Văn bản pháp luật: Thông tư liên tịch 52/TTLB

Nguyễn Ngọc Hiến
Toàn quốc
Sách-Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia;
Thông tư liên tịch 52/TTLB
Thông tư liên tịch
Hết hiệu lực toàn bộ
01/07/1993
03/07/1993

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn cấp phát và quản lý kinh phí Ngân sách Nhà nước cho các cơ quan thi hành án dân sự địa phương

Thứ trưởng
1.993
Bộ Tư pháp

Toàn văn

thông tư

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ TƯ PHÁP LIÊN BỘ

Hướng dẫn cấp phát và quản lý

kinh phí Nhà nước cho các cơ quan thi hành án địa phương

Căn cứ Nghị định số 30/CP ngày 2-6-1993 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên; Chỉ thị số 266 -TTg ngày 2-6-993 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai việc bàn giao và tăng cường công tác thi hành án dân sự; Liên Bộ Tài chính- Tư pháp hướng dẫn việc cấp phát và quản lý kinh phí Ngân sách Nhà nước cho cơ quan thi hành án dân sự địa phương như sau:

 

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Từ quý 3-1993 trở đi kinh phí chi cho các cơ quan thi hành án dân sự dịa phương do Ngân sách Trung ương dảm nhiệm và do Bộ Tư pháp trực tiếp quản lý theo đúng chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước.

2. Hàng năm, hàng quý các cơ quan thi hành án dân sự địa phương căn cứ vào nhiệm vụ công tác, nhu cầu chi tiêu và chính sách chế độ của Nhà nước quy định để lập dự toán chi ngân sách gửi Bộ Tư pháp tổng họp, gửi Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Quốc hội phê duyệt.

Căn cứ vào kế hoạch được phê duyệt, Bộ Tư pháp sẽ thông báo nhiệm vụ chi tiêu cho từng cơ quan thi hành án dân sự địa phương và làm thủ tục phân phối hạn mức kinh phí theo kế hoạch được duyệt cho các cơ quan thi hành án dân sự địa phương hoạt động.

3. Cơ quan thi hành án dan sự địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi tiêu và bảo đảm sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chính sách, chế độ có hiệu quả và quyết toán đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng Pháp lệnh kế toán thống kê và Điều lệ tổ chức kế toán của Nhà nước và các quy định trong Thông tư này. Cơ quan thi hành án dân sự địa phương có trách nhiệm lập và gửi báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm cho Bộ Tư pháp để xét duyệt, tổng hợp gửi Bộ Tài chính.

 

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Cơ quan thi hành án dân sự (Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp) ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải làm đầy đủ thủ tục mở tài khoản hạn mức, tài khoản tiền gửi kinh phí ở Kho bạc Nhà nước tại nơi đóng trụ sở và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Kho bạc Nhà nước về việc mở và sử dụng tài khoản, sử dụng kinh phí. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc mở và sử dụng tài khoản theo đúng quy định, kiểm tra việc sử dụng kinh phí và xác nhận quyết toán kinh phí của các cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Để tinh giản bộ máy của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Liên Bộ Tài chính - Tư pháp giao cho Giám đốc Sở Tư pháp chỉ đạo bộ máy kế toán tài vụ của Sở Tư pháp giúp Phòng thi hành án quản lý toàn bộ hoạt động thu, chi tài chính, lập dự toán, quyết toán kinh phí và quản lý tài sản của cơ quan thi hành án dân sự địa phương (bao gồm Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp và Đội thi hành án thuộc Phòng Tư pháp các quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh).

Đội thi hành án thuộc Phòng Tư pháp các quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh là đơn vị hạch toán báo sổ của Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp. Mọi khoản chi tiêu của Đội thi hành án các quận, huyện, thị xã do Phòng thi hành án tỉnh, thành phố đảm nhiệm.

3. Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập kế hoạch ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn Phòng thi hành án các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch chi tiêu ngân sách trong năm như: Tiền lương, phụ cấp công tác phí, nghiệp vụ phí, mua sắm, sửa chữa và chi đầu tư xây dựng cơ bản (nếu có)... theo yêu cầu công tác của cơ quan thi hành án dân sự từng địa phương.

- Về kế hoạch quý: Cơ quan thi hành án dân sự địa phương (Phòng thi hành án dân sự tỉnh) lập và gửi cho Bộ Tư pháp để xét duyệt và tổng hợp gửi Bộ Tài chính.

- Về kế hoạch năm: Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp xét duyệt kế hoạch chi của cơ quan thi hành án dân sự địa phương gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp vào Ngân sách Nhà nước trình Chính phủ để trình Quốc hội phê duyệt.

4. Trên cơ sở kế hoạch ngân sách hàng năm đã được phê duyệt cho công tác thi hành án dân sự địa phương; hàng tháng, hàng quý, Bộ Tài chính cấp phát kinh phí cho Bộ Tư pháp dưới hình thức "Thông báo hạn mức kinh phí" theo Chương 33 loại 15 khoản 00 hạng 1. Căn cứ vào số kinh phí được thông báo, Bộ Tư pháp sẽ phân phối hạn mức kinh phí cho cơ quan thi hành án dân sự địa phương (Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp) bằng hình thức "Thông báo hạn mức kinh phí" qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

5. Trên tổng số kinh phí được Bộ Tư pháp phân phối hàng tháng, hàng quý; Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bảo đảm mọi chi tiêu cho nhu cầu công việc của Phòng thi hành án và các Đội thi hành án ở các quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố; bảo đảm quản lý sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ, lập và gửi báo cáo quyết toán đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng nội dung biểu mẫu và quy định tại Quyết định số 257TC /CĐKT ngày 1-6-1990 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp.

Hàng tháng, hàng quý, hàng năm Đội thi hành án thuộc quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh phải lập báo cáo tình hình nhận kinh phí và sử dụng kinh phí kèm theo chưngs từ cho gửi Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo quyết toán chi ngân sách gửi Bộ Tư pháp theo đúng quy định hiện hành.

Hàng quý, hàng năm, Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp lập và gửi quyết toán cho Bộ Tư pháp (quyết toán tình hình sử dụng kinh phí hàng quý, hàng năm của Phòng thi hành án và Đội thi hành án các quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh và phải có xác nhận của Kho bạc địa phương nơi trực tiếp cấp phát kinh phí). Bộ Tư pháp kiểm tra xét duyệt quyết toán của cơ quan thi hành án dân sự địa phương trước khi tổng hợp gửi Bộ Tài chính. Riêng quyết toán năm, việc xét duyệt quyết toán phải thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15-TC/HCVX ngày 19-5-1992 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xét duyệt quyết toán năm cho các đơn vị hành chính sự nghiệp.

6. Để quản lý phương tiện, thiết bị, biểu mẫu nghiệp vụ thống nhất trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hàng năm cơ quan thi hành án dân sự địa phương lập kế hoạch mua sắm, trang bị phương tiện và biểu mẫu nghiệp vụ cùng với dự toán kinh phí gửi về Bộ Tư pháp để có kế hoạch mua sắm, in ấn, cấp phát kịp thời cho cơ quan thi hành án dân sự địa phương.

 

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 1993. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc đề nghị phản ánh về Liên Bộ để xem xét giải quyết.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=10512&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận