Văn bản pháp luật: Thông tư liên tịch 01/1999/TTLT/BKH-BTC-BLĐTBXH

Trần Xuân Giá
Toàn quốc
Công báo diện tử;
Thông tư liên tịch 01/1999/TTLT/BKH-BTC-BLĐTBXH
Thông tư liên tịch
30/03/1999
15/03/1999

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn kế hoạch hoá việc lồng ghép các chương trình, dự án tham gia thực hiện xoá đói giảm nghèo

Bộ trưởng
1.999
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Toàn văn

Thông tư liên tịch Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn kế hoạch hoá việc lồng ghép

các chương trình, dự án tham gia thực hiện xoá đói giảmnghèo

 

Thựchiện Điều 2, điểm 4 tại Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg, ngày 23 tháng 7 năm 1998của Thủ tướng Chính phủ, Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Tài chính - Lao động Thươngbinh và Xã hội hướng dẫn kế hoạch hoá việc lồng ghép các Chương trình, Dự ántham gia thực hiện xóa đói giảm nghèo như sau:       

I. KẾ HOẠCH HOÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN THAM GIA THỰC HIỆN XĐGN

A. KHÁI NIỆM VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN THAM GIA THỰC HIỆN XOÁ ĐÓIGIẢM NGHÈO (XĐGN).

Cácchương trình, dự án có các mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn lực mà người nghèo, xãnghèo trực tiếp được hưởng lợi được gọi là các chương trình, dự án tham giathực hiện XĐGN.

Theokhái niệm trên trong giai đoạn 1998 - 2000 có 21 chương trình, dự án trong nướcvà hợp tác quốc tế, tham gia thực hiện XĐGN (chi tiết cụ thể từng chương trìnhxem phụ lục: 01 kèm theo).

B. KẾ HOẠCH HOÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN THAM GIA THỰC HIỆN XĐGN

Việckế hoạch hoá các chương trình, dự án tham gia thực hiện XĐGN nhằm mục đích phốihợp các nguồn lực của từng chương trình, dự án khác nhau hướng vào mục tiêuchung là XĐGN. Quy trình kế hoạch hoá được thực hiện như sau:

1. cấp tỉnh, thành phố.

Hàngnăm vào giai đoạn xây dựng kế hoạch (tháng 8, tháng 9), UBND tỉnh, thành phốgiao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo các chương trình,mục tiêu quốc gia trên địa bàn, làm đầu mối có sự phối hợp của Sở Tài chính-Vật giá, Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các Sở chuyên ngành đánh giátình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, hoạt động của các chương trình trên địabàn của năm báo cáo và xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn lực của năm kế hoạchbao gồm vốn Ngân sách Nhà nước (vốn đầu tư xây dựng và kinh phí sự nghiệp) vốnvay tín dụng và vốn hợp tác quốc tế kể cả vốn vay và viện trợ không hoàn lại(nếu có) của từng chương trình hoạt động trên địa bàn thuộc phạm vi trách nhiệmcủa UBND tỉnh, thành phố quản lý. Trong đó có phần nguồn lực của từng chươngtrình dành trực tiếp cho XĐGN theo các mục tiêu, nhiệm vụ và cách tính (nêu ởPhụ lục: 02). Văn bản kế hoạch được trình UBND tỉnh, thành phố thông qua và gửivề Bộ quản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thươngbinh và Xã hội để tổng hợp.

2. cấp trung ương.

Hàngnăm vào giai đoạn tổng hợp kế hoạch (tháng 9, tháng 10), Bộ quản lý chươngtrình có trách nhiệm đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, hoạt động củachương trình năm báo cáo và căn cứ vào ý kiến đề xuất của các tỉnh, thành phốtiến hành xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn lực của chương trình năm kếhoạch bao gồm nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (vốn đầu tư XDCB, Kinh phí sựnghiệp) vốn vay và viện trợ nước ngoài, vốn tín dụng (nếu có) và vốn huy độngnhân dân tham gia đóng góp theo các quy định hiện hành. Đồng thời xác địnhnguồn lực của chương trình tham gia trực tiếp vào XĐGN (theo các mục tiêu,nhiệm vụ và cách tính đã được quy định ở (Phụ lục: 02). Văn bản trên được gửiđến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Saukhi nhận được văn bản của Bộ quản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phốihợp với Bộ Tài chính tổng hợp các mục tiêu, nhiệm vụ, các hoạt động của các chươngtrình phải thực hiện trong năm kế hoạch, dự kiến kế hoạch cân đối vốn đầu tư từNgân sách Nhà nước cho từng chương trình và tổng hợp vào kế hoạch Ngân sáchchung để trình Chính phủ xem xét và trình Quốc hội thông qua.

Khiđã được Quốc hội thông qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chínhthông báo các chỉ tiêu về mục tiêu và nguồn lực của chương trình cho Bộ quản lýchương trình để phân bổ cho Bộ, địa phương theo các dự án, các hoạt động của chươngtrình. Trong đó có phần vốn của chương trình dành trực tiếp cho XĐGN đã đượcxác định (theo Phụ lục: 02).

Bộquản lý chương trình phân bổ xong gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính vàBộ Lao động Thương binh và Xã hội (phần vốn của chương trình dành cho XĐGN) đểtổng hợp ghi vào kế hoạch chung của Bộ, ngành, địa phương và Bộ Kế hoạch và Đầutư trình Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện.

II. GIAO CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH

Hàngnăm các chương trình sẽ giao 3 loại chỉ tiêu cụ thể sau:

Mụctiêu của chương trình.

Vốnvà cơ cấu vốn.

Trongđó: Phần vốn thực hiện xoá đói giảm nghèo.

Danhmục dự án (nếu chương trình có dự án) và khối lượng sản xuất (nếu có) và số xãnghèo được đầu tư.

1. Phân cấp giữa trung ương và địa phương trong việc giao kế hoạch.

a) Các chỉ tiêu do Chính phủ giao.

Chínhphủ giao những chỉ tiêu có tính chất tổng hợp, bảo đảm cho chương trình đi đúngtheo mục tiêu đã xác định. Các chỉ tiêu cụ thể giao cho từng dự án Chính phủ uỷnhiệm cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao. Nội dung cụ thể như sau:

Thủtướng Chính phủ giao cho Bộ quản lý chương trình và UBND tỉnh, thành phố chỉtiêu tổng vốn của chương trình và uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tưgiao cho Bộ quản lý chương trình và UBND tỉnh, thành phố các chỉ tiêu hướng dẫnsau:

Mụctiêu của chương trình

Khốilượng sản xuất (nếu có), danh mục dự án, số xã nghèo được đầu tư.

VốnXDCB, trong đó phần vốn dành cho XĐGN (theo mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định chotừng chương trình).

Kinhphí sự nghiệp chia theo các hoạt động hoặc dự án của chương trình. Trong đóphần kinh phí dành cho XĐGN (theo mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định cho từng chươngtrình).

CácBộ quản lý chương trình không giao kế hoạch cho hệ thống các cơ quan ngành,lĩnh vực ở địa phương và không can thiệp vào việc bố trí kế hoạch của địa phươngcho các dự án mà chỉ hướng dẫn về nghiệp vụ, biện pháp và cơ chế, chính sách đểthực hiện kế hoạch.

b) Các chỉ tiêu do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao.

Chủtịch UBND tỉnh, thành phố giao các chỉ tiêu chi tiết tới từng dự án của chươngtrình và giao thẳng đến các xã nghèo và có thông báo cho Chủ tịch UBND quận,huyện biết. Nếu chương trình không có dự án và được thực hiện trên tất cả cácxã, thì chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao cho UBND quận, huyện để huyện giaocho các xã thực hiện.

Cácchỉ tiêu do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao cho các chủ dự án:

Mụctiêu của dự án

Khốilượng SX hoặc nhiệm vụ phải thực hiện của dự án.

Vốnđầu tư của dự án chia ra:

VốnXDCB, trong đó phần vốn tác động trực tiếp đến XĐGN

Kinhphí sự nghiệp chia theo nội dung hoạt động. Trong đó phần dành cho XĐGN.

Đốivới các xã nghèo, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao: Mức giảm tỉ lệ số hộ đóinghèo của xã và vốn hỗ trợ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.

Đốivới các chương trình thực hiện trên tất cả các xã thì Chủ tịch UBND tỉnh, thànhphố giao cho UBND quận, huyện: Mục tiêu và kinh phí của từng chương trình đểUBND quận, huyện giao cho xã, phường thực hiện cũng theo hai chỉ tiêu: mục tiêuvà kinh phí của từng chương trình.

c) Đăng ký lại kế hoạch của UBND tỉnh, thành phố với cơ quan quảnlý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính (Báo cáo lại kế hoạchsau khi đã phân bổ và giao chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị cơ sở)

Saukhi UBND tỉnh, thành phố giao xong kế hoạch, tổng hợp báo cáo kết quả phân bổdự toán đã giao ở địa phương về Bộ quản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Bộ Tài chính làm cơ sở cho việc theo dõi, quản lý, thanh quyết toán chươngtrình.

d) Điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch.

Việcđiều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch được thực hiện theo nguyên tắc cấp nào giao kếhoạch thì cấp đó có quyền điều chỉnh kế hoạch.

III. LỒNG GHÉP CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TẬP TRUNG CHO MỤC TIÊU XĐGN

1. Lồng ghép nguồn lực của các chương trình, dự án tham gia thựchiện XĐGN ở cấp Trung ương:

Việclồng ghép nguồn lực của các chương trình, dự án tham gia thực hiện XĐGN đượctiến hành ngay ở khâu phân bổ vốn và giao chỉ tiêu kế hoạch.

Mụctiêu lồng ghép ở cấp Trung ương là đưa ra hướng lồng ghép và nguồn lực để thựchiện, không đi vào lồng ghép các dự án cụ thể và được tiến hành như sau:

Saukhi đã được Quốc hội thông qua mức vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cho từng chươngtrình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thươngbinh và Xã hội, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ có liên quan trực tiếp đến XĐGNcủa từng chương trình đã nêu (ở Phụ lục: 01 và 02) dự kiến mức vốn của từng chươngtrình dành cho XĐGN trong tổng số vốn của chương trình đã được Quốc hội thôngqua. Đồng thời thông báo chính thức cho Bộ quản lý chương trình biết tổng mứcvốn của chương trình do Bộ quản lý trong đó có phần vốn dành cho XĐGN theo mụctiêu, nhiệm vụ và cách tính đã được xác định ở (Phụ lục: 02).

Bộquản lý chương trình sau khi nhận được thông báo chính thức của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư về tổng vốn của chương trình và trong đó có phần dành cho XĐGN, tiếnhành phân bổ cho Bộ, địa phương và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đểtổng hợp vào kế hoạch chung của Bộ, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ giao(theo các chỉ tiêu đã được cụ thể hoá ở Mục II) để các Bộ, ngành, địa phươngthực hiện.

2. Tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án hoạt động trên địa bàntỉnh, thành phố.

Mụctiêu của việc lồng ghép các chương trình trên địa bàn:

Tậptrung được nguồn lực cho mục tiêu XĐGN,

Tránhđược các hoạt động trùng lặp, giảm các đầu mối tiếp xúc cho dân,

Kếthợp với nguồn lực huy động tại chỗ nhằm làm tăng thêm sức mạnh và hiệu quả hoạtđộng của các chương trình.

Việclồng ghép các chương trình, dự án hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố đượctiến hành ngay khi phân bổ để giao chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiến hành ở cấptỉnh, thành phố. Quận, huyện chỉ là cấp thực hiện các dự án đã được lồng ghép ởcấp tỉnh, không lồng ghép tiếp.

Cáchtiến hành:

Saukhi nhận được chỉ tiêu kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao và uỷ quyền cho Bộtrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao cho Sở Kếhoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo các chương trình, mục tiêuquốc gia trên địa bàn, làm đầu mối và phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá, SởLao động Thương binh và Xã hội, các Sở chuyên ngành nghiên cứu triển khai việclồng ghép các chương trình, dự án hoạt động trên địa bàn trước khi giao kếhoạch. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá thông báo chocác Sở chuyên ngành biết toàn bộ các mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn vốn của các chươngtrình trên địa bàn, trong đó có nguồn vốn của các chương trình dành cho XĐGN đểcác Sở chuyên ngành biết và tham gia đề xuất các phương án lồng ghép theo cácnội dung:

a) Lồng ghép các dự án mang tính chất XDCB trên địa bàn.

Đâylà những dự án nhỏ về xây dựng công trình cơ sở hạ tầng xã hội và sản xuất củacác chương trình như 773, định canh, định cư, y tế, giáo dục, dân số KHHGĐ, Nướcsạch và vệ sinh môi trường nông thôn, trung tâm cụm xã và chương trình pháttriển kinh tế - xã hội ở các xã nghèo, phát triển hệ thống lưới điện sinh hoạtở nông thôn, phát triển hệ thống giao thông nông thôn. Các dự án này nếu đểtừng chương trình tự tiến hành thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng phân tán hoặc chồngchéo trên địa bàn nên phải tiến hành lồng ghép trước khi giao kế hoạch để thựchiện.

Việclồng ghép các dự án mang tính chất xây dựng cơ bản được thực hiện theo 2 môhình sau:

Môhình lồng ghép các dự án đáp ứng mục tiêu sử dụng chung cho nhiều chương trìnhtrên địa bàn.

Bước I: Chọn dự án chính để lồng ghép với các dự án khác.

SởKế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở chuyên ngành chọn ra một số "dự ánchính" ở các địa điểm cụ thể để từ đó lồng ghép các dự án khác vào"dự án chính". Như nhiều chương trình có vốn đầu tư xây dựng trạm ytế thì chọn ra một dự án xây dựng trạm y tế của một chương trình nào đó gọi là"dự án chính" để lồng ghép với các dự án khác cũng có vốn xây dựngtrạm y tế. "Dự án chính" để lồng ghép phải có địa điểm và chủ dự áncụ thể và phải có tổng dự toán.

Bước II: Xác định vốn của các dự án tham gia lồng ghép với dự án chính.Trên cơ sở đã chọn được "dự án chính" và địa điểm cụ thể, Sở Kế hoạchvà Đầu tư phối hợp với các Sở chuyên ngành xác định mức vốn của các dự án kháctham gia lồng ghép vào "dự án chính" và tổng mức vốn của dự án saukhi đã được lồng ghép để trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố thông qua và giaocho chủ "dự án chính" thực hiện.

Bước III: Triển khai thực hiện. Sau khi nhận được chỉ tiêu kế hoạch của Chủtịch UBND tỉnh, thành phố giao, chủ "dự án chính" có trách nhiệm thựchiện chỉ tiêu vốn đã được lồng ghép và phải hạch toán được vốn của các dự án đãtham gia lồng ghép cho việc thực hiện các hạng mục của công trình.

CácSở chuyên ngành có vốn tham gia lồng ghép vào "dự án chính" có tráchnhiệm kiểm tra việc triển khai thực hiện dự án đã lồng ghép và phối hợp với chủ"dự án chính" trong việc thanh quyết toán công trình theo đúng cácquy định hiện hành.

Môhình lồng ghép các dự án để hình thành các trung tâm cụm xã.

Cáchtiến hành:

Bước I: Xác định các trung tâm cụm xã cần phải đầu tư để lồng ghép các dựán. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở chuyên ngành chọn ra một hoặc mộtsố trung tâm cụm xã có nhu cầu cấp thiết phải đầu tư và căn cứ vào thực trạngtình hình về các công trình cơ sở hạ tầng hiện có để xác định nhu cầu về đầu tưxây dựng.

Bước II: Dự kiến các dự án để lồng ghép xây dựng trung tâm cụm xã. Trên cơsở đã xác định được các trung tâm cụm xã cần phải đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tưdự kiến các dự án cụ thể đưa vào xây dựng ở các trung tâm cụm xã đã được lựachọn để trình Chủ tịch UBND tỉnh thông qua và giao cho các chủ dự án thực hiện.

Bước III: Triển khai thực hiện. Sở chuyên ngành có trách nhiệm chỉ đạo chủdự án thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch do Chủ tịch UBND tỉnh giao, đã được lồngghép đưa vào xây dựng ở trung tâm cụm xã.

Việcquản lý các dự án lồng ghép để hình thành trung tâm cụm xã được thực hiện nhưsau:

Huyệnlà chủ đầu tư.

Thànhlập Ban quản lý dự án do 1 đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, cácthành viên gồm đại diện các Sở có công trình tham gia lồng ghép và Chủ tịch củacác xã thuộc cụm.

Vềđiều hành: Sau khi đã lồng ghép rồi thì công trình của ngành nào vẫn do ngànhđó điều hành bao gồm cả tổ chức thực hiện xây dựng công trình và thanh quyếttoán. Những công trình không có ngành nào điều hành, hoặc công trình có vốnphần lớn thuộc Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện) thì huyện điều hành.

b) Mô hình lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận độngvà sử dụng cán bộ chuyên trách, cộng tác viên của các chương trình trên địabàn.

Đâylà những hoạt động mà phần lớn các chương trình đều có và nếu để từng chươngtrình tiến hành riêng lẻ thì sẽ dẫn đến các hoạt động được lặp đi lặp lại gâylãng phí về sử dụng cán bộ, mất nhiều thời gian hội họp của dân. Mặt khác domức trợ cấp cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên của các chương trình khácnhau nên dễ nảy sinh thắc mắc trong đội ngũ cán bộ và không phát huy được độingũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên của các chương trình. Để khắc phụctình trạng này cần phải tiến hành lồng ghép và qua thực tế ở nhiều địa phươngđã thực hiện được việc lồng ghép các hoạt động này.

Cáchtiến hành:

Bước I: Trước hết tỉnh, thành phố phải phân loại và nắm được có bao nhiêuhoạt động về tuyên truyền giáo dục, vận động của các chương trình thực hiệntrên địa bàn và có bao nhiêu cán bộ chuyên trách, cộng tác viên cũng như địnhsuất trợ cấp cụ thể cho từng loại cán bộ của từng chương trình khác nhau.

Đốivới các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục phải mở rộng đến toàn dânvà phải thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để thực hiện, thì Chủtịch UBND tỉnh, thành phố giao cho Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh và các báolớn của tỉnh thực hiện. Nội dung tuyên truyền của từng chương trình và kinh phícụ thể để thực hiện do Sở chuyên ngành đề xuất, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phốthông qua dự án và giao để thực hiện.

Bước II: Lồng ghép các hoạt động của cán bộ chuyên trách và cộng tác viên.Đối với các hoạt động của cán bộ chuyên trách và cộng tác viên của từng chươngtrình ở xã, thôn bản, thì tuỳ theo tình hình thực tế ở địa phương, Sở Kế hoạchvà Đầu tư phối hợp với Sở chuyên ngành chọn cán bộ ở một hoặc hai chương trìnhnào đó để giao nhiệm vụ thực hiện toàn bộ các nội dung phải tuyên truyền, giáodục và vận động của các chương trình khác trên địa bàn xã (trừ khuyến nông, khuyếnlâm, khuyến ngư do ngành nông nghiệp và thuỷ sản đảm nhiệm). Các cán bộ của chươngtrình được chọn phải có trình độ hiểu biết chung về nhiệm vụ tuyên truyền củacác chương trình khác và phải đảm nhiệm được nội dung công việc do các chươngtrình khác giao.Như cán bộ của ngành y tế có thể đảm đương được nhiệm vụ tuyêntruyền, giáo dục vận động của chương trình dân số KHHGĐ, phòng chống suy dinh dưỡngtrẻ em, phòng chống HIV/AIDS.

Mứctrợ cấp cho các cán bộ này do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định và đượclấy từ kinh phí hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục của các chươngtrình tham gia lồng ghép. Nhưng không lấy tất cả các phần kinh phí của các chươngtrình để trả cho cán bộ này, mà chỉ trả theo mức thích hợp tương ứng với thờigian và công sức của các cộng tác viên, các cán bộ chuyên trách dành ra để thựchiện nhiệm vụ của mình. Phần tiết kiệm được sẽ chi cho các hoạt động khác củachương trình đang cần được khuyến khích mở rộng nhưng còn thiếu kinh phí.

IV. KẾ HOẠCH HOÁ CÔNG TÁC KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH,DỰ ÁN THAM GIA THỰC HIỆN XĐGN

1. Mục đích của kiểm tra

Nhằmrút ra những mặt được và chưa được, kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong quátrình triển khai thực hiện chương trình đặc biệt là lồng ghép các chương trìnhcho mục tiêu XĐGN.

Giúpcho chương trình thực hiện đúng mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra

Bảođảm việc sử dụng nguồn vốn của chương trình đúng đối tượng, đúng mục đích.

Bảođảm tính dân chủ công khai trong việc thực hiện chương trình.

Rútra được các mô hình tốt về cách làm.

2. Cơ quan kiểm tra và cấp kiểm tra

Trung ương: Bộquản lý chương trình chủ trì phối hợp với các Bộ chức năng: Bộ Kế hoạch và Đầutư, Bộ Tài chính và các cơ quan pháp luật để tổ chức đi kiểm tra các địa phương

địa phương: Sởchuyên ngành chủ trì phối hợp với các Sở chức năng tổ chức đi kiểm tra các dựán, các huyện và các xã.

3. Thời gian và đối tượng kiểm tra

a) Thời gian kiểm tra:

Hàngnăm, Bộ quản lý chương trình sẽ tổ chức đi kiểm tra địa phương,

Hàngquý và 6 tháng, Sở chuyên ngành tổ chức đi kiểm tra các huyện và xã, báo cáokết quả kiểm tra về Bộ quản lý chương trình.

b) Đối tượng kiểm tra:

Cácdự án của chương trình, bao gồm tất cả dự án của các Bộ, ngành TW trên địa bànkể cả các dự án do Trung ương trực tiếp quản lý (nếu có).

Cácxã nghèo, hộ nghèo.

4. Nội dung kiểm tra

Việcthực hiện mục tiêu của chương trình trên địa bàn, chú ý tới các mục tiêu gắnvới XĐGN trên địa bàn.

Việcsử dụng vốn của TW và các nguồn vốn khác của chương trình trên địa bàn. Chú ýviệc thực hiện tỷ lệ vốn của chương trình dành trực tiếp cho XĐGN có đến dânhay chưa và ở mức độ nào.

Việcthực hiện các cơ chế chính sách đã được quy định cho chương trình phải thựchiện.

Sựphối hợp giữa các ngành, các cấp và huy động sức dân tham gia thực hiện chươngtrình.

Đánhgiá kết quả thực hiện chương trình rút ra bài học

V. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONGVIỆC KẾ HOẠCH HOÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN THAM GIA THỰC HIỆN XĐGN

1. Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện ở cấp Trung ương

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Có trách nhiệm:

Làđầu mối giúp Chính phủ trong việc thực hiện kế hoạch hoá và việc lồng ghép cácchương trình, dự án tham gia thực hiện XĐGN và điều hành thực hiện kế hoạch.

Chủtrì và phối hợp với Bộ Tài chính trong việc bố trí vốn đầu tư từ Ngân sách Nhànước cho từng chương trình và lồng ghép các chương trình, dự án ở cấp Trung ương;tham gia với Bộ Tài chính trong việc dự kiến cân đối chi thường xuyên từ Ngânsách Nhà nước cho từng chương trình và trong đó có phần dành cho mục tiêu XĐGN.

Saukhi đã được Quốc hội thông qua mức phân bổ vốn từ Ngân sách Nhà nước cho từngchương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính thông báo cho cácBộ quản lý chương trình để phân bổ cho các Bộ, địa phương.

Thamgia với Bộ quản lý chương trình trong việc xây dựng cơ chế chính sách để thựchiện các chương trình.

Thamgia với Bộ quản lý chương trình và các Bộ chức năng khác trong việc kiểm tratình hình thực hiện chương trình.

Báocáo tình hình thực hiện các chương trình hàng quí, hàng năm với Thủ tướng Chínhphủ.

b) Bộ Tài chính: có trách nhiệm:

Chủtrì và phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc cân đối chi thường xuyêntừ Ngân sách Nhà nước cho từng chương trình; tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tưtrong việc cân đối vốn đầu tư xây dựng từ Ngân sách Nhà nước cho từng chươngtrình.

Cấpphát vốn cho các chương trình theo các quy định hiện hành và theo tiến độ thựchiện của từng chương trình.

Hướngdẫn các Bộ quản lý chương trình và UBND các tỉnh, thành phố về cơ chế quản lýtài chính và việc thanh quyết toán của các chương trình.

Phốihợp với Bộ quản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc kiểm tra thựchiện chương trình ở các Bộ, ngành và địa phương.

Chủtrì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý chương trình xử lý những vấnđề ách tắc về tài chính trong quá trình thực hiện các hoạt động, các dự án củachương trình.

c)Bộ quản lý chương trình: có trách nhiệm:

Thựchiện các nhiệm vụ về kế hoạch hoá chương trình do Bộ quản lý theo các nội dung(đã được quy định ở Mục I, II, III, IV)

Xácđịnh trong kế hoạch hàng năm về nguồn lực của chương trình tham gia thực hiệnXĐGN theo các mục tiêu, nhiệm vụ đã được quy định cho từng chương trình ở (Phụ lục:01 và 02).

Nắmtình hình thực hiện mục tiêu của chương trình trên phạm vi chung của cả nước,từng tỉnh, thành phố cũng như tới từng dự án.

Nắmtoàn bộ danh mục các dự án và tình hình thực hiện của từng dự án trên địa bàncụ thể.

Quảnlý thống nhất nguồn lực của chương trình đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mụctiêu, nhiệm vụ của chương trình, nhưng không nắm vốn để cấp trực tiếp kinh phícho từng dự án, từng hoạt động cụ thể ở địa phương và Trung ương (trừ các dự ándo Bộ trực tiếp thực hiện).

Tổchức điều hành thống nhất các hoạt động của chương trình và hướng dẫn các tỉnh,thành phố về các biện pháp để tổ chức triển khai thực hiện tốt mục tiêu của chươngtrình, không giao kế hoạch cho cơ quan ngành dọc ở địa phương.

Nghiêncứu đề xuất các cơ chế chính sách của chương trình và ban hành hướng dẫn cácđịa phương thực hiện.

Tổchức kiểm tra theo định kỳ 6 tháng, 9 tháng và hàng năm về tình hình thực hiệncác chương trình của các tỉnh, thành phố theo nội dung đã được quy định (ở MụcIV)

Pháthiện kịp thời và đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính giải quyếtnhững vấn đề ách tắc trong quá trình thực hiện chương trình của các Bộ, địa phươngvà cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính kiến nghị với Thủ tướng Chính phủgiải quyết những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền của Bộ.

Báocáo tình hình thực hiện chương trình hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm theonội dung và biểu mẫu quy định thống nhất (ở phụ lục: 03) gửi Bộ Kế hoạch và Đầutư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Thủ tướngChính phủ.

Riêngđối với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực quản lý chươngtrình mục tiêu quốc gia XĐGN, ngoài các nhiệm vụ được quy định chung (nói ởđiểm 1, Mục V) trên đây còn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Bộ Tài chính tổng hợp nguồn lực của các chương trình, dự án khác tham gia vàoXĐGN để kết hợp với nguồn lực đầu tư riêng của chương trình mục tiêu quốc giaXĐGN thành nguồn lực chung cho công tác XĐGN hàng năm.

2. Phân công trách nhiệm thực hiện ở cấp địa phương

a)Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: có trách nhiệm:

Thôngqua Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo các chương trình,mục tiêu quốc gia trên địa bàn, làm đầu mối tổ chức xây dựng kế hoạch các chươngtrình hoạt động trên địa bàn theo các nội dung đã được quy định (ở điểm 1, MụcI).

Tổchức giao kế hoạch:

Saukhi nhận được chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ giao, Chủ tịch UBND tỉnh, thànhphố có trách nhiệm báo cáo trước HĐND tỉnh, thành phố biết để tham gia giám sátviệc phân bổ và điều hành thực hiện.

Giaocho Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá và các Sở chuyênngành xây dựng các phương án phân bổ chỉ tiêu giao cho các chủ dự án các xãnghèo và UBND quận, huyện (nếu là chương trình không có dự án) theo các nộidung đã được quy định (tại Mục II) trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố xem xétquyết định và giao thực hiện.

Tổchức việc lồng ghép các chương trình hoạt động trên địa bàn cho mục tiêu XĐGN,thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở chuyên ngành theo các nội dung đã đượcqui định ở (điểm 2, Mục III) trước khi giao kế hoạch.

Điềuhành việc tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động trên địa bàn thông quacác Sở chuyên ngành và Chủ tịch UBND các quận, huyện.

Ngoàinguồn lực của Trung ương đã giao cần tổ chức huy động nguồn lực tại chỗ của địaphương theo các quy định hiện hành cho XĐGN và bảo đảm thanh quyết toán rõràng, thông báo công khai để mọi người dân cùng biết.

Tổchức kiểm tra việc thực hiện chương trình tới tận dự án theo các nội dung đã đượcquy định (ở Mục IV):

Báocáo tình hình thực hiện kế hoạch hàng quý và cả năm của các chương trình trênđịa bàn thuộc UBND tỉnh, thành phố quản lý về Bộ quản lý chương trình, Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo nội dungvà mẫu biểu quy định thống nhất (ở Phụ lục: 03).

b) Nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Làcơ quan thường trực Ban chỉ đạo các chương trình, mục tiêu quốc gia trên địabàn, làm đầu mối giúp Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về:

Xâydựng kế hoạch các chương trình tham gia thực hiện XĐGN trên địa bàn.

Phốihợp với các Sở chuyên ngành tiến hành lồng ghép các chương trình trên địa bàntrước khi phân bổ chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị thực hiện.

Phốihợp với các Sở chuyên ngành đề xuất phương án phân bổ chỉ tiêu kế hoạch cho cácchủ dự án, các xã nghèo và Chủ tịch UBND quận, huyện để trình chủ tịch UBNDtỉnh, thành phố quyết định và giao thực hiện.

GiúpUBND điều hành và tổng hợp chung về tình hình thực hiện các chương trình, mụctiêu tham gia thực hiện XĐGN trên địa bàn.

c)Sở Tài chính - Vật giá: Có trách nhiệm:

Phốihợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở chuyên ngành trong việc phân bổ vốn củacác chương trình cho các chủ dự án, các xã nghèo và các quận, huyện (nếu là chươngtrình không có dự án) và trong việc lồng ghép các chương trình trên địa bàn.

Chỉđạo việc cấp phát vốn cho các chương trình theo đúng nội dung và tiến độ thựchiện chương trình.

Hướngdẫn các chủ dự án, các ngành thực hiện các nghiệp vụ tài chính, cơ chế chínhsách tài chính mới ban hành có liên quan đến việc thực hiện của từng chươngtrình trên địa bàn.

Thanhquyết toán tài chính các chương trình trên địa bàn và gửi về Bộ quản lý chươngtrình, Bộ Tài chính.

Tổchức kiểm tra việc thực hiện các quy định về mặt tài chính của các chương trìnhtrên địa bàn.

d) Các Sở chuyên ngành: Có trách nhiệm:

Chủtrì và phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng kế hoạch của chươngtrình do sở quản lý.

Thamgia với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc phân bổ chỉ tiêu và lồng ghép các chươngtrình trên địa bàn.

Phốihợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội (cơ quan ngành dọc quản lý chươngtrình MTQG XĐGN trên địa bàn) trong quá trình triển khai thực hiện việc lồngghép các chương trình, dự án tham gia thực hiện XĐGN trên địa bàn.

Tổchức việc thực hiện các chương trình theo các dự án và các hoạt động của chươngtrình.

Thamgia với Sở Tài chính - Vật giá trong việc quyết toán kinh phí các dự án thuộcchương trình do sở quản lý.

Tổchức kiểm tra các dự án của chương trình.

đ) Chủ tịch UBND quận, huyện: Có trách nhiệm:

Đềxuất với Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về các chỉ tiêu kế hoạch của các chươngtrình hoạt động trên địa bàn quận, huyện và các chỉ tiêu kế hoạch của các xãnghèo trong quận, huyện.

Saukhi nhận được chỉ tiêu kế hoạch của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao (bao gồmcác chỉ tiêu kế hoạch giao cho huyện và thông báo các chỉ tiêu do UBND tỉnh,thành phố giao trực tiếp cho các dự án và các xã nghèo trên địa bàn quận,huyện) Chủ tịch UBND quận, huyện báo cáo trước HĐND quận, huyện biết để thamgia giám sát việc phân bổ và tổ chức thực hiện.

Giaochỉ tiêu kế hoạch cho các xã (đối với các chương trình thực hiện trên phạm vitất cả các xã và không có dự án cụ thể).

Tổchức chỉ đạo thực hiện các chương trình trên địa bàn tới từng dự án cụ thể vàtừng xã nghèo.

Huyđộng các nguồn lực trong huyện theo các quy định hiện hành cho việc thực hiệnXĐGN ngoài nguồn lực do Trung ương và tỉnh giao.

Báocáo tình hình thực hiện các chương trình trên địa bàn hàng quý và cả năm cho Sởchuyên ngành, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá.

e) Chủ tịch UBND xã: Có trách nhiệm:

Khinhận được chỉ tiêu kế hoạch của huyện giao, Chủ tịch UBND xã báo cáo trước HĐNDxã về các chỉ tiêu, nhiệm vụ cũng như nguồn lực của các chương trình hoạt độngtrên địa bàn xã.

Chủtịch UBND xã cùng phối hợp với Mặt trận Tổ quốc xã tổ chức họp tới từng đạidiện các thôn bản để thông báo cho toàn dân biết các mục tiêu, nhiệm vụ và kinhphí của các chương trình được thực hiện trên địa bàn xã và cùng toàn dân bàncác biện pháp để thực hiện.

Việcxây dựng các công trình CSHT xã hội như: trường học, trạm y tế, nước sạch, trạmđiện, đường giao thông, chợ hoặc các công trình phục vụ sản xuất như thuỷ lợinhỏ v.v...do xã bàn bạc thống nhất và quyết định lựa chọn công trình. Ngoàinguồn vốn do Trung ương và tỉnh, huyện hỗ trợ, UBND xã bàn bạc dân chủ với nhândân trong xã để thống nhất các biện pháp huy động nguồn lực tại chỗ cho các côngtrình, bao gồm sự đóng góp bằng ngày công lao động, vốn và vật tư khác. Khicông trình hoàn thành thì việc thanh quyết toán phải được báo cáo rõ ràng theocác qui định hiện hành và thông báo công khai để toàn dân trong xã được biết. 

VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thôngtư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệmthực hiện thông tư này.

Trongquá trình thực hiện, nếu thấy có khó khăn vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành vàđịa phương phản ảnh về Liên bộ để nghiên cứu giải quyết./.

 

Phụ lục: 01

CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN THAM GIA THỰC HIỆN XĐGN

A. Các chương trình, dự án trong nước:

1. Dự án trồng 5 triệu ha rừng.

Mụctiêu và nguồn lực của chương trình này hầu hết dành cho người nghèo và xã nghèođược hưởng lợi, thông qua tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần vào việc ổnđịnh dân cư cho đồng bào các dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

2. Chương trình 773.

Cócác mục tiêu tác động đến XĐGN là: Khai hoang tạo tư liệu sản xuất là đất đaicho người nghèo và xây dựng các cơ sở phúc lợi xã hội ở các xã nghèo.

3. Chương trình Giáo dục - Đào tạo.

Cócác mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN: Xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểuhọc; Hỗ trợ giáo dục miền núi và dân tộc (Cung cấp sách giáo khoa cho họcsinh); Nâng cấp cơ sở vật chất các trường học phổ thông.

4. Chương trình Y tế.

Cócác mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN: Chữa các bệnh về sốt rét, bướu cổ,phong, lao, sốt xuất huyết cho nhân dân nói chung, trong đó phần lớn cho ngườinghèo; Nâng cấp trang thiết bị các cơ sở y tế; Xoá các xã trắng về y tế.

5. Chương trình phòng chống HIV/AIDS.

Cómục tiêu: Điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nói chung, trong đó có người nghèo,đặc biệt là trẻ em mồ côi do cha mẹ bị chết vì bệnh AIDS.

6. Chương trình Dân số- Kế hoạch hoá gia đình.

Cócác mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN: Cung cấp các phương tiện, dịch vụtránh thai cho cho nhân dân nói chung, trong đó có người nghèo; Xây dựng cáctrạm y tế xã.

7. Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.

Cómục tiêu là đảm bảo cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nóichung và trong đó có người nghèo và xây dựng các công trình cung cấp nước sạchở các xã nghèo.

8. Chương trình Quốc gia về Việc làm.

Cócác mục tiêu tham gia trực tiếp vào XĐGN:

Thamgia giải quyết việc làm cho những hộ nghèo không có việc làm;

Đàotạo nghề miễn phí cho con em các hộ nghèo tại các trung tâm dịch vụ việc làmthuộc khu vực Nhà nước quản lý.

9. Chương trình Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em.

Cócác mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN:

Chămsóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt

Phòngchống suy dinh dưỡng cho trẻ em.

10. Chương trình Văn hoá.

Cómục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN: Phát triển văn hóa thông tin cơ sở ở miềnnúi, vùng sâu, vùng xa: Bố trí cán bộ hoạt động văn hoá, trang bị sách báo vàcác phương tiện thông tin cho các xã nghèo.

11. Chương trình phủ sóng phát thanh.

Cómục tiêu là cung cấp radio cho các xã vùng cao biên giới, hải đảo và các hộnghèo thuộc diện đối tượng chính sách.

12. Chương trình phủ sóng truyền hình:

Cócác mục tiêu liên quan trực tiếp đến XĐGN:

Cungcấp tivi cho các xã vùng cao biên giới, hải đảo và các hộ nghèo thuộc diện đốitượng chính sách.

Cungcấp các máy TVRO cho các tụ điểm dân cư ở các xã nghèo vùng cao, biên giới, hảiđảo.

13. Chương trình phòng chống ma tuý.

Cócác mục tiêu liên quan trực tiếp đến XĐGN: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở cácxã nghèo xoá bỏ cây thuốc phiện và cai nghiện cho người nghèo.

14. Một số nhiệm vụ, chính sách tham gia thực hiện XĐGN:

Pháttriển hệ thống lưưới Điện sinh hoạt ở nông thôn. Có mục tiêu là tham gia xâydựng đường điện và trạm điện về các xã nghèo.

Pháttriển hệ thống giao thông nông thôn. Có mục tiêu là tham gia xây dựng đườnggiao thông nông thôn đến các xã nghèo.

Chínhsách cho dân vay để tôn nền và làm nhà trên cọc thuộc các tỉnh vùng ngập lũ ởđồng bằng sông Cửu Long.

Chínhsách trợ giá, trợ cước cho miền núi, vùng cao cho đồng bào dân tộc nói chungtrong đó có người nghèo.

Chínhsách cứu tế, cứu đói thiên tai lũ lụt.

QuỹXĐGN của các địa phương.

B. Các chương trình, dự án hợp tác quốc tế (kể cả vốn vay và việntrợ không hoàn lại).

1.Dự án Hỗ trợ y tế quốc gia:

Cómục tiêu tham gia trực tiếp XĐGN: Xây dựng các trạm y tế xã, trong đó có các xãnghèo.

2.Dự án Dân số sức khoẻ gia đình:

Cómục tiêu tham gia trực tiếp XĐGN: Xây dựng các trạm y tế xã, trong đó có các xãnghèo.

3.Dự án IFAD.

Cómục tiêu tham gia trực tiếp XĐGN: Xây dựng cơ sở hạ tầng và vốn vay cho ngườinghèo.

4.Dự án trồng rừng vùng Đông Bắc

5.Dự án trồng rừng các tỉnh miền Trung

6.Dự án khu vực lâm nghiệp cho Thanh Hoá, Quảng Trị, Phú Yên, Gia Lai.

7.Dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn.

Cácdự án trên đều có tác động trực tiếp đến các hộ nghèo và xã nghèo vùng sâu,vùng xa, thông qua tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc nghèo.

8.Các dự án tín dụng trực tiếp cho người nghèo do CHLB Đức tài trợ như:

Dựán tín dụng XĐGN 3 tỉnh khu 4 cũ; Dự án tín dụng XĐGN 7 tỉnh miền núi phía Bắc;Dự án chuyển đổi nợ của Cộng hoà Liên bang Đức cho XĐGN ở tỉnh Hà Giang.

Cácmục tiêu, nhiệm vụ tham gia trực tiếp vào XĐGN của các chương trình, dự án trênđây hàng năm được lồng ghép vào chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN, thông quaviệc bố trí kế hoạch và cân đối nguồn lực của từng chương trình (sẽ được cụ thểhoá ở các phần tiếp theo).

 

Phụ lục: 02

BIỂU TÍNH HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỦA CÁC MỤC TIÊU, NHIỆMVỤ

CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN THAM GIA THỰC HIỆN XĐGN

 

Tên chương trình, dự án

Kinh phí

chung của

từng mục

tiêu (%)

Phần kinh

phí dành

cho XĐGN

(%)

A. Các chương trình, dự án trong nước:

 

 

1. Dự án trồng 5 triệu ha rừng:

Mục tiêu và nguồn lực của dự án này hầu hết cho người nghèo và xã nghèo được hưởng lợi, thông qua tăng việc làm, tăng thu nhập, góp phần vào việc ổn định dân cư cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa.

100

70

2. Chương trình 773:

- Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN là:

+ Khai hoang tạo TLSX là đất đai cho người nghèo,

+ XD các cơ sở phúc lợi xã hội ở các xã nghèo,

 

100

100

 

70

70

3. Chương trình Giáo dục Đào tạo:

- Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN:

+ Xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học,

+ Hỗ trợ giáo dục miền núi(cung cấp sách giáo khoa cho học sinh)

+ Nâng cấp cơ sở vật chất các trường học phổ thông,

 

100

100

100

 

80

100

30

4. Chương trình Y tế(Phòng chống một số bệnh XH và bệnh dịch nguy hiểm)

- Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN:

+ Chữa các bệnh về sốt rét, bướu cổ, phong, lao, sốt xuất huyết,...cho người nghèo,

+ Nâng cấp trang thiết bị các cơ sở Y tế,

+ Xoá các xã trắng về y tế,

 

 

 

100

100

100

 

 

 

50

30

100

5. Chương trình Dân số - KHHGĐ.

- Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN:

+ Cung cấp các phương tiện, dịch vụ tránh thai cho người nghèo,

+ Xây dựng các trạm y tế xã,

 

 

100

100

 

 

20

30

6. Chương trình Nước sạch và VSMT nông thôn.

- Có mục tiêu là đảm bảo cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nói chung và trong đó có người nghèo và các xã nghèo và xây dựng các công trình cung cấp nước sạch ở các xã nghèo.

100

30

7. Chương trình Quốc gia về Việc làm.

- Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN:

+ Tham gia giải quyết việc làm cho những hộ nghèo không có việc làm,

+ Đào tạo nghề miễn phí cho con em các hộ nghèo tại các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc khu vực Nhà nước quản lý

 

 

100

100

 

 

30

10

8. Chương trình Bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

- Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN:

+ Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,

+ Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em,

 

100

100

 

80

80

9. Chương trình Văn hoá.

- Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN:

+ Phát triển văn hoá thông tin cơ sở vùng sâu, vùng xa,

 

100

 

70

10. Chương trình Phủ sóng phát thanh.

- Có mục tiêu là cung cấp Rađio cho các xã vùng cao biên giới, hải đảo và các hộ nghèo thuộc diện đối tượng chính sách.

 

100

 

20

11. Chương trình phủ sống truyền hình.

- Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN:

+ Có mục tiêu là cung cấp Tivi cho các xã vùng cao biên giới, hải đảo và các hộ nghèo thuộc diện đối tượng chính sách.

+ Cung cấp các máy TVRO cho các tụ điểm dân cư ở các xã nghèo vùng cao, biên giới, hải đảo.

 

 

100

100

 

 

20

30

12. Chương trình phòng chống HIV/AIDS.

- Hỗ trợ cho trẻ em nghèo cô đơn do bố mẹ bị chết vì AIDS, các đối tượng nghèo bị HIV/AIDS

 

100

 

20

13. Chương trình phòng chống ma tuý.

- Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN:

+ Chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở các xã nghèo xoá bỏ cây thuốc phiện,

+ Cai nghiện cho người nghèo,

 

 

100

100

 

 

80

20

14. Nhiệm vụ phát triển hệ thống điện nông thôn.

- Có mục tiêu là tham gia xây dựng các trạm điện ở các xã nghèo

 

100

 

30

15. Nhiệm vụ phát triển giao thông nông thôn.

- Có mục tiêu là tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn đến các xã nghèo.

 

100

 

30

16. Chính sách cho dân vay tiền làm nhà trên cọc để chống lũ ở đồng bằng sông Cửu Long.

100

20

17. Chính sách trợ giá, trợ cước cho miền núi, vùng cao cho đồng bào dân tộc nói chung trong đó có người nghèo.

100

30

18. Chính sách cứu tế, cứu đói.

100

40

19. Quĩ XĐGN của các địa phương.

100

100

B. Các chương trình, dự án hợp tác quốc tế (kể cả vốn vay và viện trợ không hoàn lại)

 

 

1. Dự án hỗ trợ Y tế quốc gia.

- Có mục tiêu tham gia trực tiếp XĐGN: Xây dựng các trạm y tế xã trong đó có các xã nghèo.

 

100

 

10

2. Dự án Dân số - Sức khoẻ gia đình.

- Có mục tiêu tham gia trực tiếp XĐGN: Xây dựng các trạm y tế xã trong đó có các xã nghèo.

 

100

 

11

3. Dự án IFAD.

- Có mục tiêu tham gia trực tiếp XĐGN:

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng,

+ Vốn vay cho người nghèo,

50

50

4. Dự án trồng rừng vùng Đông Bắc.

100

40

5. Dự án trồng rừng các tỉnh miền Trung.

100

40

6. Dự án khu vực lâm nghiệp cho Thanh Hoá, Quảng Trị, Phú Yên, Gia Lai.

100

40

7. Dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn.

Các dự án này đều có tác động trực tiếp đến các hộ nghèo và xã nghèo vùng sâu, vùng xa, thông qua tạo việc làm tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc nghèo.

100

30

8. Các dự án tín dụng trực tiếp cho người nghèo do CHLB Đức tài trợ như:

- Dự án tín dụng XĐGN 3 tỉnh khu 4 cũ,

- Dự án tín dụng XĐGN 7 tỉnh miền núi phía Bắc,

- Dự án chuyển đổi nợ của CHLB Đức cho XĐGN ở tỉnh Hà Giang,

100

100

 

Phụ lục: 03

MẪU 1:

 Báo cáo tìnhhình thực hiện kế hoạch và ngân sách các chương trình quốc gia trên địa bàntỉnh, thành phố

 

Báo cáo tình hình thực hiện Quý ( 6 tháng, năm):

Cơ quan báo cáo:                                                                                                                                                                 

Mục tiêu và hoạt động của CTQG

Mục tiêu kế hoạch

Chi tiêu tài chính (triệu đồng)

Ghi chú

 

Đơn vị

tính

Kế hoạch

năm 199...

Thực hiện

Quý.....

(6 tháng)

(cả năm)

Kế hoạch

năm 199...

Trong đó:

Thực hiện

Quý.....

(6 tháng)

(cả năm)

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

NSNN cấp

Vay tín dụng

(trong nước)

Vốn nước

ngoài

Vốn huy động từ cộng đồng

 

NSNN cấp

Vay tín dụng

(trong nước)

Vốn nước

ngoài

Vốn huy động

từ cộng đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghiđầy đủ 16 CTQG. Trong mỗi chương trình, chia thành 4 nhóm chỉ tiêu hoạt độngchính là: (1) hoạt động chuyên môn; (2) xây dựng cơ sở vật chất; (3) thông tin,giáo dục, truyền thông; (4) các hoạt động khác. Trong mỗi nhóm hoạt động cầnghi các chỉ tiêu chủ yếu. Cụ thể như sau:                                                                                                      

1. Hoạt động chuyên môn: Là hoạt động cốt lõi của chương trình, thuộc hoạt độngchức năng của các ngành. Ví dụ: trồng và chăm sóc rừng; cho vay vốn, cung cấpdịch vụ y tế, giáo dục, KHHGĐ; các hoạt động khám chữa trị, phòng chống mạidâm, ma tuý...(Trong từng hoạt động và từng dự án đề nghị ghi rõ phần vốn dànhcho XĐGN).                                                                                                                                                 

2. Xây dựng cơ sở vật chất: Là hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trangthiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn như: xây dựng phòng học, trạm y tế,KHHGĐ; nâng cấp trang thiết bị, y tế, cung cấp nguồn cung cấp nước sinh hoạtcho dân; xây dựng đường dân sinh, chợ, điện; các trạm truyền thanh, truyềnhình, cơ sở sinh hoạt văn hoá... (Trong từng hoạt động và từng dự án đề nghịghi rõ phần vốn dành cho XĐGN).                                                                                                                                                 

3. Thông tin- giáo dục - truyền thông: Là các hoạt động của các chươngtrình thông qua tuyên truyền trực tiếp, truyền thông trên phương tiện thông tinđại chúng; các hoạt động đào tạo, huấn luyện cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ; hỗtrợ cán bộ quản lý, cộng tác viên, tuyên truyền viên tại cơ sở.... để thực hiệntốt các hoạt động chuyên môn của chương trình. (Trong từng hoạt động và từng dựán đề nghị ghi rõ phần vốn dành cho XĐGN).

4. Các hoạt động khác: Là các hoạt động có tính đặc thù của các CTQG không xếpđược vào 3 hoạt động trên. (Trong từng hoạt động và từng dự án đề nghị ghi rõphần vốn dành cho XĐGN).

 

Mẫu 2:

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH CÁCCHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA

(Các Bộ quản lý CTQG gửi báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ)

 

Báo cáo tình hình thực hiện Quý (6 tháng, năm)

Cơ quan báo cáo:     

Mục tiêu và hoạt động  của CTQG

Mục tiêu kế hoạch

Chi tiêu tài chính (triệu đồng)

Ghi chú

 

Đơn vị

tính

Kế hoạch

năm 199...

Thực hiện

Quý.....

(6 tháng)

(cả năm)

Kế hoạch

năm 199...

Trong đó:

Thực hiện

Quý.....

(6 tháng)

(cả năm)

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

NSNN cấp

Vay tín dụng (trong nước)

Vốn nước ngoài

Vốn huy động từ cộng đồng

 

NSNN cấp

Vay tín dụng (trong nước)

Vốn nước ngoài

Vốn huy động

từ cộng đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trongmỗi chương trình, chia thành 4 nhóm chỉ tiêu hoạt động chính là: (1) hoạt độngchuyên môn; (2) xây dựng cơ sở vật chất; (3) thông tin, giáo dục, truyền thông;(4) các hoạt động khác. Trong mỗi nhóm hoạt động cần ghi các chỉ tiêu chủ yếutheo khái niệm và ví dụ như Mẫu 1./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6805&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận