Văn bản pháp luật: Thông tư 05/1999/TT-TCHQ

Phan Văn Dĩnh
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 05/1999/TT-TCHQ
Thông tư
Hết hiệu lực toàn bộ
10/08/1999
26/07/1999

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 16/CP ngày 20/3/1996 và Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21/7/1998 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan.

Tổng cục trưởng (Tổng cục)
1.999
Tổng cục Hải quan

Toàn văn

bình

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 16/CP ngày 20/3/1996 vàNghị định 54/1998/NĐ-CP ngày

21/7/1998 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực

quản lý Nhà nước về hải quan

 

Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 vàĐiều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy địnhviệc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan,Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:

I. NHững quy định chung

1.Khi áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hảiquan, phải căn cứ vào Nghị định 16/CP ngày 20/3/1996 về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan (những Điều còn hiệu lực thihành) và Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21/7/1998 sửa đổi, bổ sung một số Điềucủa Nghị định 16/CP nêu trên (sau đây gọi chung là Nghị định 16/CP sửa đổi, bổsung).

2.Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan là hành vi do cánhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lýNhà nước về hải quan mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, theo quyđịnh của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.

3.Cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung đượchiểu như sau:

a)Tổ chức gồm: cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổchức xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam.

b)Cá nhân gồm: người Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch, có đủ nănglực hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam.

c)Cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có hành vi vi phạm các quy tắc quản lýNhà nước về hải quan, đều phải chịu trách nhiệm hành chính về hải quan theo quyđịnh tại Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung và các Nghị định khác củaChính phủ có quy định thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan, trừ trường hợpĐiều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

4.Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hảiquan bao gồm: người vận chuyển, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đạidiện hợp pháp của họ, người kinh doanh kho ngoại quan, khi thực hiện hành vi viphạm hành chính về hải quan; người mua bán, chứa chấp, vận chuyển hàng hoá, vậtphẩm có nguồn gốc nhập khẩu trái phép; người mua bán không đúng quy định hànghoá thuộc đối tượng ưu đãi thuế quan; người có hành vi cản trở, xúc phạm nhânviên Hải quan thi hành công vụ.

5.Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thựchiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Mộtngười thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vivi phạm. Khi quyết định xử phạt bằng tiền đối với một người trong cùng thờiđiểm thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì được cộng lại thành mứcphạt chung, nhưng phải ghi rõ mức phạt đối với từng hành vi. Nếu một trong cáchành vi vi phạm nêu trên không thuộc thẩm quyền xử phạt của cấp mình thì chuyểntoàn bộ hồ sơ, tang vật đến cấp có thẩm quyền xử phạt.

6.Đối với các vi phạm phức tạp, khó xác định là vi phạm hành chính hay hình sựthì người có thẩm quyền xử phạt thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan tỉnh) trao đổi với Viện Kiểm sátnhân dân cùng cấp và chỉ ra quyết định xử phạt hành chính khi đã có ý kiến củaViện Kiểm sát nhân dân.

7.Hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu là tang vật vi phạm hành chính thuộcđối tượng chịu thuế thì ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn buộcphải nộp đủ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các loại thuế khác và lệ phí hảiquan theo quy định của pháp luật.

8.Những hành vi vi phạm hành chính về hải quan quy định tại Nghị định 16/CP sửađổi, bổ sung trùng với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Nghịđịnh khác được ban hành sau, có xác định thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hảiquan, thì xử phạt theo quy định tại văn bản được ban hành sau cùng.

Trongtrường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới có cùng giá trị pháp lý, quy địnhtrách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với vi phạm hành chính về hải quan xảy ra trướcngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới ban hành, theo nguyên tắc cólợi cho đương sự được quy định tại khoản 1, Điều 5b Nghị định 16/CP sửa đổi, bổsung.

9.Về thẩm quyền xử lý vi phạm:

a)Đối với những vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thìcơ quan nào phát hiện, lập biên bản đầu tiên, cơ quan đó ra quyết định xử phạt.

b)Những hành vi gian lận thuế (bao gồm: thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giátrị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt) chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sựtheo quy định tại Thông tư số 06/TTLN ngày 20 tháng 9 năm 1996 của Viện Kiểmsát nhân dân tối cao - Toà án nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ, do cơ quan kháckhông có thẩm quyền xử phạt phát hiện được thì chuyển hồ sơ, tang vật để cơquan Hải quan ra quyết định xử phạt và thu thuế theo quy định của pháp luật.

c)Đối với những vụ vi phạm pháp luật hải quan đến mức truy cứu trách nhiệm hìnhsự mà không thuộc thẩm quyền của cơ quan Hải quan thì cơ quan Hải quanchuyển giao hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền, đồng thời chuyểnvật chứng để cơ quan đó bảo quản theo quy định tại khoản 2, Điều 57 Bộ luật Tốtụng hình sự, trừ trường hợp đặc biệt Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo khác.

d)Đối với vi phạm hành chính mà hồ sơ liên quan đến nhiều đơn vị Hải quan thì đơnvị nào phát hiện, lập biên bản đầu tiên, đơn vị đó ra quyết định xử phạt; nhữngđơn vị liên quan có trách nhiệm chuyển giao đầy đủ tài liệu cần thiết theo yêucầu của đơn vị có thẩm quyền xử phạt; khi có ý kiến khác nhau trong việc xửphạt thì trong thời hạn quy định phải báo cáo xin ý kiến Tổng cục trưởng Tổngcục Hải quan.

e)Đối với vi phạm hành chính về hải quan bị bắt giữ trên biển cũng thực hiện theonguyên tắc này. Trường hợp mức phạt tiền vượt quá thẩm quyền của đơn vị bắt giữthì chuyển cơ quan Hải quan nơi gần nhất để xử phạt.

Trườnghợp vụ án do Cục Điều tra chống buôn lậu hoặc cơ quan Điều tra ở Trung ươngkhởi tố hình sự, liên quan đến phạm vi hoạt động của nhiều Cục Hải quan, khi cóquyết định đình chỉ điều tra để xử phạt hành chính thì chuyển Cục Hải quan nơixảy ra vụ án để xử phạt. Trường hợp vụ án xảy ra tại nơi không thuộc địa bànhoạt động của Hải quan thì chuyển Cục Hải quan gần nơi đã xảy ra vụ án hoặc CụcHải quan có trụ sở cùng trên địa bàn đặt trụ sở của cơ quan Điều tra, Cục Điềutra chống buôn lậu để xử phạt.

10.Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về hải quan tại khu chế xuất, doanhnghiệp chế xuất thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà áp dụng mức phạt tươngứng với các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định 16/CP sửa đổi, bổsung và các Nghị định khác có quy định hành vi vi phạm và thẩm quyền xử phạtcủa cơ quan Hải quan.

11.Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về hải quan: hàng hóa, vậtphẩm, phương tiện vận tải đưa vào Việt Nam do bị hoả hoạn, thiên tai, địch họa,sự kiện bất ngờ, tình thế cấp thiết, có khai báo với cơ quan Hải quan, cơ quancó thẩm quyền khác hoặc chính quyền địa phương theo đúng quy định của phápluật.

Trườnghợp không khai báo sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 2, Điều 6 Nghịđịnh 16/CP sửa đổi, bổ sung.

12.Trong Thông tư này, những cụm từ sau đây được hiểu như sau:

a)"Hàng hoá, vật phẩm": là hàng hoá, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện, ngoạihối, tiền Việt Nam và những vật phẩm khác.

b)"Mã hàng": là mã số thuế theo quy định của pháp luật về thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu.

c)"Hàng hoá khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu": là hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu không quản lý bằng hạn ngạch, giấy phép, kế hoạch định hướng.

d)"Mức trung bình của khung phạt tiền": là mức trung bình cộng của mứcphạt tiền cao nhất và mức phạt tiền thấp nhất của khung phạt đối với một hànhvi vi phạm hành chính.

e)"Khôngđúng với khai báo hải quan": là sự khác nhau giữa hàng hoá, vật phẩm khaibáo hải quan với hàng hoá, vật phẩm thực xuất khẩu, thực nhập khẩu.

g)"Tái phạm": là trường hợp đã bị xử phạt nhưng chưa hết thời hiệu đượccoi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện tiếp vi phạm hànhchính trong cùng lĩnh vực đó.

h)"Vi phạm nhiều lần": là trường hợp thực hiện vi phạm hành chính tronglĩnh vực mà trước đó đã vi phạm nhưng chưa bị xử phạt.

i)"Đưa hàng hoá trái phép vào Việt Nam": là hành vi đưa hàng hoá vàoViệt Nam trái với các quy định của luật pháp Việt Nam.

13.Khi tiếp nhận bộ hồ sơ hải quan để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoávật phẩm, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quyđịnh thì phải hướng dẫn người khai khai bổ sung và nộp, xuất trình các chứng từcòn thiếu; khi bổ sung đủ hồ sơ theo đúng quy định về thời hạn làm thủ tục hảiquan thì hải quan tiếp nhận đăng ký và không lập biên bản vi phạm.

II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.

1.Hình thức xử phạt: cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về hải quanphải chịu một trong các hình thức phạt chính là: cảnh cáo hoặc phạt tiền.

a.Cảnh cáo: áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, cótình tiết giảm nhẹ, được quy định tại khoản 1 thuộc các Điều 6, 8, 9a, 9b, 11và Điều 10 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung.

b.Ngoài hình thức phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm của cá nhân, tổchức, có thể còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung sau:

Tịchthu tang vật, phương tiện vi phạm;

Tướcquyền sử dụng giấy phép.

Cáchình thức phạt bổ sung trên không được áp dụng độc lập mà phải áp dụng kèm theohình thức phạt chính.

2.Cá nhân, tổ chức bị áp dụng hình thức phạt chính, phạt bổ sung nêu trêncòn có thể buộc phải thực hiện các biện pháp hành chính khác quy định tại Nghịđịnh 16/CP sửa đổi, bổ sung như:

Buộctái xuất hàng hoá, vật phẩm;

Đìnhchỉ làm thủ tục hải quan;

Buộctiêu huỷ hàng hoá, vật phẩm;

Biệnpháp hành chính khác được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính, không áp dụngđộc lập.

3.Chỉ áp dụng hình thức phạt bổ sung "tước quyền sử dụng giấy phép" đốivới giấy phép trực tiếp liên quan đến hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vận tảilà tang vật vi phạm.

Cáccấp Hải quan có thẩm quyền xử phạt chỉ được tước quyền sử dụng giấy phép đốivới giấy phép do cơ quan Hải quan cấp. Trường hợp các giấy phép do cơ quan kháccấp, cơ quan Hải quan thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền cấpphép, đề nghị tước quyền sử dụng giấy phép; sau khi thực hiện đề nghị của Hảiquan, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thông báo kết quả cho cơ quan Hảiquan.

Khiphát hiện giấy phép giả mạo, giấy phép cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nộidung trái pháp luật, phải lập biên bản thu giữ, sau đó thông báo bằng văn bảncho cơ quan Nhà nước, tổ chức liên quan biết.

4.Khi xem xét xử lý những trường hợp nhầm lẫn trong quá trình gửi hàng hoá, vậtphẩm xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 3, Điều 1 Nghị định 16/CP sửa đổi,bổ sung phải căn cứ vào Điều 17 Pháp lệnh Hải quan và Điều 7 Nghị định16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 để xác định thời điểm "Hải quan kiểm tra hànghoá". Thời điểm "trước khi Hải quan kiểm tra hàng hoá" quy địnhtại khoản 3 Điều 1 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung được hiểu là thời gian trướckhi người làm thủ tục hải quan hoặc đại diện hợp pháp của họ xuất trình và mởcontainer hoặc kiện hàng tại địa điểm kiểm tra để Hải quan kiểm tra.

Việcthông báo nhầm lẫn phải được người vận tải, người gửi hàng hoặc đại diện hợppháp của họ thực hiện bằng văn bản, nêu rõ lý do và gửi cho Hải quan trước khikiểm tra hàng. Trường hợp có đủ căn cứ pháp lý xác định lỗi vi phạm xảy ra docó sự thông đồng giữa bên mua và bán hoặc bên vận tải để buôn lậu, vận chuyểntrái phép hoặc trốn thuế thì không chấp nhận việc thông báo nhầm lẫn, mà tuỳtheo tính chất, mức độ vi phạm xử lý theo quy định của pháp luật.

5.Thời hạn quy định làm thủ tục hải quan nói tại khoản 1 và điểm a, khoản 2 Điều6 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung là thời hạn quy định tại Điều 5 Nghị định16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ quy định về thủ tục hải quan, giámsát hải quan và lệ phí hải quan.

6.Đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 16/CP sửađổi, bổ sung, chỉ xử phạt nếu trong giấy phép, tờ khai hải quan hoặc các giấytờ khác theo quy định của pháp luật, có quy định thời gian phải tái nhập hoặctái xuất.

7.Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, Điều 7 Nghị định 16/CP sửa đổi,bổ sung mà tự ý tiêu thụ hàng hoá, vật phẩm, trong trường hợp số hàng hoá vậtphẩm đó là tang vật vi phạm hành chính khác bị áp dụng phạt bổ sung tịch thusung công quỹ, thì ngoài việc xử phạt theo khoản 3, Điều 7, phải thu hồi lại sốtiền tương đương với trị giá của hàng hoá, vật phẩm đó. Trường hợp cần thiết đểđảm bảo thực hiện quyết định xử phạt thì thu hồi số tiền bằng số tiền bị xửphạt.

8.Chủ thể vi phạm quy định về trao đổi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của cư dânbiên giới bao gồm: cư dân khu vực biên giới và ngoài khu vực biên giới. Trị giávà mặt hàng cư dân biên giới được phép trao đổi phải theo quy định của phápluật hiện hành; Nếu Điều ước quốc tế về trao đổi hàng hoá của cư dân biên giớigiữa Việt Nam và nước chung biên giới có quy định khác, thì thực hiện theo Điềuước quốc tế.

Cáchình thức xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm dưới hình thức khác tại Cửakhẩu biên giới đường bộ, phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về hảiquan và pháp luật liên quan.

Trườnghợp cư dân biên giới mang ngoại hối (bao gồm cả tiền Việt Nam, vàng tiêu chuẩnquốc tế) qua biên giới vượt quá tiêu chuẩn mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyđịnh, không khai báo hải quan thì xử phạt theo quy định tại Điều 13, 14 Nghịđịnh 16/CP sửa đổi, bổ sung được hướng dẫn xử lý tại điểm 19, 20 Phần II Thôngtư này.

9.Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu trái quy định của Nhà nước về xuất khẩu,nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 9a Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung là hànhvi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch,giấy phép, kế hoạch định hướng; hàng hoá tạm ngưng xuất khẩu, nhập khẩu; hànghoá, vật phẩm cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiệnkhác.

Trườnghợp thực tế hàng hoá, vật phẩm (là quà biếu) khi kiểm tra đúng với khai báo hảiquan nhưng người nhận từ chối nhận, hoặc trường hợp nhập khẩu quà biếu thuộcdanh mục hàng cấm nhập khẩu (trừ ma tuý, tài liệu phản động, vũ khí, đạn dược,vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự) có khai báo hải quan thì yêu cầungười nhận quà biếu đó thông báo cho người gửi, người vận chuyển đưa vật phẩm,hàng hoá đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều27 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung; quá thời hạn không đưa ra thì hàng hoá,vật phẩm đó bị sung công quỹ hoặc bị tiêu huỷ.

10.Đối với các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hành lý không khai báo hoặc khaibáo không đúng quy định về khai báo hải quan (quy định trong nội dung tờ khaihải quan) mà không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 9b Nghị định 16/CP sửa đổi,bổ sung thì xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Trườnghợp vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm không mang tínhchất quà biếu, hành lý thì xử lý theo quy định tại Điều 12 Nghị định 88/CP ngày14/12/1995 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạtđộng văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội.

Trườnghợp xuất khẩu, nhập khẩu hành lý thuộc loại hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu(trừ ma tuý, tài liệu phản động, vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bịkỹ thuật quân sự) có khai báo hải quan thì không được phép xuất khẩu hoặc nhậpkhẩu và không xử phạt.

11.Phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển khẩuquy định tại Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung bao gồm phương tiện vận tải trênkhông, trên biển, trên sông, trên bộ di chuyển trong khu vực kiểm soát hảiquan.

a)Hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sungbao gồm cả phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu xuất phát từ một cảng củaViệt Nam hoặc chở hàng chuyển khẩu, cập cảng không có trong hành trình của tàu,nhưng không khai báo hải quan theo quy định tại Điều 5 Nghị định 16/1999/NĐ-CPngày 27/3/1999.

b)Hàng hoá, vật phẩm không khai báo hải quan trên phương tiện vận tải xuất cảnh,nhập cảnh trong khu vực kiểm soát hải quan, không phải thuộc sở hữu của thuyềnviên thì xử lý theo quy định tại khoản 4, Điều 11 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổsung. Trường hợp đủ căn cứ pháp lý xác định hàng hoá đó thuộc sở hữu của ngườiđiều khiển, người phục vụ hoặc hành khách trên phương tiện vận tải xuất cảnh,nhập cảnh, phục vụ cho chuyến đi của họ hoặc hàng hoá thuộc tiêu chuẩn hành lýthuyền viên thì xử phạt theo quy định tại Điều 9b Nghị định 16/CP sửa đổi, bổsung.

c)Khi phát hiện được việc mua, bán, chứa chấp, vận chuyển hàng hoá, vật phẩmkhông đúng theo quy định của pháp luật hoặc có nguồn gốc nhập khẩu trái phépthì tùy tính chất, mức độ hành vi vi phạm mà áp dụng mức phạt được quy định tạiđiểm b, khoản 3, Điều 17; Điều 21 Nghị định 01/CP ngày 3/1/1996 về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực thương mại; hoặc khoản 4 Điều 11 và khoản 2 Điều17 của Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung; nếu có hành vi trốn thuế thì xử lýtheo điểm 12.a dưới đây.

12.Đối với các vi phạm quy định tại Điều 12a Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung:

a)Vi phạm quy định tại điểm a khoản 2; điểm b, c khoản 3 Điều 12a dẫn đến thấtthu thuế thì việc xử phạt được thực hiện như sau:

Cáchtính chênh lệch thuế và áp dụng mức phạt:

Lấysố thuế phải nộp của mặt hàng thực nhập khẩu, trừ đi số thuế mà chủ hàng đãkhai báo trên tờ khai hải quan sẽ có số thuế gian lận. Số thuế gian lận bao gồmthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặcbiệt. Mức chênh lệch về thuế do đơn vị nghiệp vụ về thuế xác định.

Saukhi tính được số thuế gian lận, phải đối chiếu với Thông tư liên ngành số06/TTLN ngày 20/9/1996 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án nhân dân tốicao - Bộ Nội vụ hướng dẫn xử lý tội trốn thuế để xem xét số lượng thuế gian lậnmà xử phạt theo Luật thuế hay chuyển khởi tố hình sự. Nếu xử lý hành chính thìcăn cứ vào Điều 3, khoản 1 Điều 4 Nghị định 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủquy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và điểm 2, Phần IIThông tư số 128/1998/TT-BTC ngày 22/9/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hànhNghị định 22/CP để xử phạt từ 1 đến 5 lần thuế gian lận cho phù hợp với tínhchất, mức độ của hành vi vi phạm.

Căncứ pháp lý để ra quyết định xử phạt phải phù hợp với các quy định sau đây củacác Luật thuế:

Khoản3, Điều 20 thuộc khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung 1 số Điều của Luật thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Khoản3 Điều 19 của Luật thuế giá trị gia tăng;

Khoản3 Điều 17 của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;

Nghịđịnh 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực thuế.

Khikhông có đủ căn cứ pháp lý xác định được hành vi vi phạm là cố ý gian lận tiềnthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt(nếu có) thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà xử phạt theokhoản 2 hoặc khoản 3 Điều 12a Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung.

b)Trong trường hợp nhập khẩu hàng hoá để góp vốn vào liên doanh đầu tư mà khaibáo trị giá hàng hoá cao hơn thực tế, nếu xác định việc giả mạo giấy tờ để tănggóp vốn đầu tư thì ngoài việc phạt về hành vi khai sai trị giá, còn xử phạt vềhành vi giả mạo giấy tờ; nếu có dấu hiệu phạm tội thì chuyển cho cơ quan Điềutra.

c)Trường hợp khai báo tên hàng hoá, vật phẩm bằng tiếng Việt Nam chưa chính xácso với tên hàng hoá bằng tiếng Anh trên chứng từ trong hồ sơ hải quan và tàiliệu kỹ thuật liên quan (nếu có), chỉ do lỗi dịch thuật, thì yêu cầu dịch lạichính xác, không xử phạt.

13.Đối với hành vi vi phạm liên quan đến giấy phép và văn bản thay thế giấy phép:

a)Giấy phép quá hạn:

Hàngxuất khẩu: Chủ hàng phải xin gia hạn giấy phép mới cho làm thủ tục xuất khẩu,đồng thời xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/CP về xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

Hàngnhập khẩu: nếu khi ký hợp đồng, hoặc khi xếp hàng lên phương tiện vận tải hiệulực giấy phép vẫn còn, nhưng khi hàng về tới cảng giấy phép hoặc hợp đồng hếthạn thì xử phạt về hành vi sử dụng giấy phép quá hạn để nhập khẩu hàng hóa,theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/CP về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực thương mại, không coi đây là trường hợp nhập khẩu trái phép.

b)Trường hợp hàng hoá nhập khẩu không đúng nội dung giấy phép, nhưng tang vật viphạm là vật tư máy móc góp vốn liên doanh đầu tư, thuộc công nghệ tiên tiến phùhợp với yêu cầu sử dụng, được xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩmquyền, có khai báo hải quan thì không xử phạt, nhưng phải thực hiện các nghĩavụ tài chính theo quy định của pháp luật.

c)Trường hợp nhập khẩu không đúng với khai báo hải quan mà người nhận hàng từchối nhận, trả lại người bán với lý do xác đáng, phù hợp với Luật Thương mại vàquy định khác của pháp luật Việt Nam, tập quán thương mại quốc tế, không có dấuhiệu hợp pháp hoá cho các lô hàng buôn lậu, thì xử lý theo quy định tại khoản 3Điều 12a Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung buộc đưa hàng hoá ra khỏi Việt Nam.

Trườnghợp nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm đúng với khai báo hải quan (không phải là hànghoá, vật phẩm cấm xuất khẩu, nhập khẩu) mà người nhận hàng từ chối nhận, trảlại người bán nếu có lý do xác đáng, phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng thươngmại thì được phép đưa hàng hoá, vật phẩm đó ra khỏi Việt Nam và không bị xửphạt, nhưng phải kiểm tra thực tế chặt chẽ mới cho thực hiện.

14.Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm không đúng với khai báo hảiquan nhưng không ảnh hưởng đến tiền thuế và các nghĩa vụ tài chính phải nộp,không vi phạm quy định về chính sách mặt hàng, vệ sinh môi trường hoặc tiêuchuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì không xử phạt, nếu pháp luậtkhông quy định khác.

15.Vi phạm quy định về quy chế quản lý đối với hàng gia công xuất khẩu, nhập khẩuvà nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thì tuỳ theo tính chất, mứcđộ vi phạm mà xử phạt theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 12c Nghị định16/CP sửa đổi, bổ sung.

16.Quy định tại điểm e, điểm g, khoản 5 Điều 12a Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sungkhông áp dụng đối với trường hợp hàng hoá, vật phẩm đưa vào Việt Nam trên cơ sởhợp đồng thương mại, phù hợp với giấy phép kinh doanh của người nhập khẩu màtrong thời hạn quy định tại khoản 1, Điều 5 Bản quy định về thủ tục hải quan,giám sát hải quan và lệ phí hải quan ban hành kèm theo Nghị định 16/1999/NĐ-CP,người nhập khẩu đã xuất trình được giấy phép. Trường hợp theo quy định của phápluật, hợp đồng thương mại chỉ được ký khi đã có giấy phép nhưng người nhập khẩulại được cấp phép sau khi ký hợp đồng thì cơ quan Hải quan phải trao đổi với cơquan cấp giấy phép và Viện kiểm sát nhân dân trước khi xử lý.

17.Đối với quy định tại điểm d, khoản 8 Điều 12a Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung,Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, phải báo cáo đầy đủ, kịp thời để Tổng cục trưởngTổng cục Hải quan quyết định việc giải phóng hàng hoá hoặc uỷ quyền cho Cục trưởngCục Hải quan chịu trách nhiệm giải phóng hàng hoá.

18.Những viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự lợi dụng quyền ưu đãi miễn trừngoại giao để thực hiện hoạt động thương mại ngoài phạm vi chức năng chính thứccủa họ, vi phạm hành chính về hải quan thì trước khi xử phạt, cần trao đổi vớicơ quan Ngoại giao.

Nhữngtrường hợp không được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, nhưng lợi dụngquyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để trốn tránh sự kiểm tra hải quan nhằm xuấtkhẩu, nhập khẩu hàng hoá trái phép, trốn lậu thuế hoặc giả mạo các giấy tờ để đượcnhập khẩu hàng hoá theo tiêu chuẩn ưu đãi miễn trừ hải quan, mà chưa đến mứctruy cứu trách nhiệm hình sự, đều bị xử phạt theo quy định tại điểm a, khoản 5Điều 12a Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung.

19.Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu ngoại hối:

a)Các trường hợp khai khống ngoại hối có số lượng lớn tương đương 5.000.000 đồngViệt Nam trở lên đều bị xử phạt.

b)Vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định16/CP sửa đổi, bổ sung mà sốngoại hối khai khống tương đương 100.000.000 đồng trở lên, nếu có tình tiếttăng nặng, thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà quyết định xử phạt viphạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.

c)Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu ngoại hối trái phép nhưng cố tình giấu diếmbằng các hình thức tinh vi nhằm mục đích đối phó với việc kiểm tra Hải quan, đểkhi Hải quan tiến hành kiểm tra khó phát hiện được thì ngoài việc phạt tiềntheo quy định tại các khoản 1, 2, 5, 6 Điều 13 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổsung, còn bị tịch thu tang vật vi phạm sung công quỹ.

20.Viphạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tiền Việt Nam:

a)Vi phạm khoản 1 Điều 14 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung không có tình tiết tăngnặng, tang vật vi phạm dưới 10.000.000 đồng thì áp dụng hình thức phạt cảnhcáo.

b)Vi phạm khoản 1, 2, 3 Điều 14 khi xuất khẩu, ngoài việc phạt tiền còn bị đìnhchỉ xuất khẩu.

c)Vi phạm khoản 1, 2, 3 Điều 14, nếu cố tình giấu diếm để trốn tránh sự kiểm trahải quan thì ngoài việc bị phạt tiền còn bị tịch thu tang vật, phương tiện viphạm sung công quỹ.

III. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT.

1. Thủ trưởng trực tiếp của nhânviên Hải quan, bao gồm Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ thuộc cửa khẩu vàPhòng nghiệp vụ, do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh bổ nhiệm; các Phòng nghiệp vụkhông tổ chức Đội, được thực hiện thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1Điều 16 của Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung. Cấp trên trực tiếp của Đội trưởngcác Đội công tác nghiệp vụ có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu những người thuộcquyền chấp hành đúng các quy định của pháp luật khi ra quyết định xử phạt.Những trường hợp chủ thể vi phạm là người nước ngoài hoặc vụ việc có tình tiếtphức tạp thì chuyển lên cấp lên trực tiếp để ra quyết định xử phạt.

2.Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh; Độitrưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu thực hiện thẩm quyền xửphạt theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung.

Quyếtđịnh xử phạt 2.000.000 đồng và quyết định tịch thu tang vật, phương tiện có giátrị 5.000.000 đồng trở lên, những người có thẩm quyền trên đây phải gửi lên Cụctrưởng Cục Hải quan tỉnh, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (nếu là quyếtđịnh của Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu) để gửi sang Viện Kiểmsát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở Hải quan tỉnh.

Đốivới những hành vi vi phạm có mức phạt tiền trên 2.000.000 đồng hoặc tịch thutang vật có trị giá trên 20.000.000 đồng, Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởngĐội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh phải làm báo cáo, chuyển hồ sơ,tang vật lên Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh ra quyết định xử phạt.

Nhữngtrường hợp vượt thẩm quyền xử phạt của Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Điềutra chống buôn lậu, thì vi phạm được phát hiện, lập biên bản tại địa bàn quảnlý của Hải quan khu vực nào, sẽ chuyển giao Cục trưởng Cục Hải quan nơi đó raquyết định xử phạt.

TrưởngHải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnhhoặc thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, được xử phạt theo quy định của Luậtthuế với mức phạt tối đa là 20.000.000 đồng.

3.Cục trưởng Hải quan tỉnh thực hiện quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều16 của Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung:

a)Đối với những vụ vi phạm áp dụng hình thức phạt tiền có mức phạt trên20.000.000 đồng thì làm thủ tục chuyển hồ sơ sang Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân tỉnh) nơi bắtgiữ để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định xử phạt. Sau khi có quyếtđịnh xử phạt, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh phải báo cáo lên Tổng cục trưởngTổng cục Hải quan.

b)Hồ sơ vụ vi phạm hành chính về hải quan khi chuyển sang Chủ tịch Uỷ ban nhândân tỉnh phải kèm theo bản tóm tắt nội dung sự việc và ý kiến của Cục trưởngCục Hải quan tỉnh về biện pháp xử lý. Thủ tục bàn giao hồ sơ những vụ vi phạmhành chính về hải quan có mức phạt trên 20.000.000 đồng sang Uỷ ban nhân dântỉnh phải thực hiện theo đúng quy định chung. Thời gian xem xét giải quyết ởmỗi cấp được quy định như sau:

Trongthời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Cục trưởng CụcHải quan tỉnh phải gửi hồ sơ, kiến nghị biện pháp xử phạt vi phạm hành chínhsang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết. Tang vật vi phạm vẫngiữ tại kho của Hải quan để bảo quản. Riêng tang vật là ngoại hối, kimkhí quý, đá quý phải niêm phong và gửi Kho bạc Nhà nước.

c)Các vụ vi phạm hành chính do cơ quan Hải quan chuyển sang Chủ tịch Uỷ ban nhândân tỉnh giải quyết theo thẩm quyền, thì sau khi có quyết định xử phạt của Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Cục trưởng Hải quan nơi thụ lý vụ vi phạm hành chínhchịu trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt. Hàng tháng, Cục trưởng Cục Hảiquan phải báo cáo kết quả việc thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chínhcủa Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

d)Trường hợp Cục Hải quan tỉnh phụ trách cả đơn vị Hải quan đặt ở tỉnh khácthì các vụ vi phạm hành chính về hải quan bắt giữ tại địa bàn tỉnh nào sẽchuyển đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi đó ra quyết định xử phạt (nếu vượtthẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh).

e)Thẩm quyền xử phạt theo Luật thuế của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh thực hiện theoquy định của các Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật thuế. Đốivới số thuế gian lận ở dưới mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tạiThông tư số 06/TTLB ngày 20/9/1996 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Toà ánnhân dân tối cao - Bộ Nội vụ hướng dẫn xử lý tội trốn thuế thì Cục trưởng CụcHải quan tỉnh được phạt tiền đến 5 lần số thuế gian lận, nhưng tối đakhi phạt 1 lần thuế gian lận phải dưới 50 triệu đồng; khi phạt 5 lần thuế gianlận phải dưới 250 triệu đồng.

Đốivới những trường hợp có mức phạt vượt quy định nêu trên thì Cục trưởng Cục Hảiquan tỉnh chỉ ra quyết định xử phạt theo quy định của Luật thuế khi có ý kiếnđồng ý bằng văn bản của Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp. Sau khi ra quyết địnhxử phạt phải báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

IV. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢMBẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1.Khi áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải tuân thủ cácnguyên tắc sau đây:

a)Chỉ những người có thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổsung mới được tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

b)Khi tạm giữ người phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạmgiữ một bản.

c)Chỉ tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong trường hợp cần thu thập, xácminh những tình tiết quan trọng để làm căn cứ ra quyết định xử phạt hành chínhhoặc để ngăn chặn, đình chỉ ngay những vi phạm hành chính.

2.Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

a)Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hànhchính phải tuân theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung:trong một lô hàng có hàng hoá, vật phẩm là tang vật vi phạm và hàng hoá, vậtphẩm không phải là tang vật vi phạm thì chỉ được giữ hàng hoá, vật phẩm là tangvật vi phạm. Trường hợp chưa xác định được có vi phạm xảy ra hay không, thì chỉlưu mẫu tang vật. Đối với tang vật là ngoại hối của hành khách xuất cảnh, nhậpcảnh, chỉ tạm giữ số ngoại hối vượt tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhànước Việt Nam. Đối với tang vật là nguyên liệu sản xuất hàng gia công, nguyênliệu sản xuất hàng xuất khẩu, hàng góp vốn đầu tư liên doanh, hàng nhập khẩutheo vốn ODA được miễn thuế, hàng gửi kho ngoại quan, mà có trong giấy phép,hợp đồng thì chỉ lưu mẫu, cho giải phóng hàng và yêu cầu các đối tượng này cóvăn bản cam kết thực hiện quyết định xử phạt sau này.

Tổchức, cá nhân nếu không thực hiện đúng quy định về áp dụng biện pháp tạm giữtang vật, phương tiện vi phạm, gây thiệt hại vật chất cho chủ hàng thì Cục trưởngCục Hải quan tỉnh hoặc Thủ trưởng đơn vị là cấp trên của người ra quyết địnhtạm giữ hoặc người được uỷ quyền thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan phải chịutrách nhiệm giải quyết bồi thường thiệt hại vật chất cho chủ hàng theo Điều 7,8, 9, 10, 11 Nghị định 47/CP ngày 3/5/1997 quy định về bồi thường thiệt hại docông chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tốtụng gây ra. Sau đó, xác định mức bồi thường thiệt hại do cá nhân, người cóthẩm quyền tạm giữ gây ra, theo Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 Nghị định47/CP.

b)Những người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì có quyềntạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo thủ tục hành chính.

c)Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ chỉ được tạm giữ tang vật, phương tiện viphạm hành chính trong trường hợp phạm pháp quả tang, mà nếu không áp dụng biệnpháp tạm giữ thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, đánhtráo để xoá dấu vết. Nhưng trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tạm giữ, người raquyết định phải báo cáo Thủ trưởng trực tiếp theo quy định tại Điều 19 Nghịđịnh 16/CP sửa đổi, bổ sung và phải được sự đồng ý bằng văn bản.

d)Để đảm bảo việc ngăn chặn hành chính kịp thời, có hiệu quả, Cục trưởng Cục Hảiquan tỉnh trong từng trường hợp cụ thể được uỷ quyền cho Trưởng phòng Điều trachống buôn lậu tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Người uỷ quyềnvà người được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3.Khám người theo thủ tục hành chính.

a)Thẩm quyền và trình tự khám người theo thủ tục hành chính phải tuân thủ cácđiều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung.

b)Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ được phép khám người theo thủ tục hànhchính. Trước khi khám, bắt buộc phải cho người bị khám xem chứng minh thư Hảiquan; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và phải báocáo ngay cho Thủ trưởng đơn vị phụ trách trực tiếp.

4.Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.

a)Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ có quyền khám phương tiện vận tải, đồvật theo thủ tục hành chính, trừ trường hợp phương tiện vận tải là tàu biển,máy bay, tàu hoả của Việt Nam và nước ngoài vận chuyển trên các tuyến đườngquốc tế thì phải có quyết định của Trưởng Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đươngtrở lên.

b)Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng được hưởng ưu đãi miễntrừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự phải tuân thủ các quy định của Điều ước quốctế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia và phải có quyết định của Tổng cục trưởngTổng cục Hải quan.

Khicó cơ sở khẳng định hành lý của người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoạigiao, miễn trừ lãnh sự xuất cảnh, nhập cảnh chứa đựng những đồ vật không được hưởngưu đãi, hoặc chứa những đồ vật thuộc loại Nhà nước Việt Nam cấm xuất khẩu, nhậpkhẩu hoặc không tuân thủ các chế độ kiểm dịch của Việt Nam, thì việc khám xétthực hiện theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, trước mặt viênchức ngoại giao hoặc người được uỷ quyền đại diện cho họ.

5.Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Khixét thấy cần khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trongkhu vực kiểm soát hải quan thì cơ quan Hải quan phải phối hợp với các cơ quancó thẩm quyền để thực hiện việc khám xét theo quy định tại Điều 44 Pháp lệnh xửlý vi phạm hành chính.

V. THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬPHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.

1.Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan bằnghình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000 đồng thì không phải lập biên bảnvi phạm mà ra quyết định xử phạt tại chỗ.

2.Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể ghi ngày có hiệu lực (như trườnghợp xử phạt đối với người nước ngoài vắng mặt; những trường hợp vì điều kiệnthời gian, không gian hoặc những lý do khác không thể thực hiện được đầy đủ nộidung quyết định trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xửphạt).

3.Đối với những trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền hoặc phạt tiền kèm tịchthu tang vật, phương tiện vi phạm mà quá thời hạn chấp hành quyết định xử phạt,đương sự cố tình không thực hiện nộp phạt thì phải tổ chức việc cưỡng chế.

Căncứ vào điểm c, khoản 3 Điều 30 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì Cục trưởngCục Hải quan cấp tỉnh được áp dụng hình thức cưỡng chế thi hành quyết định xửphạt bằng biện pháp đình chỉ làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá, vật phẩmxuất khẩu, nhập khẩu và chỉ thực hiện biện pháp này sau khi đã phối hợp với cáccơ quan quy định tại Điều 30 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung mà không thựchiện được các biện pháp cưỡng chế khác.

VI. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.

Khinhận được hồ sơ giải quyết khiếu nại, phải căn cứ vào các Điều 30, 31, 32,36,39, 43, 46 của Luật Khiếu nại, tố cáo để xem xét việc khiếu nại về thời hạn,thời hiệu, thẩm quyền giải quyết khiếu nại và các nội dung có liên quan đểquyết định thụ lý hay không thụ lý.

1.Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:

Ngườicó thẩm quyền ra quyết định xử phạt hoặc quyết định áp dụng các biện pháp ngănchặn vi phạm hành chính về hải quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần thứnhất.

Đốivới quyết định xử phạt của Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ thì Trưởng phòngnghiệp vụ, Trưởng Hải quan cửa khẩu giải quyết khiếu nại lần 2.

Đốivới các quyết định xử phạt của Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểmsoát Hải quan, Trưởng phòng nghiệp vụ (nơi không thành lập Đội) thì thẩm quyềngiải quyết khiếu nại lần 2 là Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh hoặc Cục trưởng CụcĐiều tra chống buôn lậu (nếu là quyết định của Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều trachống buôn lậu).

Đốivới các quyết định xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần thứ 2 là Tổng cục trưởngTổng cục Hải quan.

Đốivới các quyết định giải quyết khiếu nại mà Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đãgiải quyết nhưng còn khiếu nại thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng Thanhtra Nhà nước.

Đốivới các quyết định giải quyết khiếu nại về xử phạt theo các Luật thuế mà Tổngcục trưởng Tổng cục Hải quan đã giải quyết, nhưng còn khiếu nại thì thuộc thẩmquyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2.Thời hạn giải quyết khiếu nại:

a)Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại, người giảiquyết khiếu nại phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho ngườikhiếu nại biết; trường hợp không thụ lý giải quyết phải thông báo bằng văn bảnvà nêu rõ lý do.

Thờihạn giải quyết khiếu nại lần 1 của các cấp Hải quan có thẩm quyền giải quyết(người giải quyết khiếu nại) không được quá 30 ngày từ ngày thụ lý để giảiquyết (ngày vào sổ thụ lý và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại). Đốivới vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưngkhông quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý. vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nạilần đầu không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thờihạn giải quyết khiếu nại có thể được kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày kể từngày thụ lý để giải quyết.

Trongquá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử phạtbị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phảira quyết định hoặc kiến nghị Thủ trưởng cấp trên trực tiếp ra quyết định tạmđình chỉ thi hành quyết định đó.

Thờihạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết khiếunại. Quyết định tạm đình chỉ phải gửi cho người khiếu nại, người có quyền, lợiích liên quan. Khi xét thấy lý do tạm đình chỉ không còn thì phải huỷ bỏ ngayquyết định tạm đình chỉ đó.

b)Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giảiquyết khiếu nại của mình, người giải quyết khiếu nại lần 2 và các lần tiếp theophải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết.

Thờihạn giải quyết khiếu nại lần 2 và các lần tiếp theo của người giải quyết khiếunại không được quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Đối với các vụ việcphức tạp, thời hạn trên có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 60 ngày; ởnhững vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần2 và các lần tiếp theo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đốivới những vụ việc phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không được quá70 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết.

3.Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại:

Khigiải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người giải quyếtkhiếu nại phải căn cứ vào Điều 38 (giải quyết khiếu nại lần đầu), Điều 45 (giảiquyết khiếu nại lần 2 và các lần tiếp theo) Luật Khiếu nại, tố cáo và mẫu ấnchỉ HC17 để ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Trườnghợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầuthì có quyền khiếu nại đến cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạthoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật.

Cácvụ khiếu nại và giải quyết khiếu nại do Cục Hải quan tỉnh, Cục Điều tra chốngbuôn lậu thụ lý giải quyết theo thẩm quyền, định kỳ phải báo cáo về Tổng cụcHải quan theo mẫu quy định.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1.Vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức phối hợp với các Vụ, Cụcliên quan thuộc Tổng cục Hải quan, thực hiện phúc tra quyết định xử phạt viphạm hành chính về hải quan và kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong quátrình thực hiện xử phạt để đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính về hải quanđúng quy định của pháp luật.

2.Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh tổ chức kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện nộidung nguyên tắc, trình tự xử phạt vi phạm hành chính (được quy định tại Pháplệnh xử lý vi phạm hành chính và Bản quy định về trình tự xử phạt vi phạm hànhchính trong ngành Hải quan - ban hành kèm theo quyết định số 97/TCHQ-PC ngày5/8/1996 và công văn số 2505/TCHQ-PC ngày 6/8/1996 hướng dẫn thi hành quyếtđịnh trên) của các đơn vị thuộc quyền.

Tạicác đơn vị cửa khẩu, Đội kiểm soát trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, Phòng nghiệpvụ, phải cử cán bộ chuyên theo dõi, hướng dẫn kiểm tra việc xử phạt vi phạmhành chính của các Đội nghiệp vụ; giải quyết kịp thời các khiếu nại về biệnpháp ngăn chặn hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quyđịnh của Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn tại Thông tư này.

3.Đối với những vụ vi phạm hành chính hoặc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạmhành chính có nhiều tình tiết phức tạp, Hội đồng tư vấn xử lý các cấp có tráchnhiệm nghiên cứu, xem xét để kiến nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cụctrưởng Cục Hải quan tỉnh ra quyết định được kịp thời, đúng đắn.

4.Những cán bộ theo dõi, hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính phảiđược lựa chọn từ các cán bộ, nhân viên đã được rèn luyện tốt, trung thực, amhiểu pháp luật và nghiệp vụ.

5.Việc thu nộp tiền phạt vi phạm hành chính thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tàichính. Cục trưởng Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩuTổng cục Hải quan chịutrách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn cụ thể chế độ thu nộp theo quy định hiện hành.

6.Những cán bộ, nhân viên Hải quan có thẩm quyền xử phạt hoặc áp dụng biện phápngăn chặn hành chính hoặc được giao nhiệm vụ làm công tác xử phạt vi phạm hànhchính về hải quan, nếu có hành vi vi phạm nguyên tắc, trình tự xử phạt vi phạmhành chính theo quy định của pháp luật, hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm haysách nhiễu, vụ lợi thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc theopháp luật; nếu gây thiệt hại về vật chất cho cá nhân, tổ chức thì phải bồi thườngtheo quy định của pháp luật.

Thôngtư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số05/1998/TT-TCHQ ngày 29/8/1998 và các văn bản của Tổng cục Hải quan ban hành trướcđây trái với Thông tư này./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6844&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận