THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/1999/NĐ-CP ngày15/4/1999 của Chính phủ về chế độ đối với quân nhân,
cán bộ đi chiếntrường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trựctiếp nuôi dưỡng và
quân nhân, cánbộ được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954
Thihành Nghị định số 23/1999/NĐ-CP ngày 15/4/1999 của Chính phủ về chế độ đối vớiquân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước khôngcó thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử ở lạimiền Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Quốcphòng tại công văn số 1546/QP ngày 03 tháng 6 năm 1999, Bộ Công an tại công vănsố 645/BCA(X13) ngày 05 tháng 6 năm 1999, Bộ Tư pháp tại công văn số1055TP/PLHS- HC ngày 08 tháng 6 năm 1999, Ban Tổ chức Trung ương tại công vănsố 495CV/ TCTW ngày 31 tháng 5 năm 1999; Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội - Bộ Tài Chính - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện nhưsau:
I. ĐỐI TƯỢNG
1. Đối tượng áp dụng:
a.Quân nhân, cán bộ của cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, cácđoàn thể chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách Nhà nước khi đi chiến trườngmiền Nam (B), chiến trường Lào (C), chiến trường Campuchia (K) trong thời kỳchống Mỹ cứu nước không có thân nhân (bố đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con đẻ, connuôi hợp pháp) phải trực tiếp nuôi dỡng ở miền Bắc, bao gồm:
Sỹquan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng;
Sỹquan, hạ sỹ quan hưởng lương, công nhân viên thuộc lực lượng Công an Nhân dân;
Cánbộ, công nhân, viên chức các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Namvà các đoàn thể chính trị - xã hội;
Cánbộ, công nhân viên chức thuộc các doanh nghiệp nhà nước;
b.Cán bộ, sỹ quan đi xây dựng đường dây 559 trên địa bàn chiến trường B, C, K trướckhi ban hành Nghị định 25/CP ngày 05/7/1960 của Hội đồng Chính phủ quy định chếđộ tiền lương khu vực hành chính, sự nghiệp; Nghị định 24/CP ngày 01/7/1960 củaHội đồng Chính phủ quy định chế độ tiền lương khu vực sản xuất, kinh doanh.
c.Quân nhân, cán bộ thoát ly được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động cách mạng sauHiệp định Giơnevơ 1954 (thời điểm cử ở lại từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 5 năm1955 theo quy định tại chỉ thị số 87CT/TW ngày 31/8/1954 của Ban bí thư), gồm:
Nhữngngười được các tổ chức Đảng, Chính quyền từ cấp huyện trở lên cử ở lại;
Nhữngngười được đơn vị Quân đội nhân dân từ cấp tiểu đoàn hoặc cấp huyện đội (đốivới lực lượng vũ trang ở địa phương) trở lên cử ở lại;
Nhữngngười được đơn vị, cơ quan Công an nhân dân từ cấp tiểu đoàn hoặc cấp huyện trởlên cử ở lại;
Quânnhân, cán bộ đã thoát ly thuộc diện đi tập kết sau Hiệp định Giơnevơ 1954 nhưngdo điều kiện khách quan không đi được, ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động theosự quản lý, phân công của tổ chức Đảng, từ cấp huyện trở lên.
d.Quân nhân, cán bộ được Đảng cử đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia sauHiệp định Giơnevơ 1954 (thời điểm cử đi từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 5 năm1955).
Cácđối tượng nêu trên nếu đã từ trần hoặc hy sinh thì cũng thuộc đối tượng ápdụng.
2. Đối tượng không được áp dụng.
Cácđối tượng quy định tại điểm 1 nêu trên, nếu đào ngũ hoặc theo địch thì khôngthuộc đối tương áp dụng.
II. CHẾ ĐỘ ĐƯỢC HƯỞNG
1. Cách tính thời gian hưởng chế độ:
a)Nguyên tắc tính:
Việctính thời gian chiến đấu, công tác, tại chiến trường để hưởng chế độ được tínhtrong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến 30/4/1975;
Đốitượng có thời gian chiến đấu, công tác, tại các chiến trường B, C, K, thì đượctính cộng dồn thời gian công tác, chiến đấu ở từng chiến trường để hưởng chếđộ;
Đốitượng có thời gian chiến đấu, công tác, không liên tục tại chiến trường thì khitính thời gian để hưởng chế độ phải loại trừ thời gian gián đoạn này.
b)Công thức tính:
Thờigian được tính để hưởng chế độ xác định theo công thức sau:
Tổng số tháng được tính để hưởng chế độ được tính để hưởng chế độ Tổng số năm =..................................................................................................................... 12 |
Khitính thời gian theo công thức trên nếu có tháng lẻ thì từ 6 tháng trở lên đượctính là 1 năm, dưới 6 tháng tính là nửa năm.
c)Cách tính:
Đốivới quân nhân, cán bộ chiến đấu, công tác liên tục ở chiến trường cho đến30/4/1975 thì thời gian được tính từ khi đi chiến trường cho đến 30/4/1975;
Vídụ 1: Ông A là sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đi chiến đấu ở chiến trườngB liên tục từ tháng 1/1960 đến tháng 4/1975, thì thời gian ở chiến trường đượctính để hưởng chế độ một lần là 15 năm 4 tháng (184 tháng: 12), tính là 15,5năm.
Vídụ 2: Ông E là cán bộ công tác tại chiến trường B từ tháng 5/1968 đến tháng10/1971 chuyển sang chiến trường C, đến tháng 8/1974 chuyển sang chiến trường Kvà công tác tại đó đến tháng 10/1976 thì thời gian ở chiến trừờng được tínhbằng tổng thời gian ở từng chiến trường cho đến 30/4/1975 là 7 năm (3 năm 6tháng ở chiến trường B + 2 năm 10 tháng ở chiến trường C + 8 tháng ở chiến trườngK).
Đốivới quân nhân, cán bộ chiến đấu, công tác liên tục ở chiến trường nhưng ra miềnBắc trước 30/4/1975 thì thời gian được tính từ khi đi chiến trường cho đến ngàyra đến miền Bắc.
Vídụ: Ông C là quân nhân chuyên nghiệp đi chiến đấu liên tục ở chiến trường B, từtháng 11/1963 đến tháng 5/1970 sau đó rời chiến trường và đến tháng 10/1970 rađến miền Bắc thì thời gian ở chiến trường được tính đến tháng 10/1970 là 7 năm(84 tháng: 12).
Đốivới quân nhân, cán bộ đi xây dựng đường dây 559 trên địa bàn chiến trường B, C,K trước khi có chế độ tiền lương năm 1960 thì thời gian ở chiến trường đượctính kể từ khi đi xây dựng đường dây 559. Cách tính thời gian tương tự các đốitượng nói trên.
Vídụ: Ông F là sỹ quan tham gia xây dựng đường dây 559 trên địa bàn chiến trưòngB từ tháng 5/1959 đến tháng 7/1960, thì thời gian ở chiến trường tính để hưởngchế độ là 1 năm 3 tháng, tính là 1,5 năm.
Đốivới những người đã thoát ly được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động, cử đi làmnhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 thì cáchtính thời gian tương tự các đối tượng nói trên.
Vídụ: Ông E là cán bộ được Đảng phân công ở lại miền Nam hoạt động từ tháng8/1954 đến khi giải phóng miền Nam thì thời gian ở chiến trường được tính để hưởngchế độ một lần từ tháng 8/1954 đến tháng 4/1975 là 20 năm 9 tháng (249 tháng:12), tính là 21 năm.
Trườnghợp hy sinh, từ trần trong chiến trường B, C, K trước 30/4/1975 thì thời gian đượctính kể từ khi đi chiến trường đến ngày hy sinh, từ trần.
d)Trường hợp gián đoạn nhưng được tính thời gian để hưởng chế độ:
Khitính thời gian theo tiết c nêu trên, nếu đối tượng có thời gian ra miền Bắccông tác, học tập, điều trị, điều dưỡng sau đó lại trở vào chiến trường, trongthời gian ở miền Bắc bản thân vẫn hưởng sinh hoạt phí, không được xếp lương vàhưởng lương như cán bộ, quân nhân ở miền Bắc, thì khoảng thời gian ở miền Bắcnày được tính để hưởng chế độ một lần;
Vídụ: Ông C là cán bộ được Đảng phân công ở lại miền Nam hoạt động từ tháng7/1954 đến tháng 6/1965 ra Bắc công tác, tháng 5/1969 trở lại chiến trườngchiến đấu cho đến 30/4/1975. Thời gian ở miền Bắc bản thân hưởng sinh hoạt phíthì thời gian tính để hưởng chế độ một lần của Ông C gồm cả thời gian ở miềnBắc là 20 năm 10 tháng (250 tháng:12), tính là 21 năm.
e)Các trường hợp gián đoạn sau đây không được tính vào thời gian để hưởng chế độ:
Ramiền Bắc công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng sau đó lại trở lại chiến trường,trong thời gian ở miền Bắc được xếp lương và hưởng lương như cán bộ, quân nhânở miền Bắc, thì khoảng thời gian ở miền Bắc không được tính để hưởng chế độ mộtlần;
Vídụ: Ông E là cán bộ được Đảng phân công ở lại miền Nam hoạt động từ tháng7/1954 đến tháng 6/1965 ra Bắc công tác, tháng 5/1969 trở lại chiến trườngchiến đấu cho đến 30/4/1975. Thời gian ở miền Bắc ông E được hưởng lương thìthời gian ở miền Bắc (4 năm) của ông E không được tính để hưởng chế độ một lần.
Ramiền Bắc công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng, trong thời gian ở miền Bắcđối tượng được xếp lương và hưởng lương như cán bộ, quân nhân ở miền Bắc và lậpgia đình, sau đó lại vào chiến trường, nếu thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡngở miền Bắc được hưởng trợ cấp thì thời gian trở lại chiến trường không đượctính để hưởng chế độ một lần.
Vídụ: Ông H là cán bộ được Đảng phân công ở lại miền Nam hoạt động từ tháng7/1954 đến tháng 6/1965 ra Bắc công tác, tháng 5/1969 trở lại chiến trườngchiến đấu cho đến 30/4/1975. Khi ở miền Bắc ông H được xếp lương, hưởng lươngvà đã lấy vợ, khi vào chiến trường thân nhân trực tiếp phải nuôi dưỡng ở miềnBắc được hưởng chế độ trợ cấp thì thời gian ở miền Bắc (4 năm) của ông H khôngtính để hưởng chế độ một lần.
ĐượcĐảng phân công ở lại miền Nam hoạt động nhưng có thời gian mất liên lạc khônghoạt động, thì thời gian mất liên lạc không được tính để hưởng chế độ.
2. Mức hưởng chế độ một lần:
Theocách tính thời gian nói trên, chế độ một lần được tính như sau:
a)Đối với những người có thời gian chiến đấu, công tác tại chiến trường từ 2 nămtrở xuống, mức hưởng chế độ một lần là 1.000.000 đồng (một triệu đồng).
b)Đối với những người có thời gian chiến đấu, công tác tại chiến trường trên 2năm, mức hưởng chế độ một lần được tính theo công thức sau:
Mức hưởng chế độ = Số năm được tính để hưởng x 500.000đ một lần chếđộ một lần
III. THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỂ HƯỞNG CHẾ ĐỘ
1. Trách nhiệm của đối tượng và cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch:
a.Đối tượng được hưởng làm bản khai theo mẫu số 1a của Thông tư này. Bản kê khaiphải có sự chứng nhận của cơ quan nơi người đó công tác nếu còn đang làm việchoặc chứng nhận của chính quyền (xã, phường) nơi cư trú đối với đối tượng cònlại. Sau đó đối tượng nộp bản khai cá nhân cho các cơ quan tiếp nhận theo quyđịnh sau:
Đốivới cán bộ, sỹ quan thuộc lực lượng vũ trang:
Nếuđang làm việc thì nộp cho đơn vị đang công tác;
Nếuđã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, nghỉ bệnh binh, tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp, xuất ngũ, chuyển ngành thì nộp cho cơ quan quân sự cấp huyện, nếu làquân nhân; nộp cho Công an cấp huyện, nếu là Công an nhân dân.
Đốivới cán bộ dân, chính, đảng (đang làm việc hoặc đã nghỉ) thì nộp cho Uỷ bannhân dân cấp huyện.
b.Đối với cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch có trách nhiệm trích sao và xác nhậntheo quy định dưới đây về thời gian chiến đấu, công tác ở chiến trường B, C, Kcủa đối tượng ở một trong các hồ sơ, lý lịch: cán bộ, Đảng viên, quân nhân hoặchưu trí, mất sức. Cụ thể:
Đốivới đối tượng đang làm việc trong lực lượng vũ trang, cơ quan, doanh nghiệp nhànước thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng đang làm việccăn cứ hồ sơ, lý lịch quản lý có trách nhiệm trích sao và xác nhận cho đối tượng(theo mẫu 2);
Đốivới đối tượng đang làm việc ở ngoài khu vực nhà nước, đối tượng đã nghỉ hưu,nghỉ mất sức lao động, bệnh binh, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xuất ngũthì Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cơ quan quản lý hồ sơ cấp huyện trích saovà xác nhận cho đối tượng. Trường hợp cơ quan cấp huyện không quản lý hồ sơ, lýlịch hoặc hồ sơ, lý lịch bị thất lạc thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện đề nghị cơquan quản lý hồ sơ cấp tỉnh trích sao và xác nhận cho đối tượng.
Riêngđối với người đã từ trần hoặc hy sinh thì đại diện thân nhân có trách nhiệm làmcác thủ tục, hồ sơ như ở điểm b trên và tờ khai theo mẫu số 1b.
2. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt vàchi trả chế độ 1 lần:
a.Đối với đơn vị lực lượng vũ trang:
Cơquan quân sự, công an cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận, tập hợp tờ khai,trích sao hồ sơ, lý lịch về thời gian chiến đấu, công tác cho đối tượng (nếuquản lý hồ sơ, lý lịch) và gửi về cơ quan quân sự, công an cấp tỉnh.
Cơquan quân sự, công an cấp tỉnh căn cứ hồ sơ lưu trữ có trách nhiệm xét duyệtđối tượng được hưởng chế độ trong phạm vi quản lý. Đồng thời tập hợp lập danhsách theo mẫu số 3 kèm theo tờ khai cá nhân, bản trích sao lý lịch gửi lên Cụcchính sách, Bộ Quốc phòng, nếu là Quân đội và Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Công an,nếu là Công an.
BộQuốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm duyệt đối tượng được hưởng chế độ trongphạm vi quản lý, đồng thời tập hợp, kiểm tra, xác nhận theo mẫu số 3 và lập dựtoán gửi Bộ Tài chính để xét cấp kinh phí. Căn cứ vào đề nghị của Bộ Quốc phòngvà Bộ Công an, Bộ Tài chính sẽ cấp bằng hạn mức kinh phí hoặc lệnh chi tiền choBộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện chi trả theo đối tượng và quyết toán theoquy định hiện hành.
b.Đối với cơ quan dân, chính, đảng:
Uỷban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai cá nhân, chỉ đạo cơquan quản lý hồ sơ, lý lịch cấp huyện trích sao lý lịch cho đối tượng và tậphợp danh sách gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Chủtịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan có liên quan phối hợp với BanTổ chức Tỉnh uỷ xét duyệt đối tượng được hưởng chế độ trong phạm vi quản lý,tập hợp, xác nhận theo mẫu số 3 và lập dự toán gửi Bộ Tài chính để xét cấp kinhphí. Căn cứ đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,Bộ Tài chính cấp kinh phí uỷ quyền qua Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương để Sở Tài chính - Vật giá cấp cho đơn vị thực hiện chitrả cho đối tượng và quyết toán theo quy định hiện hành.
Đốivới đối tượng thuộc diện Trung ương quản lý, căn cứ hồ sơ lưu trữ, đề nghị BanTổ chức Trung ương xét duyệt đối tượng được hưởng đồng thời tập hợp, xác nhậntheo mẫu số 3, lập dự toán và có công văn gửi về Bộ Tài chính để xét cấp kinhphí. Căn cứ vào danh sách xét duyệt của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Tài chínhcấp bằng hạn mức kinh phí hoặc lệnh chi tiền cho các Bộ, Ban, ngành để chi trảcho đối tượng và quyết toán theo quy định hiện hành.
c.Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địaphương tiến hành tổ chức giám sát việc chi trả theo đúng đối tượng, mức hưởngvà quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
BộTài chính chỉ cấp kinh phí đợt tiếp theo cho những đơn vị đã có báo cáo quyếttoán kinh phí được cấp của một đợt trước đó.
d.Đối với những người hy sinh hoặc từ trần thì chế độ được cấp cho đại diện thânnhân chủ yếu (có uỷ quyền của các thân nhân khác) của đối tượng gồm: bố đẻ, mẹđẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Ở các Bộ, Ban, ngành, Đảng, đoànthể ở Trung ương, tỉnh, thành phố có nhiều đối tượng hưởng chế độ một lần nếuxét thấy cần thiết thì thành lập Ban chỉ đạo gồm Thủ trưởng cơ quan, đơn vịhoặc lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban và các thành viên là lãnhđạo cơ quan cấp uỷ Đảng, chính quyền, Tổ chức cán bộ, Lao động - Thương binh vàXã hội, Tài chính, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫntriển khai thực hiện tốt chế độ này.
Khithực hiện nếu phát sinh khiếu nại thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Bộ, Ban,ngành đoàn thể ở Trung ương nơi đối tượng đang công tác và Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm xem xét, giải quyết kịpthời.
Thôngtư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/1999.
Trongquá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phảnánh về Liên Bộ để giải quyết./.