Văn bản pháp luật: Thông tư 69/2001/TT-BTC

Nguyễn Thị Kim Ngân
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 69/2001/TT-BTC
Thông tư
01/01/2001
24/08/2001

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn công tác quản lý tài chính trong việc thực hiện thí điểm khoán thu, khoán chi tài chính đối với Đài Truyền hình Việt Nam.

Thứ trưởng
2.001
Bộ Tài chính

Toàn văn

Ngày

THÔNG TƯ

Hướng dẫn công tác quản lý tài chính trong việc thựchiện thí điểm khoán thu,

khoán chi tài chính đối với Đài Truyền hình Việt Nam

 

Thực hiện Quyết địnhsố 87/2001/QĐ-TTg ngày 1/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểmkhoán thu, khoán chi tài chính đối với hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam,Bộ Tài chính hướng dẫn công tác quản lý tài chính của Đài Truyền hình Việt Namnhư sau:

I. Quy định chung

1/ Toàn bộ các khoảnthu (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp) từ hoạt độngquảng cáo truyền hình và các hoạt động dịch vụ khác của Đài Truyền hình ViệtNam (kể cả các đài khu vực Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ) nộp vào tài khoản tiền gửicủa Đài Truyền hình Việt Nam tại Kho bạc nhà nước Trung ương và Bộ Tài chínhthực hiện ghi thu, ghi chi qua ngân sách nhà nước.

2/ Mức khoán:

Số khoán thu: 230 tỷđồng/năm.

Số khoán chi: 230 tỷđồng/năm (bao gồm các nội dung chi theo quy định tại Điểm 3 Phần II của Thông tưnày).

3/ Số kinh phí do tăngthu, tiết kiệm chi sau khi đảm bảo các nhiệm vụ chi quy định tại Điều 7 Quyếtđịnh số 87/2001/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ, nếu không chi hết trong năm đượcchuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.

II. Quy định cụ thể

1/ Về việc mở tàikhoản:

Đài Truyền hình ViệtNam mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước Trung ương do Tổng giám đốc ĐàiTruyền hình Việt Nam làm chủ tài khoản.

Các đơn vị trực thuộcĐài Truyền hình Việt Nam mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước nơi giaodịch để tiếp nhận kinh phí do Kho bạc nhà nước Trung ương chuyển về theo phânbổ của Đài Truyền hình Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ được giao.

2/ Công tác lập dựtoán, quản lý tài chính, quyết toán chi ngân sách nhà nước:

a/ Dự toán ngân sáchnăm:

Hàng năm Đài Truyềnhình Việt Nam lập dự toán thu, chi theo quy định gửi Bộ Tài chính và Kho bạcNhà nước trung ương, trong đó thuyết minh rõ số giao thu và phân bổ các khoảnchi cho các đơn vị trực thuộc.

b/ Dự toán ngân sáchquí:

Hàng quí căn cứ vào sốthu của Đài và yêu cầu về thực hiện nhiệm vụ chi trong quí, Đài Truyền hìnhViệt Nam lập dự toán thu, chi quí gửi Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước làm căncứ kiểm soát chi.

c/ Công tác quản lýtài chính:

Hàng quý, căn cứ lệnhchuẩn chi của Thủ trưởng đơn vị (Đài Truyền hình Việt Nam, các đơn vị trựcthuộc Đài) và hồ sơ thanh toán, Kho bạc nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của hồsơ thanh toán, các điều kiện quy định tại Điều 48 Nghị định số 87/CP ngày19/12/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấphành và quyết toán ngân sách nhà nước để thực hiện thanh toán, chi trả.

Bộ Tài chính thực hiệnghi thu cho ngân sách Nhà nước và ghi chi cho Đài Truyền hình Việt Nam số tiềnđã thực chi sáu tháng một lần (bắt đầu từ quí 3 năm 2001) trên cơ sở báo cáocủa Đài về số thu, số thực rút 6 tháng trước (theo loại, khoản, mục, tiểu mục)kèm hồ sơ theo quy định.

d/ Kế toán và quyếttoán ngân sách: Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chế độ kế toán và quyết toáncác khoản thu, chi đảm bảo hoạt động của Đài theo quy định tại Quyết định số999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Hệ thống chếđộ kế toán hành chính sự nghiệp, Thông tư số 103/1998/BTC-TT ngày 18/7/1998 củaBộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sáchnhà nước và các văn bản hiện hành.

Đài Truyền hình ViệtNam lập báo cáo quyết toán năm số kinh phí thực thu, thực chi theo mục lục ngânsách nhà nước, kèm thuyết minh tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi; số kinhphí tăng thu, tiết kiệm chi gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình Chính phủ.

3/ Nội dung chi theomức khoán chi 230 tỷ đồng bao gồm:

Chi tiền lương, tiềncông, phụ cấp lương: Đài được vận dụng quy định hiện hành của Nhà nước về chếđộ tiền lương, thu nhập đối với doanh nghiệp nhà nước để xác định việc chi trảtiền lương, tiền công cho cán bộ, công nhân viên trong biên chế và lao động hợpđồng theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chi bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành.

Chi nghiệp vụ phục vụcông tác chuyên môn thường xuyên: chi sản xuất chương trình truyền hình, phátsóng chương trình truyền hình, mua bản quyền chương trình truyền hình, Vật tư,bảo hộ lao động, sách, tài liệu phục vụ chuyên môn... mức chi do Tổng giám đốcĐài Truyền hình Việt Nam quyết định phù hợp với đặc điểm của Đài trong phạm visố khoán chi.

Mua sắm các loại vật tư,hàng hoá, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, thiết bị.

Chi nộp thuế, phí, lệphí theo quy định hiện hành, trừ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanhnghiệp phát sinh từ hoạt động thu quảng cáo trên truyền hình và các hoạt độngdịch vụ khác.

Chi khác có liên quanđến hoạt động quảng cáo trên truyền hình và các hoạt động dịch vụ của Đài (đổiquảng cáo lấy chương trình truyền hình,...).

4/ Ngân sách nhà nướccấp chi đầu tư xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu quốc gia, nghiên cứu khoahọc đề tài chương trình cấp nhà nước, đào tạo tại các trường thuộc Đài Truyềnhình Việt Nam theo dự án hoặc dự toán chi hàng năm được duyệt.

5/ Sử dụng số tăngthu, tiết kiệm chi như sau:

Đài lập phương án sửdụng số thu vượt hoặc số chi tiết kiệm gửi Bộ Tài chính và Kho bạc nhà nướcTrung ương.

a/ Số tăng thu: trườnghợp số thu thực tế tăng hơn mức khoán 230 tỷ đồng thì được tính chi tăng tươngứng 34% số thu tăng thêm (chi phí để có nguồn thu quảng cáo tăng thêm). Phầntăng thu còn lại được sử dụng 70% chi xây dựng cơ bản, 30% chi cho các nội dungquy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số 87/2001/QĐ-TTg.

b/ Số tiết kiệm chi:Là số tiết kiệm chi so với mức khoán chi 230 tỷ đồng, được sử dụng cho các nộidung chi quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số 87/2001/QĐ-TTg.

c/ Số 30% tăng thu(nêu tại khoản a trên) và số tiết kiệm chi (nêu tại khoản b trên), Đài Truyềnhình Việt Nam được chi cho các nội dung sau:

Tăng tiền lương, tiềncông, phụ cấp lương, nhuận bút, các khoản đóng góp cho người lao động.

Mua sắm trang thiếtbị, tăng cường cơ sở vật chất theo quyết định của Tổng giám đốc.

Trích 2 quỹ khen thưởng,phúc lợi tối đa bằng 3 tháng tiền lương, tiền công thực tế bình quân của cánbộ, công nhân viên trong Đài.

Nâng cao hiệu quả,chất lượng công tác truyền hình: đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyênmôn cho cán bộ, nhân viên, hỗ trợ sáng tác kịch bản truyền hình, thưởng cho cácchương trình truyền hình đạt giải tại các cuộc liên hoan.

Chi hỗ trợ thêm ngoàichế độ Nhà nước quy định về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức dôi rado thực hiện sắp xếp lại tổ chức, tăng năng suất lao động.

Mức chi cụ thể cho cácnội dung nêu trên do Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam quyết định.

6/ Trong thời kỳ thựchiện thí điểm khoán thu, khoán chi, nếu phát sinh chế độ mới của nhà nước hoặcnhiệm vụ chính trị đột xuất, Đài tự sắp xếp trong số thu, chi của Đài. Trườnghợp đặc biệt Đài Truyền hình Việt Nam lập dự toán kinh phí gửi Bộ Tài chính xemxét giải quyết hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

7/ Việc quản lý, sửdụng tài sản của Đài: thực hiện theo quy định tại Nghị định số 14/1998/NĐ-CPngày 6/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản nhà nước, Quyết định số20/1999/QĐ-BTC ngày 25/2/1999 của Bộ Tài chính về quy chế quản lý, sử dụng trụsở làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp và các văn bản hiện hành.

8/ Việc kiểm tra,thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm thực hiện theo quy định của Luật Ngânsách Nhà nước và các văn bản hiện hành. Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp vớiBộ Tài chính kiểm tra định kỳ, thường xuyên tình hình thực hiện nhiệm vụ thu,chi của các đơn vị trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam.

9/ Hàng năm Đài Truyềnhình Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện cơ chế quản lý tài chínhtheo nguyên tắc khoán thu, khoán chi để trình Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện cơchế quản lý tài chính của Đài Truyền hình Việt Nam trong những năm sau.

III. Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệulực kể từ ngày 1/1/2001 (ngày Quyết định số 87/2001/QĐ-TTg ngày 1/6/2001 củaThủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành).

Trong quá trình thựchiện, nếu có vướng mắc đề nghị Đài Truyền hình Việt Nam phản ánh về Bộ Tàichính để nghiên cứu giải quyết hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=23165&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận