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở nhiều bộ phận công trình nhằmkhôi phục chất lượng ban đầu của công trình.
2.7. Sửa chữa vừa côngtrình: là công việc được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở một số bộphận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của các bộ phận công trìnhđó.
2.8. Sửa chữa nhỏ côngtrình: là công việc được tiến hành khi có hư hỏng ở một số chi tiết của bộ phậncông trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của các chi tiết đó.
2.9. Duy tu, bảo dưỡngcông trình: là công việc kiểm tra, xử lý được tiến hành thường xuyên để đềphòng hư hỏng của từng chi tiết, bộ phận công trình.
3. Quy định về các cấpbảo trì công trình xây dựng:
3.1. Bảo trì côngtrình xây dựng được phân thành 4 cấp như sau:
3.1.1. Duy tu, bảo dưỡng;
3.1.2. Sửa chữa nhỏ;
3.1.3. Sửa chữa vừa;
3.1.4. Sửa chữa lớn.
3.2. Nội dung thựchiện đối với từng cấp bảo trì của công trình xây dựng chuyên ngành có yêu cầuđặc biệt do Bộ có xây dựng chuyên ngành quyđịnh.
3.3. Thời điểm tínhchu kỳ đầu tiên của công tác bảo trì công trình được quy định như sau:
3.3.1. Đối với côngtrình thuộc đối tượng nêu tại khoản 1.2, mục 1 Phần 1 của Thông tư này là thờiđiểm kết thúc nghiệm thu đưa công trình vào vận hành, khai thác, sử dụng.
3.3.2. Đối với côngtrình thuộc đối tượng nêu tại khoản 1.3, mục 1 Phần 1 của Thông tư này là thờiđiểm sau khi kết thúc đánh giá mức độ xuống cấp của công trình và lập quy trìnhbảo trì.
4. Trách nhiệm tổ chứcthực hiện công tác bảo trì công trình xây dựng:
4.1. Căn cứ các khoản1.2 và 1.3 mục 1 Phần 1 của Thông tư này, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụngcông trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bảo trì công trình theocác bước sau:
4.1.1. Công tác chuẩnbị thực hiện bảo trì công trình.
4.1.2. Triển khai thựchiện công việc bảo trì công trình.
4.1.3. Kết thúc côngtác bảo trì.
4.2. Chủ sở hữu hoặcchủ quản lý sử dụng công trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện bảo trì côngtrình ở cấp duy tu, bảo dưỡng và sửachữa nhỏ.
4.3. Bảo trì côngtrình ở cấp sửa chữa vừa và lớn đượcthực hiện theo hợp đồng ký kết giữa chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng côngtrình với các pháp nhân có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện.
5. Nguồn vốn sử dụngcho công tác bảo trì công trình xây dựng:
5.1. Các công trìnhthuộc các đơn vị được thụ hưởng ngân sách nhà nước hoặc do các doanh nghiệp,các tổ chức kinh tế chính trị - xã hội quản lý và sử dụng: kinh phí cho côngtác bảo thực thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
5.2. Công trình thuộccác hộ tư nhân quản lý và sử dụng, tùy theo mức độ bảo trì, phải tự chuẩn bịkinh phí để thực hiện bảo trì công trình.
5.3. Nguồn vốn sử dụngcho công tác bảo trì công trình ở cấp sửa chữa vừa và lớn được xác định theo dự án và việc quản lý sửdụng vốn thực hiện theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theoNghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số l2/2000/NĐ-CP ngày05/5/2000 của Chính phủ.
5.4. Hàng năm, chủ sởhữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình phải kiểm tra đánh giá hiện trạng sửdụng công trình để lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ.
Phần 2
NỘI DUNG CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1. Nội dung công tácbảo trì công trình xây dựng dược quy định chi tiết theo từng chuyên ngành, songphải đáp ứng được các yêu cầu chính sau:
1.1 Việc bảo trì côngtrình xây dựng nhằm duy trì được những đặc trưng kỹ thuật, mỹ thuật và côngnăng trong quá trình vận hành, khai thác, sử dụng phù hợp với cấp công trình vàniên hạn sử dụng đã xác định.
1.2. Nội dung yêu cầuđối với công tác bảo trì công trình xây dựng:
1.2.1. Về nội dungcông tác bảo trì công trình xây dựng gồm có:
a) Tổ chức điều trakhảo sát, đánh giá hiện trạng;
b) Xác định mức độ hưhỏng của các chi tiết, bộ phận công trình;
c) Xác định cấp bảotrì;
d) Lập quy trình chotừng cấp bảo trì công trình và mức đầu tư tương ứng;
e) Nguồn tài chính đểthực hiện công tác bảo trì công trình.
Trong nội dung côngtác bảo trì phải nêu rõ các chi tiết, bộ phận cần thiết phải bảo trì; các điềukiện, tiêu chuẩn sử dụng, phương thức tổ chức, dự kiến tiến độ thực hiện, biệnpháp an toàn cho các thiết bị và con người trong quá trình thực hiện bảo trìcông trình.
Nội dung công tác bảotrì công trình không bao hàm những công việc như vệ sinh thường xuyên bêntrong, bên ngoài công trình, những sửa chữa, bổ sung, nâng cấp công trình ngoàichức năng ban đầu chưa được phép của cấp có thẩm quyền.
1.2.2. Xác định mức antoàn cho công trình.
Việc đánh giá xác địnhhiện trạng chất lượng của công trình được quy định theo 5 mức độ xuống cấp chấtlượng như sau:
a) Tốt: Chất lượngcông trình bảo đảm vận hành, khai thác, sử dụng; chưa xuống cấp, vẫn giữ đượctrạng thái chất lượng ban đầu.
b) Đạt yêu cầu: Chất lượngcông trình bảo đảm vận hành, khai thác, sử dụng, nhưng đã có biểu hiện hư hỏngnhỏ ở một số chi tiết của bộ phậncông trình.
c) Không đạt yêu cầu:Chất lượng công trình đã xuống cấp, hư hỏng ở một vài bộ phận công trình.
d) Cũ nát: Chất lượngcông trình xuống cấp nghiêm trọng, hư hỏng hàng loạt các bộ phận công trình.
e) Không sử dụng được:Chất lượng công trình xuống cấp rất nghiêm trọng, phải phá dỡ.
l.2.3. Lập quy trìnhcho từng cấp bảo trì công trình xây dựng cần làm rõ các yêu cầu sau:
a) Các chức năng vàtiêu chuẩn vận hành của công trình xây dựng.
b) Những nguyên nhân côngtrình xây dựng không thỏa mãn chức năng và tiêu chuẩn vận hành khai thác, sửdụng theo yêu cầu.
c) Nhưng biện phápkhắc phục (lựa chọn cấp bảo trì và nội dung công tác bảo trì tương ứng).
d) Yêu cầu về các chếđộ khảo sát định kỳ và biện pháp để phòng ngừa sự cố hoặc chất lượng công trìnhxuống cấp.
2. Các Bộ có công trình xây dựng chuyênngành chịu trách nhiệm ban hành phương pháp xác định mức chất lượng cho từngloại công trình chuyên ngành và các tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trìnhchuyên ngành làm cơ sở pháp lý cho công tác bảo trì công trình chuyên ngành.
Phần 3
TÀI LIỆU PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Các tài liệu làm cơ sởcho công tác thực hiện bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
1. Hồ sơ thiết kế côngtrình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo nội dung tạị Phụ lục 1 của Quyđịnh Quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số17/2000/QĐ-BXD ngày 02/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoặc theo quy định củaBộ có xây dựng chuyên ngành nếu làcông trình xây dựng chuyên ngành có yêu cầu đặc biệt;
2. Hồ sơ, tài liệu hoàn thành côngtrình xây dựng; tiêu chuẩn kỹ thuật đã sử dụng để thiết kế chế tạo, sản xuấtvật liệu, vật tư, thiết bị của công trình.
3. Nhật ký theo dõiquá trình vận hành hoặc sử dụng của công trình;
4. Các quy trình đã đượcphê duyệt gồm: quy trình bảo trì công trình của đơn vị thiết kế công trình xâydựng, quy trình kỹ thuật vận hành và bảo trì dây chuyền công nghệ của đơn vịthiết kế công nghệ, quy trình vận hành và bảo trì thiết bị cửa nhà chế tạo;
5. Báo cáo đánh giáhiện trạng chất lượng đối với công trình chưa lập quy trình bảo trì;
6. Kế hoạch, tiến độthực hiện công tác bảo trì và các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bịvà môi trường khi đồng thời vận hành, khai thác, sử dụng và thực hiện công tácbảo trì công trình;
7. Các hợp đồng giữachủ sở hữu công trình hoặc chủ quản lý sử dụng công trình với đơn vị tư vấn lậpquy trình bảo trì và với nhà thầu thực hiện bảo trì công trình.
Phần 4
NGHIỆM THU, BẢO HÀNH CÔNG VIỆC BẢO TRÌ
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1. Chủ sở hữu hoặc chủquản lý sử dụng công trình phải tổ chức nghiệm thu công việc bảo trì theo nộidung hợp đồng đã ký kết với đơn vị thi công bảo trì.
2. Bảo hành công việcbảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:
2.1. Đơn vị thi côngbảo trì công trình phải bảo hành công việc bảo trì do đơn vị thực hiện trongthời gian 3 tháng cho cấp bảo trì duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ. Đối vớicấp bảo trì sửa chữa vừa, sửa chữa lớn, việc bảo hành thực hiện theo Điều 5 Quychế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CPngày 8/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ.
2.2. Thời gian bắt đầuthực hiện bảo hành công việc bảo trì được quy định từ ngày ký biên bản nghiệmthu công việc bảo trì đã hoàn thành.
Phần 5
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông từ này cóhiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
2. Các Bộ, cơ quanngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quanTrung ương của các đoàn thể, các Tổng công ty nhà nước và các tổ chức, cá nhânliên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trìnhthực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh bằng văn bản về Bộ Xây dựng đểnghiên cứu, giải quyết./.