THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện giá bán điện tiêu dùng sinh hoạtđến hộ dân nông thôn
Thực hiện Văn bản số 1303/CP-KTTH ngày 03/11/1998 của Chính phủ quyđịnh giá bán điện tiêu dùng sinh hoạt đến hộ dân nông thôn, liên Bộ Ban Vật giáChính phủ và Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện giá bán điện tiêu dùng sinhhoạt đến hộ dân nông thôn như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
l.Giá bán điện tiêu dùng sinh hoạt đến hộ sử dụng điện ở nông thôn (sau đây gọitắt là hộ dân nông thôn) được đặt trong tổng thể việc điều chỉnh hệ thống giáđiện chung cả nước.
2.Giá bán điện hướng dẫn dưới đây áp dụng ở những nơi có lưới điện quốc gia.
3.Nhà nước khuyến khích đa dạng hóa các hình thức đầu tư quản lý bán điện từ côngtơ tổng đến hộ dân nông thôn theo Thông tư hướng dẫn này.
4.Tuyệt đối không được áp dụng hình thức khoán cho cai thầu tư nhân.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG GIÁ BÁN ĐIỆN TIÊU DÙNG SINH HOẠTĐẾN HỘ DÂN NÔNG THÔN
l.Giá bán điện tiêu dùng sinh hoạt đến hộ dân nông thôn áp dụng cho các mô hìnhquản lý điện nông thôn do Ủyban nhân dân tỉnh, thành phố chọn tùy theo đặc điểm, tình hình cụ thể của từngđịa phương, các mô hình đó là: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghìệp tư nhân, hợptác xã dịch vụ, Ban điện xã và Điện lực các tỉnh, thành phố thuộc Tổng Công tyĐiện lực Việt Nam (gọi tắt là tổ chức quản lý điện nông thôn).
2.Giá bán điện tiêu dùng sinh hoạt đến hộ dân nông thôn:
2.1.Giá trần bán điện tiêu dùng sinh hoạt đến hộ dân nông thôn tại xã, thôn được ápdụng thống nhất là: 700 đồng/kwh.
2.2.Đối với những nơi (thôn, xã) hiện có mức giá điện bán đến hộ dân nông thôn thấphơn mức giá trần 700 đồng kwh thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chủ trì phối hợp với ngành Điện tiếptục chỉ đạo các tổ chức quản lý điện nông thôn bán điện trục tiếp đến hộ dânnông thôn giữ như mức giá bán hiện hành, tuyệt đối không được điều chỉnh tănggiá bán.
2.3.Đối với những nơi giá điện bán đến hộ dân nông thôn hiện cao hơn mức giá trần700đồng/kwh thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốchỉ đạo các ngành Tài chính Vật giá, Công nghiệp và tổ chức quản lý điện nôngthôn phối hợp với Điện lực tỉnh, thành phố tìm biện pháp về kỹ thuật (cải tạonâng cấp lưới điện, thay thế công tơ không đủ tiêu chuẩn, cân pha,...) và tổchức quản lý (xóa bỏ cai thầu tư nhân: áp dụng mô hình quản lý phù hợp: banđiện xă, hợp tác xã, doanh nghiệp quản lý điện nông thôn,...) để giảm tổn thấtđiện năng, giảm chi phí vận hành bảo đảm thực hiện giá bán điện đến hộ dân nôngthôn bằng mức giá trần 700 đồng/kwh.
Trườnghợp cá biệt sau khi đã thực hiện các biện pháp nêu trên nhưng vẫn không bảo đảmđưa giá bán điện tiêu dùng sinh hoạt xuống ngang mức giá trần (700đ/kwh) thì tổchức quản lý điện phải báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định mức giá bán điện đến hộ dânnông thôn cho hợp lý. Các tổ chức quản lý điện có trách nhiệm thực hiện đúngmức giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốđã phê duyệt và có biện pháp phấn đấu sớm đưa mức giá bán điện cao hơn mức giátrần về mức giá trần.
2.4.Những nơi chưa có lưới điện, nay được Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đầu tưtheo quy chế của Chính phủ, đưa điện về thôn, xã và do Điện lực tỉnh, thành phốthuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ký hợp đồng mua bán điện trực tiếp với hộdân nông thôn thì áp dụng giá bán điện sinh hoạt đến hộ dân nông thôn là 700đồng/kwh.
Mứcgiá này cũng áp dụng đối với các tổ chức quản lý điện nông thôn (ngoài Điện lựctỉnh, thành phố thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam) tham gia đầu tư pháttriển mới lưới điện nông thôn.
Trườnghợp cá biệt phải bán với giá cao hơn mức giá trần thì thực hiện theo quy định ởtiết 2.3 điểm 2 mục IInêu trên.
2.5.Đối với những nơi hộ dân nông thôn đã ký hợp đồng mua bán điện trực tiếp vớingành điện theo biểu giá quy định của Nhà nước trước khi có Văn bản số130S/CP-KTTH ngày 03/11/1998 của Chính phủ thì vẫn thực hiện theo mức giá đangbán.
3.Giá bán điện phục vụ cho các mục đích hoạt động khác:
Cáctổ chức quản lý điện nông thôn (kể cả Điện lực tỉnh và thành phố thuộc TổngCông ty Điện lực Việt Nam) bán điện phục vụ mục đích hoạt động khác như sảnxuất, xay xát, chế biến lương thực, kinh doanh dịch vụ, v.v... áp dụng giá bántheo 3 trường hợp sau:
Đốivới lưới điện do Điện lực tỉnh, thành phố thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Namquản lý bán điện phục vụ các mục đích khác nêu trên theo mức giá quy định tại biểugiá của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Đốivới lưới điện do tổ chức quản lý điện nông thôn bán điện phục vụ sinh hoạt(ngoài Tổng Công ty Điện lực Việt Nam) đến hộ dân nông thôn với mức giá thấphơn hoặc bằng 700 đồng/kwh thì cũng áp dụng giá bán điện cho các mục đích kháctheo mức giá quy định tại biểu giá của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Đốivới lưới điện do tổ chức quản lý điện nông thôn bán điện phục vụ sinh hoạt đếnhộ dân nông thôn cao hơn mức giá 700 đồng/kwh thì các tổ chức quản lý điện phảibáo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốquy định mức giá bán điện phục vụ các mục đích khác như sản xuất, xay xát, chếbiến lương thực, kinh doanh theo nguyên tắc từng bước thực hiện được mức giáquy định của Nhà nước trong từng thời kỳ. Các tổ chức quản lý điện có tráchnhiệm thực hiện đúng mức giá của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đã phê duyệt.
4.Hệ sử dụng điện khi dùng cho nhiều mục đích khác nhau, cần có công tơ đo đếmđiện riêng cho từng mục đích để áp dụng mức giá cho hợp lý Trường hợp chưa táchđược công tơ đo đếm điện riêng thì hai bên mua và bán điện căn cứ vào công suấtvà thời gian sử dụng của phụ tải để thỏa thuận tỷ lệ áp giá bán điện cho hợplý.
III. CƠ CẤU VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ ĐIỆN BÁN ĐẾN HỘ DÂN NÔNG THÔN
1.Cơ cấu giá bán điện và phương pháp tính giá bán điện đến hộ dân nông thôn baogồm các khoản mục sau:
1.1.Giá mua điện theo mức giá bán buôn ở công tơ tổng đặt tại trạm biến áp củathôn, xã do Nhà nước quy định. Đối với một số thôn, xã không có trạm biến ápphải mua nhờ qua cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị bộ đội để phục vụ tiêu dùng sinhhoạt của hộ dân nông thôn thì lương điện này được mua theo giá bán buôn tạicông tơ tổng đặt ở máy biến áp theo giá quy định của Nhà nước trong từngthời kỳ.
1.2.Chi phí tổn thất điện năng từ công tơ tổng đặt tại trạm biến áp thôn, xã đến hộdân nông thôn.
Hiệnnay chi phí này đang chiếm tỷ trọng lớn.
Cáctổ chức quản lý điện nông thôn cần quản lý chặt chẽ, thực hiện các biện phápgiảm tổn thất điện năng: hộ sử dụng điện phải có công tơ đo đếm điện chính xácdo cơ quan chuyên môn kiểm định, kẹp chì, niêm phong và phù hợp với phụ tải sửdụng điện. Tăng cường củng cố lưới điện, thường xuyên phát quang hành lang lướiđiện, bảo đảm chất lượng và an toàn. Không tính vào chi phí tổn thất điện nănglượng điện phục vụ công cộng và các muc đích khác tại thôn, xã mà không thutiền điện (ánh sáng công cộng, trạm xá trường học, Ủy ban nhân dân xã, v.v...).
Xửlý nghiêm các trường hợp vi phạm nội quy, quy định trong sử dụng điện. Tuyệtđối không được dùng hình thức khoán sử dụng điện.
1.3.Chi phí tiền công cho nhân viên quản lý điện xã, thôn:
Căncứ vào mức thu nhập trong thôn, xã và kết quả quản lý, vận hành lưới điện củacác tổ chức quản lý điện để xác định tiền công và mức thu nhập của nhân viênquản lý điện cho hợp lý.
1.4.Chi phí khấu hao trạm và đường dây: Hệ thống lưới điện ở nông thôn đượchình thành từ nhiều nguồn vốn (Ngân sách Trung ương, địa phương, hợp tác xã,vốn vay hoặc do nhân dân đóng góp). Vì vậy, việc tính khấu hao cần hợp lý nhằm bảo đảm giá bán điện khôngđược vượt mức giá trần 700đồng/kwh. Trường hợp phải hoàn trả vốn vay dẫn đếngiá bán điện cao hơn mức giá trần thì phải được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt và thông báocông khai đến hộ sử dụng điện.
1.5.Chi phí sửa chữa:
Chiphí sửa chữa thường xuyên (sửa chữa nhỏ) dựa vào yêu cầu thực tế để tính chohợp lý.
Chiphí sửa chữa lớn (đại tu lưới điện) được tính vào giá điện nhưng không được vượtmức giá trần (700đồng/kwh) bán đến hộ dân nông thôn.
Nếuvượt mức giá trần thì tổ chức quản lý điện nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốđể huy động các nguồn vốn: khấu hao cơ bản (nếu có), vốn ngân sách địa phươnghoặc huy động đóng góp của hộ sử dụng điện.
1.6.Chi phí quản lý: là chi phí mua văn phòng phẩm, dụng cụ và chi phí cần thiếtkhác phục vụ quá trình vận hành mua bán điện.
1.7.Trường hợp tài sản lưới điện được hình thành từ vốn vay thì tính chi phí trảlãi vay vào giá bán điện.
2.Việc tính thuế giá trị gia tăng đối với các mức giá điện bán đến hộ dân nôngthôn của các tổ chức quản lý điện nông thôn thực hiện theo quy định riêng củaChính phủ.
IV. TỔ CHỨC QUẢN LÝ BÁN ĐIỆN ĐẾN HỘ DÂN NÔNG THÔN
1. Các tổ chức quản lý điện nôngthôn (kể cả Điện lực tỉnh, thành phố thực hiện việc tổ chức quản lý và bán điệntrực tiếp đến hộ dân nông thôn theo mức giá tại điểm 2,3 mục II nêu trên.
2.Các tổ chức quản lý điện nông thôn phải xây dựng phương án gìá trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt và thông báo công khai đếnhộ sử dụng điện biết và thực hiện.
3.Các tổ chức quản lý điện nông thôn phải thực hiện thống kê và hạch toán rõràng, công khai theo đúng chế độ thống kê, kế toán của Nhà nước.
V. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN
l.Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
1.1.Căn cứ vào đặc điểm, tình hình cụ thể tại địa phương để chọn các mô hình quảnlý và bán điện đến hộ dân nông thôn (ngoài Điện lực tỉnh, thành phố thuộc TổngCông ty Điện lực Việt Nam).
Cácmô hình quản lý điện nông thôn được thành lập theo nguyên tắc bảo đảm hoạt độngcó hiệu quả, an toàn, chất lượng và đặc biệt chú trọng tới mức giá bán điện đếnhộ dân nông thôn.
1.2.Chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan thuộc tỉnh, thành phố phối hợp vớiĐiện lực tỉnh, thành phố thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam trong việc đàotạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên quản lý, vận hành lưới điệnnông thôn.
1.3.Giao trách nhiệm cho các cấp chính quyền địa phương (huyện, xã) phối hợp với tổchức quản lý điện nông thôn, Điện lực các tỉnh, thành phố trong việc bảo vệ tàisản chống trộm cắp điện và phát quang hành lang lưới điện.
1.4.Chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương như: Sở Công nghiệp, Sở Tài chínhVật giá, Thanh tra Nhà nước địa phương thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanhtra việc tổ chức bán điện đến hộ dân nông thôn, đặc biệt là việc chống tổn thấtđiện năng và mức giá bán điện.
2.Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
2.1.Chỉ đạo Điện lực các tỉnh, thành phố quản lý, vận hành và bán điện đến hộ dânnông thôn theo mức giá tại điểm 2,3 mục II của Thông tư hướng dẫn này đối với lưới điện do Điện lực tỉnh,thành phố thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam quản lý.
2.2.Chỉ đạo các Công ty Điện lực phối hợp với (Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtriển khai thực hiện Thông tư này).
2.3.Có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức quản lý điện nông thôn trong việcđào tạo nhân viên vận hành, quản lý lưới điện và tổ chức bán điện đến hộ dânnông thôn. Chi phí này được hạch toán vào chi phí đào tạo của Tổng Công ty Điệnlực Việt Nam.
2.4.Hướng dẫn tổ chức quản lý điện nông thôn xây dựng nội quy quản lý và quy trìnhvận hành, sửa chữa lưới điện bảo đảm an toàn và hiệu quả.
2.5.Các Công ty điện lực và Điện lực tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với cáccơ quan chức năng của tỉnh, thành phố trong việc kiểm tra tình hình quảnlý, vận hành lưới điện nông thôn, quản lý bán điện và giá bán điện đến hộ dânnông thôn.
VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ Thông tưliên Bộ số 18/TT-LB ngày 03 tháng 8 năm 1992 của Bộ Năng lượng (nay là Bộ Côngnghiệp) - Ủy ban Vật giá Nhà nước (nay làBan Vật giá Chính phủ).
2.Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và các tổ chức quản lý, vận hành lướiđiện ở nông thôn chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3.Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Công nghiệp chỉ đạo và giám sát, kiểm tra, thanh traviệc thực hiện Thông tư này và tiếp tục theo dõi, tổng kết để bổ sung điềuchỉnh cho phù hợp.
Trongquá trình thực hiện có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Ban Vật giá Chính phủ vàBộ Công nghiệp để kịp thời xử lý./.