Văn bản pháp luật: Thông tư liên tịch 31/1999/TTLT/BLĐTBXH-BYT

Đàm Hữu Đắc
Toàn quốc
Công báo số 4/2000;
Thông tư liên tịch 31/1999/TTLT/BLĐTBXH-BYT
Thông tư liên tịch
05/01/2000
20/12/1999

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn quy trình caì nghiện, phục hồi sức khỏe, nhân cách cho người nghiên ma túy

Thứ trưởng
1.999
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Toàn văn

THÔNG TƯ liên tịch số31/1999rrTLT/ BLĐTBxH-BvT ngày 20/12/1999 hướng dẫnquy trình caì nghiện, phục hồi sức khỏe, nhân cách cho người nghiên ma túy

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn quy trình caì nghiện, phục hồi sức khỏe, nhâncách cho người nghiên ma túy.

 

Căn cứ Nghị quyết số 06/CP ngày 29 tháng 1 năm 1993 của Chính phủvề tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống, kiểm soát ma túy;

Căn cứ Quyết định số 139/TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống ma túy giai đoạn 1998 -2000;

Để công tác cai nghiện, phục hồi sức khỏe, nhân cách người nghiệnma túy đạt hiệu quả, Bộ Lao động Thương binh và hội, Bộ Y tế hướng dẫn như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

l. Cai nghiện, phục hồi sứckhỏe, nhân cách cho người nghiên ma túy bao gồm những hoạt động: y học, tâm lý,xã hội. Sau khi người nghiện được cai nghiện, phục hồi sức khỏe, nhân cách sẽkhông sử dụng lại ma túy và hòa nhập cộng đồng. Quy trình cai nghiện được chiathành 5 giai đoạn sau:

Tiếp nhân phân loại;

Điều trị cắt cơn, giải độc;

Giáo dục phục hồi hành vi, nhâncách;

Lao động trị liệu, chuẩn bị táihòa nhập cộng đồng, chống tái nghiện:

Quản lý lâu dài dựa vào cộngđồng.

2. Đối tượng áp dụng:

Cơ sở chữa bệnh được thành lậptheo Nghị định số20/CP ngày 13/4/1996 của Chính phủ.

Cơ sở y tế của Nhà nước có chứcnăng cai nghiện ma túy

Người nghiện ma túy

3. Cơ quan Lao động - Thươngbinh và Xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan y tế, công an và các cơ quan cóliên quan tham mưu để ỦYban nhân dân cáccấp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cai nghiện, phục hồi sức khỏe,nhân cách cho người nghiện ma túy theo từng giai đoạn đạt hiệu quả cao.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A. CAI NGHIỆN, PHỤC HỒI SỨCKHỎE, NHÂN CÁCH NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CÁC CƠ SỞ CHƯA BỆNH THƯC HIỆN NGHỊ ĐỊNHSỐ 20/ CP

Thực hiện Nghị định số 20/CP,việc cai nghiện, phục hồi sức khỏe, nhân cách người nghiện ma túy tại các cơ sởchữa bệnh, được tiến hành theo 5 giai đoạn sau:

l. Tiếp nhận, phân loại:

1.1. Tư vấn cho người nghiện,gia đình người nghiện về phương pháp cai nghiện; vai trò, trách nhiệm của giađình để động viên người thân họ sẵn sàng cai nghiện.

1.2. Làm hồ sơ bệnh án: Phảikhám sức khỏe ban đầu và làm các thủ tục như bệnh nhân vào điều trị tại cácbệnh viện (theo mẫu bệnh án).

1.3. Kiểm tra đồ dùng cá nhân,loại trừ các chất ma túy kể cả thuốc gây nghiện (nếu có).

1.4. Xét nghiệm bệnh nhân pháthiện chất ma túy các xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ.

1.5. Hướng dẫn thực hiện cảcquy định và nội quy của cơ sở chữa bệnh, yêu cầu người nghiện ma túy và giađình cam kết thực hiện các quy định đó.

1.6. Căn cứ vào đặc điểm khaithác tại bệnh án, các kết quả xét nghiệm, cán bộ tiếp nhận phân loại đôl tượngtheo mức độ nghiện và loại ma túy sử dụng, tình trạng sức khỏe...v.v để bố trívào các khu điều trị và lên kế hoạch điều trị phù hợp với từng người.

2. Điều trị cắt cơn, giải dộc:

2.1. ÁP dụng đúng bài thuốc và phác đồBộ Y tế đã ban hành.

2.2. Thực hiện các biện pháptâm lý, vật lý trị liệu, giúp cho người nghiện bớt lo âu, làm giám hội chứngcai.

2.3. Trong thời gian điều trịcắt cơn phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ Y tế về điều trị cắt cơn, giảiđộc.

Giai đoạn điều trị cắt cơn,giải độc: Thực hiện từ 10 - 20 ngày, sau đó tổ chức xét nghiệm, nếu kết qúả xétnghiệm là âm tính chuyển sang giai đoạn tiếp, nếu kết quả xét nghiệm là dươngtính thì tiếp tục điều trị.

3. Giáo dục, phục hồi hành vi,nhân cách:

3.l. Thực hiện liệu pháp tâm lýtập thể, nhằm phục hồi toàn diện về nhân cách, sức khỏe, tâm lý cho ngườinghiện như: giao ban buổi sáng, hội thảo về các chủ đề đạo đức, trách nhiệm vớigia đình và xã hội. Các hoạt động phải phong phú, thể hiện tình thương yêu củatập thể với cá nhân và trách nhiệm của cá nhân với tập thể đó như một gia đình.

Đồng thời, qua các hoạt độnggiáo dục tập thể sẽ giúp cho người nghiện nhận thức rõ những hành vi sai tráicủa mình. Tổ chức cho người nghiện học tập về pháp luật, đạo đức, tác phong,lối sống lành mạnh, có trách nhiệm, tự tin. Ngoài ra có thể dùng các phươngpháp trị liệu tâm lý khác như tâm năng dưỡng sinh,thiền" trong trị liệutập thể.

3.2. Liệu pháp tâm lý nhóm: Tổchức người nghiện thành từng nhóm: nhóm cùng hoàn cảnh, nhóm cùng tiến bộ....Tại nhóm, người nghiện có thể bày tỏ những tâm tư, vướng mắc, lo âu để mọi ngườitrong nhóm cùng chia sẻ, tìm cách giúp đỡ và sửa chữa những lỗi lầm, xóa bỏ sựcô độc, mặc cảm. Qua các hoạt động nhóm sẽ thúc đẩy sự tôn trọng lẫn nhau, sựcởi mở và vui vẻ giữa mọi người.

Hoạt động này phải được duy trìthường xuyên (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng).

3.3. Liệu pháp tâm lý cá nhân:Tổ chức hoạt động tư vấn cho từng người nghiện, lắng nghe những tâm tư, lo lắngvề bệnh tật, về gia đình mà người nghiện tâm sự. Từ đó tư vấn giúp người nghiệnsửa chữa lỗi lầm hiện tại giúp họ định hướng đúng trong tương lai.

Liệu pháp lao động: Tổ chức chongười nghiện tham gia các hoạt động lao động hàng ngày như dọn vệ sinh, nấu ăn,trồng cây.. nhằm giúp người nghiện hiểu được giá trị của sức lao động.

Tổ chức thể dục thể thao, vuichơi giải trí: Cơ sở chữa bệnh phải tổ chức cho người nghiện tham gia thể dụcthể thao, vui chơi giải trí như: đá bóng, bóng chuyển, văn hóa văn nghệ, xemtivi...

Những hoạt động trị liệu trên đượclặp lại hàng ngày, xen kẽ với lao động trị liệu, duy trì hàng ngày từ 6 giờ đến22 giờ.

4. Lao dộng trị liệu, chuẩn bịhòa nhập cộng đồng chống tái nghiện:

4.l. Lao động trị liệu:

Sự phân công lao động phải phùhợp với tuổi, sức khỏe, giới tính, trlnh độ, nghề nghiệp của từng người và theođúng quy định tại Nghị định số 20/CP ngày 1314/1996 eủa Chính phủ.

Tổ chức, quản lý, phân công laođộng một cách hợp lý, lao động từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp, đảmbảo an toàn lao động,

4.2. Dạy nghề, tạo việc làm:

Tùy theo cơ sở vật chất, kinhphí, nhu cầu của người nghiện, cơ sở chữa bệnh có thể mở các lớp dạy nghề, tạoviệc làm cho người nghlện, hoặc gửi đến các Trung tâm xúc tiấn việc làm để họcnghề; đặc biệt chú trọng đến các nghề truyền thống, đơn giản để thực hành laođộng sản xuất tại cơ sở chữa bệnh.

4.3. Chuẩn bị tái hòa nhập cộngđồng:

Kiểm tra lại sức khỏe, tổng kếtbệnh án, lập sổ theo dõi sau cai nghiện.

Biên bản bàn giao người nghiệnvề cộng đồng gồm những nội dung cơ bản: tlnh hình sức khỏe, nhân cách, tâm lý.

Giai đoạn giáo dục, phục hồihành vi, nhân cách và giai đoạn lao động trị liệu phải được hoạt động xen kẽ,trong ngày làm việc (8 giờ) phải có 30% thời gian giáo dục, phục hồi hành vinhân cách, 70% thời gian lao động trị liệu. Nghiêm cấm các 1 cơ sở cai nghiệnchỉ sử dụng người nghiện vào việc lao động trị liệu mà không thực hiện nội dunggiáo dục phục hồi nhân cách.

Thời gian thực hiện hai giaiđoạn từ 12 tháng đến 18 tháng.

5. Quản lý lâu dài dựa vào cộngđồng: Đây là giai đoạn người nghiện đã ra khỏi cơ sở chữa bệnh để về với giađình, địa phương Cơ sở chữa bệnh cần phải tư vấn (trực tiếp hoặc gián tiếp bằngvăn bản) cho chính quyền địa phương và gia đình để họ sẵn sàng cam kết, đónnhận những người sau giai đoạn cai nghiện ở cơ sở chữa bệnh về tái hòa nhậpcộng đồng.

5.1. Gia đình:

Cam kết thực hiện đầy đủ tráchnhiệm của gia đình đối với người nghiện như: không mặc cảm với quá khứ của ngườinghiện, thương yêu, gần gũi, giúp đỡ họ.

Quan tâm theo dõi nếp sống sinhhoạt, các mối quan hệ bạn bè, nhân cách hàng ngày để từ đó có những biện phápgiúp đỡ, ngăn chặn những hành vi có thể trở lại dùng ma túy, động viên khích lệnhững hành vi tích cực.

Tạo các điều kiện cần thiết vềvật chất, tinh thần cho người nghiện có việc làm, học nghề, tham gia văn nghệ,thể dục thể thao...

5.2. Chính quyền:

Quản lý về hành chính: tạmvắng, tạm trú, y ban nhân dân xã có sổ theo dõi sự di biến động của ngườinghiện.

Hàng tháng, chính quyền xã nhậnxét về sự thay đổi nhân cách, hành vi của người nghiện, kịp thời ngăn chặnnhững hành vi có thể trở lại dùng ma túy.

Phối hợp với gia đình, các cơquan, tố chức kinh tế, xã hội của địa phương hỗ trợ vay vốn, xóa đói giảm nghèocho người nghiện và gia đình họ.

Tổ chức những hoạt động xã hộinhư văn nghệ, ,thể dục thể thao hoặc các công tác xã hội khác thu hút ngườinghiện tham gia.

B. CAI NGHIỆN, PHỤC HỒI SỨC KHỎE,CÁCH NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG

Khái niệm:

Cai nghiện, phục hồi sức khỏe,nhân cách người nghiện ma túy tại cộng đồng bao gồm những hoạt động y tế, tâmlý, xã hội được tiến hành tại xã, phường nơi người nghiện ma túy cư trú.

Nội dung:

Cai nghiện phục hồi tại cộngđồng đo chính quyền các cấp chịu trách nhiệm. Sở Lao động - Thương binh và Xãhội phối hợp với Sở Ytế, Sở Công an vàcác cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch cai nghiện, phục hồi sức khỏe, nhâncách cho người nghiện ma túy tại cộng đồng để trình Chủ tịch ỦY ban nhân dân tỉnh phê duyệt.Sau khi kế hoạch được phê duyệt, việc thực hiện cai nghiện, phục hồi nhân cáchcho người nghiện ma túy tại cộng đồng theo đúng quy trình sau:

l. Phân loại người nghiện matúy.

Trước khi tổ chức cai nghiện,phục hồi sức khỏe, nhân cách tại cộng đồng chính quyền xã, phường phải điều traphân loại người nghiện một cách cụ thể để áp dụng các hình thức cai nghiện chophù hợp.

Hình thức cai nghiện phục hồitại cộng đồng chỉ được áp dụng đôl với đối tượng mới sử dụng ma túy, mức độ lệthuộc vào ma túy còn nhẹ, nhân cách, hành vi chưa thay đổi (chưa có hành vi viphạm pháp luật) bản thân và gia đình phải tự nguyện, đồng thời phải có sự giámsát, chăm sóc của gia đình, sự hỗ trợ của cộng đồng.

2. Giai đoạn điều trị cắt cơn,Được tổ chức tại địa phương có sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền. Cơ quan ytế tham mưu cho chính quyền phôl hợp với các ngành: Công an, Lao động - Thươngbinh và Xã hội để điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện ma túy. Việc điềutrị cắt cơn phải bảo đảm các yêu cầu sau: Phải có sự theo dõi, chỉ định, giúpđỡ của các cơ sở y tế,

áp dụng đúngbài thuốc, phác đồđiều trị do Bộ Y tế ban hành;

Hệ thống sổ sách, thống kê, chếđộ báo cáo phải đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế, Liên hệ với bệnh viện gần nhất để hỗ trợ chuyên môn, cấp cứukhi cần thiết.

3. Tư vấn giáo dục phục hồi nhân cách, lao động trị liệu.

Sau khi tiếp nhận những ngườinghiện ma túy đã được điều trị cắt cơn giải độc, chính quyền địa phương lên kếhoạch phân công chỉ đạo các cơ quan nghiệp vụ kết hợp với gia đình, vận độngcác tổ chức xã hội như: Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ tổ chứcgiáo dục phục hồi nhân cách hành vi, tạo việc làm theo các hình thức sau:

Tổ chức các buổi sinh hoạt chongười nghiện tại tổ dân cư, phường, xã giúp họ nâng cao hiểu biết về pháp luật,nếp sống, đạo đức...

Thànhlập các câu lạc bộ, vậnđộng nhữngngười nghiện tham gia sinh hoạt để họ cùng giúp nhau giải quyết tư tưởng,nêu cao ý chí, tháo gỡ những vướng mắc nhằm sớm phục hồi nhân cách hành vi.

Tư vấn cho người nghiện, giađình họ về tâm lý, sức khỏe, việc làm, pháp luật giúp họ có kiến thức phòng ngừatái sử dụng lại ma túy.

Chính quyền kết hợp với giađình tạo điều kiện cho người nghiện học nghề, vay vốn lãi suất thấp hoặc tạoviệc làm giúp người nghiện có cuộc sống ổn định.

Từng địa phươngcăn cứ vào hoàncảnh cụ thể để tổ chức hình thức lao động cho người nghiện ma túy sau khi đã đượcđiều trị cắt cơn giải độc để giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, sức khỏe.

Thời gian trị liệu phục hồinhân cách, lao động trị liệu từ 6 tháng đến 12 tháng.

4. Quản lý lâu dài dựa vào cộngđồng.

Nội dung được thực hiện theoquy định tại điểm 5 Mục AChương II của Thông tư này

III .TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực sau 15ngày kể từ ngày ký ban hành.

Liên Bộ giao cho Cục Phòng,chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Thanh tra Bộ Y tế (thườngtrựcBan Phòng, chống ma túy) chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đônđốc việc thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện có gìkhó khăn, vướng mắc đề nghị báo cáo về liên Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội, Bộ Y tế để xem xét và giải quyết./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6504&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận