Văn bản pháp luật: Thông tư liên tịch 16/2000/TTLT/BTC-BLĐTBXH

Phạm Văn Trọng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư liên tịch 16/2000/TTLT/BTC-BLĐTBXH
Thông tư liên tịch
Hết hiệu lực toàn bộ
01/12/1999
28/02/2000

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 của Chính phủ.

Thứ trưởng
2.000
Bộ Tài chính

Toàn văn

Liên tịch cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt Nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với người laođộng và chuyên gia Việt Nam

đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo Nghị định số152/1999/NĐ-CP ngày 20 / 9 /1999 của Chính phủ

 

Thực hiện Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủquy định đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam (sau đây gọi là người laođộng) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, liên tịch Bộ Tài chính- Bộ Lao độngThương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số chế độ tài chính như sau:

A- QUY ĐỊNH CHUNG.

1.Đối tượng áp dụng tại Thông tư này là các doanh nghiệp cung ứng lao động và ngườilao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hình thức quy định tạiĐiều 2, Điều 3 của Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ.

1.1. Đối với người lao động:

a/Người lao động phải nộp thuế thu nhập cá nhân, đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xãhội theo quy định hiện hành của Nhà nước.

b/Người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp cungứng lao động có nghĩa vụ nộp tiền đặt cọc và phí dịch vụ cho doanh nghiệp đưađi.

c/Người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân do ngườilao động ký trực tiếp với bên thuê lao động ở nước ngoài khi đăng ký hợp đồngtại Sở Lao động Thương binh và Xã hội phải nộp một khoản chi phí hành chínhphục vụ cho việc đăng ký, theo dõi và quản lý lao động. Mức tối đa là 100.000đồng (một trăm nghìn đồng).

1.2. Đối với doanh nghiệp:

a/Doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1, Điều 5 của Nghị định số152/1999/NĐ-CP, khi được cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việccó thời hạn ở nước ngoài phải nộp lệ phí cấp giấy phép.

b/Doanh nghiệp phải nộp phí quản lý nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý laođộng ngoài nước.

c/Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hình thứchợp đồng cung ứng lao động được phép thu tiền đặt cọc và phí dịch vụ của ngườilao động.

2.Chế độ tài chính theo các qui định tại Thông tư này cũng áp dụng cho cácđối tượng được qui định tại điều 26 Nghị định số 152/1999/NĐ- CP.

3.Cục quản lý lao động với nước ngoài- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơquan quản lý thống nhất việc người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ởnước ngoài, được thu và quản lý, sử dụng lệ phí cấp phép, phí quản lý và tiềnnộp phạt của doanh nghiệp theo đúng mục đích.

4.Các khoản thu về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nướcngoài được thực hiện theo quy định của Thông tư này.

5.Người lao động và doanh nghiệp vi phạm về tài chính sẽ bị xử lý theo quy địnhtại Thông tư này.

B - CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I -ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

1. Tiền đặt cọc.

Ngườilao động trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thông qua doanh nghiệpcung ứng lao động phải đặt cọc cho doanh nghiệp một khoản tiền để đảm bảo thựchiện hợp đồng đã ký kết.

Mứcđặt cọc do doanh nghiệp và người lao động thoả thuận trong hợp đồng, nhưng tốiđa không vượt quá mức quy định tại phụ lục số 01/LT kèm theo Thông tư này.

Ngườilao động nộp tiền đặt cọc cho doanh nghiệp trong vòng 15 ngày trước khi xuấtcảnh ra nước ngoài làm việc.

Saukhi hoàn thành hợp đồng về nước, nếu không vi phạm hợp đồng gây thiệt hại chochủ sử dụng lao động và doanh nghiệp đưa đi thì người lao động được nhận lạitoàn bộ tiền đặt cọc và tiền lãi theo quy định của Kho bạc Nhà nước. Nếu viphạm hợp đồng gây thiệt hại cho chủ sử dụng lao động và doanh nghiệp đưa đi thìtiền đặt cọc bị khấu trừ theo quy định tại khoản 6, Mục I, phần B củaThông tư này.

2. Phí dịch vụ.

Ngườilao động đi làm việc ở nước ngoài có nghĩa vụ nộp phí dịch vụ cho doanh nghiệpđưa đi theo qui định sau đây:

a/Trường hợp tiền lương theo hợp đồng mà bên sử dụng lao động trả cho người laođộng không bao gồm tiền ăn, ở, bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm y tế trongthời gian làm việc ở nước ngoài thì phí dịch vụ phải nộp không quá 12% tiền lương/thángtheo hợp đồng. Riêng đối với sĩ quan và thuyền viên làm việc trên các tàu vậntải biển thì mức nộp phí dịch vụ không quá 18% tiền lương nói trên.

b/Trường hợp tiền lương theo hợp đồng bao gồm cả tiền ăn, ở, bảo hiểm tai nạn laođộng và bảo hiểm y tế mà không tách ra được thì người lao động phải nộp mức phídịch vụ không quá 8% tiền lương/tháng theo hợp đồng, đối với sĩ quan và thuyềnviên làm việc trên các tàu vận tải biển thì mức nộp phí dịch vụ không quá 12%tiền lương đó.

c/Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng lao động với bên sử dụng laođộng và được trả với mức lương mới, hoặc trong thời gian làm việc mức lươngtrong hợp đồng được điều chỉnh thì mức nộp phí dịch vụ được tính lại theo mức lươngmới kể từ ngày được điều chỉnh và thời gian nộp tính đến cả thời gian gia hạnhợp đồng.

d/Thủ tục nộp phí dịch vụ: Căn cứ hợp đồng giữa người lao động và doanh nghiệp,người lao động nộp phí dịch vụ theo quy định tại điểm 3.1, khoản 3, Mục II,phần B của Thông tư này.

3. Bảo hiểm xã hội.

Ngườilao động thực hiện đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hànhcủa Nhà nước.

4. Thuế thu nhập cá nhân.

Ngườilao động có thu nhập cao có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy địnhhiện hành của Nhà nước.

Trườnghợp người lao động làm việc ở những nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hailần với Việt Nam thì chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập theo qui địnhtại Hiệp định đó.

5. Các chi phí khác.

Ngườilao động phải chịu các chi phí sau đây:

a/Tiền vé máy bay từ Việt Nam đến nước làm việc (trừ trường hợp được phía sửdụng lao động đài thọ).

b/Chi phí khám tuyển sức khoẻ theo mức quy định của Bộ y tế.

c/Chi phí làm hồ sơ thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo quy định hiện hành củaNhà nước.

Saukhi được tuyển chọn đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài, nếu người lao độngkhông có nhu cầu đi nữa thì người lao động phải chịu các khoản chi phí do doanhnghiệp đã chi để kiểm tra ngoại ngữ, kiểm tra tay nghề cho người lao động theoyêu cầu của hợp đồng với đối tác nước ngoài và giáo dục định hướng cho ngườilao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

6. Xử lý vi phạm.

Trongquá trình thực hiện, nếu người lao động vi phạm hợp đồng đi làm việc có thờihạn ở nước ngoài sẽ bị xử lý như sau:

-Bồi hoàn về vật chất đối với các thiệt hại do người lao động gây cho chủ sửdụng lao động theo luật pháp của nước sở tại và cho doanh nghiệp đưa đi.

-Phải nộp đủ các khoản về phí dịch vụ , bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân(nếu có) trên cơ sở mức lương theo hợp đồng và thời gian nộp được tính đến ngàyngười lao động về nước.

Trườnghợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và phải về nước donguyên nhân khách quan (chiến tranh, thiên tai, xí nghiệp phá sản, sức khoẻ.v.v..) thì không phải nộp các khoản nghĩa vụ kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.

II- ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1. Lệ phí cấp giấy phép hoạt động chuyên doanh.

Lệphí cấp giấy phép hoạt động chuyên doanh về đưa lao động Việt Nam đi làm việccó thời hạn ở nước ngoài là 10.000.000 đ/giấy phép.(Mười triệu đồng)

Doanhnghiệp được hạch toán khoản nộp lệ phí cấp giấy phép vào chi phí hoạt động đưalao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Thu, quản lý và thanh toán tiền đặt cọc.

Doanhnghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đượcphép thu tiền đặt cọc của người lao động để đảm bảo thực hiện hợp đồng đã kýkết.

Việcthu tiền đặt cọc phải được ghi rõ trong hợp đồng do người lao động ký với doanhnghiệp đưa đi và thực hiện trong vòng 15 ngày trước khi người lao động xuấtcảnh ra nước ngoài làm việc.

a/ Mức và cách thức đặt cọc:

Căncứ vào điều kiện cụ thể từng thị trường, từng hợp đồng và từng đối tượng laođộng cụ thể, doanh nghiệp thoả thuận với người lao động về mức đặt cọc, thu mộtlần trước khi đi hoặc trừ dần vào tiền lương hàng tháng của người lao động nhưngtổng số tiền đặt cọc không vượt quá mức quy định tại phụ lục số 01/LT kèm theo.

b/ Loại tiền đặt cọc:

Tiềnđặt cọc được tính bằng đô la Mỹ. Trường hợp thu bằng đồng Việt Nam thì căn cứvào mức nộp bằng đô la Mỹ quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân trênthị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểmthu nộp.

c/ Quản lý tiền đặt cọc:

Chậmnhất là 15 ngày kể từ khi nhận tiền đặt cọc của người lao động, doanh nghiệpphải nộp toàn bộ số thu tiền đặt cọc của người lao động vào một tài khoản củađơn vị mở tại Kho bạc Nhà nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Kỳ hạn gửitiền được tính theo thời hạn hợp đồng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đãký kết.

Việcrút tiền từ tài khoản này chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp xuất trình biênbản thanh lý hợp đồng với người lao động cho Kho bạc Nhà nước nơi doanh nghiệpmở tài khoản. Trường hợp người lao động không đến thanh lý hợp đồng, Kho bạcNhà nước chỉ cho rút tiền đặt cọc của người lao động khi có ý kiến bằng văn bảncủa Cục quản lý lao động với nước ngoài- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

d/ Thanh toán tiền đặt cọc:

Saukhi người lao động về nước, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho người laođộng đến thanh lý hợp đồng đã ký kết. Việc thanh toán tiền đặt cọc được thựchiện cùng với việc thanh lý hợp đồng đã ký giữa doanh nghiệp đưa đi và ngườilao động.

Ngườilao động có thể uỷ quyền cho thân nhân (có xác nhận của UBND phường, xã)đến doanh nghiệp để thanh lý hợp đồng đã ký kết.

+Trường hợp người lao động không gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp thìdoanh nghiệp phải hoàn trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho người lao động và lãitiền gửi theo quy định của Kho bạc Nhà nước nơi doanh nghiệp mở tài khoản.

+Trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại về kinh tế cho doanhnghiệp thì doanh nghiệp được quyền khấu trừ tiền đặt cọc và lãi tiền gửi của ngườilao động theo quy định tại khoản 6, mục I, phần B của Thông tư này.

Sốtiền đặt cọc sau khi khấu trừ (nếu còn), doanh nghiệp phải hoàn trả cho ngườilao động.

-Trường hợp người lao động tự chấm dứt hợp đồng trước thời hạn ra ngoài làm ănbất hợp pháp hoặc sau 3 tháng kể từ khi doanh nghiệp thông báo mà người laođộng không đến thanh lý hợp đồng thì doanh nghiệp được quyền khấu trừ tiền đặtcọc và lãi tiền gửi của người lao động theo qui định tại khoản 6, mục I, phần Bcủa Thông tư này và báo cáo Cục Quản lý lao động với nước ngoài -Bộ Lao động thươngbinh và xã hội.

Sốtiền đặt cọc sau khi khấu trừ (nếu còn), doanh nghiệp có trách nhiệm theo dõitại Kho bạc Nhà nước.

-Nếu tiền đặt cọc không đủ bù đắp thiệt hại do người lao động gây ra thì doanhnghiệp có quyền yêu cầu người lao động nộp thêm.

3. Phí dịch vụ.

3.1.Phí dịch vụ là doanh thu của doanh nghiệp về hoạt động đưa người lao động ViệtNam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

-Doanh nghiệp thu phí dịch vụ của người lao động theo khoản 2, Mục I, phần B củaThông tư này .

Ngườilao động được trả lương bằng loại tiền nào (bản tệ hoặc đô la Mỹ) thì phí dịchvụ được tính toán theo tỷ lệ quy định trên tiền lương bằng loại tiền đó hoặctính trên số đô la Mỹ quy đổi tương đương từ loại tiền được trả theo tỷ giá tạitừng thời điểm thanh toán (tương ứng với thời điểm trả lương cho người lao động).

-Trường hợp bên thuê lao động ở nước ngoài trả lương trực tiếp cho người laođộng thì doanh nghiệp có thể thoả thuận với người lao động để thu phí dịch vụ:thu trước một lần hoặc thu từng đợt trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Nếudoanh nghiệp thu trước phí dịch vụ của người lao động thì phải thu bằng đồngViệt Nam theo tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhànước Việt Nam công bố tại từng thời điểm thu tiền.

3.2.Sử dụng phí dịch vụ: Doanh nghiệp sử dụng phí dịch vụ để chi cho hoạt động xuấtkhẩu lao động của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài chính hiện hành, kể cảkiểm tra ngoại ngữ, kiểm tra tay nghề cho người lao động theo yêu cầu của hợpđồng với đối tác nước ngoài và giáo dục định hướng cho người lao động trước khiđi làm việc ở nước ngoài.

4. Phí quản lý.

a/ Mức phí quản lý:

Cácdoanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nộp phí quản lýbằng 1% khoản thu phí dịch vụ cho Cục quản lý lao động với nước ngoài -Bộ Laođộng-Thương binh và Xã hội.

Trườnghợp doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hìnhthức nhận thầu, khoán xây dựng, liên doanh liên kết chia sản phẩm ở nước ngoàihoặc đầu tư ra nước ngoài thì mức phí quản lý bằng 0,5% tổng quỹ lương trả chongười lao động.

Doanhnghiệp được hạch toán khoản nộp phí quản lý vào chi phí hoạt động đưa lao độngđi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

b/ Cách thức nộp:

Doanhnghiệp tạm nộp phí quản lý cho Cục quản lý lao động với nước ngoài-Bộ Lao độngThương binh và Xã hội khi đăng ký hợp đồng đưa lao động Việt Nam đi làm việc cóthời hạn ở nước ngoài. Số tiền tạm nộp được căn cứ vào đăng kí số lượng laođộng, mức lương, thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng và đượcquyết toán hàng năm.

5. Chế độ báo cáo:

a/Địnhkì và hàng năm doanh nghiệp phải lập và gửi cho Cục Quản lý lao động với nướcngoài- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội các báo cáo sau:

+Báo cáo tình hình thực hiện các khoản thu, nộp 6 tháng đầu năm, chậm nhất làngày 15 tháng 7 và thực hiện cả năm chậm nhất là ngày 30/1 năm sau (theo phụlục số 02/LT).

+Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính của hoạt động xuất khẩu lao động, chậmnhất là ngày 30/1 năm sau (theo phụ lục số 03/LT).

+Báo cáo kế hoạch năm sau trên cơ sở tình hình thực hiện 9 tháng đầu năm.chậmnhất là ngày 20 tháng 10 năm trước (theo phụ lục số 04 /LT).

b/Thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Cục Quản lí lao động với nước ngoài- Bộ Lao động, thương binh và xã hội và các cơ quan có thẩm quyền.

6. Xử lý vi phạm.

Doanhnghiệp phải bồi thường cho người lao động những thiệt hại do doanh nghiệp hoặcbên nước ngoài vi phạm hợp đồng gây ra theo pháp luật của Việt Nam và pháp luậtnước sở tại, đồng thời bị xử lý như sau:

a/Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi trường hợp sau đây:

-Thu quá mức tiền đặt cọc, thu sai phí dịch vụ, thu sai thời gian quy định.

-Chậm nộp tiền đặt cọc vào KBNN theo quy định.

-Chậm gửi báo cáo theo thời hạn quy định.

b/Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và có thể bị đình chỉ hoạt độngđưa người lao động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài hoặc bị thuhồi giấy phép hoạt động đối với mỗi trường hợp sau:

-Tái phạm các vi phạm quy định tại điểm (a)nói trên.

-Thu tiền đặt cọc của người lao động khi chưa có hợp đồng hoặc không có hợp đồngvới đối tác nước ngoài.

-Tự đặt ra các khoản thu trái quy định.

Ngườilao động khiếu kiện doanh nghiệp không thực hiện đúng các chế độ, chính sáchhiện hành của Nhà nước và các điều khoản đã thoả thuận khi thanh lý hợp đồnglao động.

c/Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc chuyểncơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.

7. Sau6 tháng kể từ khi người lao động được tuyển chọn đủ điều kiện đi làm việc ở nướcngoài, nếu doanh nghiệp chưa đưa đi được thì phải thông báo cho người lao độngbiết rõ lý do. Trong trường hợp đó, nếu người lao động không có nhu cầu đi làmviệc ở nước ngoài nữa hoặc doanh nghiệp không thể sắp xếp cho người lao động điđược thì doanh nghiệp phải hoàn trả lại cho người lao động toàn bộ các khoảnthu trước về tiền vé máy bay, tiền đặt cọc, phí dịch vụ, BHXH, phí quản lýngoài nước (nếu có).

III- CHẾ ĐỘ QUẢN LÍ LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP, PHÍ QUẢN LÍ, TIỀN NỘPPHẠT.

1/Cụcquản lý lao động với nước ngoài-Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội được thu lệphí cấp giấy phép, phí quản lý và tiền nộp phạt của doanh nghiệp theo quy địnhtại Thông tư này. Toàn bộ số thu này sẽ được quản lý và sử dụng theo qui địnhriêng của bộ Tài chính.

2/Khoản chi phí hành chính do người lao động đi làm việc có thời hạnở nước ngoàitheo hợp đồng cá nhân nộp phải được đưa vào cân đối chung trong kế hoạch tàichính hàng năm của Sở Lao động Thương binh và xã hội.

 C- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 1999, thay thế cho Thông tưliên Bộ số 05/LB TC-LĐTBXH ngày 16/1/1996 và các văn bản khác trái với Thông tưnày.

2.Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương,các doanh nghiệp và người lao động phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thươngbinh và xã hội để nghiên cứu giải quyết./.

PHỤ LỤC 01/LT

QUI ĐỊNH MỨC TỐI ĐA TIỀN ĐẶT CỌC

Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số16/2000/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 28 /2/ 2000.

Stt

Nước, khu vực

Mức tối đa tiền đặt cọc

1

Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan.

01 lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nước làm việc theo giá vé của Hàng không Việt Nam và 03 tháng lương theo hợp đồng.

2

Các nước Trung đông và Châu Phi

01 lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nước làm việc theo giá vé của Hàng không Việt Nam và 01 tháng lương theo hợp đồng.

3

Các nước khác

01 lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nước làm việc theo giá vé của Hàng không Việt Nam và 02 tháng lương theo hợp đồng.

4

Sĩ quan và thuyền viên

03 tháng lương theo hợp đồng.

PHỤ LỤC SỐ: 02/LT

Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số16/2000/TTLT/BTC- BLĐTBXH ngày 28/2/2000

Cơ quan chủquản:.....................................

Tên doanhnghiệp:.....................................  

BÁO CÁO CÁC KHOẢN THU NỘP

Kỳ báo cáo:...........................

Đơn vị tính:

 

Tiền đặt cọc

Tiền BHXH

Thuế thu nhập cao

Nước

Số đã thu

Số đã nộp

Số đã thu

Số đã nộp

Số đã thu

Số đã nộp

 

Trong kỳ

Số luỹ kế từ đầu năm

Trong kỳ

Số luỹ kế từ đầu năm

Trong kỳ

Số luỹ kế từ đầu năm

Trong kỳ

Số luỹ kế từ đầu năm

Trong kỳ

Số luỹ kế từ đầu năm

Trong kỳ

Số luỹ kế từ đầu năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu Kế toán trưởng              Giám đốc

PHỤ LỤC SỐ: 03/LT

Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số16/2000/TTLT/BTC- BLĐTBXH ngày 28/2/2000

Cơ quan chủ quản:   ----------------------------------

Tên doanh nghiệp:    ---------------------------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XKLĐ NĂM .....

Stt

CHỈ TIÊU

Đơn vị tính

Kế hoạch

Thực hiện

1

2

3

4

5

 

 

 

 

Số lao động đưa đi

Doanh thu về hoạt động XKLĐ

- Trong đó: Thu phí dịch vụ

Chi phí kinh doanh

Lãi, lỗ

Các khoản nộp NSNN về HĐKD

- Thuế VAT

- Thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu Kếtoán trưởng Giám đốc

PHỤ LỤC SỐ: 04/LT

Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số16/2000/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 28/2/2000

Cơ quan chủ quản: ____________________________

Tên doanh nghiệp:    ____________________________

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG XKLĐ NĂM .....

 Stt

CHỈ TIÊU

Đơn vị tính

Thực hiện năm trước

Ước thực hiện năm nay

Kế hoạch năm tới

1

2

3

4

5

 

 

 

 

Số lượng lao động đưa đi

Doanh thu về hoạt động XKLĐ

- Trong đó: Thu phí dịch vụ

Chi phí kinh doanh

Lãi, lỗ

Các khoản nộp NSNN về HĐKD

- Thuế VAT

- Thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Khác

 

 

 

 

 

  Ngày tháng năm

Người lập biểu Kếtoán trưởng Giám đốc

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6322&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận