THÔNGTƯ
Hướngdẫn chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở ngoài công lập
hoạtđộng trong lĩnh vực thể dục thể thao
Căn cứ Nghị định số73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoáđối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao;
Để thống nhất công tác quản lýtài chính đối với các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực thể dụcthể thao, Liên tịch Bộ Tài chính - Uỷ ban Thể dục Thể thao hướng dẫn chế độquản lý tài chính như sau:
PHẦN I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1- Các cơ sở ngoài công lậphoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao là các đơn vị được thành lập và hoạtđộng nhằm huy động sự tham gia, đóng góp của toàn xã hội vào việc phát triển sựnghiệp thể dục thể thao.
2- Các cơ sở thể dục thể thaongoài công lập hoạt động theo nguyên tắc không vì mục đích thương mại hoá và tựtrang trải kinh phí. Trong quá trình hoạt động nếu có chênh lệch thu nhiều hơnchi, cơ sở được chi tăng cường cơ sở vật chất, trích lập các quỹ khen thưởng,quỹ phúc lợi nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
3 - Các cơ sở thể dục thể thaongoài công lập phải tổ chức quản lý tài chính, hạch toán kế toán phù hợp vớitừng loại hình theo qui định của Nhà nước, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cáccơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được mở tài khoản tại Ngân hàng thương mạihoặc kho bạc Nhà nước để giao dịch.
4- Các cơ sở thể dục thể thaongoài công lập được áp dụng chính sách ưu đãi đối với các cơ sở thực hiện xãhội hoá theo quy định tại Thông tư số 18/2000/TT-BTC ngày 1/3/2000 của Bộ Tàichính "Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 73/1999/NĐ-CP của Chính phủngày 19/8/1999 về chế độ tài chính khuyến khích đối với các cơ sở ngoài cônglập trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao".
PHẦNII- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Loại hình của cơ sở thể dụcthể thao ngoài công lập
1/ Loại hình cơ sở
a) Các cơ sở thể dục thể thaongoài công lập được tổ chức dưới các hình thức sau đây:
Câu lạc bộ thể dục thể thao
Nhà tập, nhà thi đấu thể thao
Sân vận động
Hồ bơi (bể bơi)
Khu thi đấu ngoài trời
Khu thể thao vui chơi giải trí
Trung tâm y học thể thao
Trung tâm thể dục thể thao
Trường đua
Cung thể thao tổng hợp
b) Các cơ sở thể dục thể thao ngoàicông lập nêu trên hoạt động theo ba loại hình:
Cơ sở thể dục thể thao báncông:
Cơ sở thể dục thể thao bán côngđược thành lập trên cơ sở liên kết giữa các tổ chức của nhà nước với các tổchức không phải của nhà nước, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nướcđể thành lập mới hoặc chuyển toàn bộ cơ sở vật chất công lập để cùng đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và quản lý điều hành mọi hoạt động của cơ sởtheo quy định của pháp luật.
Cơ sở thể dục thể thao công lậpcó bộ phận bán công là sự liên kết giữa các tổ chức của nhà nước với các tổchức không phải của nhà nước, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nướcđể xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất của một bộ phận trong cơ sở công lập vàquản lý điều hành hoạt động của phần bán công theo quy định của pháp luật.
Cơ sở thể dục thể thao dân lập: Là cơ sở do tổ chức đứng rathành lập, được đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước (vốn của tổ chức, tậpthể, cá nhân) và quản lý điều hành mọi hoạt động theo quy định của pháp luật.
Cơ sở thể dục thể thao tư nhân: Là cơ sở do cá nhân, hộ giađình thành lập và quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật.
Điều kiện hồ sơ, thủ tục thànhlập các cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập theo hướng dẫn của Uỷ ban Thể dụcthể thao.
2/ Nội dung hoạt động
Các cơ sở thể dục thể thaongoài công lập có những hoạt động sau:
Phục vụ nhân dân tập luyện nângcao sức khoẻ
Góp phần phát hiện, tổ chức đàotạo tài năng thể thao
Huấn luyện các đội dự tuyểntỉnh, thành, ngành; các đội dự tuyển quốc gia.
Đào tạo hướng dẫn viên, huấnluyện viên, trọng tài
Hợp đồng tư vấn về tổ chức,trọng tài, giám sát các giải thi đấu
Cho thuê cơ sở vật chất phục vụtập luyện, thi đấu
Chữa trị chấn thương cho vậnđộng viên, huấn luyện viên
Phục vụ điều kiện ăn ở, đi lại củavận động viên, huấn luyện viên, trọng tài, quan chức thể thao...
II. Công tác quản lý tài chínhđối với cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập
1/ Nguồn kinh phí hoạt động
Nguồn ngân sách Nhà nước: Đốivới cơ sở bán công, nguồn tài chính nhà nước đóng góp bao gồm:
Giá trị cơ sở vật chất trang bịban đầu và đầu tư mới trong quá trình hoạt động.
Các khoản phải nộp ngân sáchnhà nước được để lại
Các khoản tài trợ, viện trợ,ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
Vốn đóng góp của các tổ chức,cá nhân để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất;
Vốn vay của các ngân hàng, tổchức tín dụng (nếu có).
2/ Nội dung thu, chi
a/ Nội dung thu
Các nguồn thu tại cơ sở:
Thu tiền cho thuê cơ sở vậtchất tập luyện, thi đấu ;
Thu tiền bán vé tập luyện, thiđấu;
Thu học phí, lệ phí trong cáchoạt động huấn luyện;
Các khoản thu dịch vụ;
Lãi tiền gửi ngân hàng;
Thu về thanh lý tài sản thuộcnguồn vốn của cơ sở;
Các khoản thu khác (nếu có).
b/ Nội dung chi
Chi tiền lương, tiền công, tiềnthưởng và các khoản đóng góp theo chế độ quy định như BHXH, BHYT, kinh phí côngđoàn cho người lao động;
Chi quản lý hành chính (công vụphí, hội nghị phí, công tác phí...);
Chi cho các hoạt động nghiệpvụ, đào tạo;
Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cốđịnh, trang thiết bị;
Chi trả tiền thuê cơ sở vậtchất (nếu có);
Chi thuê chuyên gia trong vàngoài nước;
Trích khấu hao tài sản cố định;
Chi trả lãi vốn vay, vốn góp;
Chi thực hiện nghĩa vụ nộp thuếvới Nhà nước;
Các khoản chi khác (nếu có);
3/ Chế độ quản lý tài chính
3.1. Đối với các cơ sở báncông:
a- Quản lý và sử dụng vốn, tàisản:
Quá trình quản lý tài chính cácđơn vị thể dục thể thao bán công theo nguyên tắc phân biệt rõ ràng, công khainguồn ngân sách nhà nước đầu tư và nguồn huy động ngoài ngân sách nhà nước.
Phần vốn góp của nhà nước baogồm vốn bằng tiền, vật tư hàng hoá, tài sản cố định (nhà, đất, máy móc trangthiết bi, phương tiện vận tải, tài sản khác...) được nhà nước trang bị ban đầuvà được bàn giao trong quá trình hoạt động. Các cơ sở thể dục thể thao bán côngtổ chức kiểm kê, đánh giá toàn bộ phần vốn góp của nhà nước gửi cơ quan chủquản xét duyệt để gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm thủ tục chuyển giao tàisản, tiền vốn của Nhà nước sang cơ sở thể dục thể thao bán công. Việc kiểm kê,đánh giá lại và bàn giao tài sản, vật tư, tiền vốn thực hiện theo đúng các quyđịnh hiện hành của pháp luật. Hàng năm các cơ sở bán công tổ chức kiểm kê đánhgiá lại giá trị tài sản báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp, trong đó phân tíchrõ tài sản bổ sung từ nguồn vốn góp của nhà nước được để lại cho đơn vị.
Nguồn kinh phí được ngân sáchnhà nước cấp để thực hiện các chương trình, mục tiêu, đề tài, dự án được quảnlý và sử dụng theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Định kỳ hàng quý báo cáotiến độ thực hiện và thu chi kinh phí gửi cơ quan quản lý cấp trên.
Vốn góp của các tổ chức khôngphải là tổ chức nhà nước, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế; vốn vay đượcquản lý sử dụng đúng mục đích theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Việc chuyển nhượng, thanh lý,thế chấp, cầm cố tài sản thuộc nguồn vốn góp của nhà nước phải được cơ quanquản lý cấp trên quyết định sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tàichính cùng cấp. Những tài sản không cần dùng, tài sản lạc hậu về mặt kỹ thuật,cơ sở được nhượng bán để thu hồi vốn bổ sung nguồn tài chính cho hoạt động củacơ sở. Trước khi bán cơ sở phải thành lập hội đồng định giá, tổ chức đấu giátheo các quy định của pháp luật.
Cơ sở bán công được quyền chủ độngvà chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc chuyển nhượng, thanh lý, thếchấp, cầm cố những tài sản không thuộc nguồn vốn góp của nhà nước.
Khấu hao tài sản cố định đượcđể lại bổ sung cho đơn vị tăng cường cơ sở vật chất. Trường hợp đặc biệt, thủtrưởng đơn vị bán công có thể quy định áp dụng tỷ lệ khấu hao nhanh phù hợp vớikhả năng chi trả của người hưởng dịch vụ.
b- Các cơ sở thể dục thể thaobán công được vận dụng chế độ thu chi của các cơ sở công lập và sự thoả thuậncủa người sử dụng dịch vụ thể dục thể thao với cơ sở. Hàng năm cơ sở thể dụcthể thao bán công lập dự toán thu, chi theo nguồn hình thành; sau khi được Hộiđồng quản trị thông qua, gửi cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp gửi cơ quantài chính cùng cấp.
c- Cơ sở thể dục thể thao báncông phải tổ chức công tác kế toán, lập dự toán, chấp hành và báo cáo quyếttoán tài chính theo chế độ kế toán tài chính hiện hành.
d- Các cơ sở thể dục thể thaobán công thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra tài chính thường xuyên việc sửdụng kinh phí của cơ sở; công khai các khoản thu, chi và tiền phân phối thunhập cho người lao động trong cơ sở; tình hình tăng giảm tài sản theo nguồn vốncủa nhà nước và nguồn huy động ngoài ngân sách.
e- Thủ trưởng là chủ tài khoảncủa cơ sở và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và cơ quan quản lý trựctiếp về toàn bộ công tác quản lý tài chính, tài sản của cơ sở.
g- Kết quả tài chính hàng nămcủa các cơ sở thể dục thể thao bán công được xác định giữa tổng số thu và tổngsố chi của đơn vị trong năm tài chính.
Chênh lệch thu nhiều hơn chicủa các cơ sở thể thao bán công do Hội đồng quản trị quyết định tỷ lệ chi chocác nội dung sau:
Bổ sung nguồn vốn hoạt động củacơ sở;
Chi tăng cường cơ sở vật chất;
Chi khen thưởng và phúc lợi chonhững người trong đơn vị và các đối tượng trực tiếp hợp tác với đơn vị;
Phân phối thu nhập từ phần vốngóp của Nhà nước, tập thể và cá nhân; Đối với phần lãi vốn góp của nhà nước đượcđể lại cho cơ sở để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất đồng thời hạch toán tăngphần vốn góp của nhà nước.
3.2. Đối với các cơ sở dân lập:
Các cơ sở thể dục thể thao dânlập vận dụng cơ chế quản lý tài chính của các cơ sở bán công để tổ chức quản lýtài chính của đơn vị mình.
Hàng năm Hội đồng quản trịthông qua dự toán thu, chi và quy định tỷ lệ các khoản chi thường xuyên và chiđầu tư; tỷ lệ các khoản chi cho con người và hoạt động; xác định tỷ lệ chi trảlãi cho các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn theo tỷ lệ vốn góp.
Các cơ sở thể dục thể thao dânlập thực hiện báo cáo quyết toán hàng quý, năm toàn bộ tình hình thu, chi; tìnhhình tăng, giảm vốn, tài sản theo quy định hiện hành và phải được Hội đồng quảntrị phê duyệt.
3.3. Đối với các cơ sở tư nhân:
Các cơ sở tư nhân chủ độngtrong việc tổ chức hoạt động, chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính và các hoạtđộng của mình trước pháp luật.
3.4. Xử lý tài chính khi cơ sởgiải thể, phá sản
Khi cơ sở thể dục thể thaongoài công lập tuyên bố phá sản hoặc giải thể, việc xử lý tài chính tiến hànhtheo thứ tự ưu tiên sau:
Các khoản chi phí theo quy địnhcủa pháp luật cho việc giải quyết giải thể, phá sản của cơ sở.
Các khoản nợ lương, trợ cấpthôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi kháctheo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
Các khoản nợ thuế.
Các khoản nợ cho các chủ nợtrong danh sách chủ nợ:
Nếu giá trị tài sản còn lại củacơ sở đủ thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanhtoán đủ số nợ của mình.
Nếu giá trị tài sản còn lại củacơ sở không đủ thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ thì mỗi chủ nợ chỉ đượcthanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
Nếu giá trị tài sản còn lại củacơ sở sau khi đã thanh toán đủ số nợ của các chủ nợ mà vẫn còn thừa thì phầnthừa này thuộc về:
Chủ cơ sở nếu là cơ sở tư nhân
Các thành viên của cơ sở (baogồm cả Ngân sách nhà nước) nếu là cơ sở bán công, cơ sở dân lập
PHẦNIII- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thihành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện nếucó vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Liên Bộ Tài chính - Uỷ ban Thể dụcThể thao để xem xét, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp./.