Văn bản pháp luật: Thông tư 89/1999/TT-BTC

Phạm Văn Trọng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 89/1999/TT-BTC
Thông tư
Hết hiệu lực toàn bộ
16/07/1999
16/07/1999

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Thứ trưởng
1.999
Bộ Tài chính

Toàn văn

Bộ Tài chính

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hìnhthức đầu tư

theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

 

Căn cứ vào Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/11/1996;

Căn cứ vào các Luật, Pháp lệnh thuế hiện hành của nước Cộng hoà Xãhội Chủ nghĩa Việt Nam; Các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhcác Luật, Pháp lệnh thuế;

Căn cứ Nghị định số 12/CP ngày 18/2/1997 của Chính phủ quy định chitiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam;

Căn cứ vào Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về banhành quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

Căn cứ Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ vềmột số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/3/1999 của Chính phủ vềtổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng của tổ chức tíndụng nước ngoài tại Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999 của Thủ tướngChính phủ về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài;

 BộTài chính hướng dẫn thực hiện các quy định về thuế đối với các hình thức đầu tưtheo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:

PHẦN THỨ NHẤT

Những quy định chung

1.Thông tư này áp dụng đối với:

Cácdoanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theoLuật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Ngânhàng liên doanh giữa ngân hàng Việt Nam với ngân hàng nước ngoài.

Cácdoanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở các Hiệp định ký giữa Chínhphủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài. Nếu Hiệp địnhcó các quy định nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp liên doanh khác với hướng dẫntại Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.

Cácbên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng (gọi tắt là cácbên nước ngoaì hợp doanh) theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Riêngđối với các bên hoạt động trên cơ sở hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao(BOT), hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng-chuyểngiao (BT) nếu trong quy chế hoạt động do Chính phủ ban hành có quy định nghĩavụ thuế khác với hướng dẫn tại Thông tư này thì áp dụng theo các quy định củabản quy chế hoạt động.

2.Một số định nghĩa:

"Nămtính thuế" là năm dương lịch bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc ngày 31tháng 12 hàng năm. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bênhợp doanh được Bộ Tài chính cho áp dụng năm tài chính 12 tháng khác với năm dươnglịch thì năm tính thuế là năm tài chính mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài và các bên nước ngoài hợp doanh được phép áp dụng.

"Nămđầu tiên có thu nhập chịu thuế" là năm tài chính đầu tiên doanh nghiệpphát sinh thu nhập chịu thuế, chưa bù trừ số lỗ được chuyển của các năm trước.

"Hợpđồng giao dịch, mua bán không theo giá thị trường" là các hợp đồng giaodịch, mua bán bị ảnh hưởng bởi các quan hệ thương mại không bình thường nhưgiao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết mà trong đó các doanh nghiệp này bịràng buộc với nhau bởi những điều kiện được đưa ra hoặc áp đặt khác với nhữngđiều kiện được đưa ra giữa các doanh nghiệp độc lập.

CácDoanh nghiệp được coi là liên kết trong các trường hợp sau đây:

(I)Một Doanh nghiệp tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểmsoát hoặc góp vốn pháp định hoặc vốn cổ phần vào một Doanh nghiệp khác.

(II)Hai Doanh nghiệp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp củamột Doanh nghiệp khác hoặc hai Doanh nghiệp cùng có một Doanh nghiệp khác thamgia góp vốn.

 

PHẦN THỨ HAI

Hướng dẫn thực hiện các quy định về thuế

I. Thuế thu nhập doanh nghiệp:

1. Đối tượng chịu thuế:

Tấtcả các khoản thu nhập thu được từ bất kỳ hoạt động kinh tế nào của doanh nghiệpliên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Ngân hàng liên doanh (dưới đâygọi chung là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); bên nước ngoài hợpdoanh thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm:

Thunhập từ hoạt động kinh doanh.

Thunhập từ các hoạt động khác.

2. Đối tượng nộp thuế:

Cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài hợp doanh là đối tượngnộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trườnghợp một Công ty nước ngoài đầu tư cùng một lúc vào nhiều doanh nghiệp hoặcnhiều hợp đồng hợp tác kinh doanh thì thuế thu nhập doanh nghiệp được tínhriêng cho từng doanh nghiệp hoặc từng hợp đồng hợp tác kinh doanh.

3. Xác định thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế trong năm tính thuế                         

=

Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong năm tính thuế

-

Tổng các khoản chi hợp lý, hợp lệ trong năm tính thuế

+

Thu nhập khác

Khixác định thu nhập chịu thuế các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trừsố lỗ của các năm trước theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 30/1998/NĐ-CPngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhậpdoanh nghiệp.

Việcchuyển lỗ được thực hiện bằng cách chuyển toàn bộ số lỗ của bất kỳ năm tínhthuế nào sang năm có thu nhập tiếp theo năm phát sinh lỗ và được dùng thu nhậpcủa những năm tiếp theo để bù khoản lỗ đó; hoặc phân bổ đều số lỗ của một nămđể chuyển sang các năm phát sinh thu nhập theo dự kiến của doanh nghiệp. Doanhnghiệp phải đăng ký với cơ quan thuế phương pháp thực hiện chuyển lỗ của doanhnghiệp và thực hiện đúng phương pháp và thời gian chuyển lỗ đã đăng ký.

Thờigian chuyển lỗ không quá 5 năm kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.

a) Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong năm tính thuế:

Doanhthu tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bênnước ngoài hợp doanh là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ (không cóthuế giá trị gia tăng) và các khoản thu khác của doanh nghiệp hoặc bên nướcngoài trong năm tính thuế. Riêng các doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăngtheo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng, doanh thu để tính thu nhậpchịu thuế bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

Mộtsố trường hợp cụ thể, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định nhưsau:

Đốivới hàng hóa bán theo phương thức trả góp là doanh thu của hàng hóa bán tínhtheo giá bán trả một lần, không bao gồm lãi trả chậm.

Đốivới hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, doanh thu để tính thu nhậpchịu thuế theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đươngtrên thị trường tại thời điểm trao đổi, biếu tặng.

Đốivới sản phẩm tự dùng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là chi phí để sảnxuất ra sản phẩm đó.

Đốivới gia công hàng hóa, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tiền thu về giacông bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khácphục vụ cho việc gia công hàng hóa.

Đốivới hoạt động tín dụng là lãi tiền cho vay phải thu trong năm tính thuế.

Đốivới hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhậpchịu thuế là số tiền phải thu về phí bảo hiểm gốc, phí đại lý giám định, phínhận tái bảo hiểm, thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác.

Đốivới Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức chia sản phẩm thì khoản thu vềtiêu thụ sản phẩm được tính như sau:

Sảnphẩm được chia nếu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì các khoản thu được xácđịnh trên giá bán sản phẩm tại thị trường Việt Nam.

Sảnphẩm được chia xuất khẩu ra nước ngoài thì các khoản thu được xác định trên cơsở giá xuất FOB tại các cửa khẩu Việt Nam.

Trườnghợp bên nước ngoài không cung cấp được giá tiêu thụ sản phẩm hoặc việc tiêu thụsản phẩm không được thực hiện theo nguyên tắc giao dịch mua bán theo giá thị trường,thì khoản thu được xác định theo các nguyên tắc chống chuyển giá quy định tạiMục IV Phần thứ ba của Thông tư này.

b) Các khoản chi hợp lý, hợp lệ trong năm

Cáckhoản chi có liên quan đến việc hình thành thu nhập chịu thuế trong năm tínhthuế của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài hợp doanhbất kể áp dụng chế độ kế toán nào, được xác định bao gồm các khoản sau đây:

b1.Khấu hao và chi phí sửa chữa tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh,cung ứng dịch vụ. Mức khấu hao tài sản cố định được xác định trên cơ sở doanhnghiệp tự đăng ký thời hạn sử dụng tài sản với cơ quan thuế trực tiếp quản lýdoanh nghiệp phù hợp với quy định tại Quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trường hợp các doanh nghiệp muốn đăng ký thời hạnsử dụng tài sản khác với quy định tại Quyết định 1062-TC/QĐ/CSTC phải được BộTài chính chấp thuận.

Cáckhoản khấu hao tài sản cố định vượt mức quy định của Bộ Tài chính; các khoảnkhấu hao của các tài sản cố định đã trích khấu hao hết, các khoản khấu hao củacác tài sản cố định không dùng trong sản xuất kinh doanh như: tài sản cố địnhchờ thanh lý hoặc đem đi liên doanh để thành lập liên doanh mới... không đượctính vào các khoản chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.

b2.Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, công cụ lao động, hànghóa thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh dịch vụ liên quan đến doanh thu vàthu nhập chịu thuế trong năm.

b3.Tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương tiền công; tiền ăngiữa ca và các khoản phụ cấp, trợ cấp trả cho người lao động Việt Nam và nướcngoài trên cơ sở hợp đồng lao động và hoặc thoả ước lao động tập thể phù hợpvới pháp luật lao động đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

b4.Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ; chi sáng kiến cải tiến; chi bảo vệ môitrường; chi phí bảo quản kho tàng, nhà cửa, phòng cháy chữa cháy; chi phí chogiáo dục, đào tạo, y tế kể cả các khoản chi hỗ trợ y tế, giáo dục cho bên ngoàinhư: đóng góp vào quĩ khuyến học, giúp đỡ trường học sinh tàn tật, học sinhkhông nơi nương tựa ....

b5.Chi phí dịch vụ mua ngoài:

Điện,nước, điện thoại, giấy, bút, mực, tiền thuê kiểm toán, in ấn tài liệu phải cóchứng từ, hóa đơn theo qui định của Bộ Tài chính.

Chiphí bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm tài sản theo hợp đồng ký với các Công ty bảohiểm Việt Nam hoặc Công ty bảo hiểm khác được phép hoạt động hợp pháp tại ViệtNam (sau đây được gọi là doanh nghiệp bảo hiểm). Đối với loại nghiệp vụ bảohiểm tự nguyện mà theo tập quán quốc tế, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm đượcquyền lựa chọn nơi mua bảo hiểm hoặc tại thời điểm phát sinh nhu cầu bảo hiểmdoanh nghiệp bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm phát sinh thì doanh nghiệptham gia bảo hiểm được tham gia bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm nước ngoài. Chiphí tham gia bảo hiểm được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.

Đốivới khoản chi phí thuê sửa chữa lớn tài sản cố định nhằm khôi phục năng lực củatài sản được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong năm. Nếu chi sửachữa phát sinh một lần quá lớn thì được phân bổ cho năm sau. Đối với những tàisản cố định đặc thù, việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được tríchtrước chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất, kinh doanh trên cơ sở dự toánchi sửa chữa lớn của doanh nghiệp. Nếu khoản trích trước thấp hơn số thực chisửa chữa thì doanh nghiệp được hạch toán thêm số chênh lệch vào chi phí; nếucao hơn thì hạch toán giảm chi phí trong năm.

Chiphí mua sắm hoặc trả tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật, dịch vụ, kỹ thuật; Chiphí chuyển giao công nghệ, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá theocác hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng li-xăng đã được Bộ Khoa học Côngnghệ và Môi trường hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tiềnthuê tài sản cố định được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo sốtiền thực trả căn cứ vào hợp đồng thuê. Trường hợp trả tiền thuê tài sản cốđịnh một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí sản xuấtkinh doanh theo năm sử dụng tài sản cố định.

Chiphí tư vấn, chi phí thuê Công ty quản lý theo hợp đồng thuê quản lý đã được BộKế hoạch và Đầu tư chấp nhận và các chi phí dịch vụ thuê ngoài khác.

b6.Các khoản chi cho lao động nữ theo qui định của pháp luật; chi bảo hộ lao động,chi bảo vệ cơ sở kinh doanh, nộp quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngườilao động thuộc nghĩa vụ của doanh nghiệp, kinh phí công đoàn theo chế độ quyđịnh.

b7.Các khoản lệ phí ngân hàng, các khoản trả lãi tiền vay trong phạm vi mức trầnlãi suất cho vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố đối với các khoản vaytrong nước; các khoản lệ phí Ngân hàng, lãi suất tiền vay trả theo hợp đồng tíndụng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận đối với các khoản vay ở nước ngoài.Nếu hợp đồng tín dụng chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận thì lãi suất vàphí được xác định theo số thực tế chi trả phù hợp với quy định trong hợp đồngtín dụng nhưng không quá mức trần lãi suất cho vay do Ngân hàng Nhà nước ViệtNam công bố.

Đốivới các Ngân hàng liên doanh là lãi suất, chiết khấu hợp lý cho các khoản tiềngửi, vốn đi vay hoặc các công cụ tài chính khác.

Cáckhoản chi phí trả lãi tiền vay liên quan đến vốn pháp định hoặc vốn điều lệ(đối với hoạt động ngân hàng) đều không được tính vào các khoản chi phí hợp lý,hợp lệ khi xác định lợi tức chịu thuế.

b8.Trích các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dựphòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

b9.Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ hiện hành.

b10.Chi phí liên quan trực tiếp đến việc lưu thông, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung cấpdịch vụ như chi phí bảo quản, đóng gói hàng hoá, chi phí bốc xếp, vận chuyển,thuê kho bãi, bảo hành sản phẩm, hàng hoá.

b11.Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giaodịch, đối ngoại, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác (bao gồm cả cáckhoản tài trợ cho các hoạt động vì mục đích nhân đạo, từ thiện cho các tổ chức,cá nhân Việt nam) phải có chứng từ theo qui định của Bộ Tài chính, gắn với kếtquả kinh doanh, không vượt mức khống chế qui định dưới đây:

Cácngành sản xuất, xây dựng vận tải mới thành lập đi vào sản xuất trong 2 năm đầukhông quá 7% trên tổng số chi phí đã liệt kê trên, sau đó không quá 5% trêntổng chi phí đã liệt kê trên.

Đốivới hoạt động kinh doanh thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ trong 2 năm đầu mớithành lập không quá 7% trên tổng chi phí đã liệt kê trên (trừ giá mua vào củahàng hóa bán ra), sau đó không quá 5% trên tổng chi phí đã liệt kê trên (trừgiá mua vào của hàng hóa bán ra).

Đốivới một số ngành như: Điện, khí đốt, khai thác và lọc dầu, kinh doanh xăng dầu,Bưu chính viễn thông, hàng không ... trong hai năm đầu mới thành lập không quá5% trên tổng số chi phí đã liệt kê trên (đối với hoạt động thương nghiệp trừgiá mua vào của hàng hóa bán ra), sau đó là 3% trên tổng số chi phí đã liệt kêtrên (đối với hoạt động thương nghiệp trừ giá mua vào của hàng hóa bán ra).

Mộtsố trường hợp đặc biệt, khoản chi phí này cần phải có mức khống chế cao hơn sovới mức khống chế nêu trên thì phải có sự thoả thuận của Bộ Tài chính bằng vănbản nhưng không vượt quá 7% trên tổng chi phí.

b12.Tiền thuê nhà, thuê đất phải trả. Trường hợp các doanh nghiệp thuê nhà, thuêđất trả tiền trước nhiều năm thì chi phí thuê nhà, thuê đất được phân bổ theothời gian trả tiền trước.

b13.Các khoản thuế, phí và lệ phí mang tính chất thuế phải nộp trừ thuế giá trị giatăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài. Riêngđối với các doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếpbao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

b14.Chi phí cho các phiên họp của Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh phù hợpvới Điều lệ liên doanh và/hoặc quyết nghị của Hội đồng quản trị.

Tấtcả các khoản chi phí nêu trên phải có chứng từ hợp lệ, bất kỳ khoản chi nàokhông có chứng từ hoặc chứng từ không hợp lệ đều không được tính vào chi phíkhi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không đượchạch toán vào chi phí các khoản tiền phạt; các khoản chi không liên quan đếndoanh thu và thu nhập chịu thuế như chi về đầu tư xây dựng cơ bản; các khoảnchi do nguồn kinh phí khác đài thọ.

c) Thu nhập khác:

Thunhập khác của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợpdoanh bao gồm:

c1.Lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay (không kể các doanh nghiệp kinh doanh tronglĩnh vực tín dụng); lãi bán hàng trả chậm.

c2.Chênh lệch về mua, bán ngoại tệ; chênh lệch về mua, bán chứng khoán; chênh lệchtỷ giá (riêng chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư tiền mặt, tiền gửi, tiềnđang chuyển, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ khác với đồngtiền được phép sử dụng hạch toán thì không đưa vào thu nhập khác).

c3.Thu nhập về quyền sở hữu và sử dụng tài sản của doanh nghiệp bao gồm cả thunhập do thanh lý tài sản. Đối với các trường hợp tài sản của doanh nghiệp bịtổn thất, bị hỏng do nguyên nhân chủ quan thì các khoản lỗ liên quan tới tàisản đó không được hạch toán vào thu nhập khác mà phải xác định đối tượng bồi thườngtheo chế độ.

c4.Thu nhập từ các khoản thu khó đòi đã xoá sổ kế toán nay đòi được; các khoản nợphải trả không xác định được chủ nợ; Các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuấtkinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra.

c5.Kết dư cuối năm các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khóđòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp.

c6.Các khoản thu nhập thu được do góp vốn của doanh nghiệp.

Thunhập thu được từ các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài được tính vào thu nhậpkhác để xác định thu nhập chịu thuế.

Trườnghợp các khoản thu nhập đó đã nộp thuế thu nhập ở nước ngoài thì doanh nghiệpphải xác định số thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập ở nước ngoài để tính thuếthu nhập theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt nam. Khi xác định sốthuế thu nhập phải nộp doanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập đã nộp ở nướcngoaì nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo Luậtthuế thu nhập doanh nghiệp của Việt nam cho các khoản thu nhập đó.

Cáckhoản thu nhập sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thu được từ hoạt độngliên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước (bao gồm cả thu nhập từhoạt động chuyển nhượng vốn góp của doanh nghiệp) không tính vào thu nhập kháckhi xác định thu nhập chịu thuế.

c7.Các khoản thu nhập khác bao gồm các khoản như tiền thưởng phục vụ trong ngànhăn uống, khách sạn; thu nhập từ bán phế liệu, phế phẩm (sau khi đã trừ cáckhoản chi phí tiêu thụ); quà biếu, quà tặng ...

d) Phương pháp tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đốivới các doanh nghiệp kinh doanh cho thuê tài sản thu tiền trước nhiều năm:

Cácdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho thuê tài sản như cho thuê nhà, vănphòng hoặc kinh doanh cơ sở hạ tầng có thu trước tiền thuê nhiều năm thì thunhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế trong năm (A)

=

Thu nhập chịu thuế đối với doanh thu thu tiền trước (B)

+

Thu nhập chịu thuế từ hoạt động khác trong năm (C)

+

Thu nhập

khác

Trongđó:

* Thu nhập chịu thuế đối với doanh thu thu tiền trước (B)

=

Tổng doanh thu thu tiền trước

_

Chi phí có liên quan đến việc hình thành doanh thu chịu thuế phát sinh trong năm (D)

+

Chi phí khác đã trích trước của các năm trước cho năm nay và chi phí dự phòng phân bổ cho năm nay

Trongđó chi phí liên quan đến việc hình thành doanh thu chịu thuế phát sinh trongnăm (D) được xác định như sau:

d.1.Chi phí khấu hao tài sản cố định:

Đốivới hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng hoặc kinh doanh cho thuê nhà ở, vănphòng là khấu hao của các tài sản liên quan trực tiếp tới diện tích cho thuêthu tiền một lần. Các doanh nghiệp có thể đăng ký thời hạn sử dụng tài sản cốđịnh phù hợp với quy định tại điểm b1 nêu trên.

Đốivới các trường hợp cho thuê thu tiền trước với thời hạn thuê ngắn hơn thời hạnsử dụng doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan thuế thì khấu hao tài sản được phânbổ theo thời hạn thuê thực tế.

Trườnghợp trong năm tính thuế có các hạng mục công trình chưa xác định được các chiphí xây dựng thực tế thì chi phí của các hạng mục này được tạm xác định trên cơsở dự toán chi phí theo giải trình kinh tế kỹ thuật và phân bổ cho diện tíchcho thuê thu tiền một lần. Khi hoàn thành quyết toán công trình sẽ tính toánlại chi phí xây dựng theo thực tế. Trường hợp chi phí xây dựng thực tế nhỏ hơnchi phí theo dự toán thì chênh lệch được hạch toán vào thu nhập của năm tàichính quyết toán công trình; trường hợp ngược lại thì doanh nghiệp sử dụng quỹdự phòng để bù đắp và nếu quỹ dự phòng không đủ bù đắp thì hạch toán trừ vàothu nhập trong năm tài chính đó.

d.2.Các chi phí khác trích trước cho phần doanh thu thu tiền trước, cụ thể:

Chi phí khác phát sinh trích trước cho doanh thu thu tiền trước

=

Tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong năm tính thuế

-----------------------------------

Tổng số diện tích dự kiến cho thuê của dự án

x

Diện tích cho thuê thu tiền trước trong năm

x

Số năm thu tiền trước

d.3.Chi phí dự phòng bằng 5% tổng số các chi phí nêu trên.

Hàngnăm, chi phí khác và chi phí dự phòng của các năm trước phân bổ cho năm nay đượcbù trừ với chi phí phát sinh trong năm khi tính toán thu nhập chịu thuế. Riêngcác năm phát sinh lỗ doanh nghiệp được sử dụng toàn bộ quỹ dự phòng để bù đắp.

Trườnghợp các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng, cho thuê nhà, văn phòng đangtrong thời gian được hưởng ưu đãi về thuế thì thu nhập chịu thuế của doanh thutiền trước (B1) được xác định như sau:

 

B

 

Số năm

 

Số năm

B1=

-----------------------

x

thu tiền

-

được miễn

 

Số năm thu tiền trước

 

trước

 

thuế

 

 

 

 

 

 

Trongđó:

Số năm được miễn thuế

=

Số năm miễn thuế theo giấy phép đầu tư

-

Số năm tính từ năm doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế

Hainăm giảm thuế được tính bằng một năm miễn thuế

Thunhập từ các hoạt động khác (C):

Thu nhập từ các hoạt động khác (C)

=

Doanh thu được từ các hoạt động khác

-

Chi phí phát sinh

+

Thu nhập khác

Trongđó:

Chiphí không bao gồm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng.

Cácchi phí khác phát sinh trong năm tính thuế được xác định như sau:

Chi phí khác phát sinh trong năm tính thuế

=

Tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong năm tính thuế

-

Chi phí khác phát sinh trích trước cho doanh thu thu tiền trước

 


Số năm thu tiền trước

Trongthời gian miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập từ các hoạt động khácđược xử lý miễn giảm thuế bình thường. Trường hợp các hoạt động khác phát sinhlỗ thì số lỗ này được bù trừ với thu nhập từ doanh thu thu tiền trước để xácđịnh thu nhập chịu thuế trong năm.

Phươngpháp tính thu nhập chịu thuế nêu trên được sử dụng để quyết toán thuế đối vớicác doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng khu chế xuất, các doanh nghiệp kinhdoanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh cho thuê vănphòng, nhà ở (không bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn) kể từ nămtài chính 1999. Các năm 1998 trở về trước thực hiện quyết toán thuế theo quyđịnh tại Thông tư 74 TC/TCT ngày 20/10/1997 của Bộ Tài chính.

4. Xác định số thuế phải nộp:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế

x

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trongđó:

Thunhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như quy định tại điểm 3 nêutrên.

Thuếsuất thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định cụ thể trong giấy phép đầu tư.Đối với các doanh nghiệp được cấp giấy phép đầu tư trước ngày 1/1/1999 mà chưađược cơ quan cấp giấy phép đầu tư điều chỉnh giấy phép đầu tư thì thuế suấtthuế thu nhập doanh nghiệp được xác định bằng thuế suất thuế lợi tức quy địnhtại giấy phép đầu tư. Trường hợp giấy phép đầu tư không quy định thuế suất thuếthu nhập doanh nghiệp thì áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%.

Trongquá trình hoạt động nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nướcngoài hợp doanh không đạt các tiêu chuẩn để được hưởng ưu đãi về thuế suất thuếthu nhập doanh nghiệp và miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại cácĐiều 10 và 32 của Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998, Điều 6 và 7 Nghịđịnh số 10/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ và Điều 11 Quyết định số53/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì doanh nghiệp không được hưởng ưuđãi. Hàng năm doanh nghiệp phải báo cáo với cơ quan cấp giấy phép đầu tư và cơquan thuế quản lý doanh nghiệp về tình hình thực hiện các chỉ tiêu để dược hưởngưu đãi và kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất phù hợp vớiđiều kiện doanh nghiệp đạt được. Cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệpkiểm tra xác định mức độ thực hiện các chỉ tiêu để được hưởng ưu đãi thuế thunhập doanh nghiệp hàng năm của từng doanh nghiệp trên cơ sở đó xác định mứcthuế thu nhập phải nộp của từng doanh nghiệp.

Trườnghợp 3 năm liên tục doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện để hưởng các ưu đãivề thuế suất và thời hạn miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Giấyphép đầu tư, doanh nghiệp phải báo cáo ngay với Cơ quan cấp giấy phép đầu tư đểđiều chỉnh lại mức thuế suất và các ưu đãi ghi trong giấy phép đầu tư.

5. Thủ tục đăng ký, kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:

a.      Đăngký thuế thu nhập doanh nghiệp:

b.     Cácdoanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký thuế thu nhập doanh nghiệp cùng với việcđăng ký nộp thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanhnghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có các Chi nhánh, cửa hàng hạch toán phụ thuộcđóng tại địa phương khác thì doanh nghiệp phải đăng ký thuế với cơ quan thuếnơi có Chi nhánh, cửa hàng. Doanh nghiệp kê khai, nộp thuế thu nhập doanhnghiệp tại cơ quan thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

c.      Kêkhai thuế thu nhập doanh nghiệp:

d.      Chậm nhất vào ngày 25 tháng đầutiên của năm tài chính hàng năm doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai và nộp tờkhai thuế tạm nộp cả năm theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này cho cơquan thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Căn cứ để kê khai làkết quả sản xuất, kinh doanh của năm tài chính trước và khả năng kinh doanh củanăm tiếp theo.

Sau khi nhận được tờ khai, cơ quan thuế kiểm tra, xácđịnh số thuế tạm nộp cả năm và chia ra từng quý để thông báo cho doanh nghiệpvề số thuế tạm nộp. Trường hợp doanh nghiệp không kê khai hoặc kê khai không rõcăn cứ để xác định số thuế tạm nộp cả năm thì cơ quan thuế có quyền ấn định sốthuế tạm nộp.

Trường hợp trong năm có biến động lớn về thu nhập chịuthuế thì cơ quan thuế điều chỉnh số thuế tạm nộp. Việc điều chỉnh được thựchiện theo đề nghị của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp lập báo cáo taì chính 6tháng đầu năm.

e.      Nộpthuế thu nhập doanh nghiệp:

f.       Cácdoanh nghiệp tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 3 tháng một kỳ bắt đầu từ ngàyđầu tiên của năm tính thuế. Việc tạm nộp thuế được thực hiện theo thông báo nộpthuế của cơ quan thuế và chậm nhất không quá ngày cuối quý. Kết thúc năm tínhthuế hoặc kết thúc hợp đồng thì quyết toán theo thực tế.

Đối với các hợp đồng hợp tác kinh doanh có thời hạn dướimột năm thì thuế thu nhập doanh nghiệp được nộp thành 2 kỳ, kỳ thứ nhất tạm nộpvào giữa thời hạn của hợp đồng, hết hạn hợp đồng sẽ quyết toán theo thực tế.

Đối với các hợp đồng hợp tác kinh doanh mà trong giấyphép đầu tư do cơ quan cấp giấy phép đầu tư cấp có quy định phương pháp xácđịnh kết quả kinh doanh hoặc phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp riêngthì việc tính thuế được thực hiện theo quy định tại giấy phép đầu tư.

g.     Quyếttoán thuế thu nhập doanh nghiệp:

Việcquyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được tiến hành hàng năm theo quy định tạiPhần thứ ba Thông tư này.

6. Hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp do tái đầu tư:

a)Nhà đầu tư nước ngoài đã góp đủ vốn pháp định theo Giấy phép đầu tư dùng thunhập được chia để tái đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tưtrong 3 năm trở lên được Bộ Tài chính hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số thuếthu nhập doanh nghiệp đã nộp liên quan đến số thu nhập tái đầu tư. Mức hoànthuế thu nhập doanh nghiệp do tái đầu tư như sau:

100%nếu đầu tư vào các dự án áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10%.

75%nếu đầu tư vào các dự án áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15%.

50%nếu đầu tư vào các dự án áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%

Trườnghợp Nhà đầu tư nước ngoài dùng thu nhập được chia để tái đầu tư vào các dự án đượccấp giấy phép đầu tư trước ngày 23/11/1996 thì mức hoàn thuế thu nhập doanhnghiệp do tái đầu tư thực hiện như sau:

100%nếu đầu tư vào các dự án áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đến14%.

75%nếu đầu tư vào các dự án áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ15% đến 20%.

50%nếu đầu tư vào các dự án áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ21% đến dưới 25%.

Trườnghợp Nhà đầu tư nước ngoài dùng thu nhập được chia của các năm trước năm 1996 đểtái đầu tư từ 3 năm trở lên và đã được Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép điềuchỉnh hoặc ra quyết định đồng ý cho phép tái đầu tư tại Việt Nam trước ngày23/11/1996 thì mức hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp là 100%.

b)Số thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn trả cho phần thu nhập tái đầu tư được xácđịnh như sau:

Trongđó:

Th:là số thuế thu nhập doanh nghiệp được hoàn trả.

L:Là số thu nhập được chia sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đem tái đầutư.

S:Là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ghi trong giấy phép đầu tư.

T:Là tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp được hoàn trả.

c)Thủ tục hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp tái đầu tư:

Đểnhận được số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp cho số thu nhập tái đầu tư, nhàđầu tư nước ngoài hoặc người được uỷ quyền phải xuất trình đầy đủ các chứng từsau đây với cơ quan thuế địa phương nơi đặt trụ sở điều hành chính của doanhnghiệp:

Côngvăn hoặc đơn xin hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp do tái đầu tư. Nội dung đơnphải ghi rõ tên, địa chỉ, số tài khoản của đơn vị, cá nhân nhận tiền hoàn thuếthu nhập doanh nghiệp để tái đầu tư.

Camkết về sử dụng thu nhập để tái đầu tư từ 3 năm trở lên của nhà đầu tư nướcngoài.

Giấyphép đầu tư (bản sao công chứng) hoặc giấy phép điều chỉnh do cơ quan cấp giấyphép đầu tư cấp, trong đó quy định rõ cho phép chủ đầu tư dùng thu nhập đượcchia để tái đầu tư.

Vănbản xác nhận bên nước ngoài đã góp đủ vốn pháp định của Hội đồng quản trị đốivới các doanh nghiệp liên doanh hoặc xác nhận của cơ quan kiểm toán đối với cácdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc bên nước ngoài hợp doanh. (Bản chính hoặcbản sao công chứng).

Tờkhai về thu nhập tái đầu tư (theo mẫu số 2 kèm theo).

Cácchứng từ đã nộp thuế của doanh nghiệp (bản sao công chứng) và xác nhận của khobạc nhà nước về số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp.

Khinhận được đầy đủ các chứng từ nêu trên, cơ quan thuế địa phương tiến hành kiểmtra, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của doanh nghiệp và tính sốthuế thu nhập doanh nghiệp được hoàn trả cho chủ đầu tư, rồi gửi hồ sơ xin hoànthuế thu nhập doanh nghiệp về Bộ Tài chính (Vụ Ngân sách) để Bộ Tài chính xemxét ra quyết định hoàn thuế cho nhà đầu tư.

Trongvòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo quyết định củamình cho nhà đầu tư.

Trườnghợp nhà đầu tư không thực hiện tái đầu tư thì nhà đầu tư phải nộp trả ngân sáchphần thuế thu nhập doanh nghiệp đã được hoàn kể cả lãi tính từ khi nhà đầu tưnhận được số tiền thuế được hoàn tới khi nhà đầu tư hoàn trả Ngân sách số tiềnthuế được hoàn kể trên (tính theo lãi suất tiền gửi Ngân hàng) và bị xử lý theopháp luật.

II.THUẾ CHUYỂN THU NHẬP RA NƯỚC NGOÀI

1. Đối tượng chịu thuế:

Thunhập mà các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài thu được do tham gia đầu tưvốn dưới bất cứ hình thức nào quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại ViệtNam ( bao gồm cả số thuế thu nhập được hoàn trả cho số thu nhập tái đầu tư vàthu nhập thu được do chuyển nhượng vốn) khi chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Namhoặc giữ lại ngoài Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế chuyển thu nhập ra nướcngoài.

Đốivới các trường hợp bên nước ngoài sử dụng thu nhập được chia để thanh toán côngnợ cho Công ty mẹ, hoặc sử dụng thu nhập được chia để chi tiêu cho Văn phòngđại diện của Công ty mẹ tại Việt Nam, đều coi là chuyển thu nhập ra nước ngoàivà bên nước ngoài phải nộp thuế chuyển thu nhập ra nưóc ngoài.

Tổchức kinh tế nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài có thu nhập chuyển ra nướcngoài phải kê khai và nộp thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài.

2. Xác định số thuế phải nộp:

Sốthuế chuyển thu nhập ra nước ngoài phải nộp được xác định bằng số thu nhậpchuyển ra nước ngoài hoặc được coi là chuyển ra nước ngoài hoặc số thu nhập mànhà đầu tư giữ lại ngoài lãnh thổ Việt Nam nhân (x) thuế suất thuế chuyển thunhập quy định tại Giấy phép đầu tư. Trường hợp, giấy phép đầu tư được cấp khôngquy định thuế suất thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài thì thuế suất thuế chuyểnthu nhập ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ và Điều 11 Quyết định số53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Thủ tục nộp thuế:

Thuếchuyển thu nhập ra nước ngoài thu theo từng lần chuyển thu nhập ra nước ngoài.Riêng trường hợp các nhà đầu tư giữ lại thu nhập ngoài Việt Nam hoặc thanh toáncho công ty mẹ, chi tiêu cho Văn phòng Công ty mẹ tại Việt nam thực hiện việckê khai, thu nộp hàng tháng.

Trướckhi chuyển thu nhập ra nước ngoài hoặc chậm nhất vào ngày 5 tháng sau đối vớitrường hợp sử dụng thu nhập vào các mục đích coi như chuyển thu nhập ra nướcngoài, giữ lại thu nhập ngoài lãnh thổ Việt Nam; tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nướcngoài phải lập tờ khai thuế nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệpmà tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài đó đầu tư vốn (mẫu số 3 kèm theo),đồng thời nộp số thuế theo kê khai vào kho bạc Nhà nước.

Trongvòng 5 ngày kể từ khi nhận được tờ khai, cơ quan thuế kiểm tra nếu phát hiện cósự sai sót trong tờ khai thuế thì thực hiện phát hành thông báo số thuế phảinộp cho nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài có trách nhiệm nộp bổ sungsố thuế còn thiếu vào kho bạc nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế. Trườnghợp quá thời hạn quy định nộp tờ khai mà nhà đầu tư không nộp tờ khai thuế, cơquan thuế có quyền ấn định số thuế tạm nộp và phát hành thông báo thuế và xử lýphạt chậm kê khai.

Khobạc Nhà nước giao lại cho người nộp thuế 1 liên chứng từ nộp thuế chuyển thunhập để làm thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài.

Hàngnăm, chậm nhất 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính các nhà đầu tư nướcngoài phải báo cáo cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp về số thu nhập đượcchia, tình hình sử dụng thu nhập và nộp thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài đốivới số thu nhập được chia của các năm trước. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoàiđã nộp thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài nhưng thực tế không chuyển thu nhậpra nước ngoài hoặc không sử dụng cho các mục đích coi như chuyển thu nhập ra nướcngoài sẽ được hoàn lại số thuế đã nộp. Hồ sơ xin hoàn lại số thuế đã nộp baogồm:

Đơnxin hoàn lại số thuế đã nộp. Nội dung đơn phải ghi rõ lý do xin hoàn lại tiềnthuế đã nộp; tên, địa chỉ, số tài khoản của nhà đầu tư xin được hoàn trả sốthuế đã nộp.

Bảngkê số tiền thuế đã nộp kèm theo các chứng từ nộp tiền vào kho bạc (bản sao) vàxác nhận của kho bạc về số tiền thuế đã nộp (ghi rõ số thuế đã nộp vào chương,loại, khoản, hạng theo quy định của mục lục Ngân sách).

Xácnhận của cơ quan thuế về số thuế đã nộp.

Hồsơ xin hoàn thuế gửi về Bộ Tài chính (Vụ ngân sách) để Bộ Tài chính kiểm tra raquyết định hoàn trả tiền thuế đã nộp.

III.THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

Tấtcả các hàng hoá mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanh đượcphép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trườngViệt Nam bán cho các doanh nghiệp trong khu chế xuất và hàng hoá cuả các doanhnghiệp trong khu chế xuất bán vào thị trường Việt Nam, đều là đối tượng chịuthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và phải nộp thuế theo quy định của Luật thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu.

1. Miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

a)Thuế xuất khẩu:

Hànghoá do các doanh nghiệp và cá nhân trong nước (bao gồm cả các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài) bán cho các doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế xuấtkhẩu theo quy định tại Điều 8 Quyết định số 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999 củaThủ tướng Chính phủ.

Cácdoanh nghiệp bán hàng cho các doanh nghiệp chế xuất chỉ cần lập tờ khai hànghoá xuất khẩu gửi Haỉ quan Khu chế xuất khi bán hàng hoá cho các doanh nghiệpchế xuất. Cơ quan Hải quan đóng dấu "hàng miễn thuế" vào tờ khai hànghoá xuất khẩu sau khi kiểm hoá.

b)Thuế nhập khẩu:

Ngoàicác trường hợp được miễn giảm thuế quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanh còn đượcmiễn, giảm thuế theo Điều 63 của Nghị định số 12/CP ngày 18/2/1997, Điều 10 và13 Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ, Điều 11 Quyết địnhsố 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

Thẩmquyền xét miễn thuế đối với các trường hợp được miễn thuế theo Điều 63 Nghịđịnh số 12/CP ngày 18/2/1997:

Căncứ vào Giấy phép đầu tư, giải trình kinh tế kỹ thuật của từng dự án, Bộ Thươngmại hoặc cơ quan được uỷ quyền xét duyệt danh mục mặt hàng nhập khẩu miễn thuếcho từng doanh nghiệp.

Căncứ danh mục mặt hàng nhập khẩu miễn thuế được duyệt, Cục Hải quan các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi việc nhập khẩu của các doanh nghiệp.Định kỳ hàng quý các Cục Hải quan phải tập hợp báo cáo về Bộ Tài chính và Tổngcục Hải quan kim ngạch xuất, nhập khẩu và số lượng các mặt hàng xuất, nhập khẩuchủ yếu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thủtục miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các trường hợp được miễn, giảm thuế nhậpkhẩu theo các Điều 10 và 13 Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chínhphủ theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/1998/TT-BTC ngày 13/5/1998 của Bộ Tàichính.

Thủtục miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất của các dự án sản xuấtlinh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử theo quy định tại Điều 11 Quyết địnhsố 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ:

Cácdự án sản xuất linh kiện, phụ tùng thuộc các ngành cơ khí, điện, điện tử đượcmiễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất trong 3 năm kể từ năm bắt đầusản xuất. Trường hợp doanh nghiệp vừa được ưu đãi theo quy định tại Điều 11Quyết định 53/1999/QĐ-TTg vừa được ưu đãi theo quy định tại Điểm 3 Điều 10 Nghịđịnh số 10/1998/NĐ-CP của Chính phủ thì doanh nghiệp được quyền lựa chọn việc hưởngưu đãi theo một trong hai quy định đó. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt độngđược miễn thuế nhập khẩu đối với các lô nguyên liệu nhập khẩu theo các tờ khaiHải quan mở từ ngày 10/4/1999 và được giới hạn trong vòng 3 năm (tính theo nămdương lịch) kể từ năm doanh nghiệp bắt đầu sản xuất. Thủ tục miễn thuế nhậpkhẩu như sau:

Giấyphép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp trong đó có quy định rõ doanh nghiệpcó chức năng sản xuất linh kiện, phụ tùng (bản sao).

Côngvăn gửi Bộ Thương mại hoặc cơ quan được uỷ quyền đề nghị được miễn thuế nhậpkhẩu nguyên liệu để sản xuất.

Kếhoạch sản xuất trong năm và dự kiến số lượng nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sảnxuất.

Căncứ kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp, Bộ Thương mại hoặc cơ quan đượcuỷ quyền cấp danh mục nguyên liệu nhập khẩu miễn thuế cho doanh nghiệp. Đối vớicác doanh nghiệp đang hoạt động, danh mục nhập khẩu miễn thuế năm 1999 khôngbao gồm số lượng nguyên liệu doanh nghiệp đã nhập về theo các tờ khai Hải quanlập trước ngày 10/4/1999.

Căncứ danh mục nguyên liệu nhập khẩu miễn thuế, Cục Hải quan tỉnh, thành phố theodõi việc nhập khẩu của doanh nghiệp.

2. Kê khai và truy thu thuế xuất, nhập khẩu:

Trườnghợp doanh nghiệp chế xuất mua hàng hoá, vật tư, nguyên liệu từ thị trường nộiđịa không đưa vào sản xuất, gia công mà xuất khẩu ra nước ngoài phải nộp thuếxuất khẩu theo biểu thuế thuế xuất khẩu hiện hành.

Hànghoá nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các bên nướcngoài hợp doanh đã được miễn thuế nhập khẩu trong các trường hợp nói trên, nếusử dụng vào mục đích khác với mục đích được miễn thuế nhập khẩu, hoặc nhượngbán tại thị trường Việt Nam thì phải được Bộ Thương mại cho phép và phải truynộp laị số thuế nhập khẩu đã được miễn.

Đốivới hàng hoá nhập khẩu tại thời điểm Luật thuế tiêu thụ đặc biệt chưa có hiệulực và đã được miễn thuế nhập khẩu, nhưng khi sử dụng vào mục đích khác với mụcđích ban đầu, hoặc nhượng bán tại thị trường Việt Nam vào thời điểm Luật thuếtiêu thụ đặc biệt có hiệu lực thì ngoài việc phải truy nộp thuế nhập khẩu (theothuế suất hiện hành tại thời điểm truy nộp) các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài hoặc các bên nước ngoài hợp doanh phải nộp cả thuế tiêu thụ đặc biệt đốivới các hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trongthời hạn 2 ngày kể từ ngày sử dụng vào mục đích khác với mục đích được miễnthuế nhập khẩu, hoặc nhượng bán hàng hoá, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài hoặc các bên hợp doanh có trách nhiệm phải khai báo vơí cơ quan Hải quantỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở điều hành chính của doanh nghiệp, hoặc khai báovới cơ quan Hải quan nơi nhượng bán hàng hoá, hoặc khai báo với cơ quan Hảiquan nơi doanh nghiệp đăng ký tờ khai nhập khẩu hàng hoá (theo mẫu số 4 kèmtheo). Quá thời hạn trên mà không khai báo thì doanh nghiệp hoặc các bên hợpdoanh sẽ bị xử phạt trốn lậu thuế theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trườnghợp các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng thuộc các ngành cơ khí, điện,điện tử được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất trong 3 năm kể từnăm bắt đầu sản xuất theo quy định tại Điểm 2 Điều 11 Quyết định số53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ nếu không sử dụng hết vàosản xuất trong thời hạn được hưởng ưu đãi hoặc sử dụng sai mục đích sẽ bị truythu thuế nhập khẩu. Trong thời hạn 2 ngày kể từ khi sử dụng sai mục đích doanhnghiệp phải kê khai, truy nộp thuế nhập khẩu theo quy định.

Hàngnăm chậm nhất trong quý I doanh nghiệp phải báo cáo tình hình số lượng nguyênliệu nhập khẩu miễn thuế, số lượng nguyên liệu đã sử dụng trong sản xuất, số lượngnguyên liệu đã sử dụng vào các mục đích khác của năm trước với Bộ Thương mại,cơ quan Hải quan và cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp.

Cụcthuế các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm quyết toán tình hình nhập khẩu và sửdụng số nguyên liệu được miễn thuế nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Thuếnhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt truy thu được xác định trên cơ sở các căncứ tính thuế gồm thuế suất, tỷ giá, giá tính thuế tại thời điểm nhượng bán theoquy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật thuế tiêu thụ đặc biệthiện hành.

Trongquá trình quản lý thu thuế các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bênhợp doanh, cơ quan quản lý thu thuế doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vàcác bên hợp doanh, cơ quan quản lý thu thuế doanh nghiệp có trách nhiệm giámsát việc sử dụng hàng hoá xuất nhập khẩu được miễn thuế, khi phát hiện các trườnghợp nhượng bán hàng hoá đã được miễn thuế thì ngoài việc thu thuế gía trị giatăng theo quy định tại Luật thuế gía trị gia tăng, Cục trưởng cục thuế tỉnh,thành phố được quyền ra quyết định truy thu thuế nhập khẩu và phạt theo các quyđịnh tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

IV.THUẾ ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN

Cácchủ đầu tư nước ngoài chuyển nhượng phần vốn góp của mình trong doanh nghiệpliên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanhtheo quy định tại điều 34 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có thu nhập phảithực hiện nộp thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn theo quy định tạiThông tư này.

Thuếđối với thu nhập chuyển nhượng vốn bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuếchuyển thu nhập ra nước ngoài. Cụ thể:

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thunhập thu được từ chuyển nhượng vốn là đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệptheo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

=

Thu nhập chịu thuế

x

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thu nhập chuyển nhượng vốn

1.1. Thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế

=

Giá trị

chuyển nhượng

-

Giá trị ban đầu của phần vốn chuyển nhượng

-

Chi phí

chuyển nhượng

Trongđó:

Giátrị chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượngthu được theo hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng khôngquy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán không được xác định theo nguyên tắcgiao dịch giá thị trường giữa bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng, cơquan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá trị thanh toán của hợp đồng trên cơsở tham khảo gía cả thị trường và các hợp đồng chuyển nhượng tương tự.

Giátrị ban đầu của phần vốn chuyển nhượng được xác định trên cơ sở sổ sách, chứngtừ kế toán về vốn góp của chủ đầu tư tại thời điểm chuyển nhượng vốn đã đượchội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh công nhận đối với doanh nghiệp liêndoanh, hoặc kết quả kiểm toán của cơ quan kiểm toán đối với doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài, hoặc các bên tham gia hợp doanh công nhận phù hợp với Luật pháphiện hành của Việt Nam.

Trườnghợp các chủ đầu tư sau tiếp tục chuyển nhượng lại phần vốn góp của mình, giátrị ban đầu của phần vốn đem chuyển nhượng từng lần sau đó được xác định bằnggiá trị chuyển nhượng của hợp đồng chuyển nhượng ngay trước đó cộng với giá trịthực tế vốn góp bổ sung thêm (nêú có) xác định theo nguyên tắc nêu tại khoảnnày.

Chiphí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyểnnhượng, theo chứng từ gốc được cơ quan thuế công nhận. Trường hợp chi phíchuyển nhượng phát sinh ở nước ngoài thì các chứng từ gốc đó phải được một cơquan công chứng hoặc kiểm toán độc lập của nước có chi phí phát sinh xác nhận.

Chiphí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết choviệc chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng;các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng... có chứng từchứng minh.

1.2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuếsuất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập chuyển nhượng vốn là 25%.

Trườnghợp nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng vốn cho các doanh nghiệp nhà nước củaViệt Nam hoặc cho các doanh nghiệp mà trong đó nhà nước nắm cổ phần chi phốithì nhà đầu tư nước ngoài được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc miễn thuếthu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập chuyển nhượng vốn do cơ quan có thẩmquyền chuẩn y và ghi trong văn bản chuẩn y việc chuyển nhượng vốn.

Trườnghợp nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam khôngphải là các doanh nghiệp nói trên thì được giảm 50% số thuế thu nhập doanhnghiệp phải nộp.

1.3. Thủ tục kê khai, nộp thuế:

Chậmnhất 5 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền chuẩn y việc chuyển nhượngvốn, bên chuyển nhượng vốn hoặc người được uỷ quyền (kể cả trường hợp bênchuyển nhượng vốn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập chuyểnnhượng vốn) phải lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp chuyển nhượng vốn nộpcho cơ quan thuế địa phương nơi quản lý doanh nghiệp mà bên chuyển nhượng đầu tưvốn (theo mâũ số 5 đính kèm) kèm theo hợp đồng chuyển nhượng, quyết định chuẩny việc chuyển nhượng vốn của cơ quan có thẩm quyền, bản sao quyết định thànhlập doanh nghiệp nhận vốn chuyển nhượng (nếu là doanh nghiệp Việt Nam), chứngnhận vốn góp và các chứng từ gốc của các khoản chi phí; đồng thời nộp đủ sốthuế phải nộp Kho bạc nhà nước và gửi bản sao giấy nộp tiền thuế cho cơ quanchuẩn y việc chuyển nhượng vốn.

Trườnghợp phát hiện việc kê khai, tính toán số thuế phải nộp chưa chính xác, trongvòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được tờ khai, cơ quan thuế phải thông báosố thuế phải nộp cho người nộp thuế hoặc yêu cầu người nộp thuế cung cấp cáctài liệu cần thiết để xác định chính xác số thuế phải nộp.

2. Thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài:

Nhàđầu tư nước ngoài có thu nhập từ chuyển nhượng vốn, sau khi đã nộp thuế thunhập chuyển nhượng vốn theo hướng dẫn tại điểm 1 trên đây, khi chuyển thu nhậpra nước ngoài hoặc giữ lại thu nhập tại nước ngoài, phải nộp thuế chuyển thunhập ra nước ngoài theo hướng dẫn tại khoản e, điểm 2, Mục V, phần B và Mục V,Phần C của Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính.

V.CÁC LOẠI THUẾ VÀ NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH KHÁC

Cácloại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêuthụ đặc biệt, thuế môn bài, thuế tài nguyên, tiền thuê mặt đất, mặt nước, mặtbiển... áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên nướcngoài hợp doanh được thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiệnhành của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

PHẦN THỨ BA

QUYẾT TOÁN THUẾ

VÀ KIỂM TRA TÌNH HÌNH NỘP THUẾ TẠI ĐỊA PHƯƠNG

I. QUYẾT TOÁN THUẾHÀNG NĂM

Kếtthúc mỗi năm tài chính, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc Bên nướcngoài hợp doanh phải lập báo cáo quyết toán thuế gửi cho cơ quan thuế. Việcquyết toán thuế hàng năm được tiến hành theo nội dung quy định dưới đây:

1.Chậm nhất là sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài hợp doanh phải nộp báo cáo tình hình sảnxuất kinh doanh, báo cáo kế toán đã được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toánđộc lập được phép hoạt động tại Việt Nam, báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanhnghiệp (theo mẫu số 6 đính kèm) và báo cáo quyết toán các khoản thuế phải nộptrong năm ( theo mẫu số 7 đính kèm) cho cơ quan thuế tại địa phương nơi đặt trụsở điều hành chính.

Trongvòng 10 ngày làm việc kể từ ngày quy định nộp báo cáo quyết toán thuế nêu trêncác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài hợp doanh phảinộp số thuế còn thiếu theo báo cáo quyết toán vào Ngân sách Nhà nước. Nếu sau10 ngày chưa nộp thì ngoài việc nộp đủ số thuế còn thiếu, các doanh nghiệp cònphải nộp tiền phạt nộp chậm theo quy định.

Cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp doanh không đượcphép bù trừ số nộp thừa của loại thuế này với số nộp thiếu của loại thuế kháckhi lập quyết toán thuế hàng năm.

2.Căn cứ báo cáo sản xuất, kinh doanh và báo cáo quyết toán tài chính của doanhnghiệp, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tính toán lại từngloại thuế doanh nghiệp phải nộp trong năm tài chính, đồng thời đối chiếu vớicác tờ khai thuế định kỳ trong năm để xác định tính xác thực của các tờ khaithuế, báo cáo quyết toán thuế. Trường hợp báo cáo thuế doanh nghiệp lập khôngchính xác cơ quan thuế tổ chức kiểm tra tình hình nộp thuế của doanh nghiệp.

II.KIỂM TRA TÌNH HÌNH NỘP THUẾ TẠI DOANH NGHIỆP

Trongquá trình quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bênnước ngoài hợp doanh, Cục thuế tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểmtra thuế định kỳ hoặc đột xuất tại doanh nghiệp khi cần thiết. ít nhất mỗi nămmột lần các Cục thuế phải tổ chức kiểm tra tình hình nộp thuế đối với các trườnghợp sau đây:

Cácdoanh nghiệp đang trong thời gian được miễn, giảm thuế nhưng báo cáo quyết toántài chính không có lãi.

Cácdoanh nghiệp có số thu lớn.

Cácdoanh nghiệp báo cáo quyết toán thuế không chính xác hoặc không rõ ràng hoặcbáo cáo quyết toán thuế ghi không đầy đủ các chỉ tiêu phục vụ việc tính toánthuế.

Cácdoanh nghiệp không nộp báo cáo quyết toán thuế hoặc nộp không đúng thời hạn.

Cácdoanh nghiệp có tình hình tài chính biến động lớn trong năm tính thuế so vớicác năm trước đó.

Cáctrường hợp khác trong vòng 3 năm các Cục thuế phải tổ chức kiểm tra tối thiểu 1lần.

Trướckhi kiểm tra doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài hợpdoanh, cơ quan thuế phải có quyết định kiểm tra, trong đó nêu rõ nội dung kiểmtra và thời hạn kiểm tra. Quyết định kiểm tra được gửi tới doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài hoặc đại diện Bên nước ngoài hợp doanh trước ngày bắt đầukiểm tra 3 ngày. Trong trường hợp cần kiểm tra thêm các nội dung khác với nộidung ghi trong quyết định kiểm tra hoặc kéo dài thời hạn kiểm tra thì cơ quanthuế phải có quyết định kiểm tra bổ sung.

Kếtquả kiểm tra phải được lập thành biên bản có chữ ký của đại diện có thẩm quyềncủa doanh nghiệp hoặc bên nước ngoài hợp doanh và đại diện cơ quan thuế tiếnhành kiểm tra. Biên bản kiểm tra này cơ quan thuế có trách nhiệm gửi về Bộ Tàichính (Tổng cục thuế) cùng với báo cáo tài chính của doanh nghiệp (bản sao).

Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài hợp doanh nếu không nhấttrí với các ý kiến cơ quan thuế kết luận trong biên bản kiểm tra thì có quyềnkhiếu nại lên Tổng cục thuế và Bộ Tài chính. Trong quá trình chờ giải quyếtkhiếu nại, doanh nghiệp hoặc bên nước ngoài hợp doanh vẫn phải thực hiện nghiêmchỉnh các kết luận cơ quan thuế đã đưa ra.

III.QUYẾT TOÁN THUẾ KHI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI,

bên nước ngoài hết thời hạn hoạt động hoặc giảithể

Khicác bên hợp doanh kết thúc hợp đồng hoặc khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài hết thời hạn hoạt động hoặc giải thể theo Luật đầu tư nước ngoài tại ViệtNam, trong vòng 45 ngày kể từ khi cơ quan cấp giấy phép đầu tư ra quyết địnhgiải thể, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp báo cáo quyết toánthuế cho cơ quan thuế. Cơ quan thuế cần tiến hành ngay các công việc sau:

1.Thực hiện công tác kiểm tra báo cáo quyết toán thuế.

2.Xác định quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên trong các doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài và các Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Nội dung chủ yếu của công tácnày là:

Xácđịnh về số vốn đầu tư của các chủ đầu tư đang có trên tài khoản của doanhnghiệp bao gồm vốn bằng tiền, tài sản cố định, vật tư, hàng hoá. Xác nhận chocác chủ đầu tư nước ngoài số vốn đầu tư có thể chuyển ra nước ngoài.

Xácđịnh các khoản lãi hoặc lỗ và quyền lợi, trách nhiệm của các chủ đầu tư liênquan đến số lãi hoặc lỗ đó. Xác nhận khoản thu nhập mà các chủ đầu tư nướcngoài được hưởng có thể chuyển ra nước ngoài. Số thuế chuyển thu nhập ra nướcngoài này sẽ được thu ngay cho Ngân sách nhà nước trừ trường hợp các chủ đầu tưnước ngoài xuất trình các chứng từ chứng minh được số thu nhập đó không chuyểnra nước ngoài vì một trong các lý do sau:

Sửdụng để tái đầu tư tại Việt Nam theo Quyết định của cơ quan cấp giấy phép đầu tư.

Sửdụng cho các nhu cầu chỉ tiêu của cá nhân tại Việt Nam ngoài các thu nhập khácđã khai báo.

Chidùng tại Việt Nam cho các mục đích khác.

IV.BIỆN PHÁP CHỐNG CHUYỂN GIÁ

Đểđảm bảo xác định đúng nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp, trong quá trìnhkiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp, nếuphát hiện có các vấn đề bất hợp lý về giá hoặc tỷ suất thu nhập trong các giaodịch giữa các Doanh nghiệp liên kết, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp chốngchuyển gía dưới đây để xác định đúng thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp:

1. Phương pháp so sánh giá thị trường:

Cơquan thuế có thể sử dụng giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trên thị trường để ấnđịnh cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trao đổi, buôn bán nội bộ giữa các Doanhnghiệp liên kết. Điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh giá thị trường:

(I)Không có sự khác nhau giữa 2 nghiệp vụ kinh doanh được so sánh ảnh hưởng đếngiá giao dịch như chất lượng hàng hoá, nhãn hiệu hàng hoá, điều kiện giao hàng,quan hệ thanh toán.

(II)Trường hợp có sự khác nhau trong việc so sánh 2 nghiệp vụ kinh doanh thì có thểsử dụng các biện pháp tính toán để loại trừ các nhân tố ảnh hưởng đến giá giaodịch.

Vídụ: Một Công ty dầu nhờn của Anh bán cho doanh nghiệp liên doanh A tại Việt nam(Doanh nghiệp A là doanh nghiệp liên doanh giữa Công ty của Anh và một Công tytại Việt Nam) 1.200 lít dầu nhờn với giá 1500 USD, trả tiền sau 6 tháng. Cũngthời gian đó, Công ty của Anh bán cho doanh nghiệp B là doanh nghiệp độc lậptại Việt Nam 1000 lít dầu nhờn vơí giá là 1000 USD với điều kiện thanh toánngay. Giả sử lãi suất tín dụng thương mại trên thị trường kỳ hạn 6 tháng là10%. Khi xác định thu nhập của Xí nghiệp liên doanh A, cơ quan thuế Việt Nam cóthể xác định lại giá dầu nhờn trong hợp đồng trên căn cứ vào giá so sánh theo hợpđồng của Công ty B như sau:

Đơngiá một lít dầu nhờn theo hình thức thanh toán sau 6 tháng:

1.000 USD + 1.000 USD x 10%

---------------------------------------- =

1.1 USD lít

1.000 lít dầu

 

Giáấn định cho hợp đồng giữa Công ty liên doanh và Công ty Anh 1.200 lít dầu x 1.1USD/lít = 1.320 USD.

2. Phương pháp sử dụng giá bán ra để xác định giá mua vào:

Trườnghợp đơn vị thương nghiệp có nguồn hàng hoá mua vào do một xí nghiệp liên kết ởnước ngoài cung cấp và không thể xác định được giá mua thực tế trên thị trườngtự do, cơ quan thuế có thể sử dụng giá bán ra của đơn vị thương nghiệp để xácđịnh giá mua vào theo công thức sau:

Giá mua = vào

Giá bán ra cho XN độc lập (trừ thuế nhập khẩu, nếu có)

-

Giá bán cho XN

độc lập (trừ thuế nhập khẩu, nếu có)

X

Tỷ lệ lãi gộp bình quân ngành thương nghiệp

Tỷlệ lãi gộp bình quân ngành thương nghiệp có thể được xác định căn cứ vào sốliệu tỷ lệ lãi gộp của các mặt hàng khác của đơn vị đó thu mua từ xí nghiệp độclập và bán cho các xí nghiệp độc lập hay tỷ lệ lãi gộp của các đơn vị thươngnghiệp độc lập khác. Tỷ lệ lãi gộp được xác định theo công thức sau:

 

Tỷ lệ lãi gộp=

Doanh thu thuần-Giá vốn hàng bán

------------------------------------------ x

100%

 

 

 

Doanh thu thuần

 

 

(Sốliệu căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp)

Phươngpháp sử dụng giá bán ra để xác định giá mua sẽ không áp dụng trong trường hợp:

Hànghoá sản phẩm trước khi bán ra đã gia công, chế biến, lắp ráp, thay hình đổidạng, tăng thêm giá trị sử dụng;

Hànghoá sản phẩm trước khi bán ra được gắn với nhãn hiệu thương mại, tên thương mạicó giá trị cao trên thị trường.

Thờigian giữa thời điểm mua hàng và thời điểm bán hàng kéo dài trên một năm vàtrong thời gian đó thị trường có sự biến động lớn về giá cả.

Vídụ: Một doanh nghiệp A tại Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tưtừ Công ty B sản xuất rượu tại Pháp. Doanh nghiệp A độc quyền tiêu thụ sản phẩmcủa Công ty B tại thị trường Việt Nam. Trong năm 1999 doanh nghiệp A nhập khẩutừ Công ty B 10.000 lít rượu, đã nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệttheo ấn định của Hải quan là 75.000 USD và trong năm tiêu thụ toàn bộ số rượu vớidoanh số quy đổi là 185.000 USD. Cuối năm 1999 cơ quan thuế xác định giá muavào sản phẩm rượu của Xí nghiệp A như sau:

Doanhthu thuần = Doanh thu bán hàng - Thuế nhập khẩu.

=185.000 USD - 75.000 USD = 110.000 USD

Giá bán ra (trừ thuế nhập khẩu)

=

110.000 USD

-----------------

10.000 lít

=

11 USD/lít

Giảsử tỷ lệ lãi gộp bình quân ngành kinh doanh rượu là 10%

Giámua vào = 11 USD lít - 11 USD lít x 10% = 9,9 USD lít.

3. Phương pháp sử dụng giá thành toàn bộ để xác định thu nhập chịuthuế.

Trườnghợp một đơn vị sản xuất, chế biến bán thành phẩm và giao toàn bộ cho xí nghiệpliên kết, không có sản phẩm bán ra trên thị trường để xác định giá so sánh, cơquan thuế có thể căn cứ vào sổ sách kế toán hạch toán chi phí của đơn vị để xácđịnh thu nhập của đơn vị đó theo công thức sau:

Thu nhập ấn định

=

Tổng giá thành toàn bộ sản phẩm

x

Tỷ lệ thu nhập ròng bình quân ngành sản xuất

 

 

 

Tổng giá thành toàn bộ sản phẩm giao trong kỳ

=

Giá vốn hàng giao trong kỳ

+

Chi phí giao hàng trong kỳ`

+

Chi phí quản lý chung

trong kỳ

Tỷ lệ thu nhập ròngbình quân ngành sản xuất có thể xác định căn cứ vào số liệu tỷ lệ thu nhập ròngcủa các xí nghiệp sản xuất độc lập khác.

Tỷ lệ thu nhập ròng đượcxác định theo công thức:

 

Tỷ lệ thu nhập ròng

=

Thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp

---------------------------------------------------------------------------

Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý chung

Số liệu căn cứ vào báocáo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp).

Ví dụ: Một doanhnghiệp may mặc A tại Việt nam là liên doanh giữa một Công ty B của Hàn Quốc vàmột Công ty Việt nam. Hoạt động của doanh nghiệp may mặc A là sản xuất gia cônghàng may mặc và giao toàn bộ cho Công ty B tại Hàn Quốc. Giả sử trong năm 1999,doanh nghiệp A giao cho Công ty B 10.000 bộ quần áo với giá ấn định là 10 USD/bộ. Sổ sách kế toán của xí nghiệp A trong năm 1999 có số liệu sau:

 

Giá vốn hàng bán

80.000 USD

 

 

Chi phí giao hàng

6.000 USD

 

 

Chi phí quản lý chung

12.000 USD

 

 

Tổng giá thành toàn bộ

98.000 USD

 

Doanh nghiệp A và Côngty B tại Việt Nam là hai Doanh nghiệp liên kết, cơ quan thuế có thể ấn định thunhập chịu thuế như sau:

Giả sử cơ quan thuếxác định được tỷ lệ thu nhập ròng bình quân ngành sản xuất may mặc là 10%.

Thu nhập ấn định =98.000 USD x 10%.

Trường hợp phát hiệnnhững bất hợp lý về giá nhưng chưa có điều kiện áp dụng các biện pháp trên, cầnthông báo để doanh nghiệp xuất trình các chứng từ có liên quan và yêu cầu doanhnghiệp cam đoan bằng văn bản tính hợp pháp của các chúng từ đã cung cấp. Saogửi các tài liệu có liên quan về Tổng cục để thực hiện trao đổi thông tin vớicơ quan thuế các nước.

Phần thứ tư

Đồng tiền nộp thuếvà các hướng dẫn khác

I. ĐỒNG TIỀN NỘP THUẾ

Các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài và các bên nước ngoài hợp doanh nộp thuế bằng đồng ViệtNam.

Đối với các doanhnghiệp được phép của Bộ Tài chính sử dụng ngoại tệ trong hạch toán kế toán thì khikê khai thuế phải quy đổi ra tiền Việt nam tại thời điểm kê khai.

Việc quy đổi từ ngoạitệ sang đồng Việt Nam hoặc ngược lại được thực hiện theo tỷ giá mua, bán thựctế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ViệtNam công bố trên báo Nhân dân hàng ngày. Trường hợp vào các ngày báo Nhân dânkhông phát hành hoặc có phát hành nhưng không thông báo tỷ giá thì tỷ giá quyđổi áp dụng theo tỷ giá của ngày trước đó.

Các khoản thu ngânsách từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hạch toán vào mục lụcngân sách theo quy định hiện hành.

II. TRÁCH NHIỆM CỦADOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

và bên nước ngoài hợpdoanh

1. Các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện đúng thủ tục đăng ký cấp mã số thuế, đăng kýthuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo đúng quy định hiện hành.

2. Chậm nhất là 5 ngàykể từ khi thay đổi mặt hàng kinh doanh hoặc thay đổi địa điểm đặt trụ sở điềuhành; các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh phụ thuộc của doanh nghiệp hoặcbên nước ngoài hợp doanh phải làm thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế tỉnh,thành phố nơi đặt trụ sở điều hành (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số79/1998/TT-BTC ngày 12/6/1998 của Bộ Tài chính).

3. Trong quá trìnhhoạt động sản xuất, kinh doanh phải chấp hành nghiêp chỉnh các quy định về kêkhai thuế.

4. Xuất trình đầy đủcác sổ sách, chứng từ kế toán và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc tínhthuế, quyết toán thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.

5. Nộp thuế đầy đủ,đúng thời hạn quy định.

6. Khi có quyết địnhgiải thể hoặc chấm dứt thời hạn hoạt động của dự án phải thông báo cho cơ quanthuế và nộp báo cáo quyết toán đúng thời hạn.

III. Trách nhiệm vàquyền hạn của cơ quan thuế

1. Hướng dẫn các đối tượngnộp thuế thực hiện đăng ký thuế và khai báo thuế theo đúng chế độ quy định.

2. Kiểm tra tờ khaithuế, kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các tài liệu cần thiết để tínhthuế, có quyền yêu cầu các đối tượng nộp thuế giải đáp các vấn đề chưa rõ liênquan đến việc tính thuế.

3. Tính thuế, thôngbáo số thuế phải nộp cho đối tượng nộp thuế. Có quyền ấn định số thuế phải nộptrong trường hợp người nộp thuế không tự giác kê khai đúng thơì hạn quy địnhhoặc kê khai không đầy đủ, chính xác hoặc không cung cấp đầy đủ, chính xác cácthông tin liên quan đến việc tính thuế hoặc trường hợp các khoản thu bị ảnh hưởngbởi các quan hệ tài chính và thương mại không bình thường giữa các doanh nghiệpliên kết.

4. Lập biên bản và xửlý các vi phạm về thuế trong thẩm quyền được Luật pháp quy định.

5. Chịu trách nhiệmthi hành nghiêm chỉnh Luật pháp về thuế, đảm bảo tính trung thực, chính xác vàkhách quan.

6. Kiểm tra việc thựchiện đăng ký chế độ kế toán của các doanh nghiệp và kiểm tra việc thực hiện chếđộ kế toán đã đăng ký.

7. Xác nhận các khoảnthuế đã nộp của các chủ đầu tư nước ngoài trong trường hợp các chủ đầu tư nướcngoài yêu cầu.

 IV. XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢIQUYẾT KHIẾU NẠI

1.Các vi phạm pháp luật về thuế sẽ bị xử phạt như sau:

Không thực hiện đúngcác quy định về đăng ký thuế như quy định tại điểm 1 Mục II, phần thứ tư củaThông tư này thì phải chịu phạt theo quy định tại Nghị định số 22/CP ngày17/4/1996 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế.

Không làm đúng các quyđịnh về kê khai nộp thuế thì phải chịu phạt tiền theo quy định tại Pháp lệnh xửphạt hành chính, Nghị định số 22/CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiệnhành.

Man khai, gian lậutiền thuế thì phải chịu phạt tiền đến 5 lần số thuế man khai, gian lậu.

Chậm nộp thuế so vớithời hạn quy định thì mỗi ngày chậm nộp phải chịu phạt 0,1% (một phần nghìn)tính trên số thuế chậm nộp.

2. Thẩm quyền xử lýcác vi phạm và khiếu nại:

Thẩm quyền xử lý cácvi phạm về thuế thuộc về cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế.

Các khiếu nại về thuếcủa người nộp thuế do cơ quan thuế trực tiếp thu thuế xem xét và giải quyết.Nếu đương sự không đồng ý với cách giải quyết đó thì có quyền khiếu nại lên cơquan thuế cấp trên và Bộ Tài chính hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định củaPháp luật.

Trường hợp khiếu nạinên cơ quan thuế cấp trên và Bộ Tài chính thì quyết định xử lý của Bộ trưởng BộTài chính là quyết định cuối cùng. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người cókhiếu nại phải chấp hành nghiêm chỉnh ý kiến của cơ quan thuế đã đưa ra.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục thuế các tỉnh,thành phố chịu trách nhiệm phổ biến và hướng dẫn các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài và các bên nước ngoài hợp doanh thực hiện nghiêm chỉnh các quy địnhtại Thông tư này.

Cục thuế có tráchnhiệm bố trí một lực lượng cán bộ chuyên trách để quản lý thu các loại thuế đốivới các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên nước ngoài hợp doanh.Bộ phận quản lý chuyên trách này có trách nhiệm hàng tháng, quý và khi kết thúcnăm phải báo cáo với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) về tình hình thu thuế và cácbáo cáo khác phục vụ yêu cầu quản lý chung đối với các doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài và các bên nước ngoài hợp doanh hoạt động tại địa bàn.

Thông tư này có hiệulực kể từ ngày ký thay thế cho Thông tư 74 TC/TCT ngày 20/10/1997 của Bộ Tàichính và có hiệu lực để thực hiện xác định nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanhnghiệp năm tài chính 1999./.

  

Mẫu số 7:

Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Bảng tổng hợp số liệu quyết toán thuế

năm.........

1. Tên doanh nghiệp (hoặcbên nước ngoài hợp doanh).................................

2. Được thành lập vàhoạt động tại Việt Nam theo Giấy phép đầu tư số.........

ngày.................của Bộ kế hoạch và Đầu tư.

3. Địa chỉ trụ sởchính: ...........................

Số điện thoại:...........

Số Fax:...................

4. Mặt hàng sản xuấthoặc dịch vụ chủ yếu:

Sản lượng sản xuấthoặc dịch vụ:

Giá bán đơn vị sảnphẩm hoặc dịch vụ:

Đơn vị tính:..............

Số thứ tự

Các khoản nộp Ngân sách

Năm

trước

chuyển

sang

Phát sinh năm nay

Số

đã

nộp

Số

còn

phải

nộp

 

Thuế giá trị gia tăng

 

 

 

 

 

Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

 

 

 

Thuế tài nguyên

 

 

 

 

 

Tiền thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển

 

 

 

 

 

Các khoản phải nộp khác

 

 

 

 

Các số liệu kê khaitrên đây đảm bảo chính xác trung thực. Nếu cơ quan thuế kiểm tra, phát hiệnkhông đúng thực tế, đơn vị sẽ chịu xử phạt theo quy định của Luật pháp ViệtNam.

 

Giám đốc đơn vị

 

(Ký tên đóng dấu)

 

Mẫu số 2:

Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

Tờ khai thu nhập tái đầu tư

Tên tổ chức, cá nhân nướcngoài:

Địa chỉ tại Việt Nam:

Mã số nộp thuế:

Hoạt động theo Giấy phépđầu tư số ........ ngày........

1. Số thu nhập thu đượctừ hoạt động đầu tư tạiViệt Nam

Cơ sở kinh doanh A: Mãsố thuế:... .. ..

Năm......

Năm......

Cơ sở kinh doanh B: Mãsố thuế.. .. .. ..

Năm.. .. .. ..

Hiện gửi tại tài khoảnsố .... tại Ngân hàng ....

2. Số thu nhập đã sửdụng:

Chuyển ra hoặc giữ lạiở nước ngoài: .................................................

Góp vốn phápđịnh:.............................................................................

Các mục đích khác (nêurõ từng mục đích:.............................................

...............................................................................................................

3. Số thu nhập tái đầutư........................................................................

4. Thời gian tái đầu tư,từ năm ..........................đến năm .......................

5. Văn bản chấp thuậncủa Bộ Kế hoạch và Đầu tư số ........... ngày ..........

6. Số thu nhập đượcchia tái đầu tư vào dự án ........... được cấp Giấy

phép số........................ngày ................

7. Mức thuế suất thuếthu nhập doanh nghiệp của dự án nhận thu nhập tái đầu tư:........................................................................................................

8. Số thuế thu nhập đềnghị hoàn trả ........................................................

Chúng tôi cam đoannhững lời khai trên là chính xác với thực tế

Xác nhận của cơ quan thuế

Ngày ......... tháng.......... năm..........

- Số thu nhập có thể đem tái đầu tư

Người khai

 

(Ký tên)

 

 

 

 

 

Mẫu số 3:

Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

Tờ khai nộp thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài

 

 

 

 

1.

Tên tổ chức, cá nhân nhà đầu tư nước ngoài:.....................................................

 

Quốc tịch: ........................................................................................................

2.

Tham gia đầu tư vốn tại xí nghiệp:

...........................................................

 

Theo giấy phép đầu tư số ..................

ngày.....................

3.

Địa chỉ trụ sở điều hành chính của xí nghiệp:....................................................

 

.........................................................................................................................

4.

Kê khai thu nhập thu được:

 

 

- Từ cơ sở kinh doanh A:

 

 

 

Năm:

 

 

 

Năm:

 

 

- Từ cơ sở kinh doanh B:

 

 

 

Năm:

 

5.

Số thu nhập đã sử dụng:

 

 

- Đã chuyển ra hoặc giữ lại ở nước ngoài kỳ trước:...........................................

 

- Đã tái đầu tư tại Việt Nam:.............................................................................

 

- Đã sử dụng vào mục đích khác:......................................................................

6.

Số thu nhập xin chuyển ra nước ngoài lần này: bằng tiền (của nước nào).......hoặc bằng hiện vật (tên hàng hoá, khối lượng).

 

Nếu chuyển bằng tiền, được rút ra từ tài khoản số ......... mở tại Ngân hàng.......

 

Cam đoan những lời khai trên đây là trung thực.

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm ...

 

Người khai

 

(Ký tên)

Xác nhận vàthông báo thuế của cơ quan thuế:

Số thu nhập được phépchuyển ra nước ngoài...

Số thuế chuyển thu nhậpphải nộp:.........

Thuế nộp vào Kho bạcNhà nước: ........

Chương ..... mục ....loại ..... khoản .... hạng....

 

Ngày ..... tháng ..... năm ...

 

Người khai

 

(Ký tên)

 

Mẫu số 4:

Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

Tờ khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

đối với thu nhập chuyển nhượng vốn

 

Bên chuyển nhượng vốn:

Tên Công ty hoặc cá nhân có vốn chuyển nhượng:

Quốc tịch:............................................

Địa chỉ trụ sở chính:.............................

Mã số thuế( nếu có): ............................

Bên được chuyển nhượng vốn:

Tên Công ty hoặc cá nhân nhận vốn chuyển nhượng:

Quốc tịch:............................................

Địa chỉ trụ sở chính:.............................

Mã số thuế( nếu có): ............................

 

Tên xí nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh có vốn được chuyển nhượng:.........................

Mã số thuế:

Hợp đồng chuyển nhượng số ngày.. .. . ..

Giá trị thanh toán của hợp đồng chuyển nhượng (giá trị chuyển nhượng) (1):..........

Giá trị ban đầu của phần vốn chuyển nhượng (2):....................................................

Chi phí chuyển nhượng (3):

...............................................................

Thu nhập hoạt động chuyển nhượng vốn = (1) – (2) – (3)

Thuế thu nhập phải nộp:

 

 

.............. ngày .... tháng .... năm ....

 

Người khai ký tên

 

 

Ghi chú: (1,2,3 Xác định theo hướng dẫn tại điểm 1.1, mục II của Thông tư số: ...............TC/TCT ngày ..... / ..... /199 của Bộ Tài chính)

 

Mẫu số 5:

Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Tờ khai truy nộp thuế nhập khẩu

và thuế tiêu thụ đặc biệt

Tên Xí nghiệp (hoặcbên hợp doanh)

Giấy phép đầu tư số.... ngày ....

Địa chỉ trụ sở điềuhành chính ....

Tài khoản tiền gửi số.... mở tại Ngân hàng ....

 

Tên

 

Số

Số

 

Trị

Tỷ

Số thuế phải truy thu

 

hàng

 

ngày

ngày

 

giá

lệ

Thuế nhập khẩu

Thuế TTĐB

 

hoá

Số

hạn

tờ

 

nhập

còn

Giá

Thuế

Số

 

 

 

Số thứ tự

nhập

khẩu

được

phép

lượng

hàng

nhượng

bán

ngạch

nhập

khẩu

miễn

khai

Hải

quan

nhập

Cửa

khẩu

nhập

khẩu

của

hàng

nhượng

lại

của

hàng

nhượng

tính

thuế

nhập

khẩu

suất

thuế

nhập

khẩu

thuế

nhập

khẩu

phải

tính

thuế

TTĐB

Thuế

suất

thuế

TTĐB

Số

thuế

TTĐB

phải

 

nhượng

 

thuế

khẩu

 

bán

bán

 

 

nộp

 

 

nộp

 

bán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thực

........ ngày .... tháng .... năm 199

Phần tính thuế của cơ quan Hải quan:

Giám đốc doanh nghiệp

Số thuế xuất, nhập khẩu phải truy thu:

(Ký tên, đóng dấu)

Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải truy thu:

 

Số tiền phạt vi phạm (nếu có):

 

Cục trưởng Cục Hải quan

 

(Ký tên, đóng dấu)

 

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6985&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận