THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức lương hưu và trợ cấpbảo hiểm xã hội theo
Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chínhphủ.
Thực hiện khoản 3Điều 1 Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ về việc điềuchỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp và sinh hoạt phí đối với các đối tượnghưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí, sau khi thống nhất ý kiến vớiBan Tổ chức Trung ương, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Liên tịch Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức lương hưuvà trợ cấp bảo hiểm xã hội như sau:
I. Đối tượng ápdụng.
Đối tượng được điềuchỉnh mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 3 Điều 1Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ bao gồm: Người hưởng lươnghưu (bao gồm hưu cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, hưu quân đội, công annhân dân); hưởng trợ cấp mất sức lao động (trừ đối tượng hưởng trợ cấp theo mứccố định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chínhphủ); trợ cấp công nhân cao su; trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp, tử tuất; cán bộ xã, phường nghỉ việc hưởng trợ cấp theo Nghịđịnh số 09/1998/NĐ- CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ.
II. Cách tính lạimức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng nêu tạimục I nêu trên được tính lại mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội như sau:
1. Những người đang hưởnglương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp công nhân cao su, trợ cấp tai nạnlao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì mức lương hưu hoặcmức trợ cấp được tính lại như sau:
Mức lương hưu hoặc trợ cấp trợ cấp thực hiện từ 1/1/2001 | = | Mức lương hưu hoặc trợ cấp hiện hưởng tháng 12 năm 2000 | x | 1,167 |
Ví dụ 1: Ông Trần Văn N, nghỉ hưutháng 10 năm 1996, có mức lương hưu hiện hưởng tháng 12 năm 2000 tính theo Nghịđịnh số 175/1999/NĐ-CP ngày 15/12/1999 là 550.000 đồng. Từ ngày 01tháng 1 năm 2001mức lương hưu được tính theo Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 nhưsau:
550.000 đồng x 1,167 =641.850 đồng.
Trường hợp đang hưởngtrợ cấp tăng thêm 25.000 đồng/tháng theo Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày22/12/1999 thì cũng được cộng vào lương hưu để tính mức tăng thêm theo Nghịđịnh số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000.
Ví dụ 2: Ông Lê Văn T, nghỉ hưu tháng7/1985, có mức hưu hiện hưởng tháng 12/2000 bao gồm:
Mức lương hưu tínhtheo Nghị định số 175/1999/NĐ-CP ngày 15/12/1999: 350.000 đồng
Mức tăng thêm vào tiềnlương hưu hàng tháng theo Quyết định số 234/1999/QĐ-TTg ngày 22/12/1999: 25.000đồng
Tổng mức lương hưuhiện hưởng tháng 12/2000:
350.000 đồng + 25.000đồng = 375.000 đồng
Từ ngày 1/1/2001, mứclương hưu được tính theo Nghị định số 77/2000/NĐ-CP như sau:
375.000 đồng x 1,167 =437.625 đồng.
2. Những người bắt đầutừ 1.1.2001 trở đi mới hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thì tính hưởngnhư sau:
a. Người nghỉ hưu cóthời gian đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương của hệ thống thang, bảnglương do Nhà nước quy định thì khi tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểmxã hội để làm cơ sở tính lương hưu được tính theo các mức tiền lương đã đượcđiều chỉnh lại theo mức tiền lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng quy định tạiNghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000.
Ví dụ 3: Một cán bộ nghỉ hưu tháng2/2001, có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng trướckhi nghỉ hưu là:
Từ tháng 2/1996 đếntháng 1/1999 hệ số lương 3,63
Từ tháng 2/1999 đếntháng 1/2001 hệ số lương 3,91
Cách tính mức bìnhquân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu như sau:
Từ tháng 12/1996 đếntháng 1 năm 1999, tổng mức tiền lương tính theo hệ số:
3,63 x 210.000 đ x 36tháng = 27.442. 800 đ
Từ tháng 2 năm 1999đến tháng 1 năm 2001, tổng mức tiền lương theo hệ số:
3,91 x 210.000 đồng x24 tháng = 19.706.400 đồng
Tổng cộng mức tiền lươngđóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu là:
27.442.800 đ +19.706.400 = 47.149.200 đ
Mức bình quân tiền lươngđóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu là:
47.149.200 đ : 60tháng = 785.820 đ
b. Người nghỉ hưu vừacó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương của hệ thống, thang,bảng lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo cácmức tiền lương không thuộc hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định thìviệc tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùngtrong khu vực Nhà nước được tính theo mức tiền lương tối thiểu 210.000đồng/tháng đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương củahệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định.
c. Đối với cán bộ xã,phường nghỉ việc hưởng trợ cấp theo quy định tại Điều 4 Nghị định số09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ thì mức trợ cấp được tính trên cơ sởmức sinh hoạt phí đã được điều chỉnh tương ứng với mức nâng tiền lương tốithiểu 210.000 đồng/tháng theo hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số72/2000/TTLT-BTCCBCP-BTC ngày 26/12/2000 của Liên tịch Ban Tổ chức cán bộ Chínhphủ - Bộ Tài chính.
d. Người hưởng chế độốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, trợ cấp 1 lầnbảo hiểm xã hội, thì mức trợ cấp được tính trên cơ sở mức lương hoặc mức sinhhoạt phí được tính theo mức tiền lương tối thiểu 210.000 đ/tháng
Riêng đối với người bịtai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước ngày 1/1/2001 hoặc nghỉ việc hưởng trợcấp 1 lần, trợ cấp ốm đau, thai sản hoặc chết trước ngày 1/1/2001 nhưng saungày 1.1.2001 vẫn còn thời hạn hưởng trợ cấp hoặc mới tính hưởng trợ cấp thìtính như sau:
Đối với người bị tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp điều trị và ra viện trước ngày 1/1/2001 thì mứctrợ cấp 1 lần hoặc trợ cấp hàng tháng của thời kỳ trước 1/1/2001 được trả theomức trợ cấp tháng 12/2000. Trường hợp điều trị trước ngày 1/1/2001 và ra việntừ ngày 1/1/2001 trở về sau thì các khoản trợ cấp được tính trả theo mức tiền lươngtối thiểu 210.000 đ/tháng.
Đối với người nghỉviệc hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản trước ngày 1/1/2001 nhưng vẫn còn thời hạnhưởng trợ cấp ốm đau, thai sản sau 1/1/2001 thì thời gian nghỉ từ 1/1/2001 trởđi, mức trợ cấp được tính theo mức tiền lương tối thiểu 210.000 đ/tháng.
Đối với người bị chếttrước ngày 1/1/2001 nhưng chưa cấp tiền mai táng phí và trợ cấp 1 lần thì vẫntrả theo mức trợ cấp tháng 12/2000.
Đối với người nghỉviệc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần đã nghỉ việc trước 1/1/2001 nhưng từ1/1/2001 trở đi mới có quyết định trợ cấp 1 lần của cơ quan bảo hiểm xã hội thìtính theo mức tiền lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng.
e. Đối với người nghỉhưu, nghỉ mất sức lao động là quân nhân, công an nhân dân thuộc diện được hưởngtrợ cấp thêm theo quy định tại Quyết định số 812/TTg ngày 12/12/1995 thì từ1/1/2001 khoản trợ cấp thêm được tính trên mức tiền lương tối thiểu 210.000đồng/tháng.
f. Đối với người hưởnglương hưu sống cô đơn thuộc diện hưởng chế độ theo Điều 2 Quyết định số 812/TTgngày 12/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ, từ 1/1/2001 được điều chỉnh bằng315.000 đ/tháng.
g. Khoản phụ cấp khuvực (nếu có) của người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội được tính trênmức tiền lương tối thiểu 210.000 đ/tháng từ 1/1/2001.
III/ Tổ chức thựchiện.
1.Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn, kiểm tra và xử lý những vướngmắc của các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị cơ sở trong quá trình thực hiện Thôngtư này.
2. Bộ Tài chính xétduyệt và cấp phát quỹ lương hưu và trợ cấp tăng thêm của đối tượng hưởng bảo hiểmxã hội do Ngân sách Nhà nước chi trả.
3. Bảo hiểm xã hộiViệt Nam chỉ đạo các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện và lập báo cáo theoquy định sau:
a. Lập báo cáo về số lượngđối tượng và quỹ lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng thêm đối với các đối tượngdo Ngân sách Nhà nước phải chi trả gửi Bộ Tài chính xét duyệt, đồng gửi Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội trong tháng 2/2001.
b. Thực hiện điềuchỉnh và chi trả mức tăng thêm cho các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảohiểm xã hội bao gồm thuộc Ngân sách Nhà nước trả và thuộc quỹ bảo hiểm xã hộitrả. Thực hiện thu bảo hiểm xã hội tính trên mức tiền lương tối thiểu đã đượcđiều chỉnh theo Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ.
4. Các Bộ, ngành ởTrung ương, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạocác cơ quan, đơn vị, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính vậtgiá kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
5. Thông tư này cóhiệu lực thi hành kể từ 1/1/2001.
Trong quá trình thựchiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội - Tài chính nghiên cứu, giải quyết./.