Văn bản pháp luật: Thông tư liên tịch 56/2001/TTLT/BTC-BTS.

Nguyễn Thị Kim Ngân
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư liên tịch 56/2001/TTLT/BTC-BTS.
Thông tư liên tịch
09/07/2001
09/07/2001

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính các dự án khuyến khích phát triển giống thuỷ sản do ngân sách nhà nước bảo đảm

Thứ trưởng
2.001
Bộ Tài chính

Toàn văn

liên tịch

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính các dự án khuyếnkhích

phát triển giống thuỷ sản do ngân sách nhà nước bảo đảm

 

Căn cứ Nghị định số87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ "Quy định chi tiết việc phân cấp quảnlý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước",Nghị định số51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ "Sửa đổi, bổ sung một số Điềucủa Nghị định số 87/CP".

Căn cứ Quyết địnhsố 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sáchkhuyến khích phát triển giống thuỷ sản.

Liên tịch Bộ Tàichính - Bộ Thuỷ sản hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các dự án khuyếnkhích phát triển giống thuỷ sản do NSNN bảo đảm như sau:

 

1/ Đối tượng ápdụng

Đối tượng áp dụngthông tư này là các dự án khuyến khích phát triển giống thuỷ sản được cấp cóthẩm quyền phê duyệt theo qui định tại điểm 1 Điều 4 Quyết định số103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sáchkhuyến khích phát triển giống thuỷ sản. Dự án khuyến khích phát triển giống thuỷsản do cấp nào phê duyệt thì ngân sách cấp đó bảo đảm kinh phí thực hiện.

2/ Nội dung chithực hiện dự án

2.1 Đối với các dự ándo Bộ Thuỷ sản phê duyệt và tổ chức thực hiện:

- Chi lưu giữ, bảo vệnguồn gen thuỷ sản tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản.

- Chi nhập khẩu giốnggốc, giống mới, giống quý có khả năng thuần hoá để sản xuất rộng rãi.

- Chi nhập công nghệsản xuất giống có năng suất và chất lượng cao của một số loài nuôi chủ yếu cókhả năng xuất khẩu mà trong nước chưa có (trong đó có nội dung chi khảo sát ở nướcngoài để lựa chọn công nghệ sản xuất giống thuỷ sản).

- Chi sản xuất, nuôi dưỡnggiống gốc, giống mới, giống quý, để sản xuất giống bố mẹ cung cấp cho địa phương(bao gồm: Giống, thức ăn, thuốc phòng dịch...)

- Chi chuyển giao côngnghệ sản xuất giống thuỷ sản cho các địa phương.

- Chi sản xuất giốngthuỷ sản để thả vào các vùng nước tự nhiên theo quy hoạch, kế hoạch, dự án cóliên quan đến nhiều địa phương, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Chi đầu tư xây dựnghoặc nâng cấp một số Trung tâm giống thuỷ sản hiện có thành Trung tâm giốngquốc gia vùng, theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Chi đào tạo, tậphuấn kỹ thuật sản xuất giống cho cán bộ sản xuất giống cấp tỉnh.

- Chi thông tin tuyêntruyền, mua, in và phát hành các tài liệu ấn phẩm để hướng dẫn kỹ thuật về sảnxuất giống thuỷ sản.

- Chi công tác kiểmtra, sơ kết, tổng kết thực hiện chương trình giống.

2.2 Đối với dự án dođịa phương phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Chi lưu giữ, bảo vệnguồn gen thuỷ sản tại các trạm, trại sản xuất giống thuỷ sản.

- Chi chuyển giao côngnghệ sản xuất giống thuỷ sản cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có tham giasản xuất giống thuỷ sản cung cấp cho thị trường.

- Chi sản xuất giốngthuỷ sản để thả vào các vùng nước tự nhiên theo quy hoạch, kế hoạch, dự án đượcChủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW phê duyệt, sau khi có ý kiến thamgia của Bộ Thuỷ sản, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

- Chi đào tạo, tậphuấn kỹ thuật sản xuất giống cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất giốngthuỷ sản.

- Chi thông tin tuyêntruyền, mua, in và phát hành các tài liệu ấn phẩm để hướng dẫn kỹ thuật về sảnxuất giống thuỷ sản.

- Chi kiểm tra, sơkết, tổng kết thực hiện chương trình giống

- Chi hỗ trợ các tổchức, hộ gia đình, cá nhân nuôi dưỡng, sản xuất giống bố mẹ, sản xuất con giốngcung cấp cho thị trường (bao gồm: giống, thức ăn, thuốc phòng trừ bệnh). Mức hỗtrợ theo khả năng ngân sách của địa phương, do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương quyết định.

Trường hợp địa phươngcó nhu cầu nhập khẩu giống gốc, giống mới, giống quý có khả năng thuần hoá đểsản xuất rộng rãi; Nhập công nghệ sản xuất giống có năng suất và chất lượng caocủa một số loài nuôi chủ yếu có khả năng xuất khẩu mà trong nước chưa có, phảilập dự án được UBND tỉnh phê duyệt, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Thuỷsản.

3/ Công tác quản lýtài chính

3.1. Việc quản lý, sửdụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định tại Thông tư số103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn việc phân cấp,lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước"; Thông tư này hướng dẫnthêm một số điểm cụ thể như sau:

3.1.1. Lập dự toán:

Hàng năm căn cứ vàoqui hoạch, kế hoạch, nội dung chi qui định tại Thông tư này, định mức kinh tếkỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chế độ chi tiêu tài chính hiệnhành. Bộ Thuỷ sản lập dự toán chi chương trình giống thuỷ sản do Bộ Thuỷ sảntrực tiếp tổ chức thực hiện gửi Bộ Tài chính.

Sở Thuỷ sản hoặc SởNông nghiệp và phát triển nông thôn (có quản lý thuỷ sản) lập dự toán chi chươngtrình giống thuỷ sản do địa phương trực tiếp tổ chức thực hiện gửi Sở Tàichính-Vật giá.          

3.1.2. Phân bổ dựtoán:

Căn cứ vào dự toán chichương trình giống thuỷ sản được giao Bộ Thuỷ sản phân bổ chi tiết theo đơn vị,nội dung chi và mục chi của mục lục ngân sách nhà nước gửi Bộ Tài chính.

Sở Thuỷ sản hoặc SởNông nghiệp và phát triển nông thôn phân bổ chi tiết theo đơn vị, nội dung chivà mục chi của mục lục ngân sách nhà nước gửi Sở Tài chính-Vật giá.

3.1.3. Cấp phát kinhphí:

Căn cứ vào dự toánngân sách được giao và tiến độ thực hiện nhiệm vụ, Bộ Tài chính cấp phát bằnghạn mức kinh phí về Bộ Thuỷ sản để phân phối hoặc thanh toán theo hợp đồng chocác đơn vị thực hiện. Sở Tài chính-Vật giá cấp phát bằng hạn mức kinh phí về SởThuỷ sản hoặc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, để phân phối hoặc thanhtoán theo hợp đồng cho các đơn vị thực hiện.

3.1.4. Báo cáo quyếttoán kinh phí.

Cuối quý, cuối năm đơnvị sử dụng kinh phí chương trình giống thuỷ sản phải quyết toán kinh phí đã sửdụng theo quy định tại Quyết định số 999/TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tàichính ban hành chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp và chi tiết theo từngdự án.

Bộ Thuỷ sản, Sở Thuỷsản hoặc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm xét duyệt quyếttoán và tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính có tráchnhiệm thẩm định thông báo xét duyệt quyết toán năm cho cơ quan thuỷ sản theoquy định.

3.2. Việc quản lý, cấpphát và thanh toán đối với các khoản chi mang tính chất đầu tư xây dựng cơ bảnđược thực hiện theo quy định tại Thông tư số 96/2000/TT-BTC ngày 28/9/2000 củaBộ Tài chính "Hướng dẫn việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sựnghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước"

3.3. Việc thu hồi kinhphí

3.3.1. Đối với các cácdự án giống được ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí thực hiện để sản xuấtgiống bố mẹ cung cấp cho các Trung tâm, Trạm, Trại sản xuất giống thuỷ sản;Giống cung cấp được thu hồi theo giá thị trường và nộp toàn bộ vào ngân sáchTrung ương.

3.3.2. Đối với các cácdự án giống của địa phương được ngân sách địa phương bảo đảm toàn bộ kinh phíđể sản xuất giống bố mẹ, sản xuất con giống cho thị trường; Giống cung cấp đượcthu hồi theo giá thị trường và nộp toàn bộ vào ngân sách địa phương.

3.3.3. Đối với các dựán giống do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư vốn sản xuất giống thuỷsản được Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hỗ trợ một phầnkinh phí từ nguồn ngân sách địa phương, thì không phải hoàn trả kinh phí đã đượcngân sách địa phương hỗ trợ.

3.4. Công tác kiểmtra.

Cơ quan Thuỷ sản phốihợp với cơ quan Tài chính cùng cấp tổ chức kiểm tra định kỳ, hoặc đột xuất vềtình hình thực hiện và sử dụng kinh phí chương trình giống thuỷ sản, đảm bảo sửdụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả.

Thông tư này áp dụngcho các dự án khuyến khích phát triển giống thuỷ sản thực hiện từ năm 2001.Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Liên Bộ đểnghiên cứu sửa đổi cho phù hợp./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=23292&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận