THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn việc tổ chức phối hợp trong công tác đấutranh
chống vận chuyển hàng lậu trên các tuyến đường sắt
Thựchiện Chỉ thị số 853/1997/CT-TTg ngày 11/l0/1997 của Thủ tướng Chính phủ về đấutranh chống buôn lậu và Công văn số 4104/VPCP ngày 12/10/1998 của Bộ trưởng Chủnhiệm Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 853/1997/CT-TTg.
LiênBộ Thương mại -Giao thông vận tải-Công an-Tổng cục Hải quan hướng dẫn một sốđiểm về tổ chức, phối hợp trong công tác đấu tranh chống vận chuyển hàng lậutrên các tuyến đường sắt như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
l.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các ngành chức năng và Ủyban nhân dân cáccấp, nơi có tuyến đường sắt chạy qua có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiệnchống buôn lậu, gian lận thương mại, chống vận chuyển hàng lậu trên các tuyến đờngsắt theo chức năng, quyền hạn đã được pháp luật quy định.
2.Hàng hóa vận chuyển trên các tuyến đường sắt (bao gồm hàng hóa ở trên tầu, sânga, nhà ga, trong kho ga, bãi hàng của ga) mà đường sắt đã nhận chuyên chở đềuphải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo hàng hóa theo quy định của phápluật.
3.Ngành Đường sắt có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện cho các lực lượngcó chức năng chống buôn lậu, chống gian lận thương mại thực hiện nhiệm vụ.
4.Việc tổ chức, phối hợp các lực lượng: Công an, Quản lý thị trường, Hải quan,Kiểm lâm, Thuế với ngành Đường sắt trên các tuyến đường sắt nhằm chống buôn lậuvà giah lận thương mại không được làm ảnh hưởng đến hành khách đi tầu, người cóhàng hợp pháp và ảnh hưởng đến hoạt động của ngành Đường sắt và phải đảm bảo anninh trật tự trên tầu, dưới ga và các khu vực đường sắt quản lý, góp phần chốnglậu vé, lậu cước; ngoài lực lượng eác ngành chức năng nói trên không một cơquan, tổ chức nào được tự động kiểm tra.
5.Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động chống buôn lậu và gian lậnthương mại trên các tuyến đường sắt được khen thưởng theo quy định của phápluật.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VỀ TỔ CHỨC, PHỐI HỢP CHỐNG VẬN CHUYỂN HÀNGLẬU TRÊN ĐƯỜNG SẮT
A. PHÂNCÔNG ĐỊA BÀN
1.Hải quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ hoặc chủ trì phối hợp với Công an, Quản lýthị trường và ngành Đường sắt thực hiện kiểm tra, kiểm soát hàng lậu tại khuvực nhà ga liên vận Quốc tế ở biên giới và cửa khẩu ga liên vận ở nội địa hoặccác địa điểm thông quan hàng hóa theo quy định của Hải quan.
2.Quản lý thị trường chủ trì và phối hợp với Công an, Hải quan và ngành Đường sắtthực hiện kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trên các tuyến đường sắt bao gồm: sânga, nhà ga, bãi hàng, nhà kho, trên các chuyến tầu.
Cáclực lượng kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu nói trên khi phát hiện hàng hóatrên các tuyến đường sắt có dấu hiệu nghi vấn là hàng lậu phải chủ động kiểmtra, áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm, đồng thời thông báo cho lực lợngcó trách nhiệm phối hợp với mình thực hiện nhiệm vụ theo quy định và phải chịutrách nhiệm về việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát.
3.Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngnơi có nhà ga và đường sắt chạy qua chịu trách nhiệm chỉ đạo lực lượng có chứcnăng phối hợp thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo quyđịnh của pháp luật.
4.Ngành Đường sắt chỉ đạo các ga tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng phốihợp thực hiện chống buôn lậu, gian lận thướng mại làm việc trên các tuyến đườngsắt.
B. MỘTSỐ QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT ĐỂ XÁC ĐỊNH HÀNG LẬUVẬN CHUYỂNTRÊN CÁCTUYẾN ĐƯỜNG SẮT
1.Kiểm tra chứng từ hàng hóa vận chuyển:
1.1.Đối với hàng hóa vận chuyển tại khu vực nhà ga liên vận Quốc tế ở biên giới.
a)Trường hợp hàng hóa nhập khẩu chính ngạch theo hợp đồng thương mại phải đủ cácchứng từ theo quy định tại phần II, mục B, điểm 2 Thông tư số 73/TC-TCT ngày20/10/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóalưu thông trên thị trường.
b)Trường hợp hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch không có hợp đồng thương mại, phải đủcác chứng từ theo quy định tại phần II, mục B, điểm l của Thông tư số 73/TC-TCTngày 20/10/1997 của Bộ Tài chính. Đối với hàng hóa nhập khẩu mua ở chợ biêngiới phải có đủ chứng từ quy định tại điểm 4 Thông tư số 17/1999/TT-BTC ngày05/2/1999 của Bộ Tài chính.
c)Trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng, hành lý của người nhập cảnh vào ViệtNam bằng đường sắt phải có đủ chứng từ theo quy định tại phần II, mục B, điểm 4và 5 của Thông tư số 73/TC-TCT ngày 20/10/1997 của Bộ Tài chính.
1.2.Đối với hàng hóa vận chuyển trên các tuyến đường sắt trong nội địa.
Hànghóa lưu thông tại khu vực nhà ga bao gồm: Hàng hóa đang vận chuyển trên tầu,trên sân ga, trong kho và ở bãi hàng của ga phải có đủ hóa đơn, chứng từ hợppháp kèm theo quy định của Thông tư số 73/TC-TCT ngày 20/10/1997 và Thông tư số17/1999/TT-BTC ngày 05/2/1999 của Bộ Tài chính.
2.Việc kiểm tra hàng hóa:
2.1.Đối với hàng hóa có ký hợp đồng vận chuyển bằng đường sắt: Việc kiểm tra ngănchặn đối với hàng hóa này chỉ được thực hiện tại ga xếp hoặc ga dỡ hàng.
2.2.Đối với hàng hóa không có hợp đồng vận chuyển bằng đường sắt: Việc kiểm tra,kiểm soát được thực hiện trên bất kỳ tầu nào và các ga có quy định đỗ tầu đểtác nghiệp đối với tầu đó.
2.3.Trường hợp phát hiện hàng lậu trên tầu đang chạy nếu cần phải dừng tầu, cắt toađể kiểm tra, ngăn chặn thì cơ quan có chức năng chống buôn lậu, chống gian lậnthương mại phải có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền như: cơ quanQuản lý thị trường, Công an, Hải quan cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngvề dừng tầu, cắt toa để phối hợp với Trưởng ga, Trưởng tầu thực hiện; khi nhậnđược văn bản yêu cầu dừng tầu, cắt toa để kiểm tra hàng hóa vi phạm thì Trởng ga, Trưởng tầucó trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền của đường sắt để cho phép dừngtầu, cắt toa để kiểm tra.
Cơquan xin dừng tầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình nếukhông có vi phạm phải đền bù mọi chi phí phát sinh (nếu có) cho ngành Đườngsắt.
C. XỦ LÝ VI PHẠM
1.Mọi hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng nhập lậu,trốn thuế trên các tuyến đường sắt đều bị xử lý theo quy định pháp luật hiệnhành.
2.Các lực lượng có chức năng chống vận chuyển hàng lậu trên các tuyến đường sắtchỉ được kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo đúng thẩm quyền và thủ tục vềxử phạt hành chính theo quy định hiện hành. Các trường hợp vi phạm nghiêm trọngđến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì chuyển hồ sơ, tang vật sang cơ quanchức năng để giải quyết.
3.Mọi hành vi sách nhiễu hoặc gây trở ngại cho công tác chống buôn lậu và gianlận thương mại đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt, gây ách tắc giaothông đường sắt đều bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể tư ngày ký ban hành.
2.Các Bộ Thương mại, Công an, Giao thông vận tải, Tổng cục Hải quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đường sắt chạy quacó trách nhiệm căn cứ Thông tư này, có văn bản hướng dẫn và chỉ đạo lực lượngchống buôn lậu, gian lận thương mại trên các tuyến đường sắt thực hiện.
3.Các lực lượng chống buôn lậu, chống gian lận thương mại cần phối hợp để kiểmtra, kiểm soát hàng hóa vận chuyển trên tầu, ở các ga liên vận quốc tế ở biêngiới, các ga trọng điểm trong nội địa và một số khu vực có nhiều hàng lậu dọctheo tuyến đường sắt.
4.Quá trình thực hiện Thông tư này có vướng mắc báo cáo về liên Bộ để nghiên cứuhướng dẫn./.