LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Hướng dẫn bổ sung thực hiện chế độ
tiền lương mới đối với công nhân, viên chức trong các doanh nghiệp
Thi hành Nghị định số 26/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp, Liên bộ lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính đã có thông tư số 12/LB-TT ngày 2-6-1993, Thông tư số 20/LB-TT ngày 2-6-1993 và thông tư số 21/LB-TT ngày 17-6-1993 hướng dẫn cụ thể việc thực hiện. Đến nay, qua quá trình triển khai thực hiện ở các bộ, ngành, địa phương còn một số tồn tại vướng mắc cần được giải quyết hợp lý; sau khi có kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 264-TB ngày 29-10-1993 của Văn phòng Chính phủ liên Bộ hướng dẫn bổ sung một số điểm cụ thể như sau:
I. CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI
1. Đối tượng:
a) Bổ sung đối tượng áp dụng chuyển xếp lương mới: Các tổ chức liên doanh trong nước, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài theo hợp đồng hợp tác kinh doanh không hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, theo Nghị định số 233/HĐBT ngày 22-6-1990 về ban hành quy chế lao động đối với xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Nghị định số 389-HĐBT ngày 10-11-1990 về ban hành quy chế cho thuê nhà, thuê lao động đối với người nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài lưu trú tại Việt nam.
b) Bổ sung các đối tượng không áp dụng chuyển xếp lương mới như sau:
- Những người đang nghỉ chế độ để về nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động hoặc những người đã nghỉ việc chờ giải quyết bảo hiểm xã hội;
- Những người nghỉ việc chờ giải quyết chế độ thôi việc theo quyết định số 176-HĐBT ngày 9-10-1989;
- Những người nghỉ việc chờ bố trí sắp xếp công tác.
Riêng những người làm việc ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác có sử dụng từ 10 lao động trở lên, mức lương thoả thuận ghi trong hợp đồng lao động phải bảo đảm ít nhất bằng mức lương theo nghề hoặc công việc quy định của Nhà nước.
2. Cách chuyển xếp lương cũ sang lương mới:
Đối với viên chức quản lý (từ trưởng phòng và tương đương trở xuống), viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ ở các doanh nghiệp đang hưởng bậc lương cao hơn khung chức vụ hoặc cấp bậc quy định tại nghị định số 235-HĐBT phải đưa về đúng chức danh và khung lương quy định, sau đó được tính số năm từ khi giữ mức lương cao nhất của khung lương theo quy định cho đến nay, để chuyển đổi sang tỷ lệ % phụ cấp thâm niên vượt khung và chuyển xếp vào bậc lương mới. Cách tính đổi và chuyển xếp như sau:
a) Cách tính đổi tỷ lệ % phụ cấp thâm niên vượt khung để chuyển xếp vào bậc lương mới theo bảng chuyển xếp lương quy định kèm theo thông tư số 12-LB/TT ngày 2-6-1993:
- Giữ mức lương cao nhất của khung lương từ năm 1989 trở về trước đủ 5 năm (60 tháng) được tính 5% sau đó cứ thêm một năm (12 tháng) được cộng thêm 1%.
- Giữ mức lương cao nhất của khung lương từ năm 1990 trở đi đủ 3 năm (36 tháng) được tính 5%, sau đó cứ thêm một năm (12 tháng) được cộng thêm 1%
b) Cách chuyển xếp mức tỷ lệ % phụ cấp thâm niên vượt khung vào bậc lương mới:
Những chức danh viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ theo bảng chuyển xếp lương cũ sang lương mới kèm theo thông tư số 12-LB/TT ngày 2-6-1993 chưa quy định xếp mức tỷ lệ % phụ cấp thâm niên vượt khung vào bậc lương mới nay được bổ sung xếp mức tỷ lệ % phụ cấp thâm niên vượt khung vào bậc lương mới. Cách chuyển xếp mức tỷ lệ % phụ cấp thâm niên vượt khung vào bậc lương mới đối với các chức danh chức vụ đang hưởng các mức phụ cấp thâm niên vượt khung quy định tại thông tư số 11-LĐ/TT ngày 2- 10- 1986 của Bộ lao động và các trường hợp tính quy đổi tỷ lệ % phụ cấp thâm niên vượt khung nêu trên như sau:
- Những chức danh có hệ số mức lương bậc 1 từ 1,78 trở lên, nếu có tỷ lệ từ 5-7% thì xếp vào bậc liền kề bậc lương cao nhất của khung lương, 8-10% xếp bậc tiếp theo và cứ thêm 3% thì xếp vào bậc kế tiếp cho đến bậc cao nhất của ngạch.
- Những chức danh có hệ số mức lương bậc 1 dưới 1,78, nếu có tỷ lệ từ 5-6% thì xếp vào bậc liền kề bậc cao nhất của khung lương, 7-8% xếp vào bậc tiếp theo và cứ thêm 2% thì xếp vào bậc kế tiếp cho đến bậc cao nhất của ngạch.
3. Một số trường hợp cần chú ý khi chuyển xếp lương cũ sang lương mới:
a) Đối với viên chức quản lý, viên chức lãnh đạo, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ khi chuyển xếp lương cũ vào ngạch, bậc lương mới theo đúng quy định tại nghị định số 26-CP ngày 23-5-1993, thông tư số 12-LB/TT và hướng dẫn trên mà hệ số lương cộng với phụ cấp chức vụ (nếu có) theo hạng mới của doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền quyết định vẫn thấp hơn so với mức lương cũ chuyển ngang theo ngạch hành chính hướng dẫn tại Thông tư số 10 đối với Giám đốc, Phó giám đốc và kế toán trưởng, theo Thông tư số 12 đối với các chức danh khác, thì cơ quan chủ quản doanh nghiệp có thể xem xét lịch sử tiền lương, trình độ chuyên môn và cân đối tương quan nội bộ để xếp vào bậc lương tiếp theo trong ngạch có hệ số tương đương. Trường hợp đã xếp bậc cao nhất trong khung lương của ngạch cộng với phụ cấp chức vụ (nếu có) mà vẫn thấp hơn thì ban chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương các cấp có thể xem xét quyết định cho viên chức đó được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số của mức lương cũ chuyển ngang. Hệ số chênh lệch bảo lưu được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí lưu thông. Hệ số chênh lệch bảo lưu là hệ số cố định được dùng để tính lương và các chế độ bảo hiểm xã hội. Trường hợp chuyển ngạch hoặc doanh nghiệp được nâng hạng mà hệ số mức lương mới cao hơn mức lương của ngạch, hạng cũ cộng với hệ số chênh lệch bảo lưu thì bỏ hệ số chênh lệch bảo lưu. Việc bảo lưu như trên không thực hiện đối với các trường hợp do doanh nghiệp từ nay trở đi không giữ được hạng.
b) Đối với doanh nghiệp không quy định sử dụng chuyên viên cao cấp và tương đương, chuyên viên chính và tương đương. Nếu công vệc thực sự đòi hỏi sử dụng các chức danh này thì phải được sự thoả thuận của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đối với chuyên viên cao cấp và tương đương; của Bộ, Ngành, địa phương chủ quản đối với chuyên viên chính và tương đương.
c) Một số ví dụ:
Ví dụ 1: Một trưởng phòng kỹ thuật của một nhà máy cơ khí hạng I đã xếp mức lương 100 đồng từ năm 1982, năm 1985 chuyển sang mức lương cao nhất của khung lương trưởng phòng nhà máy cơ khí hạng I là 438 đồng. Đến năm 1987 theo quy định đủ thời hạn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (5%) nhưng lại xếp vào mức lương 474 đồng. Năm 1990 nâng bậc lương lên 505 đồng, năm 1992 nâng bậc lên 550 đồng, nay chuyển từ lương cũ sang lương mới phải đưa trở về mức lương 438 đồng và tính từ năm 1982 coi như đã giữ mức lương 438 đồng đến năm 1987 được tính 5% phụ cấp thâm niên vượt khung, sau năm 1987 mỗi năm cộng thêm 1%, đến năm 1993 được 11%, tra bảng chuyển xếp lương kèm theo Thông tư số 12-LB/TT ngày 2-6-1993 và cách chuyển xếp mức % phụ cấp thâm niên vượt khung nêu trên, xếp vào chuyên viên chính bậc 4, hệ số lương 4,10 và cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo 0,4 (nhà máy vẫn được xếp hạng I) là 4,50 (4,10 + 0,4) so với mức lương 550 đồng chuyển ngang vào chuyên viên cao cấp bậc 2 có hệ số 4,86, hệ số chênh lệch là 4,86 - 4, 50 = 0,36 tương ứng với mức lương được bảo lưu từ ngày 1-4-1993 là 321. 000 đồng - (273.000 + 30.000) = 18.000 đồng/tháng.
Ví dụ 2: Một Phó phòng nghiệp vụ mỏ than hạng II đã xếp mức lương 374 đồng từ năm 1987 đến năm 1990 theo quy định đủ thời hạn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 5% nhưng lại xếp vào mức lương 425 đồng, năm 1992 nâng bậc lên 463 đồng. Nay chuyển xếp từ lương cũ sang lương mới phải đưa trở lại 374 đồng và từ năm 1987 đến năm 1990 được tính 5% phụ cấp thâm niên vượt khung. Sau năm 1990 mỗi năm được cộng thêm 1%, đến năm 1993 được 8%, tra bảng chuyển xếp lương kèm theo Thông tư số 12-LB/TT ngày 2-6-1993 và cách chuyển xếp mức % phụ cấp thâm niên vượt khung xếp vào chuyên viên bậc 6 hệ số lương 2,98 cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo 0,20 (mỏ than vẫn được xếp hạng II) là 3,18 (2,98 + 0,20) so với mức lương 463 đồng chuyển ngang vào chuyên viên chính bậc 3 có hệ số 3,82 thì hệ số chênh lệch là 3,82 - 3,18 = 0,64 tương ứng với mức lương được bảo lưu từ ngày 1-4-1993 là 258.000 - (208.000 + 14.000) = 36.000/tháng.
Ví dụ 3: Một chuyên viên đã xếp mức lương 596 đồng nhưng thực tế công việc ở doanh nghiệp không đòi hỏi trình độ chuyên viên cao cấp, vì vậy phải chuyển về bậc 6 chuyên viên chính có hệ số là 4,66. Nếu được quyết định cho hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu thì hệ số đó được tính bằng: 5,15 (hệ số chuyển ngang) - 4,66 = 0,49 tương ứng với mức tiền lương được bảo lưu từ ngày 1-4-1993 là 340.000 đồng - 308.000 đồng = 32.000 đồng/tháng.
4. Đối với các danh mục nghề công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh; viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ chưa quy định trong đối tượng áp dụng các thang lương, bảng lương, thì nay được hướng dẫn bổ sung như sau:
Số TT
Trường hợp cụ thể
Hướng dẫn thực hiện ³
I. Đối với công nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh
1
Các chức danh:
+ Công nhân vận hành máy bơm xăng bơm dầu
Xếp vào nhóm II - thang lương A3 - Dầu khí
+ Công nhân vận hành máy thông gió, giao nhận xăng dầu trong hang hầm
+ Công nhân tái sinh, pha chế dầu mỡ nhờn
+ Công nhân giao nhận xăng dầu ở cảng biển
2
Các chức danh nghề xăng dầu còn lại
Xếp vào thang lương A.19 - Thương mại
3
Chức danh thủ kho ở các doanh nghiệp (trừ ngành Thương mại)
Xếp tương ứng với thang lương của các ngành kinh tế-kỹ thuật:
+ Nhóm I : Đối với điều kiện lao động bình thường
+ Nhóm II: đối với điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm
4
Các chức danh công nhân ngành điện:
+ Công nhân chế tạo tụ điện
Xếp vào nhóm II thang lương A.1- Cơ khí, điện tử tin học
+ Công nhân sửa chữa, quản lý đường dây cao thế có cấp điện áp dưới 110 KV
- (như trên)
+ Công nhân sửa chữa tubine hơi
Xếp vào nhóm III thang lương A.1- Cơ khí, điện tử -tin học
+ Công nhân sửa chữa, quản lý
đường dây cao thế có cấp điện áp từ 110 KV trở lên
- (như trên)
5
Một số chức danh công nhân, nhân viên sản xuất điện
Bộ Năng lượng hướng dẫn bổ sung sau khi có sự thoả thuận của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
6
Công nhân xây lắp đường dây cao thế từ 110 KV trở lên
Xếp vào nhóm IV- Thang lương A.6- Xây dựng cơ bản
7 ³
Công nhân xây dựng công trình thuỷ điện, công trình đầu mối thuỷ lợi
vào nhóm III thang lương A.6- Xây dựng cơ bản
8
Công nhân duy tu bảo dưỡng đường sông
Xếp vào nhóm II thang lương A.6- Xây dựng cơ bản
9
Công nhân sản xuất muối thủ công
Xếp vào nhóm II thang lương A.5- Chế biến lương thực - thực phẩm
10
Công nhân, viên chức đội chiếu bóng lưu động
Xếp vào nhóm II thang lương A.10- Văn hoá
11
Các chức danh nghề thuỷ sản:
+ Sản xuất viên dầu cá; chế biến rau câu để sản xuất Aga, Agenat; chế biến vỉ cá; chế biến nguyên liệu chả cá, chế biến mực, cá khô theo phương pháp thủ công; bao gói và bảo quản thành phẩm thuỷ sản trong kho; chế biến đồ hộp thuỷ sản; vệ sinh công nghiệp
Xếp vào nhóm I thang lương A.17- Thuỷ sản
+ Công nhân sản xuất bột cá chăn nuôi, công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh
Xếp vào nhóm II thang lương A.17- Thuỷ sản
12 ³
Phụ lái xe vận tải hành khách
Vận dụng xếp vào nhóm II- Bảo vệ giữ trật tự- Bảng lương B20 Nhân viên bán vé, bảo vệ trật tự tại các điểm sinh hoạt văn hoá công cộng, bến xe, nhà ga, bến cảng
13 ³
Lái xe cẩu
Xếp theo nhóm trọng tải của bảng lương B15 - Công nhân lái xe
14
Bốc xếp:
+ Công nhân bốc xếp cơ giới
Xếp theo bảng B14- Công nhân bốc xếp- bậc 1,2 cũ xếp vào bậc 1 mới - bậc 3,4 cũ xếp vào bậc 2 mới - bậc 5,6 cũ xếp vào bậc 3 mới - Bậc 7 hoặc có tỷ lệ vượt khung xếp vào bậc 4 mới
+ Công nhân bốc xếp thủ công
Xếp theo bảng B14- Công nhân bốc xếp - bậc 1, 2, 3 cũ xếp vào bậc 1 mới - bậc 4,5 cũ xếp vào bậc 2 mới - bậc 6,7 cũ xếp vào bậc 3 mới
15 ³
Công nhân sản xuất chỉ sơ dừa từ nguyên liệu vỏ dừa
Vận dụng xếp vào nhóm II Thang lương A.12 - Dệt, thuộc da, giấy, giả da, may...
16 ³
Công nhân vận hành lò hơi ở các doanh nghiệp công nghiệp nhẹ
Thang lương A.2 luyện kim hoá chất
- Đốt lò than
- Xếp vào nhóm II đo đạc cơ bản
- Đốt lò dầu
- Xếp vào nhóm I
II. Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ của doanh nghiệp
17
Thuỷ quỹ
Vận dụng xếp như nhân viên văn thư và hưởng phụ cấp trách nhiệm mức 0,2 đối với thủ quỹ đi thu ngân ở các cửa hàng, mức 0,1 đối với thủ quỹ còn lại
18
Nhân viên đánh máy, trực điện thoại, teletip, fax, máy tính
Vận dụng xếp như cán sự, kỹ thuật viên
19 ³
Lưu trữ doanh nghiệp:
+ Nhân viên lưu trữ bình thường
Vận dụng xếp như nhân viên văn thư
+ Nhân viên lưu trữ đào tạo có trình độ kỹ thuật
Vận dụng xếp như cán sự, kỹ thuật viên
20
Kế toán:
+ Kế toán viên sơ cấp
Vận dụng xếp như Nhân viên văn thư
+ Kế toán viên trung cấp
Vận dụng xếp như cán sự, kỹ thuật viên
+ Kế toán viên
Vận dụng xếp như chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư
+ Kế toán viên chính
Vận dụng xếp như chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính
+ Kế toán viên cao cấp
Vận dụng xếp như chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp
21
Nhân viên nấu ăn:
+ ở các đơn vị có tổ chức riêng bộ phận phục vụ và có hạch toán
Xếp vào nhóm I - Thang lương A.20 - –n uống
+ Phục vụ các bữa ăn thông thường cho công nhân viên ở doanh nghiệp
Xếp như nhân viên phục vụ
22
Viên chức Y tế:
+ Làm việc ở bệnh viện được thành lập và hoạt động theo quy chế của Bộ Y tế thuộc doanh nghiệp
Xếp lương theo các chức danh quy định tại bảng lương 16 Y Tế
+ Các trường hợp còn lại
Vận dụng xếp lương như sau:
- Y tá xếp như nhân viên văn thư
- Y sĩ xếp như cán sự, kỹ thuật viên
- Bác sĩ xếp như chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư
23
Giáo viên:
+ Dạy ở các trường đào tạo nghề, mẫu giáo, nhà trẻ được thành lập và hoạt động theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Vận dụng xếp lương theo các chức danh quy định tại bảng lương 15. Giáo dục và Đào tạo
+ Các trường hợp còn lại
Xếp lương như sau:
- Giáo viên không đào tạo hoặc đào tạo sơ cấp xếp như nhân viên văn thư
- Giáo viên trung cấp xếp như cán sự, kỹ thuật viên
- Giáo viên có trình độ đại học và tương đương xếp như chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư
24 ³
Nhân viên thu tiền nhà, tiền nước
Vận dụng xếp như nhân viên văn thư
25 ³
Kỹ sư trưởng ở các doanh nghiệp
Xếp lương như sau:
+ Nếu được thủ trưởng Bộ, ngành hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố bổ nhiệm thì xếp tương đương Phó Giám đốc
+ Trường hợp khác xếp tương đương trưởng phòng
26
Các ban quản lý của một công trình xây dựng thì căn cứ vào cấp có thẩm quyền xét duyện luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình
+ Cấp Nhà nước
Xếp tương đương cấp Vụ thuộc Bộ trở lên
+ Cấp Bộ, tỉnh và thành phố thuộc Bộ, tỉnh, thành phố
Xếp tương đương cấp phòng
+ Cấp Sở
Xếp tương đương cấp phòng của Sở
27 ³
Các đội quy tắc thuộc các ngành công cộng, đội thanh tra xây dựng nhà đất thuộc tỉnh, thành phố
Xếp lương như sau:
+ Đối với cán bộ quản lý các đội xếp tương đương phòng của cấp chủ quản (Sở, quận, huyện, thị xã)
+ Đối với nhân viên vận dụng xếp vào nhóm II Bảo vệ giữ trật tự bảng lương B.20-nhân viên bán vé, bảo vệ trật tự tại các điểm văn hoá công cộng, bến xe, nhà ga, bến cảng
II. XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP
Căn cứ vào quy định chung tại Thông tư số 21-LB/TT ngày 17-6-1993, liên Bộ lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn cụ thể một số điểm như sau:
1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nếu có nhu cầu xếp hạng thì có thể căn cứ vào tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp của các Bộ, ngành kinh tế kỹ thuật hướng dẫn để xếp hạng.
2. Doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Nghị định số 388-HĐBT ngày 20-11-1993 về việc ban hành Quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nhưng vẫn chưa giải thể và đang hoạt động thì Bộ, ngành, địa phương chủ quản có thể xem xét vận dụng tiêu chuẩn xếp hạng của các Bộ, ngành kinh tế kỹ thuật tạm thời xếp vào hạng IV. Trường hợp đang hoạt động tốt, có xu hướng phát triển lâu dài thì xem xét xếp vào hạng III nhưng phải tương quan hợp lý với các doanh nghiệp đủ điều kiện, thời gian áp dụng tạm thời tối đa không quá 3 năm.
3. Doanh nghiệp đặc thù chưa xây dựng được tiêu chuẩn xếp hạng thì Bộ, ngành, địa phương vận dụng bảng lương từ hạng II trở xuống của doanh nghiệp để xem xét quyết định làm cơ sở chuyển xếp lương và phụ cấp chức vụ. Trường hợp vận dụng bảng lương của doanh nghiệp hạng I thì phải có sự thoả thuận của liên Bộ. Thời gian vận dụng tối đa không quá 3 năm, sau đó phải xây dựng tiêu chuẩn và xếp hạng theo đúng quy định.
4. Doanh nghiệp nếu có nhu cầu xếp hạng các đơn vị trực thuộc thì phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp hạng theo nguyên tấc quy định tại Thông tư số 21-LB/TT ngày 17-6-1993. Việc xếp hạng I chỉ áp dụng cho các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp đã được quyết định hạng đặc biệt và phải dựa vào các điều kiện sau:
- Có quy mô tổ chức, phạm vi hoạt động tương ứng với cấp tỉnh, thành phố.
- Đạt số điểm của các chỉ tiêu từ 95 điểm trở lên.
- Phải được liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính thoả thuận.
5. Doanh nghiệp không đủ số điểm chuẩn để xếp vào hạng thì việc chuyển xếp lương mới cho các viên chức quản lý như sau:
a) Giám đốc: (đơn vị tính 1.000 đồng)
- Hệ số 3,04 - 3,28
- Mức lương thực hiện từ ngày 1-4-1993 212 - 226
b) Phó giám đốc:
- Hệ số 2,85 - 3,04
- Mức lương thực hiện từ ngày 1-4-1993 199 - 212
c) Phụ cấp chức vụ cho trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương:
- Trưởng phòng (kể cả kế toán trưởng)
+ Hệ số 0,13
+ Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 1-4-1993 9
- Phó trưởng phòng
+ Hệ số 0,09
+ Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 1-4-1993 6
6. Các tổ chức kinh tế thuộc khu vực sự nghiệp hoạt động theo nguyên tắc hạch toán tự trang trải có thể dựa vào các văn bản hướng dẫn tiêu chuẩn phân hạng doanh nghiệp của các Bộ, ngành để xếp hạng. Trường hợp không xếp hạng các Bộ, ngành, địa phương chủ quản xem xét tương quan cân đối với các đơn vị trực thuộc khác để chuyển xếp lương.
7. Đối với các ban quản lí công trình khu vực, ban quản lí chuyên ngành địa phương (Qui định tại thông tư số 11-BXD/VKT ngày 5-4-1993 của Bộ xây dựng) các Bộ, ngành, địa phương chủ quản có thể vận dụng xếp lương từ hạng III trở xuống, xếp từ hạng II trở lên, do Bộ, ngành, địa phương chủ quản quyết định sau khi có sự thoả thuận của liên Bộ lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính - Xây dựng.
8. Đối với cấp trên doanh nghiệp, căn cứ vào thực tế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ và tương quan nội bộ các Bộ, ngành, địa phương chủ quản tổng hợp và đề nghị, phương án chuyển xếp lương cũ sang lương mới cho các viên chức quản lý ở các tổ chức cấp trên doanh nghiệp gửi liên Bộ lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính thoả thuận trước khi quyết định.
III. QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1. Xác định quỹ tiền lương thực hiện.
Bổ sung vào tiết a, điểm 1, mục III Thông tư số 20-LB/TT ngày 2-6-1993: Quỹ tiền lương của cán bộ chuyên trách Đảng, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí Minh.
- Đối với các doanh nghiệp có lãi, các Bộ, ngành, địa phương phải thẩm định chặt chẽ đơn giá tiền lương do doanh nghiệp đăng ký, quyết định đơn giá tiền lương đối với các sản phẩm quan trọng, kiểm soát chặt chẽ quỹ tiền lương kế hoạch và quỹ tiền lương thực hiện, bảo đảm thu nhập hợp lý, gắn tiền lương với tốc độ tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Riêng các doanh nghiệp có lợi nhuận siêu ngạch như sản xuất rượu, bia, thuốc lá, dịch vụ xuất nhập khẩu, khách sạn, du lịch, nhà hàng... Doanh nghiệp xây dựng phương án tính đơn giá tiền lương và quỹ lương kế hoạch gửi liên Bộ nếu doanh nghiệp do Trung ương quản lý (hoặc liên sở nếu doanh nghiệp do địa phương quản lý , sau khi liên Bộ hoặc liên sở thẩm định có văn bản thoả thuận để Bộ, ngành hoặc sở chủ quản quyết định về đơn giá tiền lương.
Các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước đều phải có quyết định về đơn giá do cơ quan có thẩm quyền cấp làm cơ sở xác định các khoản nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
- Đối với các doanh nghiệp bị lỗ hoặc khó khăn tạm thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trên cơ sở phương án tài chính được cấp có thẩm quyền cho phép, có thể trả thấp hơn khoảng 10% - 15% mức lương theo nghề hay công việc quy định tại Nghị định số 26-CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ, nhưng thời gian tối đa không quá 1 năm, sau đó phải có phương án sắp xếp lại sản xuất, lao động, tổ chức cán bộ, thay đổi định hướng công nghệ sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn bảo đảm tiền lương và thu nhập cho công nhân viên chức theo đúng quy định của Nhà nước.
Đối với một số ít doanh nghiệp bị lỗ nhưng có yêu cầu khách quan phải tồn tại, được Chính phủ cho phép các Bộ, ngành, địa phương cần phải xem xét cụ thể, tạo điều kiện để doanh nghiệp dần phát triển, tự trang trải được chi phí. Thời gian đầu, nếu tiền lương của công nhân, viên chức quá thấp dưới mức cho phép, đời sống khó khăn, các Bộ, ngành, địa phương có thể báo cáo liên Bộ trình Chính phủ giải quyết trợ cấp khó khăn tạm thời.
2. Quỹ tiền thưởng của doanh nghiệp.
- Quỹ tiền thưởng (khen thưởng) của doanh nghiệp bao gồm cả tiền thưởng của các chức danh chuyên trách Đảng, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ngoài quỹ tiền thưởng (khen thưởng) được trích từ lợi nhuận theo Thông tư số 20-LB/TT ngày 2-6-1993, sau khi nộp thuế lợi tức bổ sung theo quy định tại Nghị định số 57-CP ngày 28-8-1993 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 75A-TC/TCT ngày 31-8-1993 của Bộ Tài chính, phần lợi nhuận còn lại được sử dụng theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
3. Tiền lương, tiền thưởng của Giám đốc, Phó giám đốc và cán bộ chuyên trách, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:
- Tiền lương của các chức danh chuyên trách Đảng, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được trả theo quy định tại điểm 1, mục IV Thông tư số 20-LB/TT ngày 2-6-1993 của liên Bộ.
Tiền thưởng của Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng và cán bộ chuyên trách Đảng, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được xác định theo hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Thu nhập của Giám đốc bao gồm tiền lương, tiền thưởng tối đa không quá 3 lần thu nhập bình quân của công nhân, viên chức trong danh sách của doanh nghiệp. Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng quy chế trả lương, trả thưởng cho công nhân, viên chức thuộc phạm vi quản lý bảo đảm cân đối nội bộ và gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh, khuyến khích mọi người hăng hái làm việc hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trên đây là những điểm bổ sung cụ thể việc thực hiện chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp theo Nghị định số 26-CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ. Liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính yêu cầu các Bộ, ngành, tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện tốt việc chuyển xếp lương, xếp hạng doanh nghiệp làm cơ sở xác định đơn giá tiền lương, quản lý quỹ tiền lương, tiền thưởng theo đúng chính sách quy định của Nhà nước. Đối với những ngành, nghề đặc thù liên Bộ sẽ cùng Bộ, ngành chủ quản có hướng dẫn riêng.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1-4-1993. Trong quá trình triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp phản ánh về liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính nghiên cứu giải quyết.