Văn bản pháp luật: Thông tư liên tịch 14/1998/TTLT-BTCCP-BLĐTBXH-BTC-UBTDTT

 
Thông tư liên tịch 14/1998/TTLT-BTCCP-BLĐTBXH-BTC-UBTDTT
Thông tư liên tịch
01/10/1998
14/12/1998

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện một số chế độ đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao.

 
1.998
 

Toàn văn

THÔNG TU

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

SỐ 14/1998/TTLT-BTCCP-BLĐTBXH-BTC-UBTDTT NGÀY 30-12-1998 CỦA BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ, BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, BỘ TÀI CHÍNH, UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI VẬN ĐỘNG VIÊN, HUẤN LUYỆN VIÊN THỂ THAO

Căn cứ Quyết định số 49/1998/QĐ-TTg ngày 28/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với vận dộng viên, huấn luyện viên thể thao.

Căn cứ Quyết định số 240/1998/QĐ-TTg ngày 9/12/1998 của Thủ tướng chính phủ về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 49/1998/QĐ-TTg ngày 28/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

Liên tịch Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ tài chính, Uỷ ban Thể dục Thể thao hướng dẫn thực hiện một số chế độ đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao như sau:

I- CHẾ ĐỘ TIỀN CÔNG

1. Đối tượng áp dụng:

a) Vận động viên đội tuyển cấp quốc gia, đội tuyển cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cấp Bộ, nghành Trung ương, không hưởng lương (kể cả vận động viên đang hưởng lương do các cơ quan, đơn vị trả lương nhưng trong thời gian tập trung huấn luyện và thi đấu tiền lương quy ra lương ngày thấp hơn mức tiền công ngày quy định tại Quyết định số 49/1998/QĐ-TTg).

b) Vận động viên đội tuyển trẻ, năng khiếu các cấp quốc gia, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, ngành Trung ương.

Việc quản lý vận động viên, huấn luyện viên ở cấp nào do cấp ấy lập hồ sơ quản lý theo quy định phân cấp quản lý vận động viên và huấn luyện viên hiện hành.

2. Mức tiền công:

2.1- Vận động viên trong thời gian tập trung, tập luyện và thi đấu theo quyết định triệu tập của cơ quan có thẩm quyền được hưởng các mức tiền công theo ngày như sau:

a) Vận động viên đội tuyển cấp quốc gia được hưởng mức 25.000đ/ngày.

b) Vận động viên đội tuyển trẻ, năng khiếu cấp quốc gia, vận động viên đội tuyển cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, ngành Trung ương được hưởng mức 20.000đ/ngày.

c) Vận động viên đội tuyển trẻ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, ngành Trung ương mức 10.000đ/ngày.

d) Vận động viên đội tuyển năng khiếu tập trung cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, ngành Trung ương mức 7.000đ/ngày.

2.2- Những vận động viên được cơ quan, đơn vị trả lương trong thời gian tập trung tập luyện, thi đấu nhưng mức tiền lương thấp hơn mức tiền công tương ứng nêu trên thì được bù chênh lệch cho bằng mức tiền công như quy định tại điểm 2.1 mục I của Thông tư này (mức tiền lương ngày của vận động viên được hưởng lương được tính theo quy định tại khoản 1, điều 5 Nghị định số 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điểm của Bộ luật lao động về tiền lương).

Ví dụ: Vận động viên Nguyễn Văn C là công nhân thuộc doanh nghiệp Nhà nước, có mức lương 360.000đ/tháng, quy ra tiền lương ngày (360.000 đ : 26 ngày = 13.800đ/ngày) có quyết định triệu tập của Sở Thể dục Thể thao đến tập trung, tập luyện và thi đấu trong đội tuyển tỉnh, thì hàng ngày vận động viên đó được bù tiền công là: 20.000đ - 13.800 đ = 6.200 đ/ngày.

Khoản bù chênh lệch không được dùng để tính các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.

II- CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Đối tượng áp dụng:

Đối với vận động viên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Nghi định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ và Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ. Trong thời gian vận động viên tập trung, tập luyện, thi đấu nếu bị ốm đau, tai nạn hoặc chết được hưởng các quyền lợi sau:

1- Chế độ:

a) Được hưởng trợ cấp ốm đau bằng 75% tiền công hiện hưởng trong những ngày nghỉ ốm (hoặc thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số).

b) Nếu bị tai nạn thì được hưởng tiền trợ cấp bằng 100% tiền công hiện hưởng trong những ngày điều trị tại cơ sở y tế và không phải trả các khoản chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu cho đến khi điều trị thương tật ổn định. Sau khi điều trị ổn định được giới thiệu đi giám định y khoa, nếu mất khả năng lao động:

+ Từ 5% đến 30% được hưởng 12 tháng tiền lương tối thiểu áp dụng đối với công chức, viên chức hành chính do nhà nước quy định.

+ Từ 31% trở lên, thì cứ 1% tăng thêm dược cộng thêm 1/2 (nửa)
tháng tiền lương tối thiểu áp dụng đối với công chức, viên chức hành chính do Nhà nước quy định.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A là vân động viên đội tuyển quốc gia trong khi tập luyên để thi đấu bị tai nạn. Được sơ cứu, cấp cứu và điều trị tại cơ sở y tế trong thời gian 30 ngày. Sau khi điều trị ổn định được giới thiệu đi giám định y khoa, bị suy giảm 35% khả năng lao động. Vận động viên được hưởng trợ cấp như sau:

- Không phải trả tiền cho cơ sở y tế để sơ cứu, cấp cứu và viện phí trong những ngàyđiều trị.

- Được hưởng trợ cấp 100% tiền công hiện hưởng:

25.000đ/ngày x 30 ngày =750.000đ

- Trợ cấp 1 lần khi giảm khả năng lao động:

Suy giảm 30% đầu tính bằng 12 tháng lương tối thiểu áp dụng đối với công chức, viên chức hành chính do Nhà nước quy định.

144.000đ x 12 = 1.728.000đ

Từ 31% đến 35% thì tăng thêm 5%;

144.000đ x 1/2 x5 =360.000đ

Tổng cộng là: 1.728.000đ + 360.000đ = 2.088.000đ.

c) Trường hơp vận động viên chết thì:

- Thân nhân lo mai táng thì được nhận tiền mai táng phí bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu áp dụng đối với công chức, viên chức hành chính do nhà nước quy định.

- Thân nhân người chết được trợ cấp 1 lần bằng 5 tháng lương tối thiểu áp dụng đối với công chức, viên chức hành chính do Nhà nước quy định.

2- Đối với vận động viên trong đội tuyển các cấp là cán bộ, công chức, công nhân đang hưởng lương được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.

III. CHẾ ĐỘ KHI THÔI LÀM VẬN ĐỘNG VIÊN

1. Đối tượng áp dụng:

Vận động viên không hưởng lương, khi thôi làm vận động viên được trợ cấp như sau:

2. Chế độ trợ cấp 1 lần:

Khi thôi làm vận động viên được hưởng trợ cấp 1 lần, cứ mỗi năm làm vận động viên tập trung (tính cộng dồn) được hưởng 1 tháng (26 ngày/tháng) tiền công trước khi thôi việc, nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng tiền công (mức tiền công tháng trước khi thôi làm vận động viên để làm cơ sở tính trợ cấp được xác định bằng mức tiền công ngày gần nhất trước khi thôi làm vận động viên nhân (x) với 26 ngày).

Cách tính cộng dồn thời gian làm vận động viên (kể cả thời gian làm vận động viên cấp tỉnh, Bộ, ngành và cấp quốc gia), nếu có tháng lẻ thì cứ từ 3 tháng trở lên đến 6 tháng được tính 1/2 năm, từ 7 tháng trở lên được tính tròn 1 năm.

Ví dụ: Vận động viên Nguyễn Văn C không phải là cán bộ, công chức, công nhân, có thời gian được cơ quan có thẩm quyền triệu tập tập trung tập luyện thi đấu như sau: ở đội tuyển tỉnh 7 năm (mỗi năm được triệu tập 4 tháng; đội tuyển quốc gia 2 năm 3 tháng liên tục; và đội tuyển Bộ 1 năm 2 tháng liên tục. Khi thôi làm vận động viên được hưởng trợ cấp một lần).

- Thời gian được hưởng trợ cấp 1 lần:

4 x 7 tháng + 27 tháng + 14 tháng = 69 tháng.

(năm năm chín tháng) tính tròn 6 năm

- Được hưởng trợ cấp 6 tháng tiền công:

20.000 đ x 26 ngày x 6 tháng = 3.120.000 đ

(Ba triệu một trăm hai mươi ngàn đồng)

IV- CHẾ ĐỘ TIỀN THƯỞNG

1. Đối tượng áp dụng gồm: Vận động viên, huấn luyện viên lập thành tích các cuộc thi đấu quốc tế và vô địch quốc gia.

2. Mức thưởng:

2.1- Đối với vận động viên

2.1.1. Lập thành tích tại các cuộc thi đấu quốc tế

a) Vận động viên lập thành tích tại các cuộc thi đấu quốc tế được thưởng theo các mức sau:

Đ.V: 1000đ

TT

Thành tích

Tên cuộc thi

HCV

HCB

HCĐ

Phá kỷ lục các cuộc thi

1

Đại hội thể thao Đông Nam Á

(SEAGames); giải vô địch Đông Nam á từng môn

15.000

10.000

7.000

 

Được cộng thêm 5.000

2

Đại hội thể thao Châu Á (Asiad); giải vô địch Châu Á từng môn

25.000

20.000

15.000

 

3

Vô địch thế giới từng môn

30.000

25.000

20.000

 

Vận động viên lập thành tích tại các cuộc thi đấu của giải vô địch trẻ quốc tế (Đông Nam Á, Châu Á và thế giới) được thưởng bằng 50% mức thưởng tương ứng quy định tại tiết a điểm 2.1.1 mục 2 phần này.

2.1.2. Tại các cuộc thi đấu vô địch quốc gia:

a) Vận động viên lập thành thích tại các cuộc thi đấu vô địch quốc gia hoặc đại hội thể dục thể thao toàn quốc được thưởng như sau:

- Huy chương vàng: không quá 3 triệu đồng

- Huy chương bạc: không quá 2 triệu đồng

- Huy chương đồng: không quá 1 triệu đồng

Mức thưởng cụ thể cho từng huy chương sẽ do Uỷ ban Thể dục Thể thao quy định cho từng giải vô địch.

b) Vận động viên phá kỷ lục quốc gia của cuộc thi được thưởng 1 triệu đồng; vận động viên đạt huy chương, đồng thời phá kỷ lục quốc gia của cuộc thi ngoài mức tiền thưởng cho từng huy chương còn được thưởng thêm 1 triệu đồng.

c) Vận động viên lập thành tích tại các cuộc thi đấu vô địch giải trẻ quốc gia được thưởng bằng 50% mức thưởng tương ứng quy định tại tiết a, b điểm 2.1.2 mục 2 phần này.

2.2. Đối với huấn luyện viên:

Những huấn luyện viên trực tiếp đào tạo vận động viên (huấn luyện viên đội tuyển và huấn luyện viên cơ sở) lập thành tích trong các cuộc thi đấu được thưởng chung một mức thưởng như vận động viên. Tỷ lệ phân chia tiền thưởng giữa các huấn luyện viên được thực hiện theo nguyên tắc: huấn luyện viên đội tuyển được 60%, huấn luyện viên cơ sở được 40% mức thưởng theo Quyết định 49/1998/QĐ-TTg và giao cho Uỷ ban Thể dục Thể thao hướng dẫn thực hiện.

2.3. Đối với các môn thể thao tập thể (là những môn có từ 2 vận động viên trở lên thi đấu để giành 1 huy chương) số lượng vận động viên, huấn luyện viên được thưởng khi lập thành tích theo quy định của điều lệ giải. Mức thưởng chung bằng số lượng người được thưởng nhân với mức thưởng tương ứng.

2.4. Đối với các môn thể thao có nội dung thi đấu đồng đội (là những môn thi đấu mà thành tích đồng đội được tính bằng cách cộng điểm thành tích thi cá nhân thành điểm của đồng đội để giành 1 huy chương) số lượng vận động viên, huấn luyện viên được thưởng khi lập thành tích theo quy định của điều lệ giải nhân với 50% mức thưởng tương ứng.

V- CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Thủ tưởng các Bộ, cơ quan Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách theo đúng chế độ tài chính hiện hành.

Nguồn kinh phí chi trả các chế độ quy định tại Thông tư này được thực hiện như sau:

Năm 1998 Bộ Tài chính cấp phát kinh phí bổ sung ngoài dự toán đã giao cho Uỷ ban Thể dục Thể thao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Đối với các địa phương được phép sử dụng từ nguồn kinh phí giữ lại 10% chi ngân sách năm 1998 và dự phòng của ngân sách địa phương.

Từ năm 1999 nguồn kinh phí chi trả cho các chế độ quy định tại Thông tư này được bố trí trong dự toán ngân sách sự nghiệp thể dục thể thao hàng năm theo chế độ hiện hành của Nhà nước về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

VI- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực từ 01/10/1998. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ảnh về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=4121&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận