Văn bản pháp luật: Thông tư 84/1999/TT-BTC

Phạm Văn Trọng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 84/1999/TT-BTC
Thông tư
...
01/07/1999

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2000

Thứ trưởng
1.999
Bộ Tài chính

Toàn văn

bộ tài chính

THÔNG TƯ

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngânsách nhà nước năm 2000

 

Thực hiện Chỉ thị số 17/1999/CT-TTg ngày 30 tháng 6 năm 1999 củaThủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toánngân sách nhà nước năm 2000; Bộ Tài chính hướng dẫn công tác đánh giá tình hìnhthực hiện ngân sách nhà nước năm 1999 và xây dựng dự toán ngân sách nhà nướcnăm 2000 như sau:

A. Tổ chức điềuhành và đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 1999

I. Tổ chức điềuhành ngân sách 6 tháng cuối năm 1999:

Kếtquả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu nămcho thấy: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế quan trọng đang có chiều hướngchững lại hoặc thực hiện thấp so với cùng kỳ các năm trước như giá trị tổng sảnlượng công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu,... Nhiều mặt hàng sản xuấttrong nước tăng nhưng tiêu thụ khó khăn tồn kho lớn. Thu ngân sách 6 tháng đầunăm đạt thấp so với dự toán và thấp hơn cả cùng kỳ năm 1998. Công tác triểnkhai dự toán chi ngân sách ở một số Bộ và địa phương còn chậm, các công trìnhxây dựng cơ bản thuộc kế hoạch năm 1999 khối lượng đạt thấp, tiến độ giải ngâncác dự án vay ưu đãi nước ngoài chậm; một số chương trình mục tiêu triển khairất chậm...

Đểkhắc phục sớm những tồn tại trên, yêu cầu các Bộ và các địa phương căn cứ vàomục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách đãđược Nhà nước giao cả năm, tập trung thực hiện các biện pháp điều hành đã đề rađầu năm; những giải pháp Chính phủ đã quyết định tại Nghị quyết số08/1999/NQ-CP ngày 09/07/1999 của Chính phủ về giải pháp điều hành thực hiệnnhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1999; chú trọng một số biện pháp sau:

1.Về thu:

Tổchức thực hiện dứt điểm công tác quyết toán thuế và kiểm tra quyết toánnăm1998, xử lý thu dứt điểm các khoản tồn đọng các năm trước chuyển sang theoquyết toán thuế.

Thựchiện hoàn tất công tác cấp mã số cho đối tượng nộp thuế; thông qua công tácnày, phấn đấu quản lý 100% số đối tượng sản xuất kinh doanh trên địa bàn, chấmdứt tình trạng thất thu về đối tượng nộp thuế.

Hướngdẫn doanh nghiệp trong công tác kế toán ghi chép hóa đơn, sử dụng hóa đơn, quảnlý hóa đơn tránh sai sót, chống hóa đơn giả. Nâng dần tỷ lệ kê khai thuế, mở sổsách kế toán các đối tượng nộp theo phương pháp trực tiếp. Gắn phần kiểm travới hướng dẫn doanh nghiệp làm tốt công tác kế toán, việc kê khai lập tờ khaithuế. Giúp đỡ, đôn đốc doanh nghiệp kê khai thuế đúng qui định của Luật.

Côngkhai các quy trình, thủ tục kê khai, thông báo, nộp thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuếđể mọi đối tượng nộp thuế biết, tạo thuận lợi cho công tác và chống lợi dụngtrong công tác quản lý. Thực hiện công tác hoàn thuế kịp thời theo đúng Luật,đảm bảo nhanh gọn và không gây phiền hà cho đối tượng nộp thuế.

Tậptrung khai thác hết nguồn thu, không bỏ sót, không để thất thu. Tập trung vàonhững nguồn thu có thể khai thác tăng thu, như: thuế sử dụng đất nông nghiệp,thuế nhà đất, phí và lệ phí, thuế thu nhập, khu vực thuế công thương nghiệp vàdịch vụ ngoài quốc doanh, thu khác ngân sách, v.v...

2.Về chi:

Đểchủ động trong điều hành ngân sách tập trung nguồn lực cho những nhiệm vụ đã đượcbố trí trong dự toán đầu năm và nhiệm vụ chi quan trọng đột xuất phát sinh vàchủ động đối phó với tình hình thiên tai bão lụt có thể xảy ra, công tác điều hànhngân sách 6 tháng cuối năm 1999 tập trung thực hiện các biện pháp:

Hoànthành sớm các thủ tục để có căn cứ thanh toán và cấp phát tạm ứng cho khối lượngđã thực hiện theo qui định; thực hiện ứng trước từ 40-50% giá trị khối lượngcòn lại của kế hoạch năm 1999 để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản. Hoàn chỉnhhồ sơ để thanh toán dứt điểm trong quý III/1999 khối lượng nợ xây dựng cơ bảnnăm 1996- 1997 theo chủ trương của Chính phủ. Tháo gỡ kịp thời khó khăn vướngmắc (giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính, vốn đối ứng...) để đẩy nhanh tiếnđộ giải ngân nguồn vốn ODA.

Khẩntrương triển khai thực hiện nguồn vốn bổ sung cho các công trình giao thông,thuỷ lợi, y tế, giáo dục; cho chương trình cung cấp nước sạch ở miền núi, vùngsâu, vùng xa; cho chương trình giải quyết việc làm, di dân tự do và phát triểnkinh tế xã hội các xã biên giới chưa được bố trí trong diện 1000 xã đặc biệtkhó khăn.

Đẩynhanh tiến độ thực hiện và cấp phát kinh phí đầy đủ kịp thời cho các chươngtrình mục tiêu đã có kế hoạch và đã được bố trí trong dự toán đầu năm, đặc biệtlà chương trình xoá đói giảm nghèo và chương trình phát triển kinh tế xã hội1000 xã đặc biệt khó khăn.

CácBộ và địa phương chủ động điều hành theo dự toán chi ngân sách đã được Chínhphủ giao; không bổ sung ngoài dự toán cho các đơn vị ở cả trung ương và cáctỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thực hiện nghiêm túc việc giữ lại 10% dựtoán chi thường xuyên (không kể chi lương) của ngân sách nhà nước theo chủ trươngcủa Quốc hội và Chính phủ để chủ động các nhiệm vụ chi quan trọng đột xuất phátsinh như: khắc phục hậu quả thiên tai, cứu đói và những nhiệm vụ quan trọng mớiphát sinh đầu năm chưa bố trí kinh phí...

Đểđảm bảo điều hành ngân sách nhà nước theo đúng dự toán và giữ được mức bội chingân sách đã được Quốc hội quyết định, ngân sách trung ương sẽ không bổ sungngoài dự toán cho các Bộ và các địa phương; các địa phương phải căn cứ vào khảnăng thu ngân sách để điều hành chi ngân sách:

Đốivới các địa phương có khả năng thu ngân sách vượt dự toán cần ưu tiên bổ sungvốn cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội địa phương, các côngtình hoàn thành trong năm 1999 hỗ trợ sản xuất - kinh doanh phát triển, tăngquỹ dự trữ tài chính; không được bổ sung chi quản lý hành chính, mua sắm sửachữa những trang thiết bị chưa cấp thiết.

Đốivới các địa phương, một số khoản thu có khả năng hụt so với dự toán, cần phảikhai thác phấn đấu tăng thu các nguồn có khả năng tăng để đảm bảo đạt dự toánthu đầu năm được giao; đồng thời cần chủ động sắp xếp lại các khoản chi cho phùhợp với nguồn thu của ngân sách địa phương trên cơ sở đảm bảo kinh phí cho cácnhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quan trọng như nhiệm vụ chi đầu tư pháttriển nông nghiệp nông thôn, giáo dục - đào tạo và khoa học,...

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1999 LÀMCƠ SỞ XÂY DỰNG DỰ TOÁN THU, CHI NĂM 2000:

1.Về thu ngân sách nhà nước:

Căn cứ vào tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm, đánh giá kết quảthu năm 1999trên cơ sở tích cực thực hiện các biện pháp phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượtmức dự toán được giao tại Quyết định số 70/1998/QĐ-BTC ngày 26/12/1998 của Bộtrưởng Bộ Tài chính; trong đó tập trung phân tích một số vấn đề sau:

Xácđịnh rõ số tiền thuế năm 1998 chuyển sang (trong đó tách riêng thuế doanh thuvà thuế lợi tức); số đã thu được trong năm 1999; số tồn đọng - nêu rõ nguyênnhân và biện pháp xử lý. Trên cơ sở đó, xác định số phát sinh trong năm 1999;số đã thu được trong năm và dự kiến số phát sinh năm 1999 chuyển sang năm 2000.

Sốthuế giá trị gia tăng phải hoàn phát sinh trong năm 1999; số đã hoàn cho cácdoanh nghiệp trong năm 1999; dự kiến số phải hoàn của năm 1999 chuyển sang năm2000.

Phântích các nguyên nhân tác động đến kết quả thực hiện thu 1999: tình hình thựchiện so với kế hoạch các chỉ tiêu về sản lượng sản phẩm chủ yếu sản xuất vàtiêu thụ, giá thành, giá bán...

Phântích ảnh hưởng của chế độ, chính sách bổ sung, sửa đổi đối với nguồn thu trênđịa bàn.

1.1.Đối với doanh nghiệp nhà nước:

Đánhgiá tình hình và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp,tình hình thu nộp ngân sách nhà nước. Phân tích các yếu tố tăng giảm thu như:Thị trường, giá cả và các yếu tố chủ quan trong công tác quản lý doanh nghiệpbao gồm: quản lý đầu tư, quản lý lao động, tiền lương, doanh thu, chi phí, quảnlý vốn và tài sản. Đồng thời nghiên cứu kiến nghị các biện pháp nhằm nâng caohiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thu cho ngân sách nhà nước trongnăm 2000 và các năm tới.

1.2.Thuế đối với khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh (NQD):

Đốivới các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Công tác hướng dẫn,kiểm tra, đôn đốc thu nộp đối với việc tính thuế và kê khai nộp thuế của cácđối tượng nộp thuế; Phân tích hiệu quả của việc quản lý các đối tượng nộp thuếtheo phương pháp khấu trừ khi chuyển các đối tượng này từ chi cục lên cục quảnlý.

Quảnlý thu đối với các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Phântheo hai loại hộ là hộ thu theo phương pháp kê khai và hộ thu theo phương phápấn định để đánh giá; Qua công tác đăng ký cấp mã số thuế đánh giá mức độ quảnlý thu về hộ: số hộ đã thực hiện kê khai đăng ký thuế và được cấp mã số thuế sovới số hộ thực tế kinh doanh; số hộ đã được cấp đăng ký kinh doanh. Có kế hoạchđể chuyển dần các hộ thu theo phương pháp trực tiếp sang thu theo phương phápkhấu trừ, sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng ,trước tiên là các hộ kinh doanh cóđịa điểm cố định, kinh doanh các mặt hàng thuộc tư liệu sản xuất, có doanh thulớn.

Đánhgiá mức độ quản lý về doanh số so với doanh số thực tế kinh doanh; tình hình kêkhai, điều chỉnh doanh số, giá trị gia tăng, thu nhập chịu thuế và thuế của cácđối tượng; mức độ điều chỉnh doanh số, thuế GTGT và thuế đối với từng nhóm mặthàng.

1.3.Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

Tổnghợp đánh giá về: Số lượng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, số đã được cấp giấyphép, số đã đi vào sản xuất kinh doanh, số doanh nghiệp đang xây dựng, số doanhnghiệp chưa triển khai; loại hình sản xuất kinh doanh; diện tích đất, mặt nướcđược cấp giấy phép sử dụng; diện tích, tiền cho thuê đất; diện tích, giá trịgóp vốn bằng quyền sử dụng đất; vốn; lao động; qui mô và hiệu quả sản xuất kinhdoanh; việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước; những khó khăn, thuận lợitrong quá trình thực hiện các Luật thuế mới,... của từng đơn vị.

Phântích các nguyên nhân dẫn đến các đơn vị bị rút giấy phép hoặc không hoạt độngnhư dự kiến đầu năm.

Đánhgiá, phân tích về thu đối với các nhà thầu, nhà thầu phụ.

1.4.Đối với khu vực sản xuất nông nghiệp:

Trêncơ sở hoàn thiện sổ bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp tổng hợp số đối tượng, diệntích đất nông nghiệp đã quản lý thu thuế so với diện tích canh tác, cơ cấu hạngđất theo Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, của từng đơn vị. Đối chiếu với kếtquả thu nộp năm 1999, đánh giá kết quả về chỉ đạo thu thuế sử dụng đất nôngnghiệp trên địa bàn.

Đốivới khu vực doanh nghiệp Nhà nước phải tách riêng các chỉ tiêu trên thành mộtphần và có chi tiết các doanh nghiệp điểm có số thu lớn.

1.5.Thuế nhà đất, tiền cho thuê đất:

Tổchức tổng hợp diện tích đất đã lập bộ để quản lý thu so với quĩ đất ở trên địabàn quản lý.

Sốdoanh nghiệp, diện tích đất và tiền thuê đất không có khả năng thu; yêu cầuphân tích rõ nguyên nhân (do chưa ký hợp đồng thuê đất, do đơn vị không sử dụnghết diện tích và các nguyên nhân khác).

1.6.Các nguồn thu từ đất và bán nhà:

Đánhgiá ảnh hưởng của việc ban hành một số chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ cấpgiấy quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất như: Nghị định số 25/1999/NĐ-CP củaChính phủ ban hành ngày 19/4/1999 về thủ tục chuyển quyền sở hữu mua bán nhà ở;Nghị định 17/1999/NĐ của Chính phủ qui định cụ thể từng trường hợp chuyển đổiquyền sử dụng đất, chuyển nhượng sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại đất, gópvốn bằng quyền sử dụng đất.

1.7.Các nguồn thu phí - lệ phí trên địa bàn:

Đánhgiá kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/01/1999 củaChính phủ và Thông tư số 54/1999/TT-BTC ngày 10/5/1999 của Bộ Tài chính về phí- lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước.

Tìnhhình thu nộp phí - lệ phí của các đơn vị, tổ chức thuộc Trung ương, tỉnh,huyện, xã phường có thu phí - lệ phí: số thu, số được phép để lại, số nộp Ngânsách.

2.Về chi ngân sách nhà nước:

2.1.Về chi xây dựng cơ bản: Tập trung tiến hành soát xét, phân loại toàn bộ các dựán, công trình của kế hoạch đầu tư năm 1999 của các Bộ, ngành và các địa phươngđể xử lý vốn theo nguyên tắc:

Bốtrí vốn trước hết cho những dự án, công trình đầu tư phục vụ cho phát triểnnông nghiệp và kinh tế nông thôn (thuỷ lợi, đê điều).

Bốtrí vốn cho dự án nhóm A, vốn đối ứng sử dụng ODA, các dự án hoàn thành năm1999.

Cácdự án, công trình đã có quyết định đầu tư, nhưng xét thấy không có hiệu quảhoặc chưa thực sự cần thiết thì kiên quyết đình hoãn và cắt giảm.

Căncứ vào các nguyên tắc trên để đánh giá, tổng hợp khối lượng thực hiện 6 thángđầu năm và dự kiến thực hiện cả năm, số vốn đã thanh toán 6 tháng đầu năm vàcấp phát, thanh toán cả năm để xác định khối lượng phải bố trí vốn thanh toántrong dự toán năm 2000 đối với từng dự án, công trình.

2.2.Đối với các khoản chi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,các công trình phúc lợi xã hội, phát triển quỹ nhà, đầu tư phát triển nôngnghiệp và nông thôn, chi tái tạo quỹ rừng của ngân sách địa phương từ các nguồnthu giao quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước,thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa, thuếtài nguyên rừng; các địa phương cần đánh giá cụ thể khả năng thực hiện từngkhoản thu để điều hành chi cho phù hợp; trường hợp thu không đạt dự toán thìcần điều chỉnh giảm chi tương ứng, chỉ thực hiện chi khi thực tế có thu đểtránh nợ khối lượng không có nguồn thanh toán.

2.3.Đối với các chương trình, mục tiêu: Trên cơ sở dự toán kinh phí đã được giao vàtiến độ thực hiện, cơ quan chủ quản chương trình quốc gia cần đánh giá khối lượngcông việc thực hiện cả năm 1999, khối lượng công việc và kinh phí thực hiện đượctừ khi có chương trình mục tiêu đến hết năm 1999 để từ đó có kiến nghị cụ thểvề cơ chế cho phù hợp và có căn cứ lập dự toán chi thực hiện chương trình năm2000. Đối với những chương trình mục tiêu kết thúc vào năm 2000 cần căn cứ vàonhiệm vụ còn phải thực hiện của chương trình để bố trí vốn cho phù hợp đảm bảothực hiện được các mục tiêu chủ yếu của chương trình vào năm 2000; sau năm 2000các nhiệm vụ của chương trình chuyển vào chi thường xuyên của các Bộ, địa phương.

2.4.Đối với các khoản chi thường xuyên: Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao đầunăm và các nguồn thu được để lại chi, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ để đánhgiá khả năng thực hiện cả năm cho sát với tình hình thực tế của Bộ, địa phương,đơn vị. Đánh giá chi cả năm cần phân tích rõ chi từ nguồn ngân sách cấp phát vàchi từ các nguồn thu được để lại theo chế độ quy định, trong đó phân tích rõ cơcấu chi về tiền lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi bắt buộctrích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,...), cáckhoản chi nghiệp vụ thường xuyên và các khoản chi đột xuất hoặc không có tínhchất thường xuyên (mua sắm, sửa chữa,...) để làm căn cứ tính toán bố trí năm2000.

B. Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2000:

I. Mục tiêu, yêu cầu đối với công tác xây dựng dự toán thu, chingân sách nhà nước năm 2000:

1.Yêu cầu:

Xâydựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2000 cần quán triệt đầy đủ các mụctiêu, nhiệm vụ các Nghị quyết 4, 6 (lần 1) của Ban chấp hành Trung ương Đảng(Khoá VIII); mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội kế hoạch 5 năm 1996 - 2000.

Xâydựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2000 phải tác động tích cực góp phần thúcđẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng tích luỹ, tạo nguồn thu ổn định. Đồngthời phải căn cứ trên cơ sở các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, triệt để chốngthất thu, đảm bảo tính khả thi và chủ động cho cả ngân sách trung ương và ngânsách các cấp chính quyền địa phương.

2)Mục tiêu:

a)Dự toán thu ngân sách nhà nước phải được xây dựng theo đúng các luật thuế vàchế độ thu hiện hành; đồng thời tính đến yếu tố thực hiện những chính sáchkhuyến khích tích tụ vốn để mở rộng sản xuất - kinh doanh, nhằm bồi dưỡng nguồnthu lâu dài. Dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải tính đến các yếu tốtiếp tục thực hiện tiến trình tham gia AFTA, xu thế tham gia các tổ chức kinhtế - tài chính quốc tế và khu vực.

Xâydựng dự toán thu NSNN năm 2000 phải đảm bảo phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinhtế, chỉ số giá, trên cơ sở tích cực khai thác mọi nguồn thu và chống thất thu.

b)Dự toán chi thường xuyên cần được xây dựng ở mức cần thiết, hợp lý, tiết kiệm;thực hiện khoán chi hành chính sự nghiệp. Trước mắt năm 2000 thực hiện khoánchi đối với các đơn vị hành chính và một số đơn vị sự nghiệp có điều kiện. BộTài chính thống nhất với các Bộ liên quan trình Thủ tướng quyết định những Bộ,cơ quan, đơn vị trung ương thực hiện cơ chế khoán chi từ năm 2000; cơ quan tàichính địa phương thống nhất với các cơ quan liên quan trình Chủ tịch Uỷ bannhân dân cùng cấp quyết định những đơn vị do địa phương quản lý thực hiện cơchế khoán chi từ năm 2000 làm căn cứ lập, phân bổ và điều hành dự toán ngânsách của các đơn vị này ngay từ đầu năm.

Tiếptục thực hiện ưu tiên đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo, khoa học công nghệmôi trường theo Nghị quyết Trung ương II (khoá VIII); thực hiện xoá bao cấp từngân sách nhà nước đối với các doanh nghiệp, các hoạt động nghiên cứu khoa học,ytế, đào tạo gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tổng công ty, cácđơn vị này phải tự trang trải kinh phí hoạt động cho các hoạt động sự nghiệp(trừ trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ).

Dựtoán chi đầu tư xây dựng cơ bản thuộc vốn ngân sách nhà nước năm 2000 phải xâydựng theo hướng: ưu tiên vốn cho các công trình trọng điểm của Nhà nước, vốnđối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA theo tiến độ đã ký kết, tập trung vốn chocác công trình chuyển tiếp sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm, bố trí trảnợ vốn đã được tạm ứng những năm trước, các công trình chuyển tiếp có hiệu quảtừ năm 1999 chuyển qua, số vốn còn lại mới bố trí cho các công trình mới có đủđiều kiện theo quy định.

Bốtrí dự phòng theo đúng mức qui định tại Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 củaChính phủ. Bố trí dự trữ tài chính ở mức cần thiết hợp lý.

c)Cân đối ngân sách nhà nước:

Thuthuế và phí phải đảm bảo chi thường xuyên ở mức hợp lý, tiết kiệm và đảm bảotrả nợ các khoản đến hạn, tiếp tục dành tỷ lệ thích đáng cho đầu tư phát triểnvà điều chỉnh một bước chế độ tiền lương.

Bộichi ngân sách nhà nước phải tương ứng với khả năng vay chắc chắn trong nước vàvay ưu đãi ngoài nước. Không vay thương mại ngoài nước, không phát hành và vayngắn hạn trong nước với lãi suất cao để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. Mứcbội chi dưới 5% GDP.

d)Đối với ngân sách của chính quyền địa phương các cấp:

Căncứ số dự kiến dự toán ngân sách năm 2000 Bộ Tài chính thông báo; căn cứ chế độphân cấp quản lý ngân sách hiện hành và số bổ sung năm 1999 từ ngân sách trung ươngcho ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, xác định nguồn thu ngânsách địa phương được hưởng để xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương năm2000.

Lậpdự toán ngân sách địa phương phải đảm bảo nguyên tắc: Tổng số chi không được vượtquá tổng số thu ngân sách địa phương được hưởng; ưu tiên các nhiệm vụ chi đầu tưphát triển, chi giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ môi trường; bố trí dựphòng ngân sách địa phương đảm bảo theo đúng mức quy định tại Nghị định số87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ.

Tiếptục thực hiện cơ chế bố trí chi cho một số mục tiêu tương ứng với toàn bộ hoặcmột phần một số khoản thu (sử dụng 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp đầu tưphát triển nông nghiệp - kinh tế nông thôn, tiền cho thuê đất, sử dụng đất đểđầu tư hạ tầng,...) như cơ chế bố trí ngân sách năm 1999.

Căncứ dự toán ngân sách nhà nước năm 2000 Chính phủ giao, thực hiện ổn định tỷ lệphân chia các nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương; ổn định mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngânsách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có điều chỉnh một phần theo khả năngngân sách nhà nước hàng năm:

Đểkhuyến khích các địa phương tăng cường quản lý thu, từ năm 2000 đối với cáctỉnh, thành phố nộp ngân sách trung ương năm sau cao hơn năm trước đối với cáckhoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyềnđịa phương, ngân sách trung ương sẽ cấp lại 50% số cao hơn nói trên cho địa phương.Đối với vượt dự toán thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiệu thụ đặc biệt hàng nộiđịa và hàng nhập khẩu (không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu) thực hiệnthưởng cụ thể hàng năm theo qui định của Luật ngân sách nhà nước. Các khoản thưởngvượt thu trên được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của địa phương.

Trêncơ sở các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách cáctỉnh, thành phố để thực hiện các chế độ, chính sách mới của Nhà nước trong 3năm 1997 - 1999, tính vào nhiệm vụ chi ngân sách địa phương năm 2000, xác địnhtỷ lệ phân chia các nguồn thu và số bổ sung cho ngân sách các tỉnh, thành phốnăm 2000.

Căncứ vào khả năng chung của NSNN và nguồn để chi của ngân sách địa phương như đãnêu trên để xem xét, tính toán điều chỉnh một số định mức chi, chế độ chi nhằmhướng dẫn các Bộ, các địa phương có căn cứ bố trí chi cho các lĩnh vực và phânbổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc phù hợp với nhiệm vụ thu, chi ngân sách đượcgiao (Bộ Tài chính có văn bản qui định riêng cho vấn đề này).

II) Những nội dung chủ yếu của công tác lập dự toán thu, chi ngânsách nhà nước năm 2000:

1)Về thu ngân sách nhà nước:

1.1.Khu vực doanh nghiệp Nhà nước: Yêu cầu phải tính toán cụ thể đối với từng đơnvị trên địa bàn quản lý; khi tổng hợp phải tách riêng phần hoàn thuế; thuế giátrị gia tăng khâu nhập khẩu, tách riêng của đơn vị sản xuất và đơn vị kinhdoanh.

RiêngThành phố Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương có trụ sở các Côngty hoặc Tổng công ty có các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc phải lập vàtổng hợp dự toán thu bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc này.

a)Về thuế giá trị gia tăng: Tính theo qui định tại Thông tư số 89/1998/TT-BTCngày 27/6/1998, Thông tư số 175/1998/TT-BTC ngày 24/12/1998 của Bộ Tài chính hướngdẫn chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và các Thông tư sửa đổi, bổsung Thông tư 175/1998/TT-BTC, các Thông tư hướng dẫn thuế GTGT đối với cácngành đặc thù.

b)Về thuế tiêu thụ đặc biệt: Tính theo Thông tư số 168/1998/TT-BTC ngày21/12/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 84/1998/NĐ-CP ngày12/12/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặcbiệt.

c)Thuế tài nguyên: Tính thu theo Thông tư số 153/1998/TT-BTC ngày 26/11/1998của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/9/1998của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi).

Giátính thuế tài nguyên: là giá bán đơn vị của tài nguyên (chưa bao gồm thuế GTGT)tại nơi khai thác tài nguyên. Trường hợp tài nguyên khai thác chưa có giá bánthì Chính phủ quy định giá tính thuế tài nguyên.

Lưu ý: Giá tính thuế tài nguyên đốivới nước thiên nhiên dùng để sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm,đối với gỗ là giá bán tại bãi 2 (giá chưa có thuế GTGT).

Riêngđối với dầu mỏ, khí đốt, giá tính thuế tài nguyên thực hiện theo qui định tạiLuật dầu khí và Điều 47, Nghị định số 84/CP ngày 17/12/1996 của Chính phủ quiđịnh chi tiết thi hành Luật dầu khí:

Giátính thuế tài nguyên đối với dầu thô là giá FOB tại thời điểm giao nhận theocông bố giá của cơ quan được Chính phủ Việt nam ủy quyền trên cơ sở tham khảogiá quốc tế.

Giátính thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên là giá tại thời điểm giao nhậntheo công bố giá của cơ quan được Chính phủ Việt nam ủy quyền trên cơ sở thamkhảo giá quốc tế.

d)Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tính theo Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Yêucầu đảm bảo quản lý chặt chẽ và tính dự toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối vớicác doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh có lãi, đặc biệt đối với các doanhnghiệp trong năm 1999 chưa có lãi nhưng khả năng năm 2000 phát sinh lãi do làmăn có hiệu quả. Trên cơ sở xác định các yếu tố chi phí tổng hợp của doanhnghiệp năm 1999, dự kiến các yếu tố tăng, giảm chi phí năm 2000 để tính thuếthu nhập doanh nghiệp.

Đốivới các doanh nghiệp hoạt động sản xuất - kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: xổ số,điện, xi măng, bưu chính viễn thông và một số hàng hóa khác có thu nhập cao donộp thuế GTGT thấp hơn so với thuế doanh thu trước đây thì ngoài việc tính nộpthuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập bổ sung, nếu số thu nhập do thuếGTGT nộp thấp hơn so với thuế doanh thu vẫn còn lớn thì phải tính nộp tiếp vàongân sách Nhà nước theo tỷ lệ (%) tính trên phần thu nhập còn lại quy định tạiThông tư 175/1998/TT-BTC ngày 24/12/1998 của Bộ Tài chính.

1.2.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

a)Nắm chắc số đơn vị đã được cấp giấy phép trên địa bàn, những đơn vị đã đi vàosản xuất kinh doanh để tổ chức thu và tính toán ghi vào dự toán thu, bao gồm:

Doanhnghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;

Cácbên nước ngoài của hoạt động hợp tác kinh doanh;

Cácdoanh nghiệp tại khu chế xuất, khu công nghiệp;

Cácngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

Cáctổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt nam không theo Luật đầu tư nướcngoài (nhà thầu).

 b)Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng tương tự như đối với doanh nghiệp Nhà nước.Đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện chế độ kế toán Việt nam thìthực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ quy định của Luậtthuế giá trị gia tăng; đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài không thựchiện chế độ kế toán Việt nam thì thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phươngpháp trực tiếp quy định tại thông tư số 169/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của BộTài chính.

c).Thuế thu nhập doanh nghiệp: Về thuế suất tính theo qui định tại điều 38, điều43 tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam và khoản 3 điều 10 Luật thuế TNDN.

Đốivới nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện chế độ kế toán Việt nam thìtính theo thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính; đối vớinhà thầu nước ngoài không có đủ căn cứ để xác định thu nhập chịu thuế và khôngthực hiện chế độ kế toán Việt nam thì thuế thu nhập doanh nghiệp được xác địnhtheo tỷ lệ phần trăm (%) theo doanh thu tính thuế của từng ngành nghề kinhdoanh theo quy định tại thông tư số 169/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tàichính.

d)Đối với tiền thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển căn cứ Quyết định số179/1998/QĐ-BTC ngày 24/02/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành bảnquy định về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầutư nước ngoài tại Việt nam.

e)Thuế đối với nhà thầu: Rà soát lại các công trình, dự án, dịch vụ phải thuê nhàthầu, nhà thầu phụ nước ngoài đang triển khai và các công trình, dự án dịch vụsẽ triển khai; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việtnam không thuộc các hình thức theo qui định tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việtnam.

g)Thuế chuyển thu nhập của các tổ chức kinh tế, cá nhân ra nước ngoài: Trong tínhtoán xây dựng dự toán cần chú ý một số điểm sau:

Thunhập chuyển ra nước ngoài có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật, sản phẩm, hànghoá; thu nhập mà nhà đầu tư nước ngoài thu được do đầu tư theo Luật đầu tư nướcngoài ở Việt nam (kể cả số thu nhập được hoàn lại và số thu nhập được do chuyểnnhượng vốn) nếu chuyển ra nước ngoài (hoặc giữ lại ngoài Việt nam), để ở Việtnam nhưng dùng thanh toán công nợ cho công ty mẹ, chi tiêu cho Văn phòng đạidiện cho công ty mẹ tại Việt nam đều phải chịu thuế chuyển thu nhập ra nướcngoài.

Sốthuế chuyển thu nhập ra nước ngoài phải nộp được xác định bằng số thu nhậpchuyển ra nước ngoài hoặc được coi là chuyển ra nước ngoài hoặc số thu nhập nhàđầu tư giữ lại ngoài lãnh thổ Việt nam (x) thuế suất thuế chuyển thu nhập quyđịnh tại thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính. Mức thuếsuất được ghi vào giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp, sau khi cóthoả thuận với Bộ tài chính bằng văn bản.

h)Đối với hoạt động chuyển nhượng vốn: Tính theo thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày14/7/1998 của Bộ Tài chính. Thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn bao gồmthuế thu nhập doanh nghiệp và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

1.3)Thuế đối với khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh:

Ràsoát lại và nắm chắc các đối tượng kinh doanh trên địa bàn. Đánh giá sát mức độthất thu về doanh số và đối tượng kinh doanh năm 1999 để xác định doanh số vàđối tượng kinh doanh năm 2000, giảm dần tỷ lệ thất thu. Cụ thể như sau:

a)Về hộ:

Đốivới các hộ kinh doanh cố định: Rà soát lại các hộ kinh doanh, đưa các hộ chưathu thuế vào quản lý thu thuế môn bài. Trên cơ sở số hộ môn bài và các bậc thuếmôn bài dự kiến đưa hết các hộ có địa điểm kinh doanh cố định vào tính thuế giátrị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đốivới các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty tư nhân, HTX, tổ sản xuất: Tínhchi tiết đến từng doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn.

b)Về thuế:

Thuếgiá trị gia tăng: Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một tronghai phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trênGTGT.

Phươngpháp khấu trừ thuế: Đối với các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, hợptác xã, các hộ kinh doanh lớn dùng hoá đơn GTGT tính tương tự như đối với doanhnghiệp Nhà nước như đã trình bày ở trên.

Phươngpháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng: Tính theo Thông tư số173/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính.

Căncứ tính thuế GTGT đối với hộ cá thể sản xuất kinh doanh nộp thuế theo phươngpháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng là giá trị gia tăng và thuế suất.

Cókế hoạch để chuyển dần các hộ nộp thuế theo phương pháp trực tiếp sang phươngpháp khấu trừ.

Thuếthu nhập doanh nghiệp:

Đốivới cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ: Phương pháp tính tương tự như đối với doanh nghiệp Nhà nước.

Đốivới cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp trựctiếp việc kê khai tính thuế căn cứ vào tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thuvà thuế suất.

1.4.Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Khi tính toán cần chú ý đối với diện tích đấttăng do diện tích đất mới đưa vào sử dụng, diện tích đất chuyển từ 1 vụ lúa lên2,3 vụ lúa.

1.5.Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết:

Trêncơ sở đánh giá tình hình thực hiện thu năm 1999, phân tích rõ nguyên nhân chủquan, khách quan, trong đó có việc Nhà nước áp dụng biện pháp chống số đề vàcăn cứ vào mạng lưới phát hành, khả năng tiêu thụ, điều chỉnh cơ cấu giá vé,giảm chi phí phát hành để tính thu năm 2000.

Vềthuế: Thực hiện theo Thông tư số 18/1999/TT-BTC ngày 6/02/1999 của Bộ Tàichính. Ngoài các khoản thu ngân sách Nhà nước theo Luật thuế GTGT, Luật thuếthu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế, thu khác theo quy định hiện hành củaNhà nước, các Công ty Xổ số kiến thiết còn phải nộp thêm một phần thu nhập cònlại của doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước do thực hiện nộp thuế GTGT thấp hơnso với nộp thuế doanh thu trước đây mà chưa điều chỉnh các yếu tố cấu thànhtrong giá vé xổ số.

1.6.Thu phí và lệ phí:

Tínhthu đối với tất cả các loại phí và lệ phí trên địa bàn quản lý, tổng hợp riêngphí-lệ phí Trung ương, tỉnh thành phố, huyện xã quản lý.

Tínhchi tiết đối với tất cả các loại phí - lệ phí do Trung ương quản lý và các loạiphí lệ phí tỉnh thành phố có số thu chiếm tỷ trọng lớn.

Đểđảm bảo mọi nguồn thu phải được phản ánh vào NSNN theo quy định của Luật NSNN,yêu cầu các đơn vị trước đây được trích một tỷ lệ nhất định để phục vụ cho côngtác quản lý thu phí, lệ phí cũng phải tổng hợp đầy đủ số thu trích lại và chitừ nguồn này vào dự toán thu, chi của đơn vị. Việc đơn vị được giữ lại để chi(sau đó thực hiện ghi thu, ghi chi) hoặc đơn vị phải nộp toàn bộ số thu vàoNSNN và NSNN sẽ cấp phát đầy đủ cho đơn vị theo dự toán được duyệt phải đượccấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các đơn vị được giữ lại một phần hoặc toànbộ số thu để chi cũng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán thu, chi.

1.7.Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu,thuế tiêu thụ đặc biệt do Hải quan thu:

Căncứ vào các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi, bổ sung),Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng,... và tình hình kinhdoanh xuất nhập khẩu, cơ quan Hải quan có trách nhiệm phối hợp với các Bộ,ngành có liên quan và các địa phương lập dự toán thu thuế nhập khẩu, thuế xuấtkhẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và các khoảnthu liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.

1.8.Đối với các khoản thu vay nợ và viện trợ ngoài nước: Căn cứ vào các Hiệp định,cam kết đã ký và các điều khoản sửa đổi, bổ sung (nếu có), căn cứ vào tiến độthực hiện các dự án lập dự toán thu vay nợ và viện trợ ngoài nước chi tiết theotừng dự án theo từng Bộ, ngành và địa phương.

2.Về chi ngân sách nhà nước:

CácBộ, địa phương, các đơn vị dự toán ngân sách các cấp lập dự toán chi ngân sáchnhà nước năm 2000 phải trong phạm vi số kiểm tra được thông báo; trên cơ sở chếđộ, định mức chi tiêu theo qui định, căn cứ khối lượng nhiệm vụ được giao, ưutiên bố trí cho những nhiệm vụ quan trọng chủ yếu, triệt để tiết kiệm chốnglãng phí. Xây dựng dự toán chi ngân sách 2000, từng lĩnh vực, từng Bộ, cơ quantrung ương, địa phương phải quán triệt chủ trương xã hội hoá, huy động đầu tưcác nguồn lực của xã hội theo chế độ qui định để cùng nguồn lực ngân sách nhà nưócthực hiện nhiệm vụ của từng lĩnh vực, đơn vị được tốt hơn.Cụ thể đối với một sốlĩnh vực chủ yếu như sau:

2.1.Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản:

Bốtrí chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung phải đảm bảo trình tự sau: ưu tiên bốtrí đủ vốn đối ứng cho các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA, các công trìnhtrọng điểm của Nhà nước và của địa phương, hoàn trả số vốn đã được tạm ứng từcác năm trước, bố trí vốn cho khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản đã thực hiệntrong năm 1999 chưa có nguồn thanh toán, bố trí vốn cho các công trình chuyểntiếp sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2000 và các công trình chuyển tiếpcó hiệu quả từ năm 1999 chuyển qua. Đối với các dự án đầu tư từ nguồn vay vềcho vay lại thì chủ dự án phải chủ động tự thu xếp vốn đối ứng cho phù hợp vớinội dung hiệp định đã ký kết và các quy chế tài chính trong nước để không ảnh hưởngđến tiến độ thực hiện dự án.

Tiếptục bố trí đầu tư trở lại cho ngành dầu khí từ lợi nhuận sau thuế phần Việt Namđược hưởng từ liên doanh dầu khí Việt - Xô theo tỷ lệ Thủ tướng Chính phủ quyđịnh.

Tiếptục thực hiện cơ chế bố trí vốn đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng kinhtế - xã hội, các công trình phúc lợi xã hội, phát triển quỹ nhà ở, đầu tư chonông nghiệp và nông thôn, nhất là cải tạo giống vật nuôi, cây trồng, tái tạoquỹ rừng của ngân sách địa phương từ các nguồn: thu giao quyền sử dụng đất,tiền thuê đất, thu từ xổ số kiến thiết, thu tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước,thu thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa, thuế tài nguyên rừng,... như năm1999.

Tiếptục thực hiện cơ chế bố trí chi thực hiện các dự án phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội từ nguồn thu thuế tài nguyên nước thuỷ điện, chi đầu tư trở lại chocác khu vực kinh tế cửa khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2.2.Chi hỗ trợ đối với hoạt động công ích, doanh nghiệp công ích thu không bù đắp đượcchi; được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

2.3.Đối với chi dự trữ nhà nước: căn cứ vào nhiệm vụ dự trữ nhà nước được giao, cácngành, các đơn vị có trách nhiệm đánh giá xác định mức dự trữ của ngành, đơn vịđến 31/12/1999, xây dựng kế hoạch mua vào, bán ra trong năm 2000; trên cơ sở đódự kiến mức bổ sung dự trữ từng loại hàng hoá, vật tư và xây dựng dự toán chidự trữ nhà nước chi bảo quản hàng hoá dự trữ của ngành, của đơn vị năm 2000.

2.4.Đối với chi trợ giá các mặt hàng chính sách:

Cáckhoản chi trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách đối với miền núi quy địnhtại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP được tính toán theo thông tư liên Bộ số11/1998/TTLT/ BTM- UBDTMN- BTC- BKHĐT ngày 31/7/1998.

Cáckhoản chi trợ giá giữ giống gốc, trợ giá báo chí, nhà xuất bản, trợ giá điệnảnh,... thực hiện theo chế độ hiện hành. Các Bộ, địa phương, đơn vị cần tínhtoán kỹ chi trợ giá trên cơ sở xác định rõ số lượng, giá thành, chi phí vậnchuyển, mức trợ giá cụ thể cho từng mặt hàng theo đúng chế độ quy định.

2.5.Đối với chi hành chính sự nghiệp:

Bốtrí chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ môi trường: Dự toánnăm 2000 thực hiện đúng yêu cầu Nghị quyết Trung ương II ; đối với ngân sáchNhà nước trên phạm vi toàn quốc: Bố trí chi (bao gồm cả chi đầu tư, chi thườngxuyên, chi từ nguồn viện trợ, vay nợ...) cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạonăm 2000 đạt mức 15%; lĩnh vực khoa khoa học, công nghệ và môi trường đạt 2%;đối với ngân sách địa phương phải bố trí ưu tiên đảm bảo cho 2 lĩnh vực này cótốc độ phát triển cao nhất trong phạm vi ngân sách có thể bố trí được.

Bốtrí chi sự nghiệp y tế, văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thểthao một cách hợp lý trên cơ sở rà soát chặt chẽ nhiệm vụ, chương trình để đảmbảo hoạt động hiệu quả, bố trí đủ kinh phí để thực hiện các chính sách chế độcụ thể đã được các cấp có thẩm quyền ban hành.

Bốtrí chi hành chính (quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể): Tính toán đúng định mứcchế độ chi tiêu theo quy định, triệt để tiết kiệm đối với những khoản chi nhưtiếp khách, hội nghị, đoàn ra, đoàn vào,...

Đốivới những nhiệm vụ chi sử dụng từ nguồn vốn vay, viện trợ cần phải lập dự toánchi tiết theo từng dự án và tính toán số vốn đối ứng phía Việt Nam cần bố trítheo cam kết và chế độ quy định.

Kinhphí hoạt động của các sự nghiệp khoa học, y tế, đào tạo của các Bộ thuộc cácdoanh nghiệp nhà nước được hạch toán vào chi phí theo qui định tại Nghị định số27/1999/NĐ-CP ngày20 tháng 4 năm 1999 của chính phủ; từ năm 2000 không chi hỗ trợtừ ngân sách nhà nước (trừ trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướngChính phủ).

Năm2000 sẽ tổ chức thực hiện khoán chi thường xuyên đối với một số đơn vị dự toáncấp I; trước 15/8/1999, Bộ Tài chính thống nhất với các cơ quan liên quan trìnhThủ tướng Chính phủ quyết định; Sở Tài chính - Vật giá thống nhất với cơ quanliên quan ở địa phương trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định danh sách những đơnvị dự toán cấp I thực hiện cơ chế khoán chi ngân sách từ năm 2000 để có căn cứlập, phân bổ và điều hành dự toán ngân sách đối với các đơn vị này chủ động từđầu năm.

Trongquá trình tính toán dự toán chi của các đơn vị hành chính sự nghiệp cần tínhtoán báo cáo đầy đủ các nhiệm vụ chi từ các nguồn thu phí, lệ phí và thu khác đượcđể lại chi theo chế độ qui định hiện hành.

2.6.Đối với chi thực hiện các chương trình mục tiêu:

Đốivới các chương trình mục tiêu quốc gia: Trên cơ sở đánh giá hiệu quả, khối lượngcông việc và kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đến hết năm1999, dự kiến khối lượng công việc cần phải thực hiện cho những năm tới và năm2000. Đối với chương trình mục tiêu không còn là chương trình mục tiêu Quốc giatừ năm 2000 phải dự toán vào chi thường xuyên của các Bộ và địa phương.

2.7.Đối với chi trả nợ khoản vay trong nước cho đầu tư phát triển của ngân sách địaphương theo qui định tại khoản 3 Điều 8 Luật ngân sách nhà nước: Các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương cần chủ động rà soát các khoản vay đến hạn phảitrả để bố trí trả nợ trong phạm vi chi ngân sách địa phương được hưởng theo quyđịnh của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.

III. Tổ chức thực hiện:

1.Các Bộ, cơ quan nhà nước theo chức năng được phân công phải xây dựng các chỉtiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực phụ trách và thông báo kịp thời cho Bộ Tàichính, các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trước thời điểm lập dự toánngân sách nhà nước được quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ngânsách nhà nước (đã sửa đổi, bổ sung) để làm cơ sở cho việc lập dự toán ngân sáchnhà nước năm 2000.

2.Các Bộ, cơ quan trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngcăn cứ Thông tư này và số kiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm2000 do Bộ Tài chính thông báo thực hiện: hướng dẫn, thông báo số kiểm tra, tổchức thảo luận và tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước năm 2000 theo đúng nộidung quy định của Thông tư này.

3.Bộ Tài chính sẽ tổ chức làm việc với các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phươngđể thảo luận về dự toán ngân sách năm 2000 trong khoảng thời gian giữa tháng 8đến 10/9/1999 (lịch làm việc cụ thể sẽ thông báo sau).

Saukhi Quốc hội phê duyệt dự toán ngân sách nhà nước năm 2000, Bộ Tài chính sẽ tổchức làm việc với các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương về dự toán ngânsách năm 2000 trước khi trình Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phương ánphân bổ dự toán ngân sách nhà nước năm 2000.

4.Tổng cục Thuế, Tổng cục Đầu tư và phát triển, Tổng cục Quản lý vốn và tài sảnnhà nước tại doanh nghiệp, Kho bạc nhà nước trung ương có nhiệm vụ hướng dẫnchi tiết Thông tư này để thực hiện và xây dựng, tổng hợp dự toán thu, chi ngânsách nhà nước thuộc lĩnh vực được giao.

Vềbiểu mẫu lập và báo cáo dự toán thu, chi ngân sách năm 2000:

Đốivới các Bộ, cơ quan trung ương tổ chức hướng dẫn đối với các đơn vị trực thuộclập và báo cáo lập dự toán NSNN; trên cơ sở đó tổng hợp và báo cáo Bộ Tài chínhdự toán NSNN năm 2000 của Bộ, cơ quan trung ương theo đúng hướng dẫn biểu mẫuvà thời gian quy định tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tàichính.

Đốivới các địa phương: Để có căn cứ tổng hợp, trình Quốc hội dự toán thu, chi ngânsách bao gồm cả 4 cấp ngân sách (trung ương, tỉnh, huyện, xã) từ năm 2000, đềnghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo và hướng dẫn chính quyền địa phươngcấp dưới lập dự toán thu, chi ngân sách đầy đủ theo các biểu mẫu đã quy địnhtại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính và tổng hợp dựtoán thu, chi ngân sách 2000 cấp xã và tương đương theo mẫu biểu đính kèm thôngtư này để tổng hợp báo cáo Bộ tài chính.

5.Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách năm 2000 nếu có những chính sách chếđộ mới ban hành, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn thông báo bổ sung khi triển khaithực hiện, nếu có những vướng mắc đề nghị các Bộ, địa phương phản ánh về Bộ Tàichính để xử lý kịp thời./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6987&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận