THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện nội dung thi tuyển công
chức vào ngạch giáo viên dạy ở giáo dục mầm non, giáodục phổ thông
Thi hành Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 củaChính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (sau đây gọi tắt là Nghịđịnh số 95/1998/ NĐ- CP); Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Tổ chức - Cán bộChính phủ hướng dẫn thực hiện như sau:
I. NỘIDUNG THI TUYỂN:
Nhữngngười tham gia thi tuyển(gọi tắt là thísinh) vào ngạch giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơsở, giáo viên trung học phổ thông phải dự 2 phần thi bắt buộc:
Phầnthi viết
Phầnthi vấn đáp
1. Phần thi viết:
Nộidung phần thi viết tập trung những kiến thức về:
1.1.Những vấn đề về mục tiêu, tính chất và nguyên lý, yêu cầu về nội dung, phươngpháp giáo dục; mục tiêu, yêu cầu về nội dung và phương pháp, cơ sở giáo dục mầmnon; mục tiêu, yêu cầu về nội dung và phương pháp, sách giáo khoa, văn bằnggiáo dục phổ thông.
1.2.Đường lối, quan điểm hiện hành của Đảng và Nhà nước về giáo dục mầm non, giáodục phổ thông.
1.3.Hệ thống giáo dục quốc dân; văn bằng và chứng chỉ; hệ thống tổ chức bộ máy,nhiệm vụ và quyền hạn của Nhà trường mầm non, phổ thông.
1.4.Vị trí, vai trò của giáo dục; quản lý Nhà nước về giáo dục; nhiệm vụ và quyềnhạn của nhà giáo; đào tạo và bồi dưỡng, chính sách đối với nhà giáo.
1.5.Tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch giáo viên.
1.6.Các Quy chế; Điều lệ; Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đối với giáodục mầm non, giáo dục phổ thông về cho điểm, đánh giá, xếp loại học sinh, chếđộ công tác, định mức lao động của giáo viên, tổ chức và hoạt động của nhà trường;công tác thi cử; chương trình và kế hoạch giảng dạy mà công chức sẽ đảm nhận.
1.7.Những vấn đề về tuyển dụng, sử dụng công chức trong Pháp lệnh cán bộ, công chứcvà các văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung này; nghĩa vụ, quyền lợi của cánbộ, công chức; những việc cán bộ, công chức không được làm.
2. Phần thi vấn đáp:
Phầnthi vấn đáp nhằm mục đích phát hiện năng khiếu về giảng dạy, cách ứng xử, cáchgiải quyết tình huống trong giảng dạy, trong công tác giáo dục học sinh. Phầnthi vấn đáp gồm có:
2.1.Thí sinh tự chọn và trình bày tóm tắt các bước lên lớp và những yêu cầu kiếnthức cơ bản của 1 tiết dạy cụ thể sẽ đảm nhận sau này.
2.2.Sau khi trình bày, thí sinh phải trả lời những câu hỏi của giám khảo về nhữngvấn đề sau đây:
a.Chức trách, nhiệm vụ cụ thể của ngạch giáo viên mà thí sinh dự tuyển.
b.Nguyện vọng và hướng phấn đấu.
c.Nêu các phương án xử lý tình huống xảy ra trong công tác giảng dạy, chủ nhiệmlớp, giáo dục học sinh do các giám khảo đặt ra.
d.Những vấn đề xã hội, đời sống, thực tiễn giáo dục của địa phương.
II. DANH MỤC TÀI LIỆU PHUC VỤ NỘI DUNG THI TUYỂN:
1.Nghị quyết của Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việtnam khoá VIII.
2.Luật giáo dục (Luật số 11/1998/QH10) ngày 2 tháng 12 năm 1998.
3.Pháp lệnh cán bộ, công chức số 01/1998/PL-UBTVQH 10 ngày 26 tháng 2 năm 1998.
4.Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụngvà quản lý công chức.
5.Thông tư số 04/1999/TT-TCCP ngày 20/3/1999 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướngdẫn thực hiện Nghị định 95/1998/NĐ-CP.
6.Tiêu chuẩn ngạch giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơsở, giáo viên trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 202/TCCP-VCngày 08 tháng 6 năm 1994 của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủvề việc ban hành tiêu chuẩn chung các ngạch công chức chuyên ngành giáo dục vàđào tạo.
7.Quyết định số 243/CP ngày 28/6/1979 của Hội đồng chính phủ về tổ chức bộ máy,biên chế của các trường phổ thông.
8.Thông tư số 48TT/GD ngày 29/11/1979 của Bộ Giáo dục hướng dẫn thi hành Quyếtđịnh 243/CP.
9.Thông tư số 49TT/GD ngày 29 tháng 11 năm 1979 của Bộ Giáo dục quy định chế độcông tác của giáo viên phổ thông.
10.Thông tư Liên ngành số 23/TTLN ngày 15/01/1995 của Ban Tổ chức - Cán bộ chínhphủ, Bộ Tài chính, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướngdẫn chế độ công tác và phụ cấp trách nhiệm đối với giáo viên làm Tổng Phụtrách.
11.Quyết định số 304/CP ngày 29/8/1979 của Hội đồng Chính phủ về tổ chức bộ máy,biên chế nhà trẻ thuộc khu vực Nhà nước.
12.Thông tư số 3-CB/UB ngày 7/3/1980 của Uỷ ban Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em Trung ươnghướng dẫn thực hiện Quyết định 304/CP.
13.Nghị định số 17/HĐBT ngày 30/1/1984 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máybiên chế trường Mẫu giáo.
14.Điều lệ trường Mầm non, Điều lệ trường Tiểu học, Điều lệ trường Trung học cơ sởvà trường Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
15.Các quy định hiện hành về đánh giá, xếp loại học sinh mầm non, phổ thông (chođiểm, xếp loại văn hoá, xếp loại đạo đức) của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
III. TỔCHỨC THỰC HIỆN:
1.Công tác tổ chứchoạt động của Hội đồng thi, tổ chức thituyển, điều kiện để được dự thi, quyđịnh về ưu tiên trong thi tuyển, hồ sơ xin dự thi vào ngạch giáo viên dạy ởgiáo dục mầm non, giáo dục phổ thông thực hiện theo Quy chế thi tuyển công chứcban hành kèm theo Quyết định số 466/1998/QĐ-TCCP-BCTL ngày 05 tháng 09 năm 1998của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Thông tư số04/1999/TT-TCCP ngày 20 tháng 3 năm 1999 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướngdẫn thực hiện Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của chính phủ.
2.Để phù hợp với đặc thù của ngành giáo dục và đào tạo là hàng năm có số lượngthí sinh dự thi tuyển công chức lớn, năm học mới được bắt đầu từ đầu tháng 9 vàđòi hỏi phải có đủ giáo viên đứng lớp, học sinh, sinh viên các trường sư phạmthường thi tốt nghiệp và ra trường vào tháng 6 hàng năm, Liên Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn việc tổ chức thi tuyển vàthành phần của các Ban coi thi, Ban chấm thi thực hiện như sau:
2.1.Về thời gian tổ chức thi tuyển:
Cácđịa phương cần tổ chức thi tuyển công chức tại trường Sư phạm do tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương trực tiếp quản lý trước khi học sinh, sinh viên ra trường.
2.2.Về thành phần các Ban coi thi, Ban chấm thi:
Căncứ vào số lượng thí sinh dự thi vào ngạch giáo viên giảng dạy ở giáo dục mầmnon, giáo dục phổ thông, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập các Ban coithi, Ban chấm thi và cử số thành viên tham gia các Ban cho phù hợp. Thành phầncụ thể như sau:
a.Ban coi thi, Ban chấm thi tuyển giáo viên mầm non do Phó Giám đốc Sở Giáo dụcvà Đào tạo phụ trách mầm non làm Trưởng Ban. Thành viên của Ban bao gồm một sốUỷ viên Hội đồng thi tuyển; các thành viên còn lại chủ yếu là giáo viên mầm nondạy giỏi, giáo viên trường Sư phạm, cán bộ quản lý và chỉ đạo của Phòng Mầm nonSở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, quận, thị xã, thànhphố trực thuộc tỉnh.
b.Ban coi thi, Ban chấm thi tuyển giáo viên tiểu học do Phó Giám đốc Sở Giáo dụcvà Đào tạo phụ trách bậc học làm Trưởng Ban. Thành viên của ban bao gồm một số Uỷ viên Hội đồng thi tuyển, cácthành viên còn lại chủ yếu là giáo viên cao cấp THCS, giáo viên dạy giỏi bậctiểu học, chuyên viên Phòng Tiểu học, Phòng Giáo dục và Đào tạo, giáo viên trườngsư phạm.
c.Ban coi thi, Ban chấm thi tuyển giáo viên THCS, THPT do Phó Giám đốc Sở Giáodục và Đào tạo phụ trách bậc học làm Trưởng Ban. Thành viên của Ban bao gồm mộtsố Uỷ viên Hội đồng thi tuyển, các thành viên còn lại chủ yếu là giáo viên caocấp THCS, giáo viên cao cấp THPT, giáo viên trường Cao đẳng Sư phạm, trường Cánbộ Quản lý giáo dục tỉnh, chuyên viên thuộc Phòng THPT Sở Giáo dục và Đào tạo.
3.Danh mục tài liệu phục vụ thi tuyển quy định tại mục II trong Thông tư có thểthay đổi tuỳ theo từng năm học để phù hợp với tình hình thực tiễn và sát vớicác nội dung thi tuyển quy định tại mục I của Thông tư này.Hàng năm, Bộ Giáodục và Đào tạo sẽ có công văn hướng dẫn cụ thể việc sử dụng các tài liệu này đểcác địa phương thực hiện.
4.Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế công văn 5371/TCCBngày 02 tháng 07 năm 1997 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nội dungvà hình thức thi tuyển giáo viên phổ thông theo Thông báo 50/TB ngày 17 tháng 5năm 1997 của Văn phòng Chính phủ.
5.Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, các địa phương phản ánh về BộGiáo dục và Đào tạo, Ban Tổ chức - Cán bộ chính phủ để nghiên cứu giải quyết./.