Văn bản pháp luật: Thông tư liên tịch 31/2000/TTLT/BTC-BYT

Nguyễn Thị Kim Ngân
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư liên tịch 31/2000/TTLT/BTC-BYT
Thông tư liên tịch
10/05/2000
25/04/2000

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn việc thành lập và cơ chế quản lý tài chính đối với cơ sở khám chữa bệnh bán công

Thứ trưởng
2.000
Bộ Tài chính

Toàn văn

Liên tịch

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn việc thành lập và cơ chế quản lý tài chínhđối

với cơ sở khám chữa bệnh bán công

 

Căn cứ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chínhsách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, ytế , văn hoá, thể thao; liên Bộ Tài chính- Y tế hướng dẫn việc thành lập và chếđộ quản lý tài chính đối với các cơ sở khám chữa bệnh bán công như sau:

I/ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Cơ sở khám chữa bệnh bán công gồm hai loại hình:

Bệnhviện bán công và phòng khám đa khoa bán công

Bệnhviện công lập có bộ phận bán công và phòng khám đa khoa công lập có bộ phận báncông.

2. Nguyên tắc thành lập cơ sở khám chữa bệnh bán công:

Bệnhviện bán công, phòng khám đa khoa bán công được thành lập trên cơ sở liên kếtgiữa đơn vị thuộc tổ chức Nhà nước với các tổ chức không phải là tổ chức Nhà nước,các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước để thành lập mới hay chuyểntoàn bộ cơ sở khám chữa bệnh công lập để cùng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,trang thiết bị bệnh viện và quản lý, điều hành mọi hoạt động của cơ sở khámchữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Bệnhviện công lập có bộ phận bán công, phòng khám đa khoa công lập có bộ phận báncông: là sự liên kết giữa cơ sở khám chữa bệnh công lập với các tổ chức khôngphải là tổ chức Nhà nước, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nướcđể xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị cho một bộ phận, một khoa,một số khoa của bệnh viện và quản lý, điều hành hoạt động của bộ phận bán côngtheo quy định của pháp luật.

Việcxem xét thành lập cơ sở khám chữa bệnh bán công phải căn cứ vào nhu cầu do Bộ Ytế xác định dựa trên quy hoạch tổ chức mạng lưới khám chữa bệnh và nhu cầu khámchữa bệnh của nhân dân trong toàn quốc.

Việcxem xét thành lập bộ phận khám chữa bệnh bán công trong các cơ sở khám chữabệnh công lập phải căn cứ vào nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn.

3.Cơ sở khám chữa bệnh bán công thực hiện các quy chế chuyên môn kỹ thuật y tế nhưcơ sở khám chữa bệnh công lập và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4.Cơ sở khám chữa bệnh bán công phục vụ khám chữa bệnh cho những người tự nguyệnchi trả các dịch vụ y tế theo quy định tại Thông tư này.

5.Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ sở khám chữa bệnh bán công. Riêng cáccơ sở khám chữa bệnh dân lập và tư nhân thực hiện theo quy định của Pháp lệnhhành nghề y dược tư nhân ngày 30/9/1993, các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháplệnh này và các văn bản khác có liên quan.

6.Các cơ sở y tế dân lập, tư nhân, bán công đều được áp dụng chính sách khuyếnkhích xã hội hoá quy định tại Thông tư số 18/2000/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm2000 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 củaChính phủ về chế độ tài chính khuyến khích đối với các cơ sở ngoài công lậptrong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.

II/ NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A/ Tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở khám chữa bệnh bán công:

1.Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tự nguyện của nhân dân.

2.Có đội ngũ cán bộ y tế đủ trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế.

3.Đảm bảo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại; xử lý chất thải rắn, lỏngvà khí theo đúng quy định; đảm bảo vệ sinh môi trường trong sạch, không gây ônhiễm và có các biện pháp bảo vệ môi trường.

4.Có khả năng huy động các nguồn lực trong nhân dân và các tổ chức thuộc mọithành phần kinh tế trong nước để phát triển các hoạt động khám chữa bệnh chonhân dân.

B/ Hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở khám chữabệnh bán công:

1. Hồ sơ thành lập cơ sở khám chữa bệnh bán công bao gồm:

1.1.Đơnxin thành lập.

1.2.Đề án thành lập phải thể hiện các nội dung sau:

Sựcần thiết thành lập cơ sở khám chữa bệnh bán công;

Thànhphần các bên tham gia đầu tư

Tổngvốn đầu tư trong đó vốn góp của các bên,

Cơchế quản lý tài chính

Phươngán xây dựng hạ tầng cơ sở (cải tạo hoặc xây dựng mới bệnh viện bán công,cáckhoa, phòng khám bán công; quy mô cơ sở khám chữa bệnh bán công hoặc cơ sở cônglập có bộ phận bán công; các hạng mục hỗ trợ xử lý chất thải; tổng chi phí xâydựng, cải tạo; tiến độ thực hiện ...);

Trangthiết bị chuyên môn: danh mục, giá trị của từng trang thiết bị, tổng vốn đầu tưcho trang thiết bị

Bộmáy quản lý, nhân sự (số lượng, trình độ chuyên môn)

Cơcấu, danh sách Hội đồng quản trị;

Phạmvi hành nghề;

Phântích hiệu quả kinh tế tài chính.

2. Thủ tục thành lập: Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn riêng cho các cơ sở khámchữa bệnh bán công.

3. Thẩm quyền cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể vàđình chỉ hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh bán công:

3.1.Thẩmquyền thành lập:

Bộtrưởng Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập bệnh viện báncông có quy mô lớn, vốn đầu tư tương đương công trình nhóm A mang tính chấtQuốc gia và Quốc tế.

Bộtrưởng Bộ Y tế quyết định thành lập các cơ sở khám chữa bệnh bán công trựcthuộc Bộ Y tế.

Bộtrưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thànhlập các cơ sở khám chữa bệnh bán công thuộc Bộ, ngành đó. Riêng đối với việcchuyển bệnh viện công lập thuộc Bộ, ngành đó thành cơ sở khám chữa bệnh báncông phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Giámđốc Sở Y tế trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngquyết định thành lập các cơ sở khám chữa bệnh bán công thuộc địa phương quảnlý. Riêng đối với việc chuyển cơ cở khám chữa bệnh công lập thuộc địa phươngquản lý thành cơ sở khám chữa bệnh bán công phải được sự đồng ý bằng văn bảncủa Bộ trưởng Bộ Y tế.

3.2.Thẩm quyền quyết định sáp nhập, chia tách, giải thể và đình chỉ hoạt động củacác cơ sở khám chữa bệnh bán công: Cấp quản lý nào có thẩm quyền quyết địnhthành lập cơ sở khám chữa bệnh bán công thì cấp quản lý đó có thẩm quyền quyếtđịnh sáp nhập, chia tách, giải thể và đình chỉ hoạt động của các cơ sở khámchữa bệnh bán công sau khi có ý kiến thoả thuận của các cơ quan có chức năngliên quan.

4.Các cơ sở khám chữa bệnh bán công sau khi có quyết định thành lập của cơ quancó thẩm quyền phải đăng ký với cơ quan tài chính đồng cấp, chịu sự kiểm tra,giám sát của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý chuyên ngành các cấp.

C/ Quản lý, hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh bán công:

Cơsở khám chữa bệnh bán công chịu sự quản lý Nhà nước của ngành y tế, có tráchnhiệm thực hiện các quy chế bệnh viện, các quy chế về chuyên môn, kỹ thuật y tếvà các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Giámđốc đơn vị công lập có cơ sở khám chữa bệnh bán công phải có trách nhiệm kiểmtra, giám sát và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của cơ sởkhám chữa bệnh bán công thuộc đơn vị mình.

Cơquan quyết định cho phép thành lập cơ sở khám chữa bệnh bán công có quyền thuhồi giấy phép đối với những cơ sở khám chữa bệnh hoạt động trái pháp luật.

Ngànhy tế có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các hoạt động chuyên môn của cơ sở khámchữa bệnh bán công và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

D/ Chế độ quản lý tài chính đối với cơ sở khám chữa bệnh bán công:

1.Nguồn vốn hoạt động:

Nguồnvốn ngân sách Nhà nước cấp;

Bổsung từ kết quả tài chính hàng năm;

Khấuhao tài sản cố định (thuộc vốn góp của ngân sách Nhà nước để lại cho cơ sở);

Thuvề thanh lý tài sản (thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước);

Nguồntài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

Vốnđóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng,nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị;

Nguồnvốn vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng;

Cáckhoản vốn khác.

2. Nội dung thu chi tài chính:

2.1.Thu:

Thuviện phí;

Lãitiền gửi ngân hàng;

Kinhphí được cấp để thực hiện các chương trình, mục tiêu, đề tài, dự án được cấp cóthẩm quyền duyệt;

Cáckhoản thu khác phát sinh trong hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh bán công.

2.2.Chi:

Chilương, tiền công, các loại phụ cấp (nếu có). Đối với cán bộ làm việc 100% thờigian cho cơ sở khám chữa bệnh bán công thì được hưởng chế độ tiền lương theocác quy định của khu vực sản xuất kinh doanh; đối với cán bộ của cơ sở khámchữa bệnh công lập làm kiêm nhiệm cho bộ phận bán công thì trả tiền công theohình thức thù lao tuỳ theo mức độ tham gia công việc của từng người.

Chicác khoản đóng góp theo chế độ quy định (BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn cho ngườilao động).

Tiềnthuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, vật tư, dụng cụ y tế tiêu hao trực tiếp sửdụng cho người bệnh theo chỉ định của thầy thuốc (tính theo giá mua vào của cơsở bán công).

Chiphí hậu cần phục vụ công tác khám chữa bệnh (bao gồm tiền điện, nước, vệ sinhmôi trường, nhiên liệu, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc,công tác phí, hội nghị phí... ).

Chinghiên cứu khoa học, đào tạo phục vụ trực tiếp cho việc khám chữa bệnh.

Chiphí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ chuyên mônvà các công trình cơ sở hạ tầng.

Chitrả tiền thuê cơ sở vật chất.

Chithuê chuyên gia trong và ngoài nước (nếu có).

Tríchkhấu hao tài sản cố định. Số tiền khấu hao tài sản cố định thuộc nguồn vốn gópcủa Nhà nước được để lại tái đầu tư cho cơ sở khám chữa bệnh bán công, thuộcnguồn vốn vay và huy động được sử dụng để trả nợ gốc vốn vay và huy động. Việcquản lý và sử dụng quỹ khấu hao tài sản cố định thực hiện theo quy định củapháp luật hiện hành. Trường hợp đặc biệt, Giám đốc cơ sở khám chữa bệnh báncông và giám đốc cơ sở khám chữa bệnh công lập có bộ phận bán công có thể quyếtđịnh việc áp dụng tỷ lệ khấu hao nhanh phù hợp với khả năng chi trả của ngườibệnh.

Trảlãi vốn vay, vốn góp (nếu có) của các tổ chức và cá nhân.

Cácchi phí khác.

Cáckhoản thuế phải nộp (nếu có).

2.3.Kết quả tài chính hàng năm của các cơ sở khám chữa bệnh bán công được xác địnhtrên cơ sở chênh lệch giữa tổng số thu và tổng số chi viện phí trong năm tàichính sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của phápluật. Khoản chênh lệch được xử lý như sau:

Tríchtối thiểu 30% bổ sung nguồn vốn hoạt động và tăng cường cơ sở vật chất cho cơsở khám chữa bệnh bán công và đơn vị công lập có bộ phận bán công (tỷ lệ bổsung nguồn vốn hoạt cho đơn vị công lập và bộ phận bán công do Hội đồng quảntrị quyết định).

Sốcòn lại do Hội đồng quản trị quyết định tỷ lệ chi cho các nội dung sau:

Chikhen thưởng và phúc lợi cho những người lao động trong cơ sở khám chữa bệnh báncông, đơn vị công lập có bộ phận bán công và các đối tượng trực tiếp hợp tácvới đơn vị.

Lậpquỹ dự phòng khám chữa bệnh để chi miễn, giảm viện phí cho các đối tượng chínhsách, người nghèo, người có công với cách mạng.

Phânphối cho các thành viên theo tỷ lệ vốn góp của Nhà nước, tập thể và các cá nhântham gia cơ sở khám chữa bệnh bán công. Số tiền thu nhập từ nguồn vốn góp củangân sách Nhà nước được để lại cho đơn vị để tăng cường đầu tư cơ sở vật chấtvà hạch toán tăng vốn góp của ngân sách Nhà nước.

3. Chế độ quản lý tài chính:

3.1.Đối với phần vốn góp của Nhà nước bao gồm: vốn bằng tiền (số tiền chênh lệchthu lớn hơn chi được để lại từ phần vốn góp của Nhà nước); vật tư hàng hoá, tàisản cố định (nhà, đất, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, tài sản khác) đượcngân sách Nhà nước trang bị ban đầu và bàn giao sang trong quá trình hoạt động:

Cáccơ sở khám chữa bệnh công lập phải tổ chức kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ phầnvốn góp của Nhà nước chuyển sang cơ sở bán công gửi cơ quan chủ quản xét duyệtgửi cơ quan tài chính đồng cấp để làm thủ tục chuyển giao tài sản, tiền vốn củaNhà nước sang cơ sở bán công.

Giámđốc cơ sở khám chữa bệnh bán công có trách nhiệm bảo toàn vốn trong quá trìnhhoạt động.

Hàngnăm các cơ sở khám chữa bệnh bán công kiểm kê, đánh gía lại giá trị tài sản,vật tư, tiền vốn gửi cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấptheo quy định hiện hành.

3.2.Đối với nguồn vốn tự bổ sung từ cơ sở như: khấu hao tài sản cố định được đểlại, bổ sung từ kết quả tài chính hàng năm phải được sử dụng và quản lý theoquy định hiện hành.

3.3.Đối với nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện các chương trình,mục tiêu, đề tài, dự án phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích được duyệt vàtheo đúng chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước.

3.4.Các cơ sở khám chữa bệnh bán công đảm bảo sử dụng vốn góp của các tổ chức, cánhân thuộc mọi thành phần kinh tế; vốn vay của ngân hàng và các tổ chức tíndụng đúng mục đích, có hiệu quả và có phương án trả nợ (gốc và lãi) theo đúngcam kết khi huy động vốn.

3.5.Các cơ sở khám chữa bệnh bán công khi có nhu cầu chuyển nhượng, thanh lý tàisản thuộc nguồn vốn góp của Nhà nước phải được cơ quan quản lý cấp trên quyếtđịnh sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính đồng cấp để đảm bảothực hiện đúng các chế độ quy định về quản lý tài sản công. Việc nhượng bán tàisản không cần dùng, lạc hậu về mặt kỹ thuật để thu hồi vốn phải thành lập hộiđồng định giá, tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật. Tiền thu được do nhượngbán tài sản sau khi trừ đi các chi phí hợp lý để tiến hành nhượng bán được bổsung nguồn vốn hoạt động của cơ sở và phân chia theo theo tỷ lệ vốn góp ban đầuhình thành tài sản đó.

3.6.Tài sản đem cầm cố, thế chấp để vay vốn tại các tổ chức tín dụng phải thực hiệntheo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

3.7.Cơ sở khám chữa bệnh bán công có trách nhiệm mở sổ kế toán theo dõi toàn bộ tàisản và vốn hiện có, tình hình biến động của tài sản và vốn của đơn vị theo đúngchế độ kế toán hiện hành.

3.8.Giá thu viện phí do giám đốc các cơ sở khám chữa bệnh bán công xây dựng chotừng dịch vụ trình Bộ, ngành chủ quản (đối với các cơ sở khám chữa bệnh báncông thuộc Bộ, ngành TW) và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(đối với cơ sở khám chữa bệnh bán công địa phương) thẩm định và phê duyệt.

3.9.Cáccơ sở khám chữa bệnh bán công được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếpnhận nguồn ngân sách Nhà nước cấp thực hiện các chương trình, mục tiêu, đề tài,dự án; nguồn viện trợ và các khoản hỗ trợ khác và được mở tài khoản tại Ngânhàng để thu viện phí và các khoản thu khác của đơn vị.

4.Công tác lập dự toán:

Cơsở khám chữa bệnh bán công phải lập dự toán hàng năm, quí đối với toàn bộ hoạtđộng của đơn vị bao gồm:

Dựtoán thu, chi viện phí, các dịch vụ và các nguồn thu khác (nếu có)

Kếhoạch phân phối chênh lệch thu, chi và trích lập các quỹ;

Dựtoán chi từ nguồn khấu hao tài sản cố định, thu nhập từ nguồn vốn góp của Nhà nướcđể lại cho cơ sở khám chữa bệnh bán công.

Dựtoán trên được gửi cơ quan chủ quản để tổng hợp gửi cơ quan tài chính đồng cấp.

5.Thủ trưởng các cơ sở khám chữa bệnh bán công là chủ tài khoản cơ sở và chịutrách nhiệm trước Hội đồng quản trị và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp vềtoàn bộ công tác quản lý tài chính, tài sản của cơ sở.

6.Tổ chức hạch toán, quyết toán:

Cơsở khám chữa bệnh bán công tổ chức công tác kế toán, thống kê, mở sổ sách theodõi riêng theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê và các văn bản có liênquan.

Hàngquý, năm cơ sở khám chữa bệnh bán công lập báo cáo quyết toán theo mẫu biểu quyđịnh. Đối với bệnh viện và phòng khám đa khoa bán công gửi báo cáo quyết toáncho cơ quan quản lý cấp trên để xét duyệt tổng hợp gửi cơ quan tài chính đồngcấp; đối với bệnh viện công lập, phòng khám đa khoa công lập có bộ phận báncông phải tổng hợp quyết toán của các bộ phận bán công vào báo cáo quyết toánchung gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để xét duyệt tổng hợp gửi cơ quantài chính đồng cấp.

7.Định kỳ hoặc đột xuất, cơ quan tài chính đồng cấp phối hợp với cơ quan chủ quảncó trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ tài chính, chấp hànhquy chế chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh bán công.

8.Công khai báo cáo tài chính hàng năm: Căn cứ vào báo cáo quyết toán hàng năm đãđược cơ quan có thẩm uyền phê duyệt, các cơ sở khám chữa bệnh bán công công bốcông khai báo cáo quyết toán trước hội nghị viên chức của đơn vị.

III/ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thôngtư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trìnhthực hiện nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về liên Bộ Tàichính - Y tế để xem xét, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6167&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận