THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày27/10/1999
của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất vàbuôn bán hàng giả
Thi hành Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướngChính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả ,Bộ Thương mại, BộTài chính, Bộ Công an và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn việc tổchức thực hiện như sau:
I- NGUYÊN TẮCCHUNG
1-Đấu tranh chống hàng giả là nhiệm vụ của tất cả các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dâncác cấp, các đoàn thể chính trị, xã hội, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và củatoàn dân.
2-Mọi hành vi sản xuất, gia công, chế biến, bao gói, lắp ráp, buôn bán, tàng trữ,xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại hàng giả pháthiện được phải xử lý nghiêm theo pháp luật. Tang vật là hàng giả, phương tiện,dụng cụ dùng vào việc sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử lý tịch thu (trừ trườnghợp đặc biệt có quy định riêng). Các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả,hàng kém chất lượng tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử phạt hành chính hoặc truy cứutrách nhiệm hình sự.
3-Khi xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất buôn bán hàng giả, cơquan có thẩm quyền xử lý phải căn cứ vào các Nghị định của Chính phủ quy địnhvề xử phạt vi phạm hành chính có liên quan và tuân thủ đúng trình tự, thủ tục,thẩm quyền quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
4-Nếu vụ việc có dấu hiệu của tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định củaBộ Luật hình sự thì cơ quan kiểm tra phát hiện chuyển hồ sơ cùng với tang vậtvi phạm đến cơ quan có thẩm quyền để điều tra xử lý hình sự.
5-Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sản xuất, lưu thông hàng hoá không bảo đảm tiêuchuẩn chất lượng. Các tiêu chuẩn chất lượng gồm : tiêu chuẩn Việt Nam, tiêuchuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở hoặc quốc tế phải được chấp hành nghiêm chỉnh.Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải tuân thủ các quy định của phápluật về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hoá đượcNhà nước bảo hộ và quy chế ghi nhãn hàng hoá.
6-Thông tư này không điều chỉnh những loại hàng hoá mang tên hàng giả được ngườitiêu dùng thừa nhận như : răng giả, đồ giả cổ, chân tay giả, hoa giả...
II - GIẢI THÍCHMỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG THÔNG TƯ NÀY
1-Nhãn hàng hoá: Là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm,in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên hàng hoá hoặc bao bìđể thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hoá đó.
2-Nhãn hiệu hàng hoá: Là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùngloại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể làtừ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặcnhiều màu sắc.
3-Tên hàng hoá: Là tên gọi cụ thể của sản phẩm, hàng hoá nói lên bản chất củahàng hoá đã được tiêu chuẩn hoá hoặc đã quen thuộc với người tiêu dùng.
4-Tên gọi xuất xứ hàng hoá: Là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuấtxứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có cáctính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt,bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.
5-Kiểu dáng công nghiệp: Là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đườngnét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó có tính mới đối với thếgiới dùng làm mẫu để sản xuất sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
III- HÀNG GIẢ
Hàng hoá có mộttrong các dấu hiệu sau đây được coi là hàng giả:
1- Hàng giả chất lượnghoặc công dụng.
1.1-Hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng như bản chấttự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
1.2-Hàng hoá đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổichất lượng; không có hoặc có ít dược chất, có chứa dược chất khác với tên dượcchất ghi trên nhãn hoặc bao bì; không có hoặc không đủ hoạt chất, chất hữu hiệukhông đủ gây nên công dụng; có hoạt chất, chất hữu hiệu khác với tên hoạt chất,chất hữu hiệu ghi trên bao bì.
1.3-Hàng hoá không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng những nguyênliệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hànghoá đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật,thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
1.4-Hàng hoá thuộc danh mục Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà không thực hiện gây hậuquả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môitrường.
1.5-Hàng hoá chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng giấy chứng nhậnhoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hoá bắt buộc).
2- Giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc,xuất xứ hàng hoá:
2.1-Hàng hoá có nhãn hiệu hàng hoá trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệuhàng hoá của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hoá kể cả nhãn hiệuhàng hoá đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, màkhông được phép của chủ nhãn hiệu.
2.2-Hàng hoá có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầmlẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảohộ.
2.3-Hàng hoá, bộ phận của hàng hoá có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng côngnghiệp đang được bảo hộ mà không được phép của chủ kiểu dáng công nghiệp.
2.4-Hàng hoá có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá gây hiểusai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hoá.
3- Giả về nhãn hàng hoá
3.1-Hàng hoá có nhãn hàng hoá giống hệt hoặc tương tự với nhãn hàng hoá của cơ sởkhác đã công bố.
3.2-Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hoá không phù hợp với chất lượng hàng hoánhằm lừa dối người tiêu dùng.
3.3-Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xoá, sửa đổi, ghi không đúng thời hạn sửdụng để lừa dối khách hàng.
4- Các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hànggiả:
4.1-Các loại đề can, tem sản phẩm, nhãn hàng hoá, mẫu nhãn hiệu hàng hoá, bao bìsản phẩm có dấu hiệu vi phạm như: trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãnhàng hoá cùng loại, với nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuấtxứ hàng hoá được bảo hộ.
4.2-Các loại hoá đơn, chứng từ, chứng chỉ, tem, vé, tiền, ấn phẩm có giá trị nhưtiền, ấn phẩm và sản phẩm văn hoá giả mạo khác.
IV- HÀNG KÉM CHẤTLƯỢNG
Hàng hoá có một trong các dấu hiệu sau đây được coi là hàng kémchất lượng:
1-Hàng hoá có giá trị sử dụng, công dụng nhưng các chỉ tiêu, thành phần cấu tạovề chất lượng chưa đầy đủ như công bố trên nhãn hàng hoá hoặc quảng cáo, tiếpthị nhưng không gây hại đến sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặcmôi sinh, môi trường.
2-Hàng hoá có một trong các chỉ tiêu chất lượng thuộc danh mục bắt buộc áp dụngthấp hơn mức chất lượng tối thiểu đã công bố, nhưng không gây hại đến sản xuất,sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
3-Hàng hoá có chất lượng thực tế thấp hơn mức ghi trên nhãn hàng hoá hoặc quảngcáo công bố nhưng không gây hại đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật,thực vật.
4-Hàng hoá cũ tân trang, sửa chữa lại rồi giả mạo hàng mới để lừa dối khách hàng,bán theo đơn giá của hàng mới.
5-Hàng hoá đã bị đưa thêm tạp chất hoặc các nguyên liệu khác làm thay đổi định lượngcủa hàng hoá, nhưng không gây hại đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật,thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
V- KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ HÀNG GIẢ
1- Đối tượng kiểm tra:
Hànggiả, hàng kém chất lượng thuộc phạm vi kiểm tra và xử lý theo Thông tư này baogồm hàng sản xuất trong nước, hàng gia công, chế biến, lắp ráp, đóng gói, đểtrong kho, đang bày bán, vận chuyển trên đường, trưng bày giới thiệu, chàohàng, khuyến mại và hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
2- Địa bàn cần chứ ý kiểm tra:
Các cửa khẩu đường bộ, đườnghàng không, đường biển, đường sông, tuyến biên giới.
Nơiin ấn tem, nhãn mác giả, bao bì giả, ấn phẩm giả.
Cáctụ điểm sản xuất, gia công, chế biến, lắp ráp hàng giả, nơi chứa chấp hàng giả.
Cácđầu mối bán buôn, phát luồng hàng giả.
Cácđiểm bán lẻ và phương tiện vận chuyển hàng giả.
3- Phân công địa bàn kiểm tra và nội dung phối hợp
3.1- Phân công địa bàn:
Lực lượng Hải quan, lực lượng Bộ đội Biên phòng: có trách nhiệm tổ chức việcchống hàng giả xuất khẩu, nhập khẩu qua các cửa khẩu, trên biên giới đất liềnvà trên biển theo nhiệm vụ của từng ngành.
Lực lượng Quản lý thị trường có trách nhiệm:
Thanhtra, kiểm tra chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng ở thị trườngnội địa.
Chủtrì tổ chức phối hợp với các lực lượng Thanh tra chuyên ngành, các lực lượng cóchức năng chống hàng giả, hàng kém chất lượng khác trên địa bàn.
Lực lượng Công an có trách nhiệm:
Điềutra, khám phá các đường dây, ổ nhóm sản xuất, buôn bán hàng giả đặc biệt làgiấy tờ, hoá đơn, tem, tiền và các ấn phẩm có giá trị như tiền.
Phốihợp với các lực lượng chức năng thanh tra, kiểm tra ở các ngành các cấp chốnghàng giả khi có yêu cầu.
Các lực lượng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành: có trách nhiệm tổ chức thanh tra,kiểm tra chống hàng giả đối với hàng hóa, thuộc phạm vi quản lý nhà nước chuyênngành, đồng thời phối hợp với các lực lượng có chức năng chống hàng giả để tiếnhành thanh tra, kiểm tra khi có yêu cầu.
3.2-Nội dung phối hợp:
Phốihợp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về:
Diễnbiến tình hình hàng giả, quy luật, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng sảnxuất, buôn bán hàng giả.
Chủtrương, chính sách, kế hoạch có liên quan đến công tác chống hàng giả củangành, địa phương.
Phốihợp trong công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm:
Xâydựng phương án, kế hoạch phối hợp thanh tra, kiểm tra.
Cửcán bộ tham gia việc thanh tra, kiểm tra.
Hỗtrợ phương tiện kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh tra, kiểmtra.
Tiếnhành thẩm tra, xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ, giám định, thẩm định hànggiả.
Tổchức thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành quyết định xửphạt.
Phốihợp trong việc xử lý vi phạm về hàng giả đối với những vụ việc phức tạp. Trườnghợp không thống nhất được biện pháp xử lý thì báo cáo Ban chỉ đạo 31 ở địa phươnghoặc Trung ương quyết định.
Phốihợp trong việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có đóng góp trong việc pháthiện, đấu tranh, xử lý vi phạm về hàng giả.
Phốihợp với cơ sở sản xuất kinh doanh hợp pháp, các chủ sở hữu quyền sở hữu côngnghiệp để xác định hàng giả.
4- Mặt hàng: Bao gồm các loại hàng ghi ở mục III và hàng kém chất lượng ở mụcIV Thông tư này, tập trung kiểm tra, xử lý các loại hàng hoá sau đây:
Lươngthực, thực phẩm chế biến, các loại phụ gia thực phẩm, đồ uống.
Hàngmỹ phẩm.
Thuốc,vắc xin và các chế phẩm phục vụ phòng chữa bệnh cho người.
Vậttư nông nghiệp, thuỷ sản: các loại cây giống, con giống, thức ăn chăn nuôi,thuốc thú y, vắc xin, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, các chế phẩm sinh họcphục vụ trồng trọt và chăn nuôi.
Hoáđơn, chứng từ, tiền, chứng chỉ, các ấn phẩm, tác phẩm nghệ thuật và các ấn phẩmkhác.
Vậtliệu xây dựng, máy móc, phụ tùng, nhiên liệu, nguyên liệu, phương tiện giaothông.
5- Giám định, thẩm định hàng giả, hàng kém chất lượng:
5.1-Khi kiểm tra phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng các lực lượng có chức năngphải lập biên bản và xử lý vi phạm theo đúng quy định. Trường hợp chưa đủ căncứ khẳng định là hàng giả, hàng kém chất lượng thì phải lấy mẫu theo đúng quyđịnh gửi đến cơ quan nhà nước có chức năng để giám định, thẩm định.
5.2-Các cơ quan chức năng có trách nhiệm giám định, thẩm định các mẫu hàng hoá, ấnphẩm khi các cơ quan kiểm tra, kiểm soát yêu cầu.
5.3-Trong khi đang sắp xếp lại hệ thống cơ quan giám định, thẩm định các cơ quankiểm tra chất lượng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Thương mại(Cục Quản lý chất lượng hàng hoá và đo lường), Viện Khoa học kỹ thuật hình sự BộCông an và các cơ quan có chức năng khác thuộc các Bộ, ngành được công nhận cótrách nhiệm tiến hành giám định, thẩm định các mẫu hàng giả, hàng kém chất lượngquy định tại điểm 1 mục III và IV Thông tư này, do các cơ quan thanh tra, kiểmtra chống hàng giả ở các ngành, các cấp gửi đến trong thời hạn pháp luật quyđịnh và chịu trách nhiệm về kết quả, kết luận của mình.
5.4-Cục Sở hữu công nghiệp Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Sở Khoa học Côngnghệ và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm vàthẩm quyền giám định, thẩm định đối với loại hàng giả quy định tại điểm 2 mụcIII Thông tư này.
5.5-Các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện giám định, thẩm định hàng giả quyđịnh tại điểm 4 mục III Thông tư này.
6- Xử lý hàng giả:
6.1-Tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng giả, hàng kém chất lượng nhậpkhẩu đang làm thủ tục Hải quan theo các quyết định của các cơ quan có thẩmquyền.
6.2-Tổ chức tiêu huỷ theo quy định hiện hành của Nhà nước:
Hànghoá, vật phẩm không có giá trị sử dụng.
Hànghoá không đảm bảo mức chất lượng tối thiểu gây hại đối với sản xuất hoặc tínhmạng, sức khoẻ người, động vật, thực vật và môi sinh, môi trường.
Cácloại đề can, tem, nhãn hàng hoá mẫu nhãn hiệu, bao bì sản phẩm hàng hoá , hoáđơn, chứng từ, tiền , ấn phẩm được xác định là giả.
6.3-Được lưu thông phải tuân thủ các điều kiện sau:
Làhàng hoá có giá trị sử dụng nhưng phải loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá(nhãn mác, bao bì vi phạm ...) và thông báo rộng rãi cho người tiêu dùng biết.
Giacông, chế biến lại để hàng hoá đảm bảo tính hợp pháp khi lưu thông hoặc tậndụng làm nguyên liệu.
VI- KINH PHÍ, PHƯƠNG TIỆN CHỐNG HÀNG GIẢ
1- Các lực lượng có chức năng thanh tra, kiểm tra chống hàng giả được cấp và sử dụngkinh phí phục vụ công tác chống hàng giả, bao gồm:
Lựclượng Hải quan.
Lựclượng Biên phòng.
Lựclượng Công an.
Lựclượng Quản lý thị trường.
Cáclực lượng Thanh tra chuyên ngành.
2- Kinh phí phục vụ công tác chống hàng giả bao gồm:
Ngânsách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.
Toànbộ số tiền xử phạt hành chính thu về và tiền bán hàng hoá, tang vật, phươngtiện vi phạm bị tịch thu của các vụ việc xử lý về hàng giả được ngân sách Nhà nướcđể lại chi cho hoạt động chống hàng giả.
Cáckhoản đóng góp tự nguyện (nếu có) của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Mộtphần nguồn hỗ trợ từ nguồn thu chống buôn lậu trên địa bàn.
3- Kinh phí phục vụ công tác chống hàng giả được sử dụng để chi chonhững việc sau:
Muasắm, sửa chữa phương tiện, dụng cụ; chi cho công tác bắt giữ, tiêu huỷ, bốc dỡ,bảo quản, vận chuyển hàng hoá, tang vật vi phạm; phát hiện, thẩm tra, xác minh,xử lý vi phạm; tuyên truyền, học tập bồi dưỡng nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết việcđấu tranh chống hàng giả; tổ chức thông tin, nhân mối, mua tin để phát hiện viphạm; kiểm nghiệm, giám định, thẩm định; bồi dưỡng làm ngoài giờ; trợ cấp chocán bộ chiến sĩ hoặc gia đình bị tai nạn, bị thương, bị hy sinh trong khi làmnhiệm vụ; trích thưởng cho tổ chức và cá nhân có công đóng góp trong công tácchống sản xuất và buôn bán hàng giả.
VII. TỔ CHỨC THỰCHIỆN
1-Để tổ chức thực hiện Chỉ thị số 31-1999/CT/TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướngChính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả và Thông tư này, cácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
1.1- Bộ Thương mại:
Chủtrì tổ chức sự phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan ở trung ương trong việcchỉ đạo công tác chống hàng giả.
Chủtrì tổ chức việc kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương trong công tácchống hàng giả.
Đềxuất chủ trương, biên pháp cần thiết chống hàng giả trong từng thời điểm, bànbạc thống nhất với các Bộ, Tổng cục để kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và chỉđạo các địa phương.
Yêucầu các Bộ, Tổng cục phối hợp, cung cấp lực lượng, phương tiện để ngăn chặn bắtgiữ kịp thời các vụ vi phạm về hàng giả hoặc tham gia vào đoàn kiểm tra liênngành khi cần thiết.
Tổchức thông tin, tổng hợp báo cáo về tình hình và công tác chống hàng giả củacác ngành, các cấp ở địa phương và trên cả nước để báo cáo Thủ tướng Chính phủvà thông báo cho các Bộ, Tổng cục.
Địnhkỳ tổ chức họp liên Bộ, Tổng cục để kiểm điểm rút kinh nghiệm và bàn biện phápphối hợp chỉ đạo trong thời gian tới.
1.2- Bộ Công an:
Điềutra phát hiện các đối tượng và ổ nhóm sản xuất, buôn bán hàng giả lớn đặc biệtchú ý các loại hàng có tác hại lớn đến an ninh và trật tự xã hội
Phốihợp với lực lượng Quản lý thị trường và các lực lượng thanh tra chuyên ngànhkhác để đấu tranh ngăn chặn tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, xử lýnghiêm các phần tử chống người thi hành công vụ khi có yêu cầu.
Thamgia cùng các ngành chỉ đạo hướng dẫn các địa phương trong việc đấu tranh chốnghàng giả.
1.3- Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toáncác nguồn kinh phí phục vụ công tác chống hàng giả .
1.4- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tuỳ theonhiệm vụ được phân công về công tác chống hàng giả, có trách nhiệm:
Tổchức chỉ đạo công tác chống hàng giả trong phạm vi quản lý nhà nước của ngànhvà nhiệm vụ cụ thể được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị nói trên.
Phốihợp công tác với Bộ Thương mại và các Bộ, ngành có liên quan trong việc chỉ đạođấu tranh, ngăn chặn hàng giả có hiệu quả đối với từng ngành hàng, mặt hàng,địa bàn và trên cả nước.
Tổnghợp tình hình hàng giả, công tác đấu tranh chống hàng giả trong ngành gửi Bộ Thươngmại tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1.5 - Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, các đoànthể tổ chức xã hội khác : tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, có trách nhiệm giúpđỡ các lực lượng chống hàng giả và vận động người tiêu dùng tích cực tham giavào việc đấu tranh chống hàng giả.
1.6- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Tổchức tuyên truyền phổ biến Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịchhướng dẫn thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cho các doanh nghiệp, cáchộ sản xuất, kinh doanh và nhân dân trên địa bàn để tham gia vào việc chốnghàng giả, bài trừ tệ hàng giả.
Chỉđạo các ngành, các cấp ở địa phương trong công tác chống hàng giả trên địa bàn.
Tổchức sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các lực lượng chức năng ở địa phươngđể kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ vi phạm về sản xuất,buôn bán, nhập khẩu, vận chuyển hàng giả.
Địnhkỳ sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm để chỉ đạo và lập kế hoạch chotừng thời kỳ.
Tổnghợp tình hình hàng giả, công tác chống hàng giả trên địa bàn gửi Bộ Thương mạiđể tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1.7- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh:
Cáctổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh không được sản xuất, buôn bán hàng giả.Mọi tổ chức và cá nhân có trách nhiệm chủ động phối hợp với các cơ quan chứcnăng trong việc đấu tranh chống hàng giả phát hiện cho các lực lượng kiểm trakiểm soát, các đối tượng và tụ điểm sản xuất kinh doanh hàng giả để có biệnpháp ngăn chặn kịp thời.
Khuyếnkhích các tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp hàng hoá sử dụng biện pháp dán temđể chống giả cho sản phẩm của mình. Tem chống giả của doanh nghiệp không đượctrùng hoặc tương tự với các loại tem hàng nhập khẩu Nhà nước phát hành.
Thôngtư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu cókhó khăn, vướng mắc các ngành và địa phương cần kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo31-TW và liên Bộ để giải quyết./.